Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường
lượt xem 4
download
Nghiên cứu sáng kiến này với mục đích để ban giám hiệu đúc rút những kinh nghiệm hay trong việc chỉ đạo nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ có tính khả thi hơn nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tam Đường, ngày 30 tháng 3 năm 2018 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở. Chúng tôi gồm: Tỷ lệ Trình (%) đóng Nơi công tác Số Ngày tháng Chức độ góp vào Họ và tên (hoặc nơi Ghi chú TT năm sinh danh chuyên việc tạo thường trú) môn ra sáng kiến 1 Vũ Văn Đáng 14/4/1961 Trường Tiểu Hiệu Cao học Thị trấn trưởng đẳng 50% Tam Đường 2 Ngô Thị Điệp 12/12/1984 Trường Tiểu Phó hiệu Đại học học Thị trấn trưởng 50% Tam Đường Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: cấp cơ sở Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 08/2017 Mô tả bản chất của sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: căn cứ vào kế hoạch số 45/KH THTT ngày 25/9/2017 của trường Tiểu học Thị Trấn về thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017 2018.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Cán bộ, giáo viên trong trường đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch nâng cao, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho bản thân, việc làm trên đã không còn là hình thức mà là một nhu cầu thực sự, có ý thức tự giác, nghiêm túc hơn trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản than, hoạt động trên đã trở thành một hoạt động thiết thực trong tháng, cán bộ, giáo viên đều hào hứng và tích cực tham gia, dưới đây là tổng hợp kết quả kiểm tra khảo sát kiến thức chuyên môn của giáo viên nhà trường qua các lần do sở và phòng tổ chức. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. NGƯỜI ĐĂNG KÝ Vũ Văn Đáng Ngô Thị Điệp 2
- BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Đồng tác giả Họ và tên: Vũ Văn Đáng Trình độ văn hóa: 7/10. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Nhiệm vụ được phân công: Quản lý trường Họ và tên: Ngô Thị Điệp Trình độ văn hóa: 12/12. Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Nhiệm vụ được phân công: Quản lý, phụ trách chuyên môn nhà trường 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường. 3. Tính mới: Tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường và đề ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Thị trấn Tam Đường góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao và duy trì bền vững kết quả giáo dục của nhà trường. 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại Cán bộ, giáo viên trong trường đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch nâng cao, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho bản thân, việc làm trên đã không còn là hình thức mà là một nhu cầu thực sự, có ý thức tự giác, nghiêm túc hơn trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản than, hoạt động trên đã trở thành một hoạt động thiết thực trong tháng, cán bộ, giáo viên đều hào hứng và tích cực tham gia, dưới đây là tổng hợp kết quả kiểm tra khảo sát kiến thức chuyên môn của 3
- giáo viên nhà trường qua các lần do sở và phòng tổ chức. Lần Tổng kiểm số tra giáo Đánh giá Đánh giá chưa Đánh giá tốt khảo viên khá đạt sát( theo tham kế gia hoạch kiểm của Sở) tra SL % SL % SL % Lần 1 31 6 19% 20 64.5% 5 16.5% Lần 2 15 2 13% 11 73% 2 14% Lần 3 31 9 29% 21 67% 1 0.03% Trong đợt thi giáo viên giỏi cấp huyện trường có 13 giáo viên tham gia thi kiểm tra sát hạch, kết quả đạt 12/13 đồng chí đạt điểm từ 8 trở lên chiếm 92%. Trên cơ sở đó nhà trường lựa chọn và cử 8 đồng chí tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, hiện nay nhà trường còn 1 đồng chi chưa đạt trong kì kiểm tra sát hạch kiến thức chuyên môn, tỉ lệ giáo viên chưa đạt đã giảm rõ rệt. 5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến đã phân tích thực trạng của việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thị trấn. Từ thực trạng đó chúng tôi đã xem xét, tìm ra các nguyên nhân từ đó xây dựng các biện pháp khắc phục những nguyên nhân, tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường, đảm bảo đạt kết quả cao trong các kì sát hạch kiến thức chuyên môn do các cấp tổ chức. ĐỒNG TÁC GIẢ 4
- Vũ Văn Đáng Ngô Thị Điệp I. Thông tin chung 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. 2. Đồng tác giả: Họ và tên: Vũ Văn Đáng Năm sinh: 14/4/1961 Nơi thường trú: Bình Lư Tam Đường Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu Điện thoại: 01249812345 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% Họ và tên: Ngô Thị Điệp Năm sinh: 12/12/1984 Nơi thường trú: Thị trấn Tam Đường Tam Đường Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc: trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu Điện thoại: 0986004238 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 5
- 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8/2017 đến tháng 3/ 2018 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02313897191 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: a. Sự cần thiết Ngành giáo dục và đào tạo đang tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, với mục tiêu tổng quát là: ‘’Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả’’. Và cũng trong Nghị quyết này Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng xác định đối với giáo dục phổ thông là “ Tập trung phát triển trí tuệ, hình thành phấm chất, năng lực công dân, phát triển và bồi dưỡng năng khiểu, định hướng nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển năng lực sáng tạo, tự học nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để góp phần vào thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết đã chỉ ra Ban giám hiệu các nhà trường, đặc biệt là các trường Tiểu học cần tập trung, quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường, một trong những nội dung rất quan trọng đó là việc chỉ đạo nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn của các giáo viên, vì một giáo viên mà có năng lực về kiến thức chuyên môn tốt thì sẽ có khả năng thiết kế các nội dung dạy học một cách khoa học và chuẩn xác, việc truyền giảng kiến thức cho học sinh được thực hiện một cách rõ ràng, bài bản, học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chắc chắn và bền vững, người giáo viên đáp ứng 6
- được tiêu chí, quan điểm '' dạy một phải biết mười'' Hiện nay đa số giáo viên được nhà trường bố trí giảng dạy theo kiểu chuyên sâu một khối lớp nên chỉ tập trung nghiên cứu kiến thức chuyên môn của khối mình phụ trách, mà sao nhãng hoặc lơ là kiến thức chuyên môn của các khối khác vì thực tế giảng dạy và vận dụng không cần tới nên giáo viên có tình trạng không nắm được tổng thể cơ bản kiến thức chuyên môn của bậc tiểu học dẫn đến việc tham gia làm các bài kiểm tra năng lực còn hạn chế, việc tiếp cận và vận dụng các kiến thức chuyên môn của các khối lớp khác còn lúng túng, thậm chí làm sai, giải sai một bài toán, dạng toán cơ bản của chương trình. Xuất phát từ thực tế như trên chúng tôi nhận thấy việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên hiện nay là một việc làm cấp bách và thực sự rất cần thiết. Đồng thời để phấn đấu xây dựng nhà trường thành trường đạt chất lượng cao của huyện, chúng tôi những người quản lý, chỉ đạo trong nhà trường luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đã xác định được vai trò tiên quyết là của chính những người giáo viên của nhà trường. Cho nên, chúng tôi đã lựa chọn sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Thị trấn Tam Đường huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu” trong năm học 2017 – 2018. b. Mục đích Nghiên cứu sáng kiến này với mục đích để ban giám hiệu đúc rút những kinh nghiệm hay trong việc chỉ đạo nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ có tính khả thi hơn nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường. * Điểm mới của sáng kiến: Tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường và đề ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Thị trấn Tam Đường góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao và duy trì bền vững kết quả giáo dục của nhà trường. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: 7
- Sáng kiến tập trung nghiên cứu tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường. 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến a.1. Khái quát về nhà trường Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường được biên chế 44 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó cán bộ giáo viên nữ có 36 đồng chí chiếm 80%, trường có một chi bộ độc lập với 26 Đảng viên. 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhà trường có 31 lớp với tổng số 825 học sinh. Tổng số giáo viên chủ nhiệm lớp 31 giáo viên. Trình độ chuyên môn: Đại học 21 đồng chí, cao đẳng 6 đồng chí, có 19 giáo viên là Đảng viên. * Thuận lợi: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường nằm ở Trung tâm Thị Trấn huyện trường có nhiều điều kiện thuận lợi, dân trí khá cao, kinh tế nhân dân cơ bản khá đầy đủ, sự nhận thức về giáo dục ngày một tiến bộ, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục khá tốt. Đội ngũ giáo viên đa số có kinh nghiệm, có thâm niên nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết cao, có trách nhiệm trong công việc. Cơ sở vật chất nhà trường khá khang trang, trên 96% phòng học kiên cố hóa, trang thiết bị dạy và học cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy và học. * Khó khăn: Một số ít giáo viên tuổi đời đã khá cao, một số giáo viên kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức và năng lực chuyên môn còn hạn chế. a.2.Các giải pháp mà nhà trường đã chỉ đạo công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên trước khi tạo ra sáng kiến Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân bám sát vào nội dung chương trình quy định của Bộ, đồng thời căn cứ vào thực tế yêu cầu về kiến thức chuyên môn của khối lớp phụ trách để lựa chọn nội dung bồi dưỡng cho bản thân. Đồng thời chuyên môn nhà trường cũng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tập trung vào việc bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn của bậc học, lựa chọn một số chuyên đề cơ bản và có tính lôgic với các nội dung trong chương trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc sâu chuỗi và vận dụng tổng hợp các mảng kiến thức chuyên môn của bậc học như: giải toán có lời văn các dạng, các kiểu câu kể theo mục đích,… Trong những năm qua việc chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng và nâng cao 8
- kiến thức chuyên môn có những ưu nhược điểm cơ bản như sau: * Ưu điểm: Chỉ đạo thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân của mỗi giáo viên, sau mỗi năm học có 1 bài thu hoạch, kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. Một số giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng có thể tham gia hướng dẫn hoặc hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên. *Nhược điểm: Kiến thức chuyên môn của đa số gáo viên còn hạn chế, tập trung chủ yếu ở khối 1,2,3. Việc tham gia bồi dưỡng chưa hiệu quả, kiểm tra kiến thức chuyên môn của sở đợt một còn có 5 đồng chí chưa đạt điểm từ 6,25, còn phải tham gia kiểm tra lần hai, vận dụng giảng dạy còn lúng túng, truyền giảng kiến thức còn khó hiểu, dẫn đến chất lượng học tập, tiếp thu của học sinh không cao, không bền vững. Kết quả kiểm tra kiến thức chuyên môn lần 1 của giáo viên trong trường kết qủa cụ thể như sau: Tổng số giáo Đánh giá viên Đánh giá tốt Đánh giá chưa đạt khá tham gia kiểm tra SL % SL % SL % 31 6 19% 20 64.5% 5 16.5% Kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ giáo viên làm bài kiểm tra kiến thức chuyên môn ở mức tốt còn thấp, còn 16,5% giáo viên chưa đảm bảo trong kì sát hạch kiến thức chuyên môn của Sở. Chúng tôi xác định nguyên nhân của những hạn chế trên như sau: Giáo viên chưa thực sự tự giác và ham mê trong việc nghiên cứu tìm tòi các kiến thức chuyên môn, việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch còn hình thức, việc kiểm tra đánh giá và xây dựng kế hoạch chỉ đạo của ban giáo hiệu 9
- chưa hiệu quả, việc tổ chức bồi dưỡng còn hình thức, chỉ một phía chưa có sự tương tác giữa các giáo viên với nhau trong việc bồi dưỡng. Vì vậy chúng tôi xác định nhà trường muốn có một đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững, nâng cao chất lượng giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho mỗi giáo viên. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến b.1 Tính mới, sự khác biệt của giải pháp cũ và giải pháp mới Giải pháp cũ Giải pháp mới Giáo viên còn lơ là và chưa thấy tầm Giáo viên nhận thức rõ tầm quan quan trọng cũng như sự cấp thiết của trọng và có ý thức tích cực trong việc việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, chuyên môn. ham mê, trao đổi thường xuyên với nhau trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, hoặc tự nghiên cứu ở nhà các nội dung của kiến thức chuyên môn. Việc chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức Ban giám hiệu xây dựng cụ thể nội chuyên môn của ban giám hiệu còn dung để bồi dưỡng cho giáo viên. hời hợt, hiệu quả chưa cao Thành lập tổ cốt cán bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các giáo viên trên trường. Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức Đưa các nội dung bồi dưỡng kiến chuyên môn còn hình thức trên giấy thức chuyên môn cho giáo viên vào 1 tờ, chưa thiết thực buổi cụ thể trong tháng. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến Ra đề kiểm tra tập trung vào giải các thức chuyên môn của trường còn hình bài toán, tiếng việt của bậc học theo thức, làm để hợp lệ. 4 mức, các mức nâng cao dần để đánh giá giáo viên. b. 2. Cách thực hiện các giải pháp mới: Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề Ban giám 10
- hiệu cần quán triệt tới toàn thể giáo viên về tầm quan trọng của công tác tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn. Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của giáo dục, để đảm bảo chất lượng khi tham gia các kì thi sát hạch kiến thức chuyên môn, và hơn hết là để giảng dạy cho các em học sinh được tốt nhất, dễ hiểu nhất, nâng cao chất lượng lớp mình phụ trách, nâng cao uy tín của bản thân người giáo viên trước các em học sinh, trước đồng nghiệp và phụ huynh, khẳng định được năng lực của người thầy trên bục giảng. Để giáo viên thấy được những thế mạnh của người nắm chắc và vững kiến thức chuyên môn trong công tác, giảng dạy, thúc đẩy giáo viên ham mê tìm tòi, tự nghiên cứu và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của bản thân, nâng cao chất lượng giảng dạy, kĩ năng sư phạm, nâng cao chất lượng học sinh của lớp được phân công chủ nhiệm. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên toàn trường. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, và kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chúng tôi đã thành lập 1 tổ cốt cán bao gồm các giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, phân công cụ thể mỗi đồng chí một nội dung để tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cụ thể như 1 kế hoạch phân công sau đây: Hình thức Nội dung bồi Stt Mục tiêu bồi dưỡng bồi Thực hiện dưỡng dưỡng Giáo viên thực hiện Ngô Thị Điệp Dạy học buổi 2 Tập trung dạy học vùng miền phù hợp có hiệu quả Chuyên môn trường 1 Giúp GV nắm được trong các Ra đề đánh giá học tầm quan trọng của buổi sinh sinh theo thông tư việc đọc trong nhà hoạt Văn Thị Huệ 22, một số lưu ý khi trường, một số nội chuyên dạy theo tài liệu Trần Thị Thoa dung cơ bản của việc môn CNGD 1. thực hiện đổi mới 2 Sinh hoạt chuyên Giúp giáo viên thuần Tập trung Văn Thị Huệ môn tổ khối thục các bươc, hình Chuyên Trần Thị Thoa thức tổ chức trên lớp. môn trường Nguyễn Thị trong các Hiền buổi sinh 11
- hoạt chuyên môn Các kiến thức Giáo viên củng cố, Tập trung Dương Thị chuyên môn của nắm chắc và nâng cao Chuyên Hằng môn Tiếng việt bậc kiến thức của bộ môn môn tiểu học Lê Quỳnh trường Hưng 3 trong các buổi sinh Bùi Thị Tiếm hoạt chuyên môn Giáo viên củng cố, Tập trung Văn Thị Huệ Các kiến thức nắm chắc và nâng cao Chuyên chuyên môn của Trần Thị Thoa kiến thức của bộ môn môn môn Toán bậc tiểu trường Hoàng Văn 4 học trong các Công buổi sinh hoạt chuyên môn Trình tự của một buổi bồi dưỡng kiến thức chuyên môn như sau: Cốt cán sẽ cung cấp lý thuyết, sau đó đưa ra hệ thống bài tập tương ứng với nội dung lý thuyết theo các mức nâng cao dần, giáo viên toàn trường tập trung nghiên cứu đề ra cách giải, trao đổi, tranh luận về các cách giải, chốt cách làm và cách hướng dẫn học sinh hiệu qủa nhất. Sau đó cung cấp hệ thống bài tập luyện thêm để giáo viên tự luyện ở nhà. Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng Giáo viên cần dựa vào kế hoạch chung của trường để bồi dưỡng theo quy định, đồng thời cần căn cứ vào thực tế lớp được giao chủ nhiệm và nhu cầu nghiêm cứu của cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng của giáo viên phải có minh chứng thể hiện qua sổ sách, các nội dung bồi dưỡng có thể là ghi chép của cá nhân, cũng có thể là hệ thống tài liệu sưu tầm được để nghiên cứu và chia sẻ. Kế hoạch nội dung bồi dưỡng cần phải rõ ràng, cụ thể, đánh giá được thực chất giáo viên có thực hiện bồi dưỡng hay không, kế hoạch cần nêu rõ nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, cách thức và thời lượng bồi dưỡng như thế nào. Giải pháp 4: Thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho 12
- giáo viên. Căn cứ vào kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của trường và của tổ trong tháng, chúng tôi chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, phân công cho 1 hoặc một nhóm giáo viên nghiên cứu chuẩn bị nội dung và các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất cho buổi bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho giáo viên. Cách thức thực hiện như sau: Các nội dung về mặt lý luận, lý thuyết được đẩy qua hộp thư của nhà trường cho từng cá nhân giáo viên, giáo viên trên cở sở đó nghiên cứu trước tại nhà, sau đó có ý kiến tham gia hoặc có ý kiến trao đổi thì sẽ trình bày trong buổi bồi dưỡng tập trung. Nội dung thực hành luyện tập sẽ được trao đổi trực tiếp trong buổi sinh hoạt chuyên môn, mỗi giáo viên tự ra một đề hoặc một nội dung kiến thức chuyên môn để giải phản biện trong buổi sinh hoạt, kích thích sự ham thích, tò mò trong việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho mỗi giáo viên. Giải pháp 5: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của giáo viên. Cuối mỗi kì ban giám hiệu cùng tổ khối cùng nhau xây dựng một đề kiểm tra kiến thức chuyên môn cho giáo viên, đề gồm 2 phần, phần toán và tiếng việt, bao gồm các kiến thức cơ bản và các kiến thức nâng cao để giáo viên thực hành vận dụng các nội dung kiến thức chuyên môn trả bài, qua bài kiểm tra chúng tôi đánh giá kết quả của việc bồi dưỡng cho giáo viên, đồng thời mỗi giáo viên cũng căn cứ vào đó để thấy những nội dung mình còn yếu, căn cứ xây dựng bổ sung kế hoạch của bản thân, nâng cao tính tự giác, tích cực trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân. Cuối năm có một bài kiểm tra tổng hợp để đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, bài kiểm tra có nội dung tập trung vào kiểm tra các kiến thức chuyên môn của bậc học, kết quả kiểm tra đó làm căn cứ để xác định và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên trong năm của giáo viên. 4. Hiệu quả của sáng kiến đem lại Với một số biện pháp trên, khi thực hiện áp dụng tại trường tiểu học Thị Trấn đã đem lại kết quả như sau: Cán bộ, giáo viên trong trường đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch nâng cao, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho bản thân, việc làm trên đã 13
- không còn là hình thức mà là một nhu cầu thực sự, có ý thức tự giác, nghiêm túc hơn trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản than, hoạt động trên đã trở thành một hoạt động thiết thực trong tháng, cán bộ, giáo viên đều hào hứng và tích cực tham gia, dưới đây là tổng hợp kết quả kiểm tra khảo sát kiến thức chuyên môn của giáo viên nhà trường qua các lần do sở và phòng tổ chức. Lần Tổng kiểm số tra giáo Đánh giá Đánh giá chưa Đánh giá tốt khảo viên khá đạt sát( theo tham kế gia hoạch kiểm của Sở) tra SL % SL % SL % Lần 1 31 6 19% 20 64.5% 5 16.5% Lần 2 15 2 13% 11 73% 2 14% Lần 3 31 9 29% 21 67% 1 0.03% Trong đợt thi giáo viên giỏi cấp huyện trường có 13 giáo viên tham gia thi kiểm tra sát hạch, kết quả đạt 12/13 đồng chí đạt điểm từ 8 trở lên chiếm 92%. Trên cơ sở đó nhà trường lựa chọn và cử 8 đồng chí tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, hiện nay nhà trường còn 1 đồng chi chưa đạt trong kì kiểm tra sát hạch kiến thức chuyên môn, tỉ lệ giáo viên chưa đạt đã giảm rõ rệt. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên dẫn đến chất lượng giáo dục của nhà trường trong 2 năm gần đây cũng được nâng lên, dưới đây là bảng tổng hợp chất lượng giáo dục của năm học 20152016 và năm học 20162017 Bảng tổng hợp chất lượng giáo dục 2 năm học gần đây. Năm TSHS TSHS Năng lực và Môn học và các hoạt động giáo 14
- tham phẩm chất dục gia Chưa học Hoàn đánh Đạt Tỉ lệ Tỉ lệ hoàn Tỉ lệ giá Thành thành 2015 2016 721 715 715 100 713 99,72 2 0,28 2016 763 758 758 100 756 99,73 2 0.27 2017 Số học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học và các hoạt động giáo của nhà trường luôn đạt từ 99.5% trở lên. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến đã phân tích thực trạng của việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thị trấn. Từ thực trạng đó chúng tôi đã xem xét, tìm ra các nguyên nhân từ đó xây dựng các biện pháp khắc phục những nguyên nhân, tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường, đảm bảo đạt kết quả cao trong các kì sát hạch kiến thức chuyên môn do các cấp tổ chức. Các biện pháp chỉ ra trong sáng kiến này đều có thể áp dụng một cách thuận lợi và hiệu quả trong các đơn vị trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo viên của mỗi nhà trường. Mang lại hiệu quả cao, tiết kiện nhiều chi phí khi thực hiện quản lý nhà trường. 6. Kiến nghị, đề xuất Để việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên môn cho giáo viên tiếp tục trở thành một hoạt động có nề nếp và hiệu quả trong các đơn vị nhà trường chúng tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất như sau: * Đối với ban giám hiệu Tiếp tục tăng cường quán triệt tới cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện các chỉ thị, nghị quyết các cấp, đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Trung ương 8 khóa XI về ‘’Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo’’. 15
- Tăng cường chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng và chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Thường xuyên có các bài kiểm tra để giáo viên được phản biện các nội dung kiến thức chuyên môn đã được bồi dưỡng, giúp việc nắm kiến thức chuyên môn của giáo viên sâu hơn, chắc chắn hơn, vận dụng thành thạo hơn. Tăng cường kiểm tra rà soát đội ngũ giáo viên, bố trí phân công hợp lý giáo viên vào giảng dạy các lớp cho tương xứng với khả năng chuyên môn của giáo viên, phát huy tối đa năng lực của từng giáo viên. * Đối với giáo viên Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của bản thân. Tham gia tích cực và tự giác trong các buổi bồi dưỡng kiến thức chuyên môn do trường tổ chức, tích cực có ý kiến phản biện đối với các nội dung được bồi dưỡng. Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn trong quá trình chỉ đạo nâng cao chất lượng, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và Hội động khoa học các cấp. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA NHÀ ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN TRƯỜNG Vũ Văn Đáng Ngô Thị Điệp XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN 16
- PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THỊ TRẤN Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /…… Tam Đường, ngày 28 tháng 3 năm 2018 Kính gửi: Hội đồng khoa học cấp cơ sở Đơn vị trường Tiểu học Thị trấn xác nhận Ông Vũ Văn Đáng và bà Ngô Thị Điệp là tác giả của sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Thị trấn Tam Đường. Đã được áp dụng tại trường Tiểu học Thị trấn thời gian từ tháng 8/2017 đến tháng 3/2018 Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau: 1. Khi chưa áp dụng sáng kiến: Tổng số giáo viên Đánh giá Đánh giá tốt Đánh giá chưa đạt tham gia khá kiểm tra SL % SL % SL % 31 6 19% 20 64.5% 5 16.5% 2. Khi đã áp dụng sáng kiến: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra kiến thức chuyên môn của giáo viên qua các lần kiểm tra sát hạch của Sở và của Phòng Lần Đánh giá chưa kiểm TS GV tham Đánh giá đạt tra Đánh giá tốt gia kiểm khá khảo tra sát( the o kế hoạch SL % SL % SL % của Sở) Lần 1 31 6 19% 20 64.5% 5 16.5% 17
- Lần 2 15 2 13% 11 73% 2 14% Lần 3 31 9 29% 21 67% 1 0.03% Bảng tổng hợp chất lượng giáo dục 2 năm học gần đây. TSHS Năng lực và Môn học và các hoạt động giáo tham phẩm chất dục Năm TSHS gia Chưa học Hoàn đánh Đạt Tỉ lệ Tỉ lệ hoàn Tỉ lệ giá Thành thành 2015 2016 721 715 715 100 713 99,72 2 0,28 2016 763 758 758 100 756 99.73 2 0.27 2017 Vậy đề nghị Hội đồng khoa học cấp cơ sở xem xét, ghi nhận kết quả trên./. HIỆU TRƯỞNG 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 219 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn