intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Sinh học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giúp giáo viên hiểu và nắm vững phương pháp sử dụng đồ dạy học một cách có hiệu quả. Coi đề tài là một tài liệu để nghiên cứu và tham khảo cho đồng nghiệp. Giúp giáo viên có những kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả và tiết kiệm được thời gian. Hướng dẫn học sinh tính độc lập làm việc với đồ dùng dưới sự hướng dẫn của giáo viên để phát hiện kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Sinh học

  1. Mục lục  1
  2. PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  Trong thời đại ngày nay, giáo dục phổ  thông nước ta đang thực hiện  bước chuyển từ  chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận   năng lực của người học, nghĩa là từ  chỗ  quan tâm đến việc học sinh học  được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm tạo điều kiện thuận lợi cho học  sinh tiến hành các thí nghiệm, thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên  để phát hiện nội dung kiến thức giúp hình thành và phát triển năng lực cho   học sinh. Để  giúp học sinh làm được điều này trong quá trình dạy học nói chung,  cụ thể là dạy sinh học nói riêng không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức,   cung cấp thông tin, “rót” kiến thức vào học sinh mà chủ  yếu là quá trình  giáo viên thiết kế, tổ  chức, điều khiển các hoạt động nhận thức tích cực  của học sinh. Học sinh không chỉ  tiếp nhận một cách thụ  động những tri   thức sinh học có sẵn mà chủ yếu là quá trình học sinh tự học, tự nhận thức,  tự khám phá, tìm tòi các tri thức sinh học một cách chủ động, tích cực dưới   sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Để  thực hiện được điều này đòi hỏi người giáo viên không chỉ  có năng  lực tổ chức các hoạt động  dạy học phù hợp, mà còn phải biết lựa chọn và   sử  dụng các đồ  dùng dạy học một cách hợp lí, khoa học, tạo cơ  hội cho  học sinh tiếp cận, gần gũi với đồ dùng,  giúp học sinh tích cực tư duy, phát  hiện kiến thức và có khả  năng vận dụng kiến thức phù hợp với các tình  huống của thực tiễn của cuộc sống.   Chính vì những lí do đó mà tôi đã  mạnh dạn nghiên cứu đề  tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ  dùng dạy    1
  3. học môn Sinh học” 1.2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích của đề tài       ­ Giúp giáo viên hiểu và nắm vững phương pháp sử  dụng đồ  dạy học   một cách có hiệu quả. ­   Coi   đề   tài   là   một   tài   liệu   để   nghiên   cứu   và   tham   khảo   cho   đồng   nghiệp. ­ Giúp giáo viên có những kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng dạy  học đạt hiệu quả và tiết kiệm được thời gian. ­ Hướng dẫn học sinh tính độc lập làm việc với đồ dùng dưới sự hướng  dẫn của giáo viên để phát hiện kiến thức. 1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài ­ Xây dựng phương pháp sử  dụng đồ  dùng dạy học đạt hiệu quả  cao  nhất.  ­ Hướng dẫn học sinh cách lĩnh hội kiến thức từ đồ dùng dạy học, từ đó  phát huy và nâng cao khả  năng tư  duy trừu tượng, khả  năng phân tích và   năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. 1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHẠM VI  ÁP DỤNG  CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: là những học sinh của trường  THCS Phổ Vinh năm học 2014 – 2015. 1.3.2.  Phạm vi áp dụng của sáng kiến:  được áp dụng trong học sinh  lớp 8B, C của Trường THCS Phổ Vinh  1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp: Quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm.  2
  4. Ngoài ra, tôi còn sử  dụng kết hợp các phương pháp như  trò chuyện,  phỏng vấn học sinh, giáo viên, điều tra, quan sát thực tiễn.  3
  5.  PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN  Chương trình giáo dục phổ thông  ban hành kèm theo quyết định số  16/2006/QĐ­BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào  tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của  học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,  điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả  năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động  đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học  sinh” Quán triệt Nghị quyết 29­NQ/TW và Nghị quyết 44/NQ­CP ­  Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và  học. ­  Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học­ công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. ­  Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng  công nghệ thông tin. 2.2. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ. 2.2.1. Thực trạng của việc dạy học của bộ môn Sinh học  ­ Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Sinh học ở cấp THCS tôi có những  nhận thức như sau: Mặc dù học sinh đã dần phát huy tính sinh động đối với bộ  môn Sinh  học, tuy nhiên tính tích cực chưa được thể hiện đồng bộ đối với học sinh.    4
  6. Chứng tỏ do việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chưa chu đáo,  khi trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt sách giáo khoa. Hoạt động thảo luận   nhóm chưa bảo đảm tính trật tự, nghiêm túc, các thành viên trong nhóm  chưa thật sự  cùng nhau bàn bạc mà còn dựa dẫm vào học sinh khá, giỏi,  nhìn chung chưa phát huy được tính hoạt động tập thể.      ­ Những tồn tại trên được lý giải như sau: Về  ý thức: hiện nay còn một số  học sinh có động cơ, thái độ  học tập   chưa tốt. Địa bàn nơi trường đóng thuộc vùng nông thôn, mặt bằng dân trí  chưa đồng đều, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cha mẹ thường đi  làm ăn xa nên ít quan tâm đến việc học của con cái. Về  đội ngũ giáo viên: một số  giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong   việc sử dụng đồ  dùng dạy học, tài liệu tham khảo dành cho giáo viên còn   thiếu, việc bồi dưỡng, tiếp thu chuyên đề còn hạn chế. Ngoài ra việc kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh, thực   hiện chưa thật đều tay, chưa thật nghiêm túc, cũng ảnh hưởng đến thái độ  và động cơ học tập của học sinh. Vì vậy, việc áp dụng đề tài  này   nhằm   góp   phần   nâng   cao   chất  lượng dạy và học theo hướng tích cực hóa. 2.2.2. Kết quả việc kiểm tra khảo sát Bảng 2.1. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, năm học 2014 ­ 2015 Lớ SS Giỏi Khá TB Yếu Kém p SL % SL % SL % SL % SL % 8B 29 6 20,7 14 48,3 7 24,1 2 6,9 / 8C 27 3 11,1 14 51,9 8 29,6 2 7,4 / Bảng 2.2. Chỉ tiêu phấn đấu cuối năm học 2014 ­ 2015  Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Kém  5
  7. SL % SL % SL % SL % SL    % 8B 29 8 27,6 17 58,6 3 10,3 1 3,5 / 8C 27 5 18,5 15 55,6 6 22,2 1 3,7 / 2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 2.3.1. Các yêu cầu giáo dục cần đạt khi sử dụng đồ dùng dạy học Sử dụng đồ dùng dạy học phải đạt các giá trị giáo dục như sau: + Thúc đẩy sự  giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp học sinh học tập   có hiệu quả. + Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập lâu bền. + Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực   tiễn xã hội và môi trường sống. + Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không   thể  tiếp cận được thành cái có thể  tiếp cận được. Khi sử  dụng phim  ảnh   mô phỏng và các phương tiện tương tự. + Cung cấp kiến thức chung, qua đó học sinh có thể phát triển các hoạt  động học tập khác. + Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập khác và khuyến   khích học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập. 2.3.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy 2.3.2.1. Đối với học sinh ­ Ở nhà cần chuẩn bị bài ở nhà chu đáo: sau khi học bài cũ và làm bài tập  xong, HS cần chuẩn bị bài mới theo các yêu cầu chung như:     + Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liêu tham khảo có liên quan đến nội   dung kiến thức bài mới     + Dự kiến trả lời các câu hỏi có ở các lệnh trong bài  6
  8.      + Với các bài học có đồ  dùng dạy học như: trang  ảnh, mẫu vật, thí   nghiệm… học sinh cần tự  tìm hiểu  ở  nhà, ghi lại những khó khăn vướng  mắc, để trao đổi với các bạn hay thầy cô giáo trong quá trình học tập ­ Ở lớp cần tập trung theo dõi nhiệm vụ của giáo viên giao, tự tìm cách   giải quyết nhiệm vụ  hoặc trao đổi với các bạn, giáo viên tìm cách giải  quyết nhiệm vụ được giao…, tham gia trao đổi, thảo luận cùng các bạn để  phát hiện và nắm vững các nội dung kiến thức. 2.3.2.2. Đối với bộ phận phụ trách thiết bị * Cách sắp xếp đồ dùng dạy học ­ Đồ  dùng dạy học  ở trong phòng thiết bị phải được sắp xếp theo từng   khối, từng môn, từng học kì để thuận lợi cho việc mượn và trả. ­ Phải xếp các loại đồ  dùng dạy học theo thực tế  về  không gian của  phòng thiết bị: + Giá treo bản đồ, bảng phụ và các tranh ảnh nên để ở nơi gần cửa ra   vào. + Các thiết bị thí nghiệm phải để phía trong để dễ bảo quản. + Các loại hóa chất phải bỏ  vào tủ  và đậy kín lại nhằm tránh sự  độc  hại cho con người. ­ Phải bố  trí nơi cho giáo viên chuẩn bị  đồ  dùng dạy học trước khi lên  lớp: nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát. * Bộ phận phụ trách thiết bị: ­ Xây dựng nội quy hoạt động của phòng thiết bị và thiết lập các loại hồ  sơ quản lí thiết bị: sổ danh mục, sổ theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học  của giáo viên (có kí mượn, kí trả  và xem xét tình trạng của đồ  dùng dạy  học) ­ Thường xuyên tham mưu với BGH về  việc mua sắm bổ  sung những   thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.  7
  9. ­ Mua sắm kịp thời những đồ  dùng cần thiết như: khay nhựa, nẹp, dây  treo, khăn lau,… ­ Đầu tư đầy đủ bảng phụ: cho học sinh, cho giáo viên, băng, đĩa … ­ Sắp xếp đồ dùng dạy học của môn trong phòng thiết bị một cách khoa   học hợp lí, dễ lấy, dễ trả. ­ Khuyến khích giáo viên tự làm đồ  dùng dạy học và đề  nghị  BGH khen  thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích, đồng thời phê bình những cá  nhân ít sử dụng đồ dùng dạy học. ­ Cần phải nắm bắt cách sử  dụng một số  bộ  thí nghiệm thực hành khó  để hướng dẫn cho một số giáo viên có kĩ năng thực hành còn hạn chế. 2.3.2.3. Đối với giáo viên ­ Phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng các loại đồ dùng dạy  học  cho cả  năm học, từng tuần dạy và gửi kế  hoạch này đến bộ  phận phụ  trách thiết bị. Để thuận lợi cho việc sắp xếp trong phòng thiết bị và thuận   lợi cho việc mượn trả. ­ Hàng tháng các tổ phải cử giáo viên sắp xếp lại các đồ  dùng dạy học:   cất bớt những đồ  dùng dạy học đã sử  dụng và trưng bày những đồ  dùng  sắp sử dụng. ­ Phải có ý thức bảo quản các loại đồ dùng dạy học đồng thời phải tăng   cường việc tự  làm đồ  dùng dạy học đơn giản như: vẽ  tranh, tạo các mô  hình, những thí nghiệm. 2.3.3. Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy Đồ  dùng dạy học là phương tiện chuyển tải thông tin, điều khiển mọi  hoạt động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư  duy trừu  tượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiến hành các hoạt động dưới   8
  10. sự  hướng dẫn của giáo viên để  phát hiện nội dung kiến thức giúp hình  thành và phát triển năng lực cho học sinh.  Tùy theo nội dung kiến thức, loại đồ dùng và hình thức tổ chức dạy học   mà ta sử  dụng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình dạy   học, các đồ dùng có thể được sử dụng theo các phương pháp sau: ­ Có thể dùng phương pháp: quan sát + hoạt động nhóm; quan sát + vấn   đáp; …để phát hiện nội dung kiến thức từ các đồ dùng.  ­ Hoạt động cá nhân hay nhóm, tiến hành các thí nghiệm để phát hiện ra   nội dung kiến thức… ­ Đối với mẫu vật quá nhỏ có kích thước hiển vi, ngoài việc tổ chức cho  học sinh: tự làm tiêu bản để  quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi; quan sát  mẫu vật dưới kính hiển vi (những tiêu bản có sẵn), nếu có điều kiện dùng   máy chiếu hiển vi để  tăng độ  phóng đại, tạo điều kiện cho cả  lớp có thể  quan sát cùng một lúc. ­ Khi học sinh tự  mình nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện nội dung kiến  thức sẽ giúp các em hiểu bài tốt, ghi nhớ lâu, và vận dụng tốt các kiến thức   đã học vào thực tế cuộc sống 2.3.4. Áp dụng cụ  thể  việc sử  dụng đồ  dùng dạy học vào bộ  môn  Sinh học Để  phát huy tính năng động năng lực tự  học của học sinh, người giáo   viên đứng trên bục giảng phải có phương pháp và nghệ  thuật giảng dạy  phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và lứa tuổi học sinh đặc biệt là phải thật   sự  hấp dẫn, lôi cuốn học sinh bằng nhiều hình thức tổ  chức khác nhau,  chúng ta không thể giả thuyết ngay vào đầu học sinh mà phải đưa vấn đề  vào tình huống, đi từ  gần đến xa, từ  dễ  đến khó, từ  trực quan sinh động  đến từ  tư  duy trừu tượng. Đây chính là yếu tố  quan trọng nhằm giúp học   sinh phát hiện ra các tình huống có vấn đề  và nảy sinh nhu cầu giải quyết   9
  11. các vấn đề mới phát hiện ra.  Để thực hiện được điều này, đồ  dùng dạy học không thể  thiếu đối với   người thầy trên lớp và đối với học sinh khi nghiên cứu vấn đề. Vì thế  đồ  dùng dạy học chính là điều kiện, phương tiện để dạy và học. Khi sử dụng  các đồ  dùng dạy học, nhất là  các hiện tượng và mẫu vật sống thường có   giá trị rất lớn trong công tác giảng dạy, nói chung là rất sinh động làm hứng   thú việc học tập của học sinh, vì ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nhất   là đối với các em đầu cấp rất thích thú tìm tòi học hỏi, khi nhận biết vấn   đề  gì đó lúc nào cũng muốn rằng chính tận mắt mình chứng kiến sự  vật,   hiện tượng xảy ra. Đồ  dùng dạy học môn Sinh học là những hình tượng, dụng cụ  mà học  sinh có thể nhìn thấy được, rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, đồ  dùng dạy học có thể được dùng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong tiết học,  chủ yếu phải trình bày hợp lí nội dung muốn truyền đạt cho học sinh và đòi  hỏi sự thu hút được đối tượng cần truyền đạt. Vì vậy đồ dùng dạy học có  rất nhiều loại được thể hiện qua từng loại đồ dùng dạy học như sau: 2.3.4.1. Mẫu vật tự nhiên Các mẫu vật tự nhiên dùng trong dạy học thường đảm bảo các yêu cầu  sau: ­ Mẫu vật được mang đến lớp phải đảm bảo tính khoa học, sự  phạm,  phù hợp với nội dung kiến thức cần hình thành cho học sinh   ­ Mẫu động vật sống có vận động di chuyển, còn hô hấp hoặc còn  nguyên vẹn các bộ phận chi tiết. ­ Mẫu thực vật phải tươi, đủ  rễ, thân, lá … đủ  các yếu tố phục vụ cho   nội dung của bài học. Loại đồ dùng dạy học này có giá trị sư phạm cao nhất, nó đảm bảo hình  dạng, kích thước, màu sắc tự nhiên. Trong thực tế không phải bao giờ cũng   10
  12. có mẫu vật sống, tươi. Có thể  sử  dụng các mẫu vật ngâm, ép … tuy các  mẫu vật này không có giá trị bằng các mẫu vật tươi sống, không giữ được   các màu sắc tự nhiên, song đây vẫn là mẫu vật thật. Ví dụ  1: Bài 9 – Sinh học 6: Các loại rễ, các miền của rễ  (các loại rễ)   GV yêu cầu HS: ­ Gấp hết sách, vở lại, tập trung hết các rễ  của các cây được mang đến  lớp lại theo đơn vị nhóm, hoạt động nhóm quan sát các loại rễ trong nhóm  và phân chia chúng theo ý tưởng của mình và giải thích tại sao mình phân  chia như vậy?  ­ Quan sát hình 9.1 trong SGK, kiểm tra và phân chia lại các loại các loại  rễ theo hình vẽ, giải thích cách phân chia của mình ­ Hoàn thành bài tập điền từ trang 29SGK ­ Qua đó, học sinh có thể  vận dụng kiến thức vào thực tế  tự  xác định  được rễ của các loại cây bất kì thuộc nhóm rễ nào. Ví dụ 2: Bài 17 – Sinh học 8: Tim và mạch máu (cấu tạo tim), giáo viên  yêu cầu học sinh hoạt động nhóm:  ­ Quan sát quả tim lợn nêu hình dạng cấu tạo ngoài của tim ­ Dùng dao bổ  quả  tim lợn làm 2, quan sát cấu tạo trong, xác định: tâm   thất; tâm nhĩ, van tim, các ngăn tim thông với từng loại mạch nào?... (chú ý   độ dày thành cơ các ngăn tim), thảo luận nhóm giải thích sự khác nhau đó. ­ Từ  đó HS có thể  nêu được cấu tạo tim người và hoàn thành bài tập  trang 54 SGK  Ví dụ 3: Bài 5 – Sinh 8: Thực hành: Quan sát tế bào và mô, GV chia lớp   thành 2 nhóm hoạt động như sau: ­ Nhóm thứ nhất gồm các tổ 1, 2 tiến hành làm tiêu bản tế bào mô cơ vân  để quan sát dưới kính hiển vi  11
  13. ­ Nhóm thứ 2 gồm các tổ 3, 4 tiến hành quan sát dưới kính hiển vi các tế  bào của mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn, mô cơ vân.  ­ Sau đó đổi lại, nhóm thứ 2 làm tiêu bản, nhóm thứ nhất quan sát. Giúp   học sinh quan sát được cấu tạo của tế  bào, mô động vật đồng thời làm  được các tiêu bản để quan sát dưới kính hiển vi 2.3.4.2.   Mô hình Trong dạy học sinh học, mô hình thường có các tác dụng dùng để  thay   thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên trong các trường hợp như:   ­ Đôi khi không có sẵn hoặc không thể  mang mẫu vật thật đến lớp  được  ­ Trong một số  trường hợp kiến thức là các cơ  chế  sinh lí xảy ra bên  trong cơ  thể  sinh vật (kiến thức trừu tượng), học sinh không thể  quan sát  mẫu vật được, giáo viên có thể sử dụng mô hình để giúp các em hình dung,  phát hiện kiến thức.  ­ Mô hình có tác dụng phản  ảnh được cấu tạo, khái quát và hình dung   được rõ ràng các cấu trúc không gian, so với kích thước của mẫu vật thật,   sẽ khắc sâu được kiến thức cho các em. Ví dụ 4:  Bài 7 – Sinh học 8: Bộ xương Khi dạy các phần chính của bộ xương người  giáo viên dùng mô hình bộ  xương người, hướng dẫn các em quan sát, thao tác với mô hình để tìm hiểu  các phần chính của bộ xương người, các loại xương trong mỗi phần. Giáo viên yêu cầu một học sinh tổng kết lại nội dung kiến thức bằng   cách xác định trên mô hình. HS khác nhận xét bổ  sung, giáo viên nhận xét,   tiểu kết. Lúc đó học sinh sẽ  nắm và xác định được các thành phần chính  của bộ xương trên cơ thể mình và cấu tạo của mỗi phần. 2.3.4.3. Tranh vẽ, hình ảnh, phim chiếu  12
  14. Trong những trường hợp mô hình không cho phép đi sâu cấu tạo chi  tiết của sinh vật, thì tranh vẽ, hình vẽ, phim chiếu chiếm  ưu thế hơn, cho   phép đi sâu vào các chi tiết cần thiết, giúp cho học sinh có thể hiểu sâu sắc   hơn về  cấu tạo bên trong của đối tượng đang nghiên cứu, ngoài ra nó còn  thay thế mẫu vật thật mà không thể tìm kiếm.  Ví dụ  5: Đối với cấu tạo và kích thước của tế  bào, sự  lớn lên và phân  chia của tế bào, cấu tạo miền hút của rễ, các dạng rễ, các dạng thân. Đối  với các loại mô của động vật, các cơ  quan, các hệ  cơ  quan… Muốn học   sinh hiểu bài được tốt thì giáo viên phải sử  dụng hình ảnh, tranh vẽ  hoặc  phim chiếu cho học sinh quan sát, đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng  về mẫu vật thật hoặc tranh vẽ giống thật thì rất tốt, đôi khi cũng có nhiều   phức tạp, có những chi tiết không cần thiết hay bài giảng không đề  cập   đến, cần được lượt bỏ, chỉ  tập trung vào cấu trúc và dấu hiệu cơ  bản thì  lúc này ta có thể sử dụng các dụng cụ khác để kết hợp, đó là sơ đồ. 2.3.4.4. Sơ đồ Sơ  đồ  được sử  dụng khi trình bày các mối quan hệ  giữa các hình  tượng trong quá trình Sinh học. Ngoài ra sơ đồ còn giúp cho học sinh có cái   nhìn khái quát, tư duy trừu tượng của học sinh phát triển hơn. Ví dụ 6: Khi dạy mục II “Các nhân tố sinh thái” của bài “Môi trường và  các nhân tố sinh thái” (Bài 41) Để  xác định các nhân tố  sinh thái, GV dùng một ví dụ  thực tế  “Môi  trường sống của cây hoa hồng ở  trong chậu”  để  học sinh tìm hiểu và xác  định các nhân tố sinh thái. Cây hoa hồng sống trong chậu chịu tác dụng của những yếu tố  nào?  Nhận xét đặc điểm và phân loại các nhân tố đó.  13
  15. Vẽ  sơ  đồ  thể  hiện sự  tác động của các nhân tố  sinh thái lên  cây hoa hồng  Học sinh: Trao đổi, thảo luận, liên hệ  thực tế  xác định các nhân tố  sinh  thái tác động lên cây hoa hồng,  nhận xét và phân loại các nhân tố, sau khi   học sinh phân loại được các nhân tố sẽ dễ dàng vẽ được sơ đồ. Giáo viên là người hướng dẫn, cố  vấn cho các em giúp các em hoàn  thành nhiệm vụ.  Đất trong ch ậu Nước và MK hòa tan Nhân tố vô sinh Lượng O2 trong đất    Các nhân tố sinh thái      Ánh sáng, lượng CO2  (tác động lên hoa hồng) Giun trong đất  Nhân tố hữu  Vi sinh vật phân giải  sinh Sâu hoa hồng  Sơ đồ 2.3.4 . Các nhân tố sinh thái tác động lên cây hoa  hồng 2.3.4.5. Hình vẽ của giáo viên trên bảng Hình vẽ  của giáo viên trên bảng có giá trị  rất lớn, nhất là hình  ảnh vẽ  đẹp và nhanh, nó giúp cho học sinh theo dõi một cách dễ dàng nội dung của   bài giảng khi giáo viên vừa nói vừa vẽ dần một cấu trúc, một sơ đồ nào đó. Ví dụ 7: Khi dạy mục I “Tuần hoàn máu”, bài 16 sinh học 8 “Tuần hoàn  máu và lưu thông bạch huyết”  Sau khi cho học sinh trao đổi nhóm, tìm hiểu đường đi của máu trong hệ  tuần hoàn. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày đường đi của máu trong hệ   14
  16. tuần hoàn. Giáo viên nhận xét bằng cách vừa hướng dẫn vừa vẽ lại đường  đi của máu trong hệ  tuần hoàn, hướng dẫn đến đâu, giáo viên vẽ  đến đó,  giúp học sinh theo dõi và so sánh với kết quả  các em và sữa chữa sai sót   nếu có. Từ  đó giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, tiểu kết theo hình vẽ  của giáo viên 2.3.4.6. Các đồ dùng tự làm của giáo viên Trong thực tế dạy học, không phải tiết học nào cũng được cung cấp đầy  đủ   các   đồ   dùng   dạy   học   như   mang   muốn   của   giáo   viên.   Trong   những  trường hợp này giáo viên cần phải tự làm các đồ dùng dạy học để phục vụ  các tiết dạy của mình sao cho đạt hiệu quả dạy học là cao nhất. Ví dụ  8:  Khi dạy phần II, mục 1 “Hình thành phản xạ  có điều kiện”  trong bài 52 “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”. Giáo viên  sử dụng đồ dùng dạy học tự làm “mô hình thí nghiệm thành lập phản xạ có  điều kiện tiết nước bọt ở chó khi có ánh đèn” Giáo viên nêu tình huống giúp học sinh tư duy, trong thực tế  ở các trang  trại nuôi cá hoặc nuôi gà khi cho ăn người chủ chỉ cần gõ kẻng để cá (gà)  đến ăn. Người chủ làm như vậy là dựa trên cơ sở nào? Qua thí nghệm này  chúng ta giải thích được hiện tượng đó. Bất kì động vật nào chúng cũng  tạo được 1 thói quen như vậy, phần này chúng ta nghiên cứu ở chó. ­ Giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát   + Bật đèn chó quay về phía ánh sáng, cho chó ăn chó tiết nước bọt   + Kết hợp bật đèn và cho chó ăn nhiều lần, sau đó chỉ cần bạt đèn chó   cũng tiết nước bọt. ­ GV yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được. Thảo luận nhóm giải   thích hiện tượng? Giải thích tại sao chỉ  cần bật đèn mà không cho chó ăn   chó cũng tiết nước bọt?  ­ GV dùng mô hình thí nghiệm để giải thích cho học sinh  15
  17.   + Khi bật đèn tế  bào thụ  cảm thị giác nhận kích thích phát xung thần   kinh hướng tâm (giáo viên bật luồng thần kinh) theo dây thần kinh thị giác   về vùng thị giác ở vỏ đại não làm vùng thị giác hưng phấn, tại vùng thị giác  sẽ  phát xung thần kinh đến tiểu não (giáo viên bật luồng thần kinh), tại   tiểu não sẽ  phát xung thần kinh đến bắp cơ  ở  cổ  làm chó quây về  phía có  ánh sáng.  + Khi cho chó ăn tế bào thụ cảm vị giác ở  lưỡi tiếp nhận kích thích sẽ  phát xung thần kinh từ lưỡi về trung khu tiết nước bọt  ở tr ụ não (giáo viên   bật luồng thần kinh). Tại trụ  não sẽ  phát sinh luồng thần kinh (giáo viên  bật luồng thần kinh) đến tuyến nước bọt tiết ra nước bọt (giáo viên cho   chó tiết nước bọt), đồng thời tại tiểu não sẽ phát sinh luồng thần kinh đến  vùng ăn uống  ở đại não làm vùng ăn uống hưng phấn (giáo viên bật luồng  thần kinh). + Khi bật đèn và cho chó ăn thì vùng ăn uống và vùng thị giác cùng hưng  phấn và có sự khuếch tán hưng phấn đó trong não (giáo viên bật luồng thần  kinh)  +Tiến hành liên tục nhiều lần như vậy sẽ hình thành đường liên hệ tạm  thời (giáo viên bật luồng thần kinh)  + Khi đường thần kinh liên hệ tạm thời đã được hình thành chỉ cần bật   đèn mà không cho chó ăn chó vẫn tiết nước bọt. (Giáo viên làm lại thí  nghiệm bật đèn chó tiết nước bọt và giải thích trên mô hình) ­ Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận. ­ Giáo viên kết luận kết hợp bấm đèn Khi bật đèn mà không cho chó ăn chó vẫn tiết nước bọt là do: khi mắt   tiếp nhận kích thích sẽ truyền theo dây thần kinh thị giác đến vùng thị giác  và luồng thần kinh này sẽ theo đường liên hệ tạm thời đến vùng ăn uống ở  đại não đến trung khu tiết nước bọt  ở  trụ  não làm xuất hiện luồng thần   16
  18. kinh đến tuyến nước bọt làm tuyến nước bọt tiết nước bọt. Qua phần kiến thức đã hình thành giáo viên yêu cầu học sinh giải thích  của hiện tượng ban đầu nêu ra và yêu cầu học sinh thử  thành lập 1 phản   xạ có điều kiện khác trên giấy 2.3.4.7. Ứng dụng công nghệ thông tin làm đồ dùng dạy học Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong   quá trình dạy học nếu như  chúng ta biết cách sử  dụng hợp lí. Một trong   những vai trò đó là sử  dụng công nghệ thông tin làm đồ dùng đồ dùng dạy  học. Đôi khi trong một tiết dạy có nhiều đồ dùng cùng loại hay khác loại, mà   thiết bị dạy học được cấp phát không đáp ứng được, để tiện trong quá trình  dạy  học:   tiết   kiệm   thời   gian,   chi  phí   làm  đồ   dùng;   dễ   vận   chuyển,   di  chuyển trong quá trình dạy học. Đặc biệt khi sử dụng công nghệ thông tin   có thể  tạo ra các thí nghiệm  ảo, các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ  thể  sinh vật giúp học sinh hiểu bài tốt hơn. Ví dụ  9:  Khi dạy phần I “Tạo thành nước tiểu” – Bài 39, sinh học 8:   “Bài tiết nước tiểu” ­ GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I tạo thành nước tiểu  + quan sát hình vẽ 39.1 trang 126 SGK tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu, trả  lời câu hỏi phần bài tập I  ­ GV sử dụng giáo án powerpoint cho học sinh quan sát tranh Hình 39.1  SGK yêu cầu học sinh trình bày sự tạo thành nước tiểu trong cơ thể người ­ GV sử  dụng giáo án powerpoint cho học sinh quan sát tranh động 3  quá trình tạo thành nước tiểu  ở  các đơn vị  chức năng thận giúp học sinh   đối chiếu với kết quả  tìm hiểu của mình (sửa sai nếu có) giúp học sinh  hiểu rõ và khắc sâu kiến thức. 2.4. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN  17
  19. Bản thân đã áp dụng SKKN này trong quá trình giảng dạy cho học sinh  trong những năm học 2014 – 2015. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận  thấy: khi sử dụng đồ dùng dạy học vào giảng dạy đã lôi cuốn được nhiều  đối tượng học sinh tham gia, các em dễ hiểu bài, nắm được nội dung kiến  thức Đồ  dùng dạy học giúp cụ  thể  hóa những cái quá trừu tượng, giúp trừu   tượng hóa và đơn giản hóa những vấn đề  cần nghiên cứu, từ  đó giúp học   sinh thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách sinh động, đầy  đủ, chính xác. Trong tiết học có sử  dụng đầy đủ  đồ  dùng dạy học thì tiết   học đó rất sinh động, nhất là các hoạt động của học sinh, dẫn đến nội dung  học tập phong phú, nâng cao hứng thú học tập môn học, nâng cao lòng tin   của học sinh vào khoa học, giúp học sinh yêu quý thiên nhiên và bảo vệ  thiên nhiên, đặc biệt là đối với giới thực vật.  Sau khi áp dụng đề tài này tôi đã thu được những kết quả khả quan:  ­ Khi chưa áp dụng: số  học sinh nắm bắt kiến thức một cách hời hợt,  thụ  động, không hiểu bản chất về  vấn đề, không giải thích được hiện   tượng xảy ra.  ­ Khi áp dụng: hầu hết các em được kích thích hứng thú học tập, chủ  động tham gia thảo luận và giải thích một cách sâu sắc các kiến thức     * Kết quả đạt được cuối năm học 2014 – 2015  Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Lớp Sỉ số SL % SL % SL % SL % SL % 58, 10, 8B 29 9 31,0 17 3 / / 6 4 59, 18, 8C 27 6 22,2 16 5 / / 3 5    18
  20. PHẦN 3  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Phương pháp này tôi đã áp dụng trong giảng dạy, qua quá trình giảng  dạy nhận thấy học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, giúp học sinh hiểu và  giải bài tập một cách thành thạo, rèn cho học sinh tính chủ  động, tính tích  cực, phát huy được tính tư  duy và óc sáng tạo của học sinh, đặc biệt là kĩ   năng quan sát, kĩ năng tư  duy ( phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra   những kết luận có độ  tin cậy ), giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian  trong mỗi tiết dạy, đồng thời giáo viên chủ  động điều khiển hoạt động  nhận thức của học sinh một cách tích cực, kiểm tra đánh giá kết quả  học  tập của học sinh một cách thuận lợi và có hiệu quả. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ  góp một phần nhỏ  vào  việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp   và học sinh các trường bạn nói chung khắc phục dần khó khăn, thực hiện  việc giảng dạy đạt hiệu quả  tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu suất lao   động của thầy và trò trong sự nghiệp phát triển giáo dục như hiện nay. Về  phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã   đạt được của việc thực hiện đề  tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút  kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để  đáp ứng yêu   cầu đổi mới ngành. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn đề  tài, tất nhiên tôi không thể  tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sự góp ý chân thành của quí   thầy cô, đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.  19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0