intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những kiến thức cơ bản về bệnh vảy nến

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới và đã được biết đến từ rất lâu. Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát nhưng lành tính. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những tác động, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống thể chất, tinh thần và xã hội cho người bệnh,... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những kiến thức cơ bản về bệnh vảy nến

  1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỆNH VẢY NẾN Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da phổ biến  ở Việt Nam cũng như  các nước  trên thế  giới và đã được biết đến từ  rất lâu.Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát   nhưng lành tính.Tuy nhiên, bệnh có thể  gây ra những tác động,  ảnh hưởng nặng nề  đến đời sống thể chất, tinh thần và xã hội cho người bệnh. Bệnh vảy nến gặp  ở mọi lứa tuổi,  ở cả hai giới.Theo thống kê, bệnh chiếm tỷ  lệ  1­  4% dân số thế giới. Ở Việt Nam, theo tài liệu bộ môn Da liễu Đại Học Y Hà Nội thì   bệnh vảy nến chiếm tỷ lệ khoảng 1,5% dân số. 1. Cơ chế bệnh sinh: Căn nguyên, bệnh sinh của bệnh vảy nến còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, nhưng đến   nay hầu hết các tác giả đã thống nhất rằng, bệnh có liên quan đến các rối loạn miễn  dịch và yếu tố  di truyền.Bên cạnh đó, có một số  yếu tố, tác nhân tham gia vào quá   trình khởi phát bệnh cũng như làm bệnh tiến triển  nặng lên. Các yếu tố có thể kể đến  là: căng thẳng thần kinh (stress), nhiễm khuẩn khu trú, chấn thương, va chạm, thời   tiết, khí hậu, thuốc… 2. Các biểu hiện lâm sàng: 2.1. Thương tổn da: Tổn thương cơ bản là các đám da đỏ, giới hạn rõ, nền cộm hơi gồ cao lên mặt da, bề  mặt phủ nhiều vảy trắng đục hơi bóng, kích thước to nhỏ khác nhau, dễ bong, khi cạo  vụn ra như  bột trắng hoặc như nến vụn. Tổn thương thường xuất hiện  ở da nh ững   vùng tỳ  đè, dễ  sang chấn (rìa trán, khuỷu tay, bờ  xương trụ  cẳng tay, đầu gối, mặt   trước xương chày, xương cùng…) ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp. Thương tổn ở đầu  có nhiều vảy, tóc mọc xuyên qua. 2.2. Thương tổn móng: Hay gặp nhất là rỗ  móng, móng dày và mủn, có thể  bị  cả  móng tay và móng chân. 2.3. Thương tổn khớp: Thường gặp là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng  khớp, lệch khớp… Bệnh nhân vảy nến thường ngứa ít hoặc nhiều, tùy từng thể và giai đoạn bệnh. 2.4. Phân thể: Hiện nay, bệnh vảy nến được chia làm 2 thể  chính là vảy nến thể  thông thường và  vảy nến thể đặc biệt.
  2. Thể  thông thường: Dựa vào kích thước, vị  trí tổn thương mà người ta chia thành các  thể khác nhau, cụ thể :  Vảy nến thể  chấm, thể giọt có tổn thương với đường kính tối đa dưới 1 cm,  rải rác khắp người, nhất là nửa người trên.  Vảy nến thể đồng tiền là thể điển hình và phổ biến nhất, tổn thương có đường  kính từ 1 đến 2 cm, xu hướng tròn như đồng tiền, vùng trung tâm có nhạt màu hơn,  ngoại vi đỏ thẫm.  Vảy nến thể mảng thường có các đám mảng lớn đường kính trên 2 cm, có khi   5­10 cm hoặc lớn hơn, khu trú ở các vùng tỳ đè.  Vảy nến thể đảo ngược, các tổn thương xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể. Thể đặc biệt: Bao gồm vảy nến thể mụn mủ, vảy nến thể đỏ da toàn thân và vảy nến  thể khớp.  Vảy nến mụn mủ hay gặp  ở trẻ em. Đây là thể  hiếm gặp, có thể  biến chứng   gây đỏ da toàn thân và rất khó điều trị.  Vảy nến thể  đỏ  da toàn thân có thể  tiến triển tự  nhiên từ  một vảy nến thể  thông thường, được khởi động bởi yếu tố chấn thương tinh thần, nhiễm khuẩn, sử  dụng thuốc không hợp lý đặc biệt là sử  dụng corticoid đường toàn thân.Thể  đỏ  da   toàn thân được chia làm hai thể lâm sàng với tiến triển và tiên lượng khác nhau đó là  thể khô và thể phù nề ẩm ướt.  Vảy nến thể khớp ít gặp, đôi khi chỉ có biểu hiện ở khớp mà không có thương   tổn da. Đó cũng được coi là một trong những biến chứng của bệnh.Tuy nhiên, đa số  các trường hợp bị bệnh vảy nến đều có trước tổn thương khớp.Các khớp sưng đau,   hạn chế cử động, dần biến dạng.
  3. Vảy nến mủ. Nguồn: Bs. Nguyễn Trọng Hào 3. Tiến triển: Bệnh vảy nến tiến triển mạn tính, suốt đời.Các đợt vượng bệnh xen kẽ các đợt bệnh  thuyên giảm.Có thể bệnh ổn định trong một thời gian dài.
  4. Vảy nến đỏ da toàn thân. Nguồn: Bs. Nguyễn Trọng Hào  
  5. Vảy nến da đầu. Nguồn: Bs. Nguyễn Trọng Hào Sự lui bệnh cũng diễn biến tự nhiên hoặc do điều trị 4. Điều trị: Cho đến nay, chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị  khỏi hẳn bệnh vảy nến mà chỉ  điều   trị   ổn   định,   tránh   biến   chứng  và   nâng   cao  chất   lượng   cuộc   sống   cho   người   bệnh.Các thuốc điều trị   ổn định bệnh vảy nến hiện nay đều nhằm vào hai mục đích   chính là chống viêm và  ức chế  phân bào tế  bào thượng bì.Chiến lược điều trị  bệnh   vảy nến gồm giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì, với biện pháp dùng thuốc luân  chuyển, đơn độc hoặc kết hợp phù hợp với từng bệnh nhân.Điều đặc biệt là phải  phối hợp với tư vấn và liệu pháp tâm lý. 4.1 Các thuốc điều trị tại chỗ:  Thuốc bạt sừng bong vảy: Mỡ salicylic 2­10%.  Thuốc ức chế chuyển hóa, ức chế miễn dịch:  Mỡ  Methotrexate 0,5­1%: có tác dụng  ức chế sinh sản tế bào thượng bì   nhất là tế  bào lớp sừng. Nhược điểm có thể  gây đau, đỏ, sưng,trợt nhẹ   ở  vùng   bôi thuốc, có trường hợp bị mẫn cảm với thuốc này trở thành viêm da dị ứng [9].  Mỡ 5­Fluouracil 5%: có tác dụng ức chế tăng sinh thượng bì. Tuy nhiên,  thuốc có thể gây phản ứng viêm tại chỗ.  Glucocorticoid: chống viêm do  ức chế huy động bạch cầu đa nhân, chống gián  phân. Các chế  phẩm glucocorticoid làm bệnh đỡ  nhanh, không gây bẩn quần áo,   không có mùi khó chịu.Thuốc có thể gây teo da, rạn da, trứng cá, nhiễm khuẩn tại  
  6. chỗ, viêm nang lông, nhờn thuốc (khi ngừng thuốc, bệnh có thể  tái phát nặng hơn   trước).  Vitamin   D   và   dẫn   xuất:   chế   phẩm   Vitamin   D3­Calcipotriol   (Daivonex®,  Daivobet®) được chấp nhận cho điều trị bệnh vảy nến từ những năm 1990 ở Châu  Âu. Tác dụng  ức chế  tăng sinh biểu bì, điều hòa miễn dịch tại chỗ, chống viêm.   Calcipotriol được cho là thuốc bôi tốt nhất trong điều trị bệnh vảy nến do tác dụng  làm bệnh đỡ nhanh, tránh được hiện tượng lờn thuốc. Tuy nhiên, thuốc có thể  gây  tăng canxi máu khi bôi nhiều quá so với liều qui định (chỉ được bôi 
  7. dụng phụ  như  khô niêm mạc, loét miệng, viêm kết mạc mắt, rụng tóc, đau đầu,  buồn nôn, ngứa, bất thường về móng, quái thai.  Cyclosporin A:  ức chế  miễn dịch chọn lọc trên hệ  thống miễn dịch tế  bào.  Nhược điểm là thuốc đắt tiền, có tai biến như cao huyết áp, xơ thận kẽ, rậm lông,   dị cảm, phì đại lợi, rối loạn tiêu hóa, đôi khi nhức đầu, phát ban, tăng kali máu, rối   loạn kinh nguyệt, vô kinh.  Thuốc  ức chế  phân bào: Methotrexate là một thuốc kháng chuyển hóa, kháng   acid folic, làm chậm tổng hợp DNA và gần đây thấy tác dụng chống viêm rất tốt.   Methotrexate là thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, cách dùng tiện lợi, ít tác dụng phụ khi  dùng đúng chỉ định và liều lượng, rẻ tiền trong điều trị vảy nến.   Một số  thuốc mới và các chất sinh học đang được áp dụng điều trị  bệnh vảy   nến, tuy nhiên vì giá thành cao đi kèm với nhiều tác dụng phụ  nên mới được áp   dụng ít ở Việt Nam. ­ Infliximab: là một kháng thể đơn dòng chống TNF­α ­ Etanercept: cạnh tranh với thụ thể TNF­α ­ FAE (Fumalic acid ester): Cơ chế chưa rõ, chủ  yếu làm biến đổi hoạt động lympho   T, chủ  yếu là Th1 và có hiệu quả  cho những bệnh nhân không đáp  ứng với điều trị  thông thường. ­ ABX­IL­8: kháng thể chống IL­ 8 (một cytokin gây viêm mạnh). ­ Adalimumab: kháng thể đơn dòng IgG ở người, đặc hiệu với TNF­α ­ Sử dụng tế bào gốc để điều trị vảy nến cũng đang được nghiên cứu. Dự phòng: Các biện pháp dự phòng yếu tố khởi phát cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều   trị  vảy nến.Liệu pháp tâm lý, tránh stress là cần thiết. Các bác sỹ  nên thuyết phục  bệnh nhân “chung sống hòa bình” với bệnh, tránh bi quan và giải thích để  bệnh nhân  có lối sống lành mạnh, sinh hoạt phù hợp, tránh các yếu tố  bất lợi làm bệnh dễ  tái   phát để đạt được ổn định lâu dài.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2