Những vấn đề về ô nhiễm không khí trong nhà
lượt xem 35
download
Báo cáo m,ới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy chất lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng trên toàn thế giới đang sút giảm nghiêm trọng. Ước tính có gần 1 tỉ người, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà với mức ô nhiễm gấp 100 lần cho phép của WHO. 2,2 triệu người Trung Quốc, trong đó gần một nửa dưới 5 tuổi, mất mạng mỗi năm do các vấn đề sức khỏe liên quan tới ô nhiễm không khí trong nhà. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những vấn đề về ô nhiễm không khí trong nhà
- Những vấn đề về ô nhiễm không khí trong nhà Báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy chất
- lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng trên toàn thế giới đang sút giảm nghiêm trọng. Ước tính có gần 1 tỉ người, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà với mức ô nhiễm gấp 100 lần cho phép của WHO. 2,2 triệu người Trung Quốc, trong đó gần một nửa dưới 5 tuổi, mất mạng mỗi năm do các vấn đề sức khỏe liên quan tới ô nhiễm không khí trong nhà. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch Trung Quốc vừa công bố một báo cáo về tác động của tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà vào ngày 16/5. Báo cáo,
- được đăng trên trang China News Service, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà trên cả nước cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời. Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong mỗi năm, trong đó có một triệu người dưới 5 tuổi. Báo cáo của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ năm 2003 cho biết tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà làm thiệt hại hàng tỉ USD vì chi phí chăm sóc sức khỏe, nghỉ bệnh, giảm năng suất làm việc. Một khảo sát mới đây tại Anh cho thấy
- hiệu suất làm việc của nhân viên văn phòng giảm đến 20% hay nhiều hơn vì chất lượng không khí nơi làm việc tệ hại. Những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà Theo AFP, báo cáo nói những chất gây ô nhiễm nguy hiểm là formaldehyde (HCHO), benzen (C6H6), ammonia (NH3) và radon (Rn). Formaldehyde, chất đáng sợ nhất, thường được dùng để sản xuất các loại vật liệu xây dựng và đồ dùng gia đình tại Trung Quốc. Chất này phát tán dần vào không khí trong nhà trong nhiều năm. Khói thuốc lá
- Thải ra môi trường là một hỗn hợp có hơn 4.000 chất ở dạng khí và hạt được phát thải. Nhiều chất trong số các hợp chất này gây kích ứng mạnh và có ít nhất 40 hợp chất được biết có tác dụng gây ung thư ở người và động vật. Các hạt bụi trong khói thuốc lá cũng độc hại vì chúng có thể bị nuốt vào và có thể bị giữ lại trong phổi nhiều giờ sau khi ngưng hút thuốc. Ngoài những ảnh hưởng gây kích ứng đến mắt, mũi, và cổ họng, khói thuốc lá còn tăng rủi ro về ung thư phổi và bệnh tim ở người không hút thuốc; tăng bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Phụ nữ không hút thuốc
- có rủi ro cao hơn về ung thư phổi nếu chồng họ hút thuốc. Hợp chất hữu cơ bay hơi Môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi từ nhiều nguồn khác nhau như vật liệu xây dựng, đồ đạc, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu... Quần áo giặt khô có thể còn chứa dư lượng dung môi. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi có thể gây nghiện và dẫn đến làm suy nhược hệ thần kinh TƯ gây kích ứng cho mắt, mũi và họng, gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác và nhiều tổn hại khác. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi đo được
- trong nhà có khả năng gây ung thư cho người và động vật. Formaldehyde Là một khí cay không màu, phát thải chủ yếu là từ các sản phẩm ván ép làm từ hạt nhựa urê kết dính trong các vật liệu xây dựng, từ các thiết bị đốt như đồ gia dụng chạy bằng gas, lò sưởi, những vật dụng trang trí nội thất như bông cách nhiệt, vải, thảm, và vật liệu trải sàn nhà; sản phẩm giấy và mỹ phẩm. Formaldehyde nồng độ thấp trong không khí có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, có khả năng gây chảy nước mắt, hắt hơi và ho. Ở nồng độ cao, nó có thể gây cảm giác buồn
- nôn và khó thở. Cơ quan quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC) phân loại formaldehyde thuộc nhóm chất có thể gây ung thư. Ô nhiễm có bản chất sinh học Việc nhà cung cấp dịch vụ bảo trì máy lạnh, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, dịch vụ thông cống thoát nước… đến chậm hơn thời gian lịch hẹn, làm không sạch, có thể gây nên tình trạng ô nhiễm có bản chất sinh học từ vi khuẩn, nấm, virus và bụi. Điều này gây ra những dị ứng, dẫn đến viêm phổi, viêm mũi, và bệnh hen suyễn, biểu hiện ở hắt hơi, chảy nước mắt, ho, khó thở, chóng mặt, hôn mê sốt và rối loạn tiêu
- hoá. Trẻ em, người có tuổi, và những người đã có vấn đề về hô hấp, dị ứng, và bệnh phổi đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều hơn. Khí hiếm Khí hiếm tự nhiên phát thải từ đất, đá hoặc từ các vật liệu xây dựng như bê tông làm từ đá granit… Phơi nhiễm lâu dài với khí hiếm có thể tăng rủi ro về ung thư phổi. Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm nói trên có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp, ung thư, giảm khả năng hoạt động trí óc. Bào thai, trẻ em và người già là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
- Tránh ô nhiễm không khí trong nhà Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí và cách để giữ được bầu không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn. - Không khí trong nhà bạn sẽ trong lành hơn, nếu bạn không sử dụng những chất khử mùi và những bình xịt thơm. Vì những chất hoá học trong những sản phẩm này càng tăng mức ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn. - Không sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa các chất hoá học tổng hợp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch không có
- chất độc hại và những sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc tự nhiên. - Khi làm sạch các vật dụng trong gia đình, bạn nên sử dụng khăn ướt để tránh bụi bay ra từ những vật dụng này và nó sẽ làm ô nhiễm không khí. - Thảm và rèm cửa trong gia đình bạn thường dễ bắt bụi nhất. Do vậy, bạn nên hút bụi cho chúng ít nhất 1 lần/tuần và thỉnh thoảng bạn cũng nên mang chúng đi giặt. - Sử dụng máy rửa bát không có clo. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chất clo trong máy rửa bát sẽ kết hợp với nước nóng trong khi
- rửa bát để tạo thành một loại khí độc hại, làm ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn. - Bạn nên mua những đồ đạc trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên thay cho gỗ ván ép. Vì gỗ ván ép thường sinh ra chất fomanđêhyt và các chất hoá học độc hại khác sau một thời gian sử dụng. - Những hạt bụi nhỏ li ti do nấm mốc là nguyên nhân gây ra dị ứng hay bệnh dị ứng. Những loại nấm mốc thường phát triển rất nhanh trong môi trường nóng ẩm. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển.
- - Tránh sử dụng băng phiến, nước hoa và hút thuốc trong nhà của bạn. Vì chúng là những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho căn nhà của bạn. - Bạn nên để những vật dụng có chứa chất hoá học cách xa nơi sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể tạo một gian cho riêng để cất chúng, như nhà kho hay gara. - Trồng cây quanh nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn có một không khí trong lành. Bạn nên chọn những loại cây có khả năng xanh tốt quanh năm vì khả năng hấp thụ khí CO2 sẽ được nhiều hơn.
- - Hằng ngày bạn cũng nên thỉnh thoảng mở cửa sổ để cho những chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn tiết kiệm điện vì không phải sử dụng điều hoà.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước
23 p | 2983 | 816
-
Đề tài: Hiện trạng ô nhiễm không khí và biện pháp xử lý ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 2388 | 506
-
BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BiỂN
80 p | 2054 | 299
-
Vấn đề và giải pháp bảo vệ môi trường biển
370 p | 629 | 177
-
Giáo trình Ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý: Phần 1 – Lê Văn Khoa (chủ biên)
118 p | 581 | 146
-
Giáo trình Ô nhiễm không khí - PGS.TS. Đinh Xuân Thắng
325 p | 572 | 142
-
Tài liệu về Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long - part 1
10 p | 366 | 105
-
Bài giảng Ô nhiễm không khí: Phần 1
24 p | 445 | 74
-
Tìm hiểu một số vấn đề Khoa học môi trường: Phần 2
191 p | 163 | 70
-
Tài liệu giảng dạy chuyên đề Phát triển bền vững với những vấn đề toàn cầu và của Việt Nam: Phần 2
58 p | 156 | 40
-
Chương 6 Những vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp
12 p | 168 | 17
-
Phòng ngừa ô nhiễm môi trường cảng biển Việt Nam - Những vấn đề đặt ra
4 p | 37 | 4
-
Vi nhựa: Những vấn đề về môi trường, sinh thái và sức khỏe con người
4 p | 102 | 4
-
Ô nhiễm môi trường biển và động thái của giới trẻ
7 p | 42 | 4
-
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ oxy hòa tan đến khả năng xử lý nitơ trong nước thải tàu du lịch bằng công nghệ A/O
7 p | 8 | 3
-
Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển
9 p | 9 | 3
-
Xử lý ô nhiễm crom (III) bằng vật liệu hấp phụ biến tính từ vỏ cam sành
7 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn