Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT.
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu thực trạng nhà trường, những khó khăn vướng mắc của học sinh. Tìm hiểu kĩ nguyên nhân dẫn tới khó khăn của học sinh; Triển khai các giải pháp hỗ trợ học sinh; Lan tỏa chia sẻ những kinh nghiệm hiệu quả với các trường bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT.
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, đời sống con ngƣời càng đƣợc nâng cao, việc giáo dục và định hƣớng cho thế hệ trẻ càng cần đƣợc xem trọng. Môi trƣờng học đƣờng là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trƣởng thành, định hƣớng đƣợc tƣơng lai mai sau của bản thân. Tuy nhiên, trƣờng học - nơi đƣợc xem là “ngôi nhà thứ hai” của chúng ta, đang ngày một thay đổi. Mỗi năm có không biết bao nhiêu sự việc đáng tiếc về học đƣờng gây xôn xao dƣ luận, nhƣ nữ sinh đánh nhau, lột đồ của bạn, nam sinh tự tử vì áp lực thi cử, xuất hiện những hành động gian lận,... Trƣớc kia, chúng ta thƣờng có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đƣờng sẽ không xảy ra thƣờng xuyên và nhà trƣờng có thể ngăn chặn đƣợc. Thế nhƣng, hiện nay chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các video clip quay cảnh bạo lực của cả nữ sinh lẫn nam sinh. Nguyên nhân sâu xa của những sự việc đáng buồn này chính là ngƣời lớn đã không chú ý đến tâm lý của các em học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trƣờng, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì - khi các em đang có những thay đổi lớn về tâm - sinh lý. Do đó, việc Tƣ vấn tâm lý học đƣờng giúp các em hiểu rõ giá trị của bản thân đóng vai trò rất quan trọng đối với nhà trƣờng và toàn xã hội.Tƣ vấn tâm lý học đƣờng giúp cho học sinh có khả năng giải quyết đƣợc những vấn đề đang đối mặt nhƣ vấn đề học tập, thi cử, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ,… bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng, và đƣa ra lựa chọn tối ƣu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lƣỡng các quan điểm khác nhau. Từ đó giúp học sinh tự lựa chọn đƣợc hƣớng giải quyết tốt nhất của vấn đề, đồng thời giúp họ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, sống vui tƣơi, hồn nhiên đúng với lứa tuổi của mình. Một thực tế rằng các em học sinh ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi là các giai đoạn rất khó khăn. Trong giai đoạn này các em phải tiếp nhận sự thay đổi lớn về mặt cơ thể và cả trong suy nghĩ và tính cách. Đây là giai đoạn các em chƣa trƣởng thành nhƣng cũng không còn là trẻ con. Những nhận thức và cảm xúc của các em trong giai đoạn này chƣa thật sự chín chắn và có thể sai lệch nếu không có sự quan tâm và giúp đỡ từ phía gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Có thể thấy trong độ tuổi từ 15 - 17 tuổi, các em rất nhạy cảm với việc bị bố mẹ la mắng hay trách móc đặc biệt là trƣớc sự xuất hiện của ngƣời thứ 3, các em dễ nổi nóng, bốc đồng và thiếu suy nghĩ trong lời nói và hành động… Ngoài ra các em trong độ tuổi này cũng rất thích chứng tỏ bản thân, tập làm “người lớn” và thích khám phá mọi thứ xung quanh mình. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng đa số những ngƣời đàn ông nghiện thuốc lá vì họ đã tập hút nó từ lúc còn đi học bằng cách này hoặc cách khác. Cùng với đó, việc sử dụng bạo lực ở độ tuổi này không chỉ là cách giúp các em cảm thấy dễ chịu, giải tỏa những áp lực từ gia đình (sự kì vọng quá mức từ bố mẹ), áp lực học tập, thi cử hay áp lực về tƣơng lai (giàu
- có, thành đạt) mà còn giúp các bạn khẳng định vị trí của mình với mọi ngƣời, chứng tỏ bản lĩnh với những đứa trẻ đồng trang lứa. Vì thế đã khiến bạo lực học đƣờng diễn ra mạnh mẽ và rầm rộ hơn, bạo lực học đƣờng đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, nhà trƣờng và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Ngoài ra, trong độ tuổi này, trẻ có thể xuất hiện những tình cảm đặc biệt với các bạn khác giới và chƣa kể đến cơ thể của các em đang phát triển một cách toàn diện. Nếu gia đình và nhà trƣờng không quan tâm và giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ lúc này thì chúng dễ phát sinh quan hệ với các bạn khác giới dễ nhiễm các bệnh lây qua đƣờng tình dục và nghiêm trọng hơn là mang thai ngoài ý muốn. Tình trạng mang thai ngoài ý muốn không chỉ dẫn đến những hậu quả tiêu cực nhƣ phá thai (cả an toàn và không an toàn), bỏ học sớm, bị gia đình và xã hội xa lánh, hoặc nghèo đói. Vì thế việc Tƣ vấn tâm lý tình yêu học đƣờng và giáo dục giới tính cho học sinh là rất quan trọng. Trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển, hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn tƣơng lai con mình sẽ thành đạt, giỏi giang. Tuy nhiên, khi đứng trƣớc ngƣỡng cửa đại học, nhiều em vẫn không biết bản thân thích gì? Không biết nên chọn ngành gì? Hay ngành mình chọn sẽ học cái gì? Thực tế cho thấy lƣợng sinh viên sau khi ra trƣờng thất nghiệp hoặc không làm đúng ngành nghề hay thậm chí là từ bỏ con đƣờng đại học vì họ không thật sự thích ngành nghề đó hay cảm thấy bản thân không phù hợp với nghề này. Có thể chính việc thiếu định hƣớng từ đầu là một phần nguyên nhân tạo nên một bộ phận ngƣời trẻ thất bại, chán nản và thiếu phƣơng hƣớng nhƣ hiện tại. Qua đây có thể thấy việc thực hiện Tƣ vấntâm lý học đƣờng là rất cần thiết và nên đƣợc đẩy mạnh cho trẻ ngay từ khi chúng còn đang ngồi trên ghế nhà trƣờng, đặc biệt chú ý tới giai đoạn trẻ dậy thì, có những thay đổi về thể chất và tâm lý. Việc Tƣ vấn tâm lý học đƣờng không chỉ giải quyết đƣợc những vấn đề học sinh đang mắc phải mà còn giúp cải thiện mối quan hệ giữa học trò – thầy cô, con cái – cha mẹ, bạn bè – bạn bè,… Tƣ vấn tâm lý sẽ giúp học sinh tháo gỡ đƣợc những vƣớng mắc, khó khăn trong học tập, cuộc sống. Họ sẽ cảm thấy bình tâm, giảm bớt áp lực, mệt mỏi và từ đó giúp việc học tập hiệu quả hơn, cuộc sống vui vẻ hơn. Làm thế nào để công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả nhƣ mong muốn, trong khuôn khổ đề tài này tôi đề cập đến các giải pháp phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong tƣ vấn tâm lý cho học sinh ở bậc THPT. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Hỗ trợ học sinh khi gặp phải tình huống khó khăn về tâm lý; nâng cao năng lực ứng xử. Hỗ trợ HS muốn tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về ứng xử trong các mối quan hệ xã hội và bản thân; nâng cao năng lực ứng xử. - Tạo điều kiện tổ chức dạy và học tốt hơn. 2
- - Xây dựng, củng cố, phát triển môi trƣờng văn hóa, phòng chống bạo lực học đƣờng. - Củng cố, phát triển sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác tƣ vấn tâm lý cho học sinh THPT. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thực trạng nhà trƣờng, những khó khăn vƣớng mắc của học sinh. Tìm hiểu kĩ nguyên nhân dẫn tới khó khăn của học sinh. - Triển khai các giải pháp hỗ trợ học sinh. - Lan toả chia sẻ những kinh nghiệm hiệu quả với các trƣờng bạn. V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài. - Khảo sát thực tế. - Áp dụng các giải pháp mới VI. MỚI CỦA ĐỀ TÀI Tăng cƣờng sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác tƣ vẫn tâm lý học sinh. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận - Luật Giáo dục xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Nghị quyết 44/NQ-CP (ngày 9/6/2014) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT) nêu: “đổi mới chƣơng trình giáo dục theo hƣớng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất ngƣời học; chú trọng giáo dục lý tƣởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu nêu trên, học sinh không chỉ đƣợc quan tâm về học vấn, kiến thức mà rất cần đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ nhận thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề khó khăn về tâm lý, tinh thần mang tính cá nhân, cụ thể để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo và ý thức, bản lĩnh của mỗi ngƣời. - Quyết định 1501/QĐ-TTg (ngày 28/8/2015) phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”: “Các trƣờng trung học phổ thông, trung học cơ sở có bộ phận tƣ vấn và bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách, kiêm nhiệm công tác tƣ vấn tâm lý”; “Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác tƣ vấn tâm lý trong các nhà trƣờng”. Công văn 2623/BGDĐT-CTHSSV (ngày 6/6/2016): Thành lập bộ phận tƣ vấn học sinh trong các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; bố trí cán bộ, giáo viên chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) làm công tác tƣ vấn”. - Nghị định 80/2017/NĐ-CP (ngày 17/7/2017) quy định về môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đƣờng.: “Thực hiện tham vấn, tƣ vấn cho ngƣời học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực”; “Bộ GDĐT hƣớng dẫn công tác tƣ vấn học đƣờng”. - Thực hiện kế hoạch số 2244/KH-SGD&ĐT hoạch triển khai mô hình “Phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng trong giáo dục học sinh phổ thông, giai đoạn 2021 -2026” trên địa bàn tỉnh Nghệ An của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Trong đó xác định rõ mục đích: Đảm bảo sự thống nhất giữa gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng về nhận thức và hành động trong việc xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đảm bảo cho học sinh có điều kiện phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của bản thân nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục; Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới gia đình, cộng đồng, 4
- các tổ chức và mọi tầng lớp Nhân dân nhằm thống nhất quan điểm, nội dung và phƣơng pháp giáo dục giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong giáo dục học sinh; tăng cƣờng mối quan hệ, phát huy vai trò và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Huy động các lực lƣợng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trƣờng; xây dựng phong trào học tập và môi trƣờng giáo dục lành mạnh, an toàn; ngăn chặn những hoạt động có ảnh hƣởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh đƣợc vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi. - Bản chất và ý nghĩa của công tác tƣ vấn tâm lý học đƣờng. Công tác tƣ vấn học đƣờng chính là một tập hợp các hoạt động thuộc chuyên ngành Tâm lý học trƣờng học hay còn gọi là Tâm lý học học đƣờng. Tâm lý học trƣờng học là một chuyên ngành Tâm lý ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em- thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trƣờng học đƣờng, gia đình và cộng đồng; đồng thời tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lƣợng giá các chƣơng trình này (Trần Thị Lệ Thu, Lê Nguyên Phƣơng, Lê văn Hảo, Brent Duncan, Đặng Hoàng Minh, 2012). Hiện nay trong các văn bản, thông tƣ về tâm lý học trƣờng học (Tâm lý học học đƣờng) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều sử dụng cụm thuật ngữ “Tƣ vấn học đƣờng” với ngụ ý là toàn bộ công tác Tâm lý học trƣờng học, do vậy chúng tôi đƣa ra khái niệm: “Công tác tƣ vấn học đƣờng trong các nhà trƣờng phổ thông theo nghĩa rộng là một tập hợp các hoạt động tâm lý học đƣờng đƣợc thực hiện theo hƣớng tiếp cận hệ thống (bao gồm sự phối hợp: gia đình- nhà trƣờng- xã hội) nhằm thực hiện sàng lọc, đánh giá, dự báo và nhận diện sớm các vấn đề tâm lý học đƣờng (TLHĐ), xây dựng và thực hiện các chƣơng trình phòng ngừa các vấn đề TLHĐ cho học sinh; thực hiện tham vấn tâm lý cá nhân hoặc tham vấn nhóm cho học sinh; thực hiện tƣ vấn TLHĐ cho phụ huynh học sinh và nhà trƣờng; tham gia xây dựng, nghiên cứu, giám sát và lƣợng giá các hoạt động thực hành TLHĐ, các chƣơng trình phòng ngừa và can thiệp TLHĐ trong nhà trƣờng phổ thông (Nguyễn Đức Sơn, Trần Thị Lệ Thu, 2017). Hoạt động tƣ vấn học đƣờng (TVHĐ) trong nhà trƣờng phổ thông bao gồm các khía cạnh: (1) Sàng lọc,đánh giá, dự báo và xác định những vấn đề tâm lý có thể xảy ra ở từng giai đoạn lứa tuổi (trong bối cảnh xã hội, văn hoá và phát triển tâm sinh lý lứa tuổi); (2) trên cơ sở kết quả sàng lọc và đánh giá thực hiện xây dựng và thực hiện các chƣơng trình phòng ngừa cho toàn bộ học sinh trong nhà trƣờng (chƣơng trình khám phá, trải nghiệm và học tập kiến thức, kỹ năng trong TLHĐ, ví dụ: giá trị sống- kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo,…); (3) Đánh giá, nhận diện, phát hiện sớm những trƣờng hợp có nguy cơ hoặc bắt đầu có khó khăn, khủng hoảng/rối nhiều tâm lý (trong học tập/nhận thức, hành vi, cảm xúc hoặc xã 5
- hội)… để phòng ngừa và can thiệp kịp thời (tham vấn cá nhân hoặc nhóm, tƣ vấn gia đình, tƣ vấn nhà trƣờng…); (4) Đánh giá và thực hiện tham vấn, tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh; (5) Đánh giá và thực hiện hoạt động tƣ vấn giáo dục cho gia đình, nhà trƣờng; (6) Nghiên cứu, xây dựng và lƣợng giá các chƣơng trình phòng ngừa, chƣơng trình can thiệp; (7) Giám sát thực hành tƣ vấn học đƣờng trong nhà trƣờng phổ thông. Hoạt động tƣ vấn học đƣờng có ý nghĩa và vai trò rất thiết thực đối với bản thân học sinh, gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Đối với bản thân học sinh- thông qua các hoạt động hỗ trợ tâm lý trực tiếp (tham vấn tâm lý) và hỗ trợ gián tiếp các em đƣợc hình thành năng lực và kỹ năng hiểu tâm lý, hiểu sức khỏe tâm lý của bản thân; các em đƣợc tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc và ứng phó với các khó khăn tâm lý ở từng giai đoạn lứa tuổi. Các em đƣợc trang bị một số kiến thức, kỹ năng để nhận diện những dấu hiệu bất thƣờng về tâm lý và biết cách tìm nơi trợ giúp. Đối với mỗi gia đình và nhà trƣờng, hoạt động TVHĐ là cầu nối giữa học sinh, giáo viên, bạn bè và gia đình. Hoạt động TVHĐ hƣớng đến chuyển tải những thông tin, những hiểu biết thống nhất về đặc điểm tâm lý đặc trƣng của học sinh; TVHĐ hƣớng tới sự hợp tác mang tính đồng minh, ổn định, có nguyên tắc, có đạo đức giữa nhiều lực lƣợng trong tất cả các tiểu hoạt động nhƣ phòng ngừa khó khăn tâm lý, can thiệp sớm hoặc can thiệp chuyên sâu cho học sinh. Giáo viên và phụ huynh sẽ nhận đƣợc tƣ vấn tâm lý trong những trƣờng hợp cần phối hợp phòng ngừa và can thiệp mang tính hệ thống cho học sinh. Hoạt động TVHĐ còn hƣớng vào việc tƣ vấn cho ban giám hiệu của nhà trƣờng về định hƣớng các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng thông qua việc cung cấp những thông tin khảo sát thực trạng, những kết quả thực chứng từ các nghiên cứu tại mỗi trƣờng. Các hoạt động TVHĐ góp phần tạo tiếng nói chung, kết nối nguồn lực trong toàn nhà trƣờng trong định hƣớng giáo dục học sinh. Hoạt động TVHĐ trong nhà trƣờng cũng góp phần tạo động lực và củng cố thái độ cho học sinh trong việc triển khai nhiều hoạt động cộng đồng/xã hội. đồng thời góp phần ngăn chặn, hạn chế và xóa bỏ các tệ nạn xã hội, giảm chi phí của xã hội trong giáo dục trên cơ sở trợ giúp học sinh kịp thời tránh hoặc can thiệp sớm các khó khăn, rối nhiễu tâm lý. Nhƣ vậy đối tƣợng phục vụ chính của TVHĐ là các em học sinh, các đối tƣợng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động TVHĐ cho các em bao gồm giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên, ban giám hiệu nhà trƣờng và cả những lực lƣợng khác ngoài cộng đồng, tuỳ hoạt động cụ thể. Về chuyên môn, chuyên viên tâm lý học đƣờng (trình độ cử nhân tâm lý học đƣờng) hoặc chuyên gia (trình độ sau đại học, đã đƣợc đào tạo đủ yêu cầu về thực hành tâm lý học đƣờng) sẽ là những ngƣời thực hiện công tác TVHĐ cho học sinh trong nhà trƣờng phổ thông. 6
- Với tình hình hiện nay ở Việt Nam, các giáo viên đƣợc đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản về TVHĐ có thể ban đầu thực hiện hoặc phối hợp thực hiện những hoạt động TVHĐ cơ bản, chƣa đòi hỏi kiến thức, kỹ năng TVHĐ chuyên sâu, bậc cao. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Nhu cầu thực tiễn 2.1.1. Nhu cầu thực tiễn Quá trình đổi mới đất nƣớc trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập hiện nay đã tác động mạnh mẽ, tạo áp lực ngày càng cao đến các gia đình, đến đời sống tâm lý của học sinh. Nhịp sống hiện đại luôn đòi hỏi mỗi cá nhân phải có sự tự nguyện phấn đấu rất cao, cập nhật thông tin, tri thức, kỹ năng mới trong học tập và cuộc sống. Rất nhiều học sinh bị quá tải trong học tập, nhất là ở các lớp học thêm ngoài trƣờng. Lịch học (kể cả ngoài trƣờng) dày đặc, ít có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, khám phá thế giới thiên nhiên, xã hội xung quanh, liên hệ thực tiễn. Trong gia đình, khi không cân bằng đƣợc cách sống giữa các thế hệ, mâu thuẫn sẽ diễn ra, nếu không đƣợc giải quyết kịp thời sẽ gây ra khó khăn trong đời sống tâm lý của lớp trẻ. Trong thực hiện đổi mới GDĐT, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đƣờng có liên quan trực tiếp đến vấn đề tâm lý của HS. Hiện nay, bên cạnh những hệ giá trị mới đƣợc hình thành thì cũng không ít những vấn đề của đạo đức, lối sống nhƣ hành vi bạo lực, tính vị kỉ, thái độ thờ ơ, thiếu tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về văn hóa, đa dạng về giới của một bộ phận học sinh đều cần có sự hỗ trợ, tƣ vấn, tham vấn tâm lý về các nội dung cụ thể để bổ sung kiến thức từ thực tiến, rèn luyện kỹ năng, hình thành và hoàn thiện dần bản lĩnh, nhân cách mỗi ngƣời. 2.1.2. Thực trạng công tác tư vấn tâm lý ở trường THPT Thanh Chương 1 Nhà trƣờng có Ban tƣ vấn tâm lý học đƣờng do 01 Phó Hiệu trƣởng làm trƣởng ban; bí thƣ đoàn trƣờng làm phó ban. Có 33 lớp học sinh với tổng số học sinh là 1399 em, trong đó 6 em học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số; 15 em học sinh có đạo Công giáo; Có 100% giáo viên nhân viên đạt chuẩn, trong đó có 36 cán bộ, giáo viên (43%) trên chuẩn; 44 giáo viên (56%) đã đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh. Đội ngũ giáo viên khá mạnh về chuyên môn, cơ bản đủ điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ năm học. Trong công tác đảm tƣ vấn tâm lý có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và các tổ chức chình trị xã hội. Học sinh trên địa bàn có truyền thống hiếu học, luôn cố gắng vƣơn lên trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong công tác tƣ vấn tâm lý, giáo dục đạo đức học sinh, nhƣ: Học sinh của trƣờng sống trên địa bàn rộng, giao thông một số vùng đang 7
- khó khăn, một số địa điểm trên địa bàn tuyển sinh đang có dấu hiệu các tệ nạn xã hội; Vẫn còn một số học sinh chƣa thực sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Một số em học sinh còn bỏ học trốn tiết để đi chơi, vi phạm luật ATGT. Vẫn còn một số học sinh ứng xử với bạn bè chƣa chuẩn mực dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ xảy ra gây gổ đánh nhau. Nguyên nhân: Một số em là con của những gia đình có cha, mẹ đi làm ăn xa gửi các em cho ông bà hoặc ngƣời thân nuôi dƣỡng, không có sự giám sát và giáo dục thƣờng xuyên của cha mẹ; một số em học sinh lớp 10 mới vào trƣờng, chƣa hiểu biết và quen với môi trƣờng giáo dục mới; những tác động của tệ nạn xã hội ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng học đƣờng. 2.2. Sự cần thiết phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác tƣ vấn tâm lý đối với học sinh bậc THPT Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội. Trong đó, môi trƣờng giáo dục gia đình là môi trƣờng giáo dục đầu tiên, mang ý nghĩa sâu sắc, có sức ảnh hƣởng vô cùng lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Các thành viên tham gia công tác tƣ vấn tâm lý học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể với nhiệm vụ, chức năng của mình: 2.2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm Là ngƣời trực tiếp thay mặt nhà trƣờng giáo dục học sinh, là ngƣời thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trƣờng, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”.Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phƣơng pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của ngƣời thầy đồng thời phải có tấm lòng yêu thƣơng, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha nhƣ một ngƣời cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vƣợt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo đƣợc niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh ngƣời thầy ảnh hƣởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gƣơng sáng về tác phong, tƣ cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… nhƣ vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lƣợng với học sinh. 2.2.2. Đối với giáo viên bộ môn. Mỗi một giáo viên bộ môn, hãy phấn đấu dạy tốt môn học của mình, chú ý đến mọi đối tƣợng học sinh, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình truyền đạt. Tích cực nâng cao chất lƣợng giờ dạy, chú trọng yêu cầu hiệu quả việc lồng ghép nội dung tƣ vấn tâm lý học sinh trong môn học, giờ học. Trong đó 8
- các môn Khoa học xã hội và nhân văn nhƣ : Văn học, Lịch sử, Điạ lý, Sinh học và đặc biệt là môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân sẽ giúp học sinh có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. 2.2.3. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên Tăng cƣờng vai trò của tổ chức Đoàn TNCS HCM trong việc tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện “Nền nếp – Kỷ cương”; các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động ngoại khoá; các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa- uống nước nhớ nguồn”… nhằm thu hút học sinh đến với những hoạt động bổ ích; để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con ngƣời Việt Nam qua đó để giáo dục đạo đức học sinh. 2.2.4. Đối với cha mẹ học sinh: Cần trở thành gƣơng tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp PHHS; thƣờng xuyên phối hợp tốt với GVCN - nhà trƣờng để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình. Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức hội CMHS vững mạnh, có mối quan hệ thƣờng xuyên với nhà trƣờng; phát huy vai trò, chức năng Hội CMHS động viên, răn dạy con, cháu chấp hành nội qui của nhà trƣờng, các chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc. Cha mẹ học sinh phải là ngƣời nắm rõ nhất những diễn biến tâm lý của con mình, qua đó chủ động đề xuất với nhà trƣờng mà trƣớc hết là giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ về mặt tâm lý nếu thấy cần thiết. 2.2.5. Đối với tổ chức chính trị xã hội (Chính quyền địa phƣơng, Công an, cơ quan truyền thông dân số,….) Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phƣơng nơi trƣờng đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trƣờng trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phƣơng; tham mƣu đƣa công tác GDĐĐ học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa - Khu phố văn hoá - Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”; có đánh gía nhận xét của Chính quyền địa phƣơng về "sinh hoạt hè” của học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trường - Chính quyền địa phương”… tạo đƣợc sự hỗ trợ tích cực của các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng thành quá trình khép kín trong công tác GDĐĐ học sinh. Để thực hiện hiệu quả công tác tƣ vấn tâm lý, giáo dục đạo đức học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật học sinh, cần xây dựng nội quy kỷ luật lao 9
- động của CBGV, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trƣờng và ngoài xã hội, có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tƣơng trợ đoàn kết, có môi trƣờng lành mạnh … sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của CBGV sẽ là tấm gƣơng soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lƣợng giáo dục: nhà trƣờng - gia đình - xã hội. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì, liên tục và thƣờng xuyên. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con ngƣời Việt Nam thời kỳ hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức. II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Ở TRƢỜNG THPT THANH CHƢƠNG 1 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác tƣ vấn tâm lý học đƣờng Hằng năm, trƣờng thực hiện quán triệt nội dung Quy chế phối hợp số 594/QC-CAT-SGD&ĐT ngày 05/9/2016 giữa Công an tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong các cơ quan quản lƣ giáo dục, trƣờng học trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quán triệt và triển khai các văn bản hƣờng dẫn của các sở, ban ngành đến học sinh và phụ huynh; trao đổi, thống nhất với hội CMHS về các giải pháp giáo dục đạo đức lối sống, thành lập tổ tƣ vấn tâm lý trong đó có sự tham gia của đại diện hội CMHS. Nhà trƣờng cùng với Công an huyện xây dựng quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trƣờng học, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, lồng ghép trong các môn học, tổ chức các hoạt đồng tìm hiểu, hoạt động ngoài giờ, ngoại khóa để giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trƣờng và xã hội, tƣ vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Nhà trƣờng thành lập Ban ANTT nhà trƣờng, thành lập tổ tƣ vấn tâm lý học đƣờng , đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công các thành viên phụ trách theo các mảng hoạt động cụ thể. 10
- Xây dựng kế hoạch. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THPT THANH CHƢƠNG 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1/KH-THPTTC1 Thanh Chương, ngày 20 tháng 9 năm 2021 KẾ HOẠCH Tƣ vấn học đƣờng năm học 2021- 2022 I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Căn cứ Nghị định số 80/2017/ NĐ- CP, ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định môi trường Giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Căn cứ Quyết định số 1501/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020”; Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT- BGDĐT, ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn cho học sinh trong trường phổ thông; Căn cứ công văn số 221/SGDĐT-CTTT ngày 27 tháng 02 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 31 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tư vấn cho học sinh; Căn cứ công văn số 1370/SGDĐT-GDCT ngày 16 tháng 9 năm 2021 về việc về việc thực hiện công tác GDCT tư tưởng HSSV, GD thể chất, y tế năm học 2021-2022. Căn cứ tình hình thực tiễn nhà trường năm học 2021-2022. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: Nhằm tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề về tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên…. hoặc những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình; Giúp học sinh tự nhận thức được bản thân và có khả năng ứng phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bè bạn và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh; Tư vấn hướng nghiệp định hướng cho học sinh việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. 11
- 2. Yêu cầu: Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh, phải luôn tôn trọng học sinh, lắng nghe học sinh, phải tạo được niềm tin ở học sinh để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn, cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn. III. NỘI DUNG Nội dung tƣ vấn tập trung vào các vấn đề sau: 1. Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi; 2. Tư vấn, giáo dục kĩ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; 3. Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác; 4. Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập, rèn luyện hiệu quả và định hướng nghề nghiệp; 5. Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường. 6. Xây dựng các chuyên đề tư vấn cho học sinh (độc lập hoặc lồng ghép trong các môn học, các hoạt động giáo dục). Thời gian Nội dung Phối hợp thực hiện - Giúp HS lớp 10 hòa nhập môi - Đội công an giao thông Tháng 9 trường mới huyện năm 2021 - Tư vấn về an toàn giao thông . - GVCN, Đoàn trường - Tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Nhân viên y tế học đường - Tư vấn về giới tính, sức khỏe sinh - Tổ tư vấn: sản vị thành niên. - GVCN Tháng 10 - Tình bạn, tình yêu học trò. - Mời chuyên gia tư vấn; cán năm 2021 - Kỹ năng giao tiếp ứng xử, quan hệ bộ truyền thông dân số thầy trò 12
- - Tư vấn kỹ năng sống cho HS. - Tổ tư vấn Tháng 11 - Tư vấn về việc học của học sinh. - GVCN năm 2021 - Đoàn thanh niên - Đại diện Hội CMHS - Tuyên tuyền về phòng chống Ma - Tổ tư vấn Tháng 12 túy, HIV-AIDS. năm 2021 - Báo cáo GD giá trị sống: “Cho và - GVCN nhận”. Tháng 1 - Tư vấn về vệ sinh, an toàn thực - Tổ tư vấn năm 2022 phẩm. - GVCN - Tư vấn về việc học của học sinh. Tháng 2 - Tư vấn kỹ năng, phương pháp học - Tổ tư vấn năm 2022 tập hiệu quả. - GVCN - Học sinh thành đạt - Tư vấn cho học sinh lớp 12 lựa chọn - Tổ tư vấn Tháng 3 nghề sau khi tốt nghiệp THPT năm - GVCN 2020. năm 2022 -Tổ văn phòng Tháng 4 -Tư vấn về thẩm mĩ, nét đẹp học - Tổ tư vấn năm 2022 đường. - GVCN -Tư vấn kỹ năng sống cho HS: Tinh thần sĩ tử trước mùa thi. Tháng 5 - Phòng chống đuối nước. - Tổ tư vấn năm 2022 - Mùa hè bổ ích. - GVCN - TT Văn hoá huyện 7. Lập kênh thông tin cung cấp tài liệu, trao đổi với cha mẹ học sinh về vấn đề cần tư vấn cho học sinh Website của nhà trường, đoàn trường, email, mạng xã hội, điện thoại, hòm thư trực tiếp của tổ tư vấn được thành lập và thông báo công khai rộng rãi tới học sinh, phụ huynh học sinh; Nội dung các Website, fanpage đăng tải những kiến thức có liên quan dưới nhiều hình thức như tranh ảnh, video, các câu chuyện. để tuyên truyền, phòng ngừa những vấn đề tâm lý của học sinh. 8. Tư vấn, tham vấn riêng/nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn, qua mạng nội 13
- bộ, website của nhà trường, đoàn trường, email, mạng xã hội, điện thoại, hòm thư trực tiếp * Mục tiêu: + Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh; + Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể; + Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình. *Nội dung: Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói…Tổ tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình. *Hình thức tƣ vấn + Tư vấn trực tiếp: Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 00 và buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 hàng ngày) do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại Phòng tư vấn; + Tư vấn gián tiếp: Tư vấn qua mạng nội bộ, Zalo, email, mạng xã hội, điện thoại, hòm thư trực tiếp; Tổ tư vấn sẽ có phản hồi ngay tới học sinh khi nhận được email tâm sự. 1. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức hoạt động tư vấn học sinh như: Đoàn thanh niên các cấp, Hội phụ nữ, một số các đơn vị được Sở GD&ĐT Nghệ An cấp phép cho hoạt động hướng nghiệp... 2. Tổ chức nói chuyện chuyên đề, ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh *Mục tiêu: + Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng; + Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống mang lại; + Định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực. * Nội dung và hình thức: + Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò,… thông qua các buổi tọa đàm trong các giờ sinh hoạt cuối tuần tại lớp hoặc sinh hoạt đầu tuần; + Tùy thời điểm, tổ tư vấn học đường sẽ tư vấn theo những chuyên đề phù hợp; 14
- + Mời các chuyên gia tư vấn tâm lý về nói chuyện, giao lưu với học sinh. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Nguồn tài liệu - Tài liệu được cấp phát trong các đợt giáo viên đi tập huấn; - Sưu tầm tài liệu từ báo giấy, báo mạng có uy tín. 2. Phân công nhiệm vụ các thành viên tổ tƣ vấn: TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ 1 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Phó hiệu Phụ trách chung, theo dõi chỉ đạo trưởng hoạt động tư vấn của tổ tư vấn. - Tiếp nhận ý kiến học sinh từ email nhà trường, từ hộp thư “Tâm sự học đƣờng” và phân chia nhiệm vụ cho các thành viên tổ tư vấn. 2 Nguyễn Quang Tuấn BT Đoàn - Phụ trách việc tổ chức tư vấn cho trường học sinh dưới cờ theo lịch định kỳ về những vấn đề chung mà học sinh đang quan tâm, các vấn đề về hoạt động xã hội. Tư vấn cho HS toàn trường về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên; chăm sóc sức khỏe cá nhân, vệ sinh môi Trần Thị Phúc NV Y tế trường, phòng bệnh... giới tính, quan 3 hệ với bạn khác giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Phương pháp học tập các bộ môn ở trường, tự học ở nhà sao cho việc học tập có hiệu quả, giảm mệt nhọc; giáo Lâm Thị Ái Thơ TTCM dục kỹ năng sống. 4 Ngữ Văn - Tư vấn về quan hệ bạn bè, thầy trò. , nét đẹp học đường. 15
- - Tư vấn về thẩm mỹ trong trang phục, 5 Nguyễn Thị Lệ Thuỷ GV các vấn đề về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Sinh học - Tư vấn hướng nghiệp,tuyển sinh - Tư vấn về thẩm mỹ trong trang phục, 6 Lưu Thị Thuỳ Phó BT các vấn đề về giới tính. Đoàn - Tư vấn hướng nghiệp, tuyển trường sinh. 2. Các giải pháp cụ thể đã triển khai 2.1. Phối hợp với CMHS rà soát, phát hiện nguy cơ Mục đích và yêu cầu của việc rà soát phát hiện nguy cơ Giúp cho nhà trƣờng rà soát tổng thể về học sinh để có thể phát hiện ra những nguy cơ xảy ra với học sinh từ đó có chƣơng trình phòng ngừa phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất các nguy cơ có thể xảy ra với học sinh. Giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tác động tức thời hoặc dài hạn của những vấn đề gặp phải ở học sinh. Rà soát, nắm bắt thông tin, tâm tƣ, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và các hiện tƣợng bất thƣờng của ngƣời học. Chủ động phát hiện ngƣời học có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nghỉ học thƣờng xuyên, có nguy cơ bỏ học, bị xâm hại, bị bạo lực, vi phạm pháp luật. Thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin của cơ sở giáo dục nhƣ hòm thƣ góp ý, đƣờng dây nóng hoặc các hình thức sử dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận các vụ việc có nguy cơ gây tổn hại đến ngƣời học. Phối hợp rà soát phát hiện nguy cơ - Nhận diện những vấn đề nổi cộm của học sinh toàn trƣờng: Cán bộ quản lý trƣờng học tiến hành xây dựng kế hoạch và lựa chọn nhân sự để cán bộ quản lý phê duyệt thực hiện việc nhận diện những vấn đề nổi cộm của học sinh toàn trƣờng. Tùy từng cấp học, trƣờng, khối lớp, lớp mà có thể có những vấn đề nổi cộm khác nhau; trƣờng tôi đã thành lập mạng lƣới nắm bắt thông tin, gồm đại diện giám hiệu phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, lớp trƣởng và đại diện hội CMHS của các lớp để rà soát phát hiện sớm nguy cơ. - Nhận diện những học sinh có vấn đề trong học tập, giao tiếp và cuộc sống: Cán bộ, giáo viên đƣợc phân công phụ tách công tác tƣ vấn tâm lý cần tiến hành nhận diện những học sinh có vấn đề trong học tập, giao tiếp và cuộc sống bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau, có thể thông qua hồ sơ của học sinh, thông qua phƣơng pháp quan sát để phát hiện những nguy cơ bất thƣờng từ dấu hiệu hành vi, có thể thông qua các công cụ nhƣ trắc nghiệm. 16
- - Đánh giá những dữ liệu thu đƣợc dựa trên việc kết hợp các nguồn thông tin khác nhau: Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, phụ huynh học sinh,… phối hợp để thu thập thông tin. Trên cơ sở thu thập đƣợc các nguồn thông tin khác nhau về học sinh cần tiến hành đánh giá những dữ liệu đƣợc dựa trên việc kết hợp các nguồn thông tin khác nhau trên nguyên tắc: khách quan, bình đẳng, công bằng từ đó có thể phát hiện đƣợc những nguy cơ xảy ra với học sinh. Trên thực tế, khi rà soát phát hiện nguy cơ xảy ra ở mỗi cấp học, nhà trƣờng đã phát hiện những những nguy cơ học sinh gặp phải khác nhau. Có trƣờng học sinh có nguy cơ bỏ học nhiều, nhất là ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vì hoàn cảnh gia đình mà nhiều em nảy sinh tâm lý chán nản không thiết tha với việc học hành, có nhóm học sinh tùy từng thời điểm lại nguy cơ có hành vi bạo lực trên đƣờng từ nhà đến trƣờng và ngƣợc lại, có nguy cơ học sinh yêu sớm, quan hệ tình dục không an toàn,… Lên kế hoạch sử dụng những dữ liệu đã đƣợc sàng lọc: Trên cơ sở đánh giá những dữ liệu thu đƣợc dựa trên việc kết hợp các nguồn thông tin khác nhau họ sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý nhà trƣờng, cho giáo viên, cha mẹ học sinh,... để có thể lập kế hoạch sử dụng những dữ liệu đã đƣợc sàng lọc, đánh giá nhằm xây dựng đƣợc các chƣơng trình phòng ngừa kịp thời, đúng đắn. 2.2. Truyền thông phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến ngƣời học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh - Thu thập, phân tích, đánh giá những vấn đề nổi cộm của học sinh trong trƣờng (học sinh có nguy cơ bỏ học, học sinh có nguy cơ bạo lực học đƣờng, học sinh có nguy cơ bị stress, căng thẳng trƣớc mùa thi, học sinh có nguy cơ không biết lựa chọn nghề, định hƣớng giá trị bản thân…). - Lựa chọn vấn đề cần thiết có thể tổ chức các chƣơng trình phòng ngừa các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến ngƣời học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh và tuỳ vào từng thời điểm của năm học để ƣu tiên cho các nội dung tuyên truyền giáo dục. - Giám hiệu phụ trách công tác tƣ vấn tâm lý tiến hành huy động nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện chƣơng trình truyền thông phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến ngƣời học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh. Các nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng Giám hiệu phụ trách công tác tƣ vấn tâm lý có thể huy động: + Nguồn lực trong nhà trường:Ban Giám hiệu;Giáo viên chủ nhiệm; Giáo viên bộ môn; Hội Cha mẹ học sinh; Nhóm học sinh nòng cốt; Nhân viên trong trƣờng (Y tế, bảo vệ…) + Nguồn lực ngoài nhà trường:Ban truyền thông dân số; Công an cấp xã, thị; Đoàn thể; Tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Hội khuyến học,…); Doanh nghiệp, cá nhân. 17
- - Thiết kế các chƣơng trình truyền thông phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến ngƣời học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh và triển khai toàn trƣờng: xác định mục tiêu, đối tƣợng, xây dựng nội dung, thời gian, cách thức thực hiện, nhân lực tiến hành truyền thông phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến ngƣời học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh. - Xác định các hình thức truyền thông phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến ngƣời học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Có thể là truyền thông trực tiếp đến học sinh thông qua hình thức sân khấu hóa, qua các tiểu phẩm, bài hát, nhạc kịch, thơ, báo tƣờng... nhân các ngày lễ lớn nhƣ ngày 26/3; ngày 01/6; ngày 27/7; ngày 10/10 (giỗ tổ Hùng Vƣơng); ngày tết trung thu; ngày 20/11; ngày 22/12 hay ngày tết cổ truyền của dân tộc,... Bên cạnh đó có thể thực hiện hình thức truyền thông gián tiếp thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua fanpage, trang web (nếu có) của nhà trƣờng qua đó giúp cho học sinh thay đổi nhận thức, có kiến thức về vấn đề gặp phải, về các nguồn lực trợ giúp, phát hiện ra các nguy cơ xảy ra để chủ động phòng ngừa vấn đề xảy đến với mình. Giám hiệu phụ tráchcông tác tƣ vấn tâm lý cũng có thể kết nối với Phòng Công an cấp huyện để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, tai nạn thƣơng tích, có thể phối hợp với Trung tâm văn hóa cấp huyện tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống đuối nƣớc, phòng chống thuốc lá, rƣợu bia; phối hợp với Trung tâm Y tế cấp huyện để họ tổ chức tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên, vấn đề tình bạn, tình yêu,... 2.3. Tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống Tạo môi trƣờng cho thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống: Các Chi đoàn thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo lời bác”. Đẩy mạnh phong trào xây dựng“Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng khuôn viên, cảnh quan sƣ phạm “Xanh – sạch – đẹp – An toàn – Thân thiện”, tổ chức“ phần việc thanh niên”..., chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, vệ sinh phong quang trƣờng lớp hàng ngày; đảm bảo không gian vƣờn trƣờng luôn sạch đẹp, cây cối xanh tƣơi, nở hoa bốn mùa, nhà trƣờng thực sự là ngôi nhà thứ hai của học sinh.... Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn thƣơng tích, phòng chống tai nạn đuối nƣớc, bạo lực học đƣờng...cho học sinh, tiêu biểu Chuyên đề Sức khỏe giới tính, Phòng chống HIV-AIDS, Chuyên đề phòng chống thiên tai...Duy trì tốt hoạt động của "Đội cờ đỏ", “Đội an ninh xung kích” của đoàn trƣờng. Tổ chức các hoạt động giao lƣu, vận động các nguồn lực xã hội để nhận giúp đỡ, hỗ trợ các trợ các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ủng hộ bạn nghèo. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tƣơng thân tƣơng ái, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn...; hƣớng dẫn đoàn viên tham gia các hoạt động tình nghĩa... 18
- Triển khai tốt phong trào “Xung kích tình nguyện” gắn với các hoạt động ngoài giờ, nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý thức kỷ luật cho các em, cụ thể: không nói tục, nói bậy; nhặt đƣợc của rơi trả ngƣời đánh tạo môi trƣờng văn hoá, hình thành các giá trị nhân cách tốt đẹp cho học sinh… Các hoạt động “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Dâng hƣơng địa chỉ đỏ ”… luôn đƣợc đoàn trƣờng chú trọng đặc biệt trong các dịp lễ Tết, ngày Thƣơng binh liệt sỹ 27/7; góp phần giáo dục thiếu niên, nhi đồng lòng tự hào dân tộc, tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, giúp các em hiểu biết và có ý thức giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những việc làm cụ thể. Nhà trƣờng phát huy hiệu quả các Câu lạc bộ học tập, phân công những bạn học tốt giúp đỡ các bạn học yếu, động viên thăm hỏi các bạn có hoàn cảnh khó khăn vƣơn lên cùng học tốt nhƣ: CLB văn học – Nghệ thuật, CLB sức khỏe sinh sản vị thành niên, CLB bóng chuyề, CLB tiếng Anh. Tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên thanh niên về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa đọc; trang bị các kiến thức, kỹ năng đọc, định hƣớng đọc lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên. Đoàn trƣờng làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của sức khoẻ và định hƣớng, hƣớng dẫn cho học sinh rèn luyện sức khoẻ thƣờng xuyên. tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền nam, nữ; thƣờng xuyên tổ chức giao lƣu theo lớp, khối lớp, tạo cơ hội cho học chơi các môn thể thao, nhất là bóng đá, bóng chuyền trong thời gian giải lao, cuối buổi học. Phối hợp cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động NGLL bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, theo từng chủ đề, chủ điểm hàng tháng nhƣ: Xuân ấm áp, Tết yêu thƣơng, mừng Đảng mừng xuân, đền ơn đáp nghĩa, …, hoạt động tập thể: chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, câu lạc bộ; các hoạt động NGLL, trải nghiệm sáng tạo: dân vũ sân trƣờng, hành hƣơng về các địa chỉ đỏ, trải nghiệm, thực tế… Tăng cƣờng các hoạt động trải nghiệm, Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, nhân cách; giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thƣơng tích; phòng chống HIV/AIDS; chú trọng giáo dục lối sống, kĩ năng sống, các kĩ năng tự bảo vệ, chống xâm hại, bạo lực; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trƣờng học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trƣờng; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục an toàn giao thông… 2.4. Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL theo Hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 và các văn bản chỉ đạo khác của Sở; Nhà trƣờng đã xây dựng triển khai các nội dung: 19
- Thực hiện Chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trong trƣờng THPT Thanh Chƣơng 1 năm học 2021 - 2022, Kế hoạch giáo dục trật tự an toàn giao thông năm học 2021- 2022, KH Xây dựng cổng trƣờng an toàn giao thông năm học 2021 - 2022, KH phòng chống ma túy trong trƣờng học năm học 2021 - 2022”. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do UBND tỉnh, Sở GD&ĐT …tổ chức: Đoàn viên thanh niên học sinh và giáo viên trong nhà trƣờng tham gia nghiêm túc các cuộc thi ATGT qua mạng, giáo dục pháp luật. Việc tuyên truyền, chƣơng trình ngoại khóa các nội dung pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Ngay vào đầu năm học nhà trƣờng đã tiến hành tổ chức đợt giáo dục chính trị, sinh hoạt đầu năm học, trong đó tập trung vào các nội dung nhƣ: giáo dục đạo đức, tác phong của ngƣời học sinh, học tập các nội quy, quy định của ngành, của nhà trƣờng, của đoàn thanh niên... 100% học sinh nhà trƣờng đã tham dự đầy đủ và có ý thức, đạt đƣợc hiệu quả cao. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống nếp sống cho học sinh đƣợc nhà trƣờng thƣờng xuyên chú trọng qua các hình thức: biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt việc tốt, nhắc nhở các việc cần tránh trong các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi Đoàn, ký cam kết... Đội xung kích, đội cờ đỏ hoạt động có hiệu quả kịp thời phát hiện và uốn nắn những học sinh vi phạm. Công tác nắm bắt diễn biến tƣ tƣởng của học sinh đƣợc chú trọng thông qua hình thức thăm dò góp ý bằng phiếu kín, thông qua hộp thƣ giúp bạn, đồng thời qua đó phát hiện những học sinh vi phạm để có hình thức giáo dục. Tích cực xây dựng đời sống văn hoá, văn minh và lành mạnh trong trƣờng học. Quản lý chặt chẽ và giáo dục có hiệu quả đồng thời luôn tuyên truyền bằng chƣơng trình phát thanh pa nô áp phích cho học sinh ý thức đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý. Tổ chức triển khai quán triệt, học tập và cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên, thanh niên trƣờng học với những phƣơng thức triển khai sáng tạo, đoàn trƣờng tổ chức hội thi kể chuyện Bác Hồ trong các giờ chào cờ đầu tuần. Nhà trƣờng đã tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm ma túy, các tệ nạn xã hội và giữ gìn trật tự ATGT. Tổ chức cho 100% học sinh và phụ huynh các lớp kí cam kết không mua bán tàng trữ, sử dụng pháo nổ, đồ chơi nguy hiểm và đèn trời trƣớc trong và sau tết nguyên đán. Tổ chức 100% học sinh tham gia cuộc thi “an toàn giao thông cho nụ cƣời ngày mai”, trong cuộc thi này nhà trƣờng đã có hai bài thi của học sinh đƣợc gửi dự thi cấp quốc gia. Đoàn trƣờng phối hợp với nhóm Giáo dục công dân tổ chức học tập CN 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn