Những kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng
lượt xem 151
download
Yêu cầu giáo viên/nhân viên trong trường làm việc để đạt được các mục tiêu mà trường đã đặt ra. Trao đổi với giáo viên/nhân viên để đánh giá xem họ đã thực hiện yêu cầu của Hiệu trưởng đến mức nào. Khen thưởng các giáo viên/nhân viên đã nổ lực trong công tác giáo dục và giảng dạy để hướng tới các mục tiêu đã đặt ra. Tạo được và giữ vững sự kính trọng và niềm tin của giáo viên/nhân viên đối với Hiệu trưởng. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng
- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG Lớp tập huấn chuyên môn hè 2009 Tháng 8/2009
- Những mong muốn trong công việc quản lý của hiệu trưởng: Yêu cầu giáo viên/nhân viên trong trường làm việc để đạt được các mục tiêu mà trường đã đặt ra. Trao đổi với giáo viên/nhân viên để đánh giá xem họ đã thực hiện yêu cầu của Hiệu trưởng đến mức nào. Khen thưởng các giáo viên/nhân viên đã nổ lực trong công tác giáo dục và giảng dạy để hướng tới các mục tiêu đã đặt ra. Tạo được và giữ vững sự kính trọng và niềm tin của giáo viên/nhân viên đối với Hiệu trưởng.
- Khi phổ biến các nội dung công tác cho giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường, Hiệu trưởng cần chú ý các vấn đề sau: HT nói, chưa phải là giáo viên đã nghe Giáo viên có nghe HT nói nhưng chưa hẳn là họ đã hiểu hết những nội dung mà HT truyền đạt. Ngay lúc GV hiểu hết những điều HT nói cũng chưa hẳn là họ đã chấp nhận hòan toàn các ý kiến HT đưa ra. GV có thể đã chấp nhận các ý kiến HT đưa ra nhưng chưa phải là họ sẽ thực hiện toàn tâm toàn ý những điều họ đã chấp nhận, hoặc sẽ áp dụng những điều HT nói. Việc thường dễ nhận thấy nhất là tất cả GV đều thừa nhận các PP giảng dạy mới rất hay, nhưng cũng có nhiều người không chịu áp dụng các PP giảng dạy mới đó.
- Hiệu trưởng cần xây dựng Quy tắc phát biểu trong các cuộc họp được tổ chức trong nhà trường. 1. Tất cả các giáo viên trong trường phải tuân thủ sự điều hành của người chủ trì cuộc họp, phải chú ý lắng nghe người đang phát biểu. 2. Giáo viên chỉ được phát biểu khi được phép của người chủ trì cuộc họp. 3. Người phát biểu phải chú ý nói ngắn gọn, tập trung vào nội dung được yêu cầu phát biểu. 4. Phải tránh sử dụng các câu nói pha trò quá mức, làm mất đi vẻ trang trọng hoặc tính nghiêm túc của các cuộc họp.
- Giáo viên mong muốn gì ở Hiệu trưởng? Giáoviên mong muốn Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo công tác giảng dạy. Hiệu trưởng phải là người ủng hộ sáng kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy. Hiệu trưởng phải năng động và luôn có mặt trong trường. Hiệu trưởng phải quan tâm đến việc nâng cao đời sống của giáo viên.
- Tìm hiểu nguyện vọng, đề xuất trong công tác của giáo viên. HT cần tìm hiểu các nguyện vọng, những đề xuất trong công tác của GV, chứ không chỉ đơn thuần nắm các đề xuất do Tổ trưởng Tổ chuyên môn đệ trình lên. Chú ý lắng nghe các ý kiến đề xuất của nhiều GV trước khi đưa ra 1 QĐ nào đó.
- Chú ý lắng nghe Biết cách chú ý lắng nghe tức là biết cách giảm bớt thời gian nói của mình. Hiệu trưởng cần dành thời gian cho giáo viên được nói, được bày tỏ nguyện vọng, chia sẻ sự quan tâm của họ đối với sự phát triển chung của trường học. Hiệu trưởng cần làm cho giáo viên trong trường cảm thấy họ đang làm việc có hiệu quả.
- Chú ý lắng nghe Hiệu trưởng cần chú ý tạo điều kiện giúp giáo viên phát triển các kỹ năng giảng dạy để giáo viên có thể tự mình giảng dạy tốt. Hiệu trưởng không nên làm thay cho giáo viên bất kỳ việc gì. Tranh luận thẳng thắn với giáo viên
- Những điều hiệu trưởng nên làm + Hãy niềm nở và lịch thiệp + Hãy tươi cười với mọi người + Hãy cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung quanh + Hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hô phù hợp để duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt. + Hãy biểu hiện lòng chân thành với mọi người. Hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý.
- Những điều hiệu trưởng nên làm + Hãy tin tưởng vào nhân viên, giáo viên. Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền đầy đủ cho họ + Đối xử với mọi người một cách công bằng. + Sử dụng người đúng năng lực, trình độ chuyên môn của họ + Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho họ hòan thành tốt nhiệm vụ cũng chính là hòan thành tốt vai trò, chức trách của nhà quản lý.
- Chú ý: Hiệu trưởng cần thành lập “Tổ Tư vấn” riêng cho mình. Thành viên trong Tổ này có thể là giáo viên các trường khác, những người cùng làm công tác quản lý như mình ở trong ngành hay ngoài ngành. Các ý kiến của họ nhiều khi cũng giúp ích chúng ta rất nhiều. Hiệu trưởng nên bố trí phân công giảng dạy cho giáo viên bằng cách tạo cơ hội đồng đều cho họ phát triển. Việc giảng dạy cho học sinh các lớp cuối cấp (lớp lá) đừng cứ phải lúc nào cũng phân cho các giáo viên có kinh nghiệm, mà phải thay đổi. Việc phân công cho giáo viên có kinh nghiệm lúc nào cũng dạy các lớp cuối cấp có thể có lợi trước mắt, nhưng không có lợi lâu dài.
- Những điều hiệu trưởng nên làm Hãy biết phê bình và tự phê bình.Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị, điêu chủ yêu là để ̀ ́ cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyêt điêm. ́ ̉ Khi phê bình cần lưu ý:
- Những điều hiệu trưởng nên làm Cần nói ưu điểm của họ trước, sau đó mới nêu khuyết điểm. - Không phê bình người cấp dưới khi có mặt người thứ ba - Chỉ cảnh cáo phê bình trước tập thể sau khi góp ý nhiều lần mà người đó vẫn không tiến bộ. - Khi nhân viên mắc lỗi đến mức bị thi hành kỷ luật thì nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem xét quá trình công tác, xem xét lỗi lầm đó là hiện tượng hay bản chất. Cần thận trọng khi quyết định hình thức kỷ luật đối với một người bởi vì điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, danh dự của họ.
- Khi giao tiếp với cấp trên cần lưu ý: + Hãy tuân thủ trật tự trong hệ thống quản lý, tôn trọng người lãnh đạo. + Không được vượt cấp trong hệ thống quản lý. + Giữ những quan hệ tốt đẹp với mọi người, thủ trưởng cũng như đồng nghiệp của mình.
- Khi giao tiếp với cấp trên cần lưu ý: + Hãy làm tốt công tác của mình.Tinh thông trong công việc của mình nhưng đừng tỏ ra kiêu ngạo.Trong công việc cần chăm chỉ, thực thà.Cần có năng lực phối hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành nhiệm vụ.Cần phản hồi thường xuyên với lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình bằng cách thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị theo yêu cầu của thủ trưởng.
- Khi giao tiếp với cấp trên cần lưu ý: Tiếp nhận những lời phê bình của cấp trên một cách vô tư, cầu thị + Quý trọng thời gian của người quản lý, khi báo cáo công việc nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể. + Hãy cư xử khéo léo, không nói xấu hoặc chê bai họ sau lưng + Hãy học hỏi những phong cách và những kinh nghiệm tốt của người lãnh đạo
- Những điều Hiệu trưởng không nên làm Không nên đối xử thiên vị đối với một nhân viên hay giáo viên nào trong trường. Không nên giành công của người khác. Không nên đổ lỗi cho người khác. Không nên giành hết quyền lợi cho mình. Không nên có ác cảm đối với nhân viên hay giáo viên (trước đó có vi phạm điều gì đó)
- Những sai lầm cần tránh Chủ nghĩa độc tôn : - Luôn cho mình là quan trọng, là trung tâm chú ý * Sẽ dẫn đến: - Dập tắt sáng kiến, gây khó khăn cho sự phát triển những tư tưởng , sáng tạo - làm cho những người công tác có tâm lý rời bỏ tập thể
- Những sai lầm cần tránh Tính cố chấp: - Không thừa nhận sai lầm - Không chú ý đến những ý kiến đối lập Vì : Muốn giữ thể diện dù đã đề ra quyết định sai lầm
- Những sai lầm cần tránh Tính đơn ý: - Chỉ đánh giá con người trong 2 phạm trù: tốt – xấu mà không xét đến sự phức tạp của bản tính con người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học
19 p | 309 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
SKKN: Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THPT số 2 thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
12 p | 266 | 41
-
SKKN: Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học
37 p | 114 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Lương Nội, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
18 p | 140 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm kiểm tra hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Ái Thượng huyện Bá Thước
23 p | 83 | 17
-
SKKN: Quản lý đạo đức học sinh ở trường THPT
22 p | 88 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vai trò của ban quản sinh nhà trường THPT
5 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công tác văn thư, lưu trữ ở trường THCS
30 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT.
46 p | 7 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Sinh học
22 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới công tác quản lý trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay ở trường THPT vùng nông thôn
48 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp tạo kinh phí tổ chức tham quan cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên
2 p | 27 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất ở trường THPT Đô Lương 4, Tỉnh Nghệ An
57 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường
18 p | 54 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên bằng những việc làm cụ thể của cán bộ quản lý ở trường THPT Nguyễn Thái Học
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn