Nhược điểm mô hình quản lý phòng máy ở Việt Nam và xây dựng chương trình usecase điều khiển quản lý phòng máy - 4
lượt xem 8
download
Hình 4-3 Các thành phần của gatekeeper 4.2.4.4 Multipoint Control Unit (MCU) hỗ trợ hội nghị giữa ba hay nhiều điểm cuối. Dưới H.323, MCU bao gồm một Multipoint Controller(MC), bắt buộc, và có hay không Multipoint Processor(MP). MC nắm giữ những cuộc thương lượng H.245 giữa tất cả các terminals, để xác định khả năng thông dụng nhất cho việc xử lý âm thanh và hình ảnh. MC cũng điều khiển tài nguyên của hội nghị bằng cách quyết định xem dòng âm thanh hình ảnh nào sẽ truyền theo dạng multicast. MC không giải quyết trực tiếp với dòng truyền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhược điểm mô hình quản lý phòng máy ở Việt Nam và xây dựng chương trình usecase điều khiển quản lý phòng máy - 4
- Hình 4-3 Các thành phần của gatekeeper 4.2.4.4 Multipoint Control Unit (MCU) Multipoint Control Unit (MCU) hỗ trợ hội nghị giữa ba hay nhiều điểm cuối. Dưới H.323, MCU bao gồm một Multipoint Controller(MC), bắt buộc, và có hay không Multipoint Processor(MP). MC nắm giữ những cuộc thương lượng H.245 giữa tất cả các terminals, để xác định khả năng thông dụng nhất cho việc xử lý âm thanh và hình ảnh. MC cũng điều khiển tài nguyên của hội nghị bằng cách quyết định xem dòng âm thanh hình ảnh nào sẽ truyền theo dạng multicast. MC không giải quyết trực tiếp với dòng truyền nào. Đó dành cho MP, nó pha trộn, chuyển và xử lý âm thanh hình ảnh hay bit dữ liệu. Khả năng MC, MP có thể có trong các thành phần dành riêng hay một phần của những thành phần H.323 khác. 178
- 4.2.5 Hội thảo đa điểm: Khả năng của hội thảo đa điểm có thể được giải quyết bằng được sử dụng trong nhiều phương pháp và cấu hình khác nhau khi dùng H.323. 4.2.5.1 Hội thảo đa điểm tập trung: Yêu cầu có sự tồn tại của MCU để làm cho hội thảo đa điểm được dễ dàng. Tất cả các terminal gởi âm thanh, hình ảnh, dữ liệu và dòng điều khiển đến MCU dưới dạng điểm nối điểm. MCU tập trung quản lý hội thảo sử dụng chức năng điều khiển H.245- định nghĩa khả năng của mỗi terminal. MP thực hiện các chức năng xử lý âm thanh, phân tán dữ liệu, xử lý/chuyển đổi video trong các hội thảo đa điểm và gửi dòng kết quả lại cho các terminal. MP cũng cung cấp sự chuyển đổi giữa hai loại codec và tỷ lệ khác nhau, và cũng có thể sử dụng multicast để phân tán hình ảnh video đã được xử lý. Một MCU đặc thù hỗ trợ hội thảo đa điểm tập trung thường gồm một MC, âm thanh, hình ảnh, và/hay dữ liệu MP. 4.2.5.2 Hội thảo đa điểm phân tán: Có thể sử dụng kỹ thuật multicast. Những terminal tham gia vào H.323 sẽ multicast âm thanh và hình ảnh đến những terminal khác mà không cần gởi dữ liệu đến một MCU. Chú ý rằng việc điều khiển dữ liệu đa điểm vẫn được xử lý tập trung bởi MCU, và thông tin kênh điều khiển H.245 vẫn được truyền đến một MC dưới dạng điểm nối điểm. Terminal nhận chịu trách nhiệm cho việc xử lý nhiều dòng âm thanh, hình ảnh đến. Terminal sử dụng kênh điều khiển H.245 để chỉ cho MC có bao nhiêu dòng âm thanh và hình ảnh cùng lúc có thể giải mã. Số lượng những khả năng cùng lúc của một terminal không hạn chế số dòng âm thanh hay hình ảnh được multicast trong hội thảo. MP cũng có thể cung cấp sự chọn lựa hình ảnh hay pha trộn âm thanh trong hội thảo đa điểm phân tán. 179
- 4.2.5.3 Hội thảo đa điểm kết hợp: Sử dụng sự kết hợp của tập trung và phân tán. Tín hiệu H.245 và dòng âm thanh hay video được xử lý thông qua các thông điệp điểm nối điểm đến MCU. Tín hiệu còn lại (âm thanh hay video) được truyền tới các terminal H.323 cùng tham gia bằng multicast. Một thuận lợi của hội thảo tập trung là tất cả các terminal H.323 đều hỗ trợ giao tiếp điểm nối điểm. MCU có thể xuất nhiều unicast đến các thành viên hội thảo và không cần khả năng đặc biệt nào về mạng. Như một sự lựa chọn, MCU có thể nhận nhiều unicast, trộn âm thanh và chuyển đổi video, xuất một dòng multicast, duy trì băng thông mạng. H.323 cũng hỗ trợ hội thảo đa điểm hỗn tạp - một số terminal ở dạng hội thảo đa điểm tập trung, số khác ở dạng hội thảo đa điểm phân tán, và một MCU cung cấp cầu nối cho 2 dạng này. Terminal không biết tính chất hỗn tạp của hội thảo, mà chỉ biết dạng hội thảo mà nó gửi và nhận. Bằng cách hỗ trợ cả multicast và unicast, H.323 kết nối công nghệ hiện tại và tương lai. Multicast giúp dùng băng thông mạng hiệu quả hơn , nhưng gây sự tính toán cho terminal - phải trộn và chuyển đổi các dòng âm thanh/video nhận được. Hơn nữa, sự hỗ trợ của multicast cần thiết trong các router và switch. Một MC có thể định vị trong một Gatekeeper, Gateway, Terminal, hay MCU. Hình 4-4 Ví dụ Hybrid và Decentralized 180
- Xét ví dụ đơn giản, một hội thảo đa điểm được thiết lập giữa 3 client (hình trên ). Một terminal client (Client B) thực hiện chức năng MC. Tất cả terminal đều có thể dùng multicast để tham gia vào hội thảo phân tán. Chức năng MP trên mỗi nút sẽ trộn và trình diễn các tính hiệu âm thanh và hình ảnh cho người dùng. Phương pháp này làm giảm thiểu nhu cầu về tài nguyên mạng. Tuy nhiên, mạng phải được cấu hình hỗ trợ multicast. Một MCU riêng có thể được dùng chỉ để xử lý các chức năng audio, dữ liệu và điều khiển. Trong cấu hình này video vẫn được multicast, nhằm duy trì băng thông. MCU này có thể là một hệ thống chuyên môn hay một terminal có mã lực mạnh Hội thảo đa điểm kết nối các terminal trong LAN và không mạng rất có ích cho các cấu hình mà chức năng MCU được tích hợp chặt chẽ với Gateway. 4.2.6 H.225 Registration, Admission, and Status 4.2.6.1 H.225 tín hiệu gọi : Tín hiệu gọi H.225 được dùng để thiết lập kết nối giữa các điểm cuối H.323 (terminal và gateway), phục vụ cho vận chuyển dữ liệu thời gian thực. Call signaling liên quan đến sự trao đổi các thông điệp giao thức H.225 trên một kênh call-signaling. Ví dụ, các thông điệp giao thức H.225 dùng TCP trong mạng H.323 dựa trên IP. Các thông điệp H.225 được trao đổi giữa các điểm cuối nếu không có gatekeeper trong mạng H.323. Khi một gatekeeper tồn tại trong mạng, các thông điệp H.225 được trao đổi hoặc trực tiếp giữa các endpoint hoặc giữa các endpoint sau khi được truyền qua gatekeeper. Phương pháp thứ nhất là call signaling trực tiếp. Phương pháp thứ hai gọi là call signaling truyền qua gatekeeper. Gatekeeper sẽ quyết định phương pháp nào trong quá trình trao đổi thông điệp về quyền RAS-admission. 181
- 4.2.6.2 Tín hiệu gọi dẫn đường Gatekeeper: Các thông điệp chấp nhận được trao đổi giữa các điểm cuối và gatekeeper trên các kênh RAS. Gatekeeper nhận các thông điệp tín hiệu gọi trên kênh tín hiệu gọi từ một điểm cuối và truyền chúng đến điểm cuối khác trên kênh tín hiệu gọi của điểm cuối khác đó. 4.2.6.3 Tín hiệu gọi trực tiếp: Trong khi xác nhận việc thu nhận, gatekeeper xác định rằng các điểm cuối có thể trao đổi các thông điệp call-signaling trực tiếp. Các điểm cuối trao đổi call- signaling trên kênh call-signaling. 4.2.6.4 Tín hiệu điều khiển H.245: Tín hiệu điều khiển H.245 gồm sự trao đổi của các thông điệp H.245 cuối- nối-cuối giữa các điểm cuối H.323 giao tiếp. Các thông điệp điều khiển H.245 được truyền trên các kênh điều khiển H.245. Kênh điều khiển H.245 là kênh logic 0 và được mở hoàn toàn, không giống các kênh truyền thông. Các thông điệp truyền gồm các thông điệp trao đổi khả năng của các terminal, các thông điệp đóng và mở kênh logic. 4.2.6.5 Trao đổi khả năng: Trao đổi khả năng là một tiến trình dùng các thông điệp trao đổi của các terminal giao tiếp để cung cấp các khả năng truyền nhận của chúng đối với các điểm cuối tương ứng. Khả năng truyền miêu tả khả năng của terminal để truyền dòng truyền thông. Khả năng nhận miêu tả khả năng của terminal để nhận và xử lý các dòng truyền thông đến. 4.2.6.6 Tín hiệu kênh luận lý: Một kênh logic mang thông tin từ một điểm cuối đến một điểm cuối khác (trong trường hợp hội thảo điểm-nối-điểm) hay nhiều điểm cuối (trong trường hợp hội 182
- thảo điểm-nối-nhiều điểm). H.245 cung cấp các thông điệp để mở hay đóng một kênh logic; một kênh giao tiếp chỉ có một hướng. 4.2.7 Tín hiệu gọi H.225 và tín hiệu điều khiển H.245: Ví dụ mạng đơn giản chứa hai thiết bị đầu cuối H.323( T1 và T2)kết nối với gatekeeper. Giả sử dùng tín hiệu gọi trực tiếp. Cũng giả sử rằng dòng truyền sử dụng kiểu đóng gói RTP. Hình dưới mô tả cách thức thiết lập cuộc gọi H.323 Hình 4-5 Thiết lập cuộc gọi H323 1. T1 gởi thông điệp RAS ARQ trên kênh RAS đến gatekeeper để đăng ký. T1 đòi hỏi sử dụng tín hiệu gọi trực tiếp. 2. Gatekeeper các nhận lại quyền của T1 bằng cách gởi ACF đến T1. Gatekeeper chỉ đỉnh trong ACF là T1 có thể sử dụng tín hiệu gọi trực tiếp. 183
- 3. T1 gởi thông điệp thiết lập tín hiệu gọi H.225 đến T2 yêu cầu kết nối. 4. T2 hồi đáp lại với một thông điệp xử lý cuộc gọi H.225 đến T1 5. Bây giờ T2 phải đăng ký với gatekeeper. Nó gởi thông điệp RAS ARQ đến gatekeeper trên kênh RAS. 6. Gatekeeper xác nhận đăng ký bằng cách gởi thông điệp RAS ARQ đến T2 7. T2 thông báo cho T2 về việc thiết lập kết nối bằng cách hởi thông điệp cảnh báo H.225 8. Sau đó T2 xác nhận lại việc thiết lập kết nối bằng cách gợi thông điệp kết nối đến T1, và cuộc gọi được thực hiện. Dòng tín hiệu điều khiển H.323 184
- 9. Kênh điều khiển H.225 được thiết lập giữa T1 và T2. T1 gởi một thông điệp H.245 TerminalCapbabilitySet đến T2 để trao đổi khả năng của nó. 10. T2 báo nhận những khả năng của T1 bằng cách gởi thông điệp H.245 Terminal CapabilitySetAck 11. T2 trao đổi khả năng của nó với T1 bằng cách gởi thông điệp H.245 TerminalCapabititySet 12. T1 báo nhận những khả năng của T2 bằng cách gởi thông điệp H.245 Terminal CapabilitySetAck 13. T1 mở kênh truyền với T2 bằng cách gởi thông điệp H.245 openLogicalChannel. Địa chỉ vận chuyển của kêng RTCP được bao gồm trong thông điệp. 14. T2 báo nhận sự thiết lập kênh luận lý một chiều từ T1 đến T2 bằng cách gởi thông điệp H.245 openLogicalChannelAck. Bao gồm trong thông điệp báo nhận là địa chỉ vận chuyển của RTP cung cấp nởi T2 để cho T1 sử dụng cho việc gởi dòng truyền thông RTP và địa chỉ RTCP nhận từ T1 sớm hơn 15. Sau đó T2 mở kênh truyền với T1 bằng cách gởi thông điệp H.245 openLogicalChannel. Địa chỉ vận chuyển của kênh RTCP được bao gồm trong thông điệp 16. T2 báo nhận sự thiết lập của kênh luận lý một chiều từ T2 đến T1 bằng cách gởi thông điệp H.245 openLogicalChannelAck. Bao gồm trong thông điệp báo nhận là địa chỉ vận chuyển của RTP cung cấp bởi T1 để cho T2 sử dụng cho việc gởi dòng truyền thông RTP và địa chỉ RTCP nhận từ T2 sớm hơn. Bây giờ giao tiếp dòng hai chiều được thiết lập 185
- Hình 4-6 H.323 Media Stream and Media Control Flows 17. T1 gởi dòng truyền thông đóng gói theo RTP đến T2 18. T2 gởi dòng truyền thông đóng gói theo RTP đến T1 19. T1 gởi thông điệp RTCP đến T2 20. T2 gởi thông điệp RTCP đến T1 186
- Hình 4-7 Giải phóng cuộc gọi 21. T2 bắt đầu giải phóng cuộc gọi. Nó gởi thông điệp kết thúc phiên làm việc đến T1. 22. T1 giải phóng điểm cuối ở cuộc gọi và xác nhận sự giải phóng bằng cách gởi thông điệp kết thúc phiên làm việc đến T2. 23. T2 hoàn thành việc giải phóng cuộc gọi bằng cách gởi thông điệp giải phóng hoàn toàn H.225 đến T1 24. T1 và T2 thoát ra khỏi gatekeeper bằng cách gởi thông điệp RAS DRQ đến gatekeeper 25. Gatekeeper cũng thoát ra khỏi T1 và T2 và xác nhận bằng cách gởi thông điệp DCF đến T1 và T2 187
- 4.2.8 Nghiên cứu thư viện Objective Open H.323 for C 4.2.8.1 Kiến trúc : Objective Open H.323 for C được xem là một ứng dụng đơn giản, một tiến trình. Nó cho phép một điểm cuối H.323 đơn lẻ được thiết lập kết nối thông qua kêng truyền và tín hiệu H.323. Trộn tín hiệu vào ra được thực hiện bằng lệnh Select hay Poll của Unix để theo dõi tất cả các kênh vào ra đang hoạt động. Giao tiếp TCP/IP và UDP được hỗ trợ. Chương trình ứng dụng với ngăn xếp được thực hiện thông qua các hàm quay lui. Ngăn xếp được thiết kế theo hướng sự kiện và sẽ hồi đáp lại dòng vào ra hay theo sự kiện thời gian bởi các hàm quay lui đã đăng ký được gọi lại. Những hàm quay lui được định nghĩa bởi nhiều loại thông điệp Q.931/H.225 khác nhau. Hàm quay lui Mô tả Thôngđiệp Q.931/H.225 Xảy ra khi thông điệp setup được nhận, hay nếu RAS được bật lên, khi gatekeeper chấp nhận yêu Setup onIncomingCall cầu thiết lập cuộc gọi Hàm quay lui này được gọi thông sau khi thông điệp Setup onOutcomingCall thiết lập Q.931 được gởi Xảy ra khi thông điệp cảnh Alert onAlerting giác Q.931 được nhận Xảy ra khi thông điệp kết nối Q.931 được nhận. Nó không xảy ra cho tới sau khi thông đệp tạo đường đi H.245 trong thông điệp kết nối được xử lý Connect onCallEstablished Facility Xử lý bên trong. Thông 188
- điệp H.245 tạo đường ống hay yêu cầu bắt đầu H.245 được xử lý Xảy ra khi thông điệp giải phóng hoàng toàn Q.931 ReleaseComplete onCallClear được nhận Information Notify Progress Status Không có hành động nào Status Enquiry được thực hiện trên các SetupAck thông điệp này Chương trình ứng dụng H.323 sử dụng giao tiếp đồng đẳng cho việc trao đổi dữ liệu. Điều này có nghĩa là bất cứ ứng dụng nào cũng đóng hai vai trò vừa là client, vừa là server. Đây là ứng dụng gọi điện đơn giản dựa trên H.323 mô tả khả năng thiết lập cuộc gọi, thương lưởng về khả năng và bắt đầu kênh truyền âm thanh. 4.2.8.2 Mẫu thiết kế ứng dụng H.323 đơn giản: 4.2.8.2.1 Khởi tạo điểm cuối: Trước khi ngăn xếp ooh323c có thể làm mọi việc, cấu trúc điểm cuối phải được khởi tạo. Nó được thu65c hiện bằng cách gọi các hàm sau: ooH323EpInitialize(args…) Tham số bao gồm thông tin về định danh người gọi, loại cuộc gọi được thực hiện( âm thanh, hình ảnh, hay fax) và tên tập tin lưu vết đường đi, chỗ mà thông tin bản ghi được lưu trữ. Những thuộc tính khác có thể được thiết lập thông qua một loạt các cuộc gọi hàm ooH323EpSet. Những thuộc tính được thiết lập này trong đối tượng điểm cuối toàn cục. Ví dụ: 189
- ooH323EpSetAliasH323ID : có thể được sử dụng để thiết lập định danh trong địa chỉ bí danh. Việc sử dụng dịch vụ client gatekeeper RAS – “Registration, Admission, and Status” nên được khởi tạo thông qua việc gọi hàm sau : ooGkClientInit(eGkMode, szGkAddr, iGkPort) Đối với những cuộc gọi điểm nối điểm đơn giản, thông số chế độ gatekeeper nên được thiết lập là RasNoGatekeeper và tất cả các thông số nên được thiết lập là 0. Các chế độ Gatekeeper khác là RasDiscoverGatekeeper( khám phá một gatekeeper) hay là RasUseSpecificGatekeeper( sử dụng gatekeeper xác định). Các thông số khác được sử dụng để thiết lập địa chỉ Ip và số Port 4.2.8.2.2 Thêm vào khả năng: Một ứng dụng H.323 phải xác định cho máy khách của nó biết nó có khả năng làm cái gì. Thương lượng về khả năng sẽ được diễn ra bên trong việc xử ý thông điệp H.245 để đạt đến sự đồng ý lẫn nhau dựa trên tập các khả năng. Những khả năng được xác định dựa trên một loạt các hàm sau đây: ooAddCapability(capability, type, callbacks); giá trị tham số capabitity được định nghĩa trong ooCapability.h. Đây là những hằng số định nghĩa lọai khả năng đã biết. Người sử dụng có thể ở rộng danh sách này nếu muốn chương trình hỗ trợ những khả năng không có trong danh sách. Tham số type xác định lọai khả năng được định nghĩa trong MULTIMEDIA_SYSTEM_CONTROL.h Có nhiều loại hàm quay lui khác nhau được thực hiện khi kênh luận lý được mở hay đóng. Những hàm quay lui được xác định ở đây: startReceiveChannel startTransmitChannel stopReceiveChannel 190
- stopTransmitChannel 4.2.8.2.3 Định nghĩa hàm quay lui: Khi các điểm cuối được thiết lập, người dùng đăng ký các hàm quay lui mà họ định nghĩa. Hàm quay lui được định nghĩa ở cả mức độ H.245 khi kênh luận lý được mở hay đóng hay ở mức độ Q.931/H.225 khi những thông điệp tín hiệu được trao đổi. Ngăn xếp sẽ thực thi những hàm này khi sự kiện gắn với hàm quay lui đó xảy ra. Các hàm quay lui Q.931/H.225 được đăng ký bằng cách gọi những hàm sau: ooH323EpRegisterCallbacks Ít nhất thì người dùng phải thực thi những hàm quay lui khả năng để bắt đầu và kết thúc dòng truyền cho ứng dụng đặc biết của họ. Bắt đầu hay kết thúc dòng truyền không được hỗ trợ trong ooH323c 4.2.8.2.4 Tạo H.323 Listener: Một H.323 Listener được tạo để chấp nhận các yêu cầu kết nối vào. Tất cả mọi thứ để bắt đầu listener là gọi hàm sau: ooCreateH.323Listener(); 4.2.8.2.5 Khởi tạo cuộc gọi: Dùng để mở kênh truyền cho bất cứ loại giao tiếp truyền thông nào – không chỉ là âm thanh. Một cuộc gọi được khởi tạo để gởi hình ảnh hay dữ liệu. Hàm ooMakeCall (dest, callToken, bufsiz) được sử dụng cho mục đích này. 4.2.8.2.6 Đóng một cuộc gọi: Mỗi bên kết nối đều có thể đóng cuộc gọi. Gọi hàm : ooHangCall(callToken) 4.2.8.2.7 Đóng ngăn xếp: 191
- Gọi hàm ooStopMonitor để đóng ngăn xếp. Nó sẽ gọi làm hàm ooMonitorChannel thoát. Khi điều này xảy ra, người dùng sẽ gọi hàm ooH323Destroy ở cuối chương trình dọn dẹp điểm cuối 4.3 Windows Media Encoder 4.3.1 Windows Media Encoder: Windows Media Encoder SDK (Software Developement Kit) là một trong những thành phần chính của Microsoft Windows Media 9 Series. Những phần khác gồm: Microsoft Windows Media Services 9 Series SDK • Microsoft Windows Media Format 9 Series SDK • Microsoft Windows Media Rights Manager 9 Series SDK • Microsoft Windows Media Player 9 Series SDK • Windows Media 9 Series Embedded Product Adaptation Kit (PAK) • Windows Media Encoder SDK được thiết kế cho những ai muốn phát triển một ứng dụng Windows Media Encoder bằng cách dùng các hàm API (application proramming interface – giao diện lập trình ứng dụng) tự động hóa cao. Với SDK này, một lập trình viên dùng C++, Microsoft Visual Basic, hay một ngôn ngữ dạng kịch bản có thể bắt các nội dung đa truyền thông và mã hóa và các tập tin hay dòng (stream) dạng Windows Media. Chẳng hạn, bạn có thể dùng API tự động hóa này để : o Broadcast content trực tuyến: một tổ chức truyền tin có thể dùng API tự động hóa để lên lịch chụp tự động và broadcast nội dung. Các ngành vận chuyển địa phương có thể dẫn dòng các ảnh động của điều kiện đường ở những điểm gây nguy hiểm, cảnh báo tài xế về tình trạng kẹt xe và khuyến cáo dùng những con đường khác. 192
- o Batch-process nội dung : một tổ chức sản xuất truyền thông phải xử lý một số lượng lớn các tập tin, có thể cần tạo tiến trình chạy nền dùng API tự động hóa để bắt mã hóa dòng lặp đi lặp lại, cái này sau cái khác. Một tập đoàn có thể dùng API tự động hóa để xử lý các dịch vụ truyền thông theo dòng với ngôn ngữ kịch bản hay dùng và Windows Script Host. Windows Script Host là máy chủ độc lập ngôn ngữ có thể dùng để chạy bất kỳ các engine kịch bản trên Windows 95 hay sau đó, Windows NT, hay Windows 2000. o Tạo giao diện người dùng tùy biến : một nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể xây dựng một giao diện dùng chức năng của API tự động hóa để chụp, mã hóa, và broadcast dòng truyền thông. Thay vào đó, ta có thể dùng các giao diện định nghĩa trước dành cho người dùng trong API tự động hóa với cùng mục đích. o Quản trị từ xa các ứng dụng Windows Media Encoder: ta có thể dùng API tự động hóa để chạy, sửa lỗi và quản trị các ứng dụng Windows Media Encoder từ máy ở xa. Tài liệu này cung cấp cái nhìn tổng quan về các đề tài mã hóa chung, hướng dẫn lập trình, và các tham chiếu đầy đủ về các giao diện, đối tượng, kiểu liệt kê, cấu trúc và hằng, đi kèm là các ví dụ. 4.3.1.1 Tìm hiểu Windows Media Encoder SDK : Windows Media Encoder SDK mạnh mẽ và đáng tin cậy, cung cấp một tập phong phú về giao diện cho phép các lập trình viên tích hợp Windows Media vào trong các ứng dụng và dòng công việc. Windows Media Encoder SDK hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình gồm C++, Visual Basic, Visual Basic Scripting Edition (VBScript), Visual Basic cho ứng dụng, và tất cả các ngôn ngữ lập trình thuộc bộ Microsoft .NET. Nhiều ứng dụng khác nhau có thể phát triển dùng Windows Media Encoder SDK, chẳng hạn video e-mail, các thu thập giám sát bảo mật, bộ mã hóa dạng nền, công cụ chụp màn hình, các add-ins Microsoft PowerPoint® and Microsoft Office, các bộ thâu số, các 193
- ứng dụng mã hóa tùy biến. Chẳng hạn, phần mềm Windows Media Encoder phát triển dựa trên Windows Media Encoder SDK. Windows Media Encoder SDK cung cấp một tập các tính năng rộng lớn, cho phép người dùng thực hiện: o Mã hóa nhiều định dạng tập tin khác nhau. o Xem dữ liệu đầu vào và đầu ra của nội dung trong khi xử lý mã hóa. o Mã hóa nội dung theo dòng hay theo tập tin. Các dòng có thể kéo từ các ứng dụng mã hóa hay đẩy lên một server Windows Media. o Điều khiển các thiết bị số dùng chính các ứng dụng mã hóa. o Nhận các số liệu thống kê trong quá trình hay sau quá trình mã hóa. o Tạo và hiệu chỉnh các profile mã hóa tùy biến. o Chỉnh sửa các dòng bằng cách tạo nhiều tập tin từ một tập tin multiple bit rate (MBR) đơn, hay bằng cách tạo một tập tin MBR từ nhiều tập tin. o Chỉnh sửa tập tin Windows Media bằng cách cắt bớt các khỏang bắt đầu và kết thúc, hay bằng các thêm các dữ liệu meta, kịch bản, đánh dấu, và chỉ mục. o Bảo vệ nội dung trong suốt quá trình mã hóa dùng công nghệ quản lý chữ ký số (digital rights management DRM). Windows Media Encoder SDK xây dựng trên Windows Media Format SDK, cung cấp các chức năng cấp thấp. Không như Windows Media Format SDK, Windows Media Encoder SDK hỗ trợ các ngôn ngữ kịch bản và cho phép xây dựng các ứng dụng phức tạp với rất ít mã thêm vào. Hơn nữa, Windows Media Encoder SDK hỗ trợ nhiều nguồn dữ liệu và tùy chọn xuất mà không cần người lập trình tự viết các thành phần cấp thấp này. 4.3.1.2 Tìm hiểu Windows Media Format : Windows Media Format là một định dạng thuộc chủ quyền cho dẫn dòng âm thanh, hình ảnh và văn bản từ server Internet đến máy khách. Một tập tin Windows 194
- Media có thể lưu trữ và trình diễn cục bộ. Mỗi tập tin Windows Media chứa một hay nhiều dòng truyền thông để tạo nên một trình diễn đa truyền thông. Phân phối dòng đồng bộ với dòng thời gian. Các danh sách sau giới thiệu các tính năng chính của Windows Media Format: o Một tập tin Windows Media Encoder có thể truyền bằng bất kỳ nghi thức vận chuyển liên lạc dữ liệu bên dưới. Windows Media Format không chỉ rõ định dạng về các gói tin dữ liệu cho các nghi thức mạng khác nhau. o Windows Media Format linh động về băng thông. Một dòng đầu vào đơn có thể mã hóa thành nhiều dòng đầu ra trong một tập tin Windows Media. Mỗi dòng tùy biến lại như thế khác nhau ở chỗ tần số bit mà nó có thể dựng hình, và chỉ một tại một thời điểm. Server Windows Media dùng phân dùng thông minh để gởi dòng chất lượng cao đến một máy khách phù hợp. o Phân phối và trình diễn nhiều dòng dữ liệu truyền thông đồng bộ với dòng thời gian chung. Dữ liệu truyền thông trong một tập tin Windows Media đóng tem thời gian. o Một tập tin Windows Media có thể chứa một dòng hình ảnh, một dòng âm thanh, một dòng Web, và một dòng kịch bản. o Máy khách không cần lưu trữ nôi dung dựa trên Windows Media để trình diễn dòng đa truyền thông. o Windows Media Format xây dựng các điều khiển cấp thấp các thao tác đọc và viết. 4.3.1.3 So sánh WME SDK và WMF SDK: Functionality Windows Media Windows Media Encoder SDK Format SDK Tự động hóa ứng dụng. Có Không 195
- Tự động đọc nội dung truyền thông nén Có Không và thô, và nén ghi như nội dung dựa trên Windows Media. Có thể chuyển các dòng âm thanh hình Có Không ảnh sang định dạng Windows Media. Cung cấp giao diện người dùng Windows Có Không Media Encoder tùy chọn. Cài đặt Profile Manager. Có Không Có thể điều khiển từ xa các ứng dụng Có Không Windows Media Encoder. Nén dữ liệu đa truyền thông. Có Có Chỉnh sửa thông tin header của tập tin Có Có Windows Media. Ghi các số liệu thống kê mã hóa. Có Có Giải nén dữ liệu đa truyền thông để chơi Không Có lại. Lập trình tạo một profile. Có Có Điều khiển thiết bị số bằng lập trình. Có Không Tích hợp thẳng với các dịch vụ tạo nội Có Không dung DRM. Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình. C, C++, C#, C, C++ 196
- Microsoft Visual Basic, Visual Basic Scripting Edition, Microsoft JScript®, Microsoft Windows Script Host Bảng 4-2 So sánh Windows Media Encoder SDK và Windows Media Format 4.3.2 Hệ thống cấp bậc các đối tượng mã hóa: Windows Media Encoder SDK được xây dựng trên nền Windows Media Format, một API cấp thấp chứa các giao diện cần cho: o Ghi các tập tin Windows Media từ các dữ liệu âm thanh, hình ảnh, và kịch bản chưa nén. o Đọc và giải nén các tập tin Windows Media. o Chỉnh sửa thông tin header tập tin Windows Media. Windows Media Encoder SDK bao gồm một số đối tượng có thể tạo thể hiện độc lập bằng cách dùng class ID của chúng. Chẳng hạn, tạo đối tượng WMEncoder để lấy con trỏ tới một giao diện IWMEncoder. Các con trỏ đến các giao diện khác, tuy nhiên, phải được lấy thông qua những đối tượng khác đã có sẵn. Chẳng hạn, để nhận giao diện IWMEncBroadcast, ta phải dùng phương thức get_Broadcast trong giao diện IWMEncoder vì ta không thể dùng CoCreateInstance()để nhận trực tiếp giao diện IWMEncBroadcast. Sơ đồ sau mô tả quan hệ các đối tượng trong Windows Media Encoder SDK và những đối tượng nào phụ thuộc đối tượng khác. 197
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đê tài Hệ thống thông tin quản lý: Thương mại điện tử - Lazada
27 p | 894 | 131
-
Tiểu luận:So sánh ưu, nhược điểm của các loại công ty
20 p | 690 | 97
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu giải pháp công nghệ phân tán dữ liệu và ứng dụng quản lý nhân sự phân tán trong cơ quan nhà nước Lào
27 p | 344 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng quán Cafe
55 p | 298 | 63
-
Đề tài: Modem cáp và dịch vụ băng rộng trên mạng truyền hình cáp hữu tuyền
81 p | 115 | 20
-
Báo cáo Mô hình hóa môi trường: Tổng quan về mô hình hóa các bước thiết lập và phát triển mô hình
26 p | 181 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng mô hình VaR (Value at risk) và mô hình Arima (Autoregressive integrated moving average) vào QTRR danh mục cổ phiếu niêm yết
88 p | 124 | 17
-
Tiểu luận khoa Kinh tế - Quản trị: Các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình thuyết Z vào Việt Nam
13 p | 234 | 13
-
Báo cáo " Dịch vụ bản đồ trong điện toán đám mây và ứng dụng quản lý thông tin các cửa khẩu hải quan "
11 p | 153 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện mô hình hải quan điện tử tại Việt Nam
106 p | 30 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán phù hợp với việc ứng dụng theo mô hình hệ thống (ERP) tại Công Ty Cổ Phần Hàng Hải - Dầu Khí Hải Âu
117 p | 33 | 11
-
Nhược điểm mô hình quản lý phòng máy ở Việt Nam và xây dựng chương trình usecase điều khiển quản lý phòng máy - 2
59 p | 91 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chính sách, pháp luật về cảng biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
180 p | 34 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Dược Trung Ương 3
26 p | 49 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu đề xuất áp dụng hệ thống kế toán quản trị cho Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec)
108 p | 48 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - Xã hội hiện nay
150 p | 34 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lòng tin khách hàng tại Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp đặt viễn thông Comas
143 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn