Đề tài: Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
lượt xem 32
download
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi mô hình đó là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điều kiện lịch sử nhất định. Trước đây mô hình kinh tế hiện vật được coi là lý tưởng thì nay đã bộc lộ những hạn chế. Đổi mới nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đang tạo ra sự biến đổi sâu sắc về nhận thức lý luận và thực tiễn ở nước ta....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- MỤC LỤC Phần mởđầu .................................................................................................. 1 Phần hai: Nội dung đềán .............................................................................. 2 I. Những vấn đ ềchung về nền kinh tế thị trường ......................................... 2 1. Các khái niệ m............................................................................................. 2 2. Đặc trưng c ủa nền kinh tế thị trường ......................................................... 3 3. Những ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường ............................... 4 4. Các bước phát triể n của nề n kinh tế thị trường .......................................... 7 5. Các nhân tố của cơ chế thị trườ ng .............................................................. 7 6. Các quy luật kinh tế c ủa kinh tế thị trườ ng ................................................ 9 II. Sự hình thành và phá t triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ................................ ............................................................................ 10 1. Tính tất yếu khách quan chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới ................. 10 2. Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, đặc trưng kinh tế thị trường nước ta cần hướng tới ....................................................................... 10 3. Thực trạng nề n kinh tế thị trường nước ta hiện nay .................................. 12 4. Những giả i phá p để phát triển nề n kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ................................ ............................................................................ 13 Phần kết luận .............................................................................................. 15 Tà i liệu tham khảo ..................................................................................... 16
- PHẦNMỞĐẦU Lịch sử nhân loại đã chứng kiế n nhiề u mô hình kinh tế khác nhau.Mỗi mô hình đó là sả n phẩ m của trình độ nhận thức nhất định trong những đ iều kiện lịch sử nhất định. Trước đây mô hình kinh tế hiệ n vật được coi là lý tưởng thì nay đã bộc lộ những hạn chế. Đổi mới nền kinh tế V iệt Nam vậ n hà nh theo cơ c hế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đang tạo ra sự biến đổ i sâu sắc về nhậ n thức lý luận và thực tiễ n ở nước ta. Trên con đường hình thà nh và phát triể n của mình nền kinh tế nước ta đ ã biế n đổi qua nhiều cơ c hế quản lý với những chính sách khác nhau. Từ chính sách ban đầu xoá bỏ bao cấp các mặt hà ng tiêu dùng bỏ trợ giá vật tư vàáp dụng cơ chế giá thị trườ ng nề n kinh tế nước ta đã giả m dầ n lạ m phát đi dầ n vào thếổ n định và tăng trưởng. Từ cơ c hế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường nhà nước ta đang đổ i mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô bằng những công cụ chính sách kinh tế và p háp luật nhằm giữ vững mục tiêu: dân già u nướ c mạ nh công bằng dân chủ xã hội văn minh màĐảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Sự c huyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nề n kinh tế thị trường là một bước nhả y đúng đắn phù hợp với xu hướ ng vàđiề u kiệ n khách quan cũng như chủ quan của đất nước. Trên con đường phát triển đó có rất nhiều những vấ n đề những khó khă n cần giả i quyết như các chính sách vĩ mô và vi mô của đất nước. Để xâ y dựng phát triển đ ược nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đòi hỏi chúng ta phả i hiể u được s ự vận động của cả nề n kinh tế, sự vậ n động của các nhân tố trong nền kinh tế các quy luật kinh tế mối quan hệ giữa chúng.Có như thế chúng ta mới đưa ra được những kế hoạch những chính sách phù hợp phát triể n đất nước. Với mong muốn rằ ng mình có thểđóng g óp một phần công sức nhỏ béđể góp phần đưa đất nước đi lên em đã chọ n đề tài “Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Do sự hiể u biế t của em còn hạ n chế nê n khô ng thể tránh khỏi những thiế u sót và hạn chế, em rất mong được các thầy và các bạn góp ý kiến để tiểu luận của em được hoà n thiệ n.
- PHẦN NỘIDUNG I. N hững vấn đềchung về nền kinh tế thị trường Để tìm hiểu nền kinh tế thị trường cũng như cơ chế thị trườ ng trước tiê n chúng ta phải hiể u được cơ chế kinh tế và cơ chế quả n lý k inh tế Cơ chế kinh tế : là tổng thể các yếu tố có mối liê n hệ tác độ ng qua lại lẫ n nhau tạo thà nh động lực dẫ n dắt nề n kinh tế phát triển. Cơ chế quản lý kinh tế: là k hái niệ m dùng để chỉ phương thức mà qua đó chính phủ (nhà nước) tác động vào nền kinh tếđểđịnh hướng nền kinh tế tự vậ n động đế n các mục tiêu đãđịnh. 1. Các khái niệm a. Khá i niệm kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường màởđó ba vấ n đề kinh tế cơ bả n: sản xuất c ái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào được quyết định thông qua thị trường. Nhâ n tố cơ bả n của nền kinh tế thị trường là c ung, cầu, giá cả thị trường.Cung và cầu đảm bảo mối liê n hệ giữa khâ u đầu và k hâu cuối c ủa quá trình tái sản xuất.Giá cả thị trường biểu hiện bằ ng tiề n của giá trị thị trường c ủa hàng hoá nó là tín hiệu của thị trường. b. Tính quy luật tấ t yếu của việc hình thành kinh tế thị trường Chúng ta đang ở và o lúc giao thời giữa cơ chế quả n lý tập trung với cơ chế kinh tế thị trườ ng định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quả n lý c ủa nhà nước. Trê n cơ sở nhận thức vềđặc điể m chung c ủa kinh tế thị trường vàđặc đ iể m lịch sử của nước ta, ta nhận thấy: Sự lựa chọ n đó là phù hợp với quy luật khách quan bởi vì sau khi kháng chiến thắng lợ i dựa vào kinh nghiệ m c ủa các nước xã hội chủ nghĩa, đất nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên nhận thức s ở hữu công cộ ng về tư liệu sản xuất.Nền kinh tế kế hoạch hoá trong thời kỳđầ u thực hiện ở nước ta đã tỏ ra phù hợp nóđã tạo ra bước chuyển biến quan trọng về mặt kinh tế xã hội nhưng sau ngày giải phóng bức tranh mới về hiện trạng kinh tế xã hội thay đổ i. Trong nền kinh tế cùng một lúc tồn tại cả ba loại hình thức: kinh tế tự cung tự cấp, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá. Do các quan hệ kinh tếđã thay đổ i rất nhiề u việc áp dụng cơ chế quản lý k inh tế c ũ và o điề u kiện nền kinh tếđã thay đổi làm xuất hiện rất nhiề u hiệ n tượng tiêu cực. Do chủ quan cứng nhắc khô ng cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lý kinh tế mà chúng ta đã khô ng quả n lý có hiệu quả các nguồn nguyê n liệu sản xuất c ủa đất nước trái lại đã dẫ n đế n việc sử dụng lãng phí một cách nghiê m trọng các nguồ n tài nguyê n đó. Trên thực tế yế u tố kế hoạch hoá tập trung đã loạ i bỏ yế u tố thị trường quan hệ hà ng tiề n chỉ là hình thức, vai trò người tiêu dùng bị hạ thấp, hệ thống quả n lý quan liê u. Nề n kinh tế không cóđộng lực, không có sức đ ua tranh khô ng phát huy được tính chủđộng sá ng tạ o của người lao động c ủa các chủ thể sản xuất kinh doanh, sả n xuất không gắn với nhu cầu, ý c hí chủ quan đã lấn át khách quan và triệt tiê u mọ i động lực và sức mạnh nội sinh của bả n thâ n nền kinh tế.
- Kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản như: phát triể n kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường tự do kinh doanh, tự do thương mại, tựđịnh giá cả, đ a dạng hoá sở hữu phâ n phối do quan hệ cung cầu…đó là cơ chế hỗn hợp có sựđiề u tiết vĩ môđể khắc phục những khuyết tật của nó. Trong cơ sở hạ tầ ng của xã hội nước ta hiện nay còn tồn tạ i cùng một lúc nhiề u loạ i hình thức kinh tếđan xen hoà nhập vào nhau: kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, kinh tế q uản lý tập trung kinh tế hàng hoá nhỏ. Theo quy luật c ủa lịch s ử kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp sẽ vươn tới kinh tế hàng hoá mà kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao. Nền kinh tế quả n lý tập trung ở nước ta chưa hình thà nh đầy đủ chính vì vậ y kinh tế thị trườ ng có sự quả n lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hình thức phù hợp với đặc đ iểm của nước ta trong giai đoạn này. Trong nền kinh tế nước ta các nguồ n lực kinh tế c hưa được khai thác có hiệu quả thị trường vừa yếu, vừa thiếu, vừa vô tổ c hức. Sự chuyể n hướng từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế mới vừa cho phép s ử dụng có hiệ u quả các nguồn lực khan hiếm vừa cho phép khắc phục tính chất về tổ chức và những khuyết tật của thị trường. Sự chuyển hướng của nền kinh tế nước ta sang nề n kinh tế mới cho phép nước ta phát huy lợi thế so sánh với các nước trê n thế giới, tạ o điề u kiện cho nước ta sớm hoà nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Việc hình thà nh và phá t triể n kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bởi nó là sự kết hợp hài hoà giữa tă ng trưởng và tiến bộ xã hội tă ng trưởng và công bằng xã hội phát triể n kinh tế và giữ gìn bản sắc đoà n kết và truyền thống giữa các dân tộc. 2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường 2.1 Bản chất của cơ chế thị trường Bản chất của cơ chế thị trường là cơ chế giá cả tự do. Giá cả do thị trường quyết định, thị trường có vai trò quyế t định đối vớ i việc phâ n phối các nguồn lực kinh tế vào các ngà nh các lĩnh vực c ủa nền kinh tế. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự c hủ trong sản xuất kinh doanh. Họ sả n xuấ t cá i gì, như thế nào là do thị trường q uyết đ ịnh. Nền kinh tế vận động theo quy luật cung cầ u, quy luật cạnh tranh… Sự tác động của cá c quy luật đó hình thành trê n cơ chế tựđiề u tiết của nền kinh tế. Ngoà i ra, trong kinh tế thị trường còn có s ựđiề u tiết vĩ mô c ủa nhà nước thông qua pháp luật, k inh tế kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế. 2.2 Kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản sau: Thị trường và các quan hệ thị trường ngày càng đó ng vai trò quyết định đố i với sản xuất kinh doanh và p hân phối tài nguyê n quốc gia.Dưới sự quả n lý của nhà nước, nền kinh tế nhiề u thà nh phần thông qua cạnh tranh liên kết hợp tác c ó trình độ xã hội hoá cao thúc đẩy sự hài hoà giữa sản xuất và nhu cầu. Nền kinh tế vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan và các chính sách kinh tế phù hợp bảo đảm thị trườ ng thống nhất mở rộng phục vụ các mục tiê u tăng trưởng hiệ u quả, câ n bằng vàổn định. Nhà nước dùng lu ật pháp kế hoạch định hướng và chính sách kinh tế dẫn dắt thị trường phát triển lành mạ nh, d ùng chính sách phân phố i vàđiều tiết đểđả m bảo phúc lợi cho toà n dâ n và thực hiện cô ng bằ ng xã hội.
- Nhà nước có những chính sách kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý tránh tình trạ ng phân bổ và sử dụng các nguồ n lực một cách tự do. Đó là thể c hế kinh tế của những chủ thể tự c hủ, tự do kinh doanh theo phá p luật các thà nh phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa liê n kết hợp tác và p hát triển đạt được trình độ xã hộ i hoá cao. Giá tự do tức là gía thị trường tự do hoá thương mại (ban đầu ở trong nước dần dần mở rộng ra thị trườ ng ngoài nước) và cạnh tranh tạo mọi khả nă ng cho thị trường phát huy vai trò tựđiề u chỉnh sản xuất kinh doanh và cung cầ u hàng hoá. Trong điề u hà nh các hoạt động kinh tế, những mệ nh lệ nh hà nh chính được giả m thiểu để c ho các hoạt động thị trường đ ược diễ n ra chủ yế u dựa trên s ự hướng dẫn của các quy luật giá trị, quy luật cung cầ u, quy luật cạ nh tranh, đả m bảo nguyên tắc vận hành chủ yếu c ủa nền kinh tế là nguyên tắc thị trường. Mọi yếu tố sản xuất được đi vào thị trường.Đối với nước ta đây làđiề u kiệ n cơ bản để nền kinh tế thị trường vận hành bình thường.Tất cả các mố i quan hệ kinh tế giữa các chủ thểđược tiền tệ hoá.Đ iều này làm cho cơ chế thị trường có s ự năng độ ng và linh hoạt.Nó làđộng lực thúc đẩy sản xuất phát triể n, thúc đẩ y tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội biể u hiện tập trung ở lợi nhuận tạo ra một mô i trường cạnh tranh lành mạ nh thúc đẩy xã hội phát triển. 3. Những ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường 3.1Ưu điểm Kinh tế thị trường kích thích việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất laođộng, nâng cao trình độ xã hộ i hoá sản xuất. Kinh tế thị trường có sự năng động và khả năng thích nghi nhanh chóng. Do yếu tố cạ nh tranh và sựđiề u tiết c ủa các quy luật thị trường là m cho cá c doanh nghiệp phả i năng động để tự phù hợp và phát triển. Hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phúđáp ứng mọi nhu cầu của xã hội bởi người sả n xuất sẽ sản xuất những gì mà thị trường có nhu cầu vàđáp ứng mọi nhu cầu đó. 3 .2 Nhược điểm Bên cạnh những yếu tố tích cực nền kinh tế thị trường vẫ n còn một số những hạn chế nhấ t đ ịnh. Do áp d ụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là m năng suất laođộng tă ng nhưng với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nê n tình trạng thất nghiệp xảy ra nhiề u. Độô nhiễm môi trường ngày càng cao do sả n xuất ngày càng nhiề u và ngày càng mở rộng. Tài nguyên thiên nhiên b ị khai thác triệ t để.Trong kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo diễn ra một cách nhanh chó ng và sâ u sắc. 4. Các bước phát triển của nền kinh tế thị trường 4 .1 Kinh tế thị trườ ng sản xuấ t hàng hoá giản đơn 4.1.1Khái niệm Kinh tế hà ng hoá là một kiểu tổ c hức kinh tế xã hội mà trong đó hình thá i phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩ m để bán để trao đổi trên thị trường. Trong nề n kinh tế hà ng hoá mọi sản phẩ m dịch vụđề u được mua bán trê n thị trường.Thị trườ ng là một phần tất yếu và hữu cơ c ủa toà n bộ quá trình sả n xuất và lưu thông hàng hoá. 4 .1.2 Kinh tế hàng hoáở Việt Nam
- Kinh tế hàng hoá ra đời và tồ n tại trong nhiều hình thái kinh tế –xã hội gắ n liền với hai điều kiện: s ự phân công laođộng và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế hàng hoá nước ta tồn tạ i nhiề u thà nh phần do vậ y việc hạch toán kinh doanh phân phối và trao đổi sản phẩ m laođộng tất yế u thông qua hình thá i hàng hoá - tiề n tệđể thực hiệ n các mối quan hệ kinh tế. 4 .1.3 Các đặc điểm của nền kinh tế hàng hoáở Việt Nam Nền kinh tế nước ta đang chuyể n biến từ nề n kinh tế ké m phát triể n, tự cung tự cấp và quản lý theo cơ c hế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hà nh theo cơ c hế thị trường: nền kinh tế hàng hoá d ựa trên cơ sở nề n kinh tế nhiều thành phầ n, nền kinh tế phát triển theo hướng mở rộ ng quan hệ kinh tế với nước ngoài, nề n kinh tế hàng hoá phát triển theo định hướng xã hội ch ủ nghĩa thô ng qua bản chất và vai trò quả n lý của nhà nước. 4.2 Kinh tế thị trường tự d o 4.2.1 Khái niệm Kinh tế thị trườ ng tự do là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hộ i mà trong đó mọ i hoạt động c ủa nề n kinh tếđược điều phối bởi các quy luật của nề n kinh tế như quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trườ ng tự do hàng hoá và dịch vụđượ c sản xuất và trao đổi trên thị trường. Giá cả của hàng hoá tuân theo quy luật cung cầu: sả n xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất bao nhiêu là do thị trường quyết định, không có sựđiề u chỉnh của nhà nước. 4 .2.2 Các đặc điểm của kinh tế thị trường tự do Thị trường làm trung tâm c ủa các hoạt động, nóđược tác động và chi phố i bởi “bàn tay vô hình”. Thông qua thị trường các doanh nghiệp lựa chọ n phương án hoạ t động sả n xuất kinh doanh thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp ngà y càng nă ng độ ng sáng tạo đạt hiệu quả k inh doanh cao. Quan hệ giữa các chủ sở hữu là bình đẳng, thuận mua vừa bán. Tình trạng độc quyề n diễ n ra phổ biến là m hạn chế sự ra nhập của các doanh nghiệp mới. Sả n xuấ t thừa, khai thác và sử dụng quá mức tài nguyê n thiê n nhiên là một trong những nhược đ iểm của kinh tế thị trường tự do. Khủng hoả ng về kinh tế diễ n ra liê n tục và k hả năng khắc phục khó khă n không đồng nhất, không có sự phối hợp giữa các ngà nh. 4 .3 Kinh tế thị trườ ng tự do có sự quản lý của nhà nước 4 .3.1 Khá i niệm Do một số những khuyết tật c ủa kinh tế sản xuất hàng hoá như tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, phâ n hóa bình đẳng, huỷ hoại môi trường nên để phát huy ưu thế, khắc phục những khuyết tật c ủa nó cần phải tă ng cường sự quả n lý của nhà nước. Nền kinh tế nà y là một sự cả i tiến rất quan trọ ng so vớ i nền kinh tế trước như: - Cải tiế n về mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước - Cải tiế n mối quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp - Cải tiến mối quan hệ giữa các cơ quan hà nh pháp, luật pháp, tư phá p trong bộ má y Nhà nước. Giảm bớt sự chồ ng chéo cồng kềnh, tạo điề u kiệ n thuậ n lợi về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp - Cải tiế n mối quan hệ giữa trung ương vàđịa phươ ng.
- 4 .3.2 Vai trò và các chức năng quản lývĩ mô của Nhà nước Nhà nước là công c ụ của giai cấp thống trịđ ược sử dụng để duy trì trật t ự xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của nó. Chức năng ban đầ u của nhà nước là quả n lý hành chính bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như: - Quả n lý lãnh thổ thiết lập quan hệ bang giao vớ i các nước (chức năng đố i ngoại) - Quả n lý trật tự xã hội, sắp xếp mối quan hệ giữa các cá nhân các giai cấ p các tầng lớp các cộng đồng dân tộc (bộ lạc, bộ tộc…) Sự phát triển c ủa sản xuất hà ng hoá, sự ra đời c ủa kinh tế thị trường đãđặt nhiệ m vụ quả n lý xã hội của nhà nước nói chung thành hai chức năng: - Thứ nhất là c hức nă ng quản lý hà nh chính nhằ m duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho nề n kinh tế phát triển ổ n định, không gặp phải những biến động xấ u, có tốc độ tăng trưởng nhanh. - Thứ hai là nhà nước phả i đảm bảo hiệ u quả kinh tế –xã hội. Nhà nước sửa chữa những khiế m khuyết của thị trường để thị trường hoạt độ ng c ó hiệ u qủa.C ùng với các mục tiêu trên thì nhà nước còn có một mục tiê u quan trọng khác để giúp cho nền kinh tế phát triển là nh mạnh đó là giải quyết những vấn đ ề nảy sinh trong quá trình phát triể n kinh tế.Kiể m soát các hoạt động kinh tế bằng các công cụ tà i chính tiề n tệ, tổ chức hệ thống ngân hà ng hai cấp, đặt giá cho những sản phẩ m quan trọng. 4.4 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước Việc chuyể n từng bước của nền kinh tế thị trườ ng cho phù hợp với hoà n cảnh lịch sử và các điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội nước ta không áp dụng các liệ u pháp xốc. Chúng ta chuyể n sang cơ chế thị trường định hướng xã hội ch ủ nghĩa trên cơ sởổ n định chính trị, lấy ổn định c hính trị là m tiền đề vàđ iều kiệ n cho cải cách kinh tế. Mặt khác phả i nhận thức rõ phả i đổi mới mạ nh mẽ trong lĩnh vực hà nh chính trê n cơ sởđổi mới quản lý của nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của quản lý cho phù hợp với điều kiệ n kinh tế thị trường mà tiế p tục ổ n định chính trị, đưa c ải cách, cải tiến là m những bước phát triển mới. 4.4.1 Những nét tổ ng quát c ủa nền kinh tế trong đó thị trường và các quan hệ của thị trường ngà y cà ng đ óng vai trò quyết định đố i với sản xuất kinh doanh và phâ n phối tà i nguyên quốc gia dưới sự quản lývĩ mô của Nhà nước. 4.4.2 Những đặc trưng của nền kinh tế nà y Đó là thể chế kinh tế của những chủ thể tự chủ, tự do kinh doanh theo phá p luật, các thà nh phần kinh tế vừa cạ nh tranh vừa liên kết, hợp tác và phát triển đạt được trình độ xã hội hoá cao. Giá tự do tức là giá thị trường, tự do hoá thương mại và cạnh tranh tạo mọ i khả năng cho thị trường phát huy khả nă ng tựđiề u chỉnh sản xuất kinh doanh và cung cầu hàng hoá. Trong đ iều hành các hoạt độ ng kinh tế thị trường được diễn ra chủ yế u dựa trên sự hướng dẫn c ủa các quy luậ t giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,
- đảm bảo nguyên tắc vận hà nh chủ yếu của nền kinh tế là nguyê n tắc của thị trường. 4.4.3 Cơ sởđể khẳng định vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thực tế lịch sửđế n nay cho thấy, hình thức tổ c hức kinh tế xã hội có hiệ u quả hơn cả là kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường có khả nă ng “tựđộng” tậ p hợp được hành động, trí tuệ và tiềm lực c ủa hàng triệu con người và hướng tới lợ i ích chung của xã hội do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tă ng hiệu quả sả n xuất, tă ng thu nhậ p vàđời sống dâ n cư. Song nền kinh tế thị trường khô ng phải là một hệ thống đ ược tổ chức một cách hoàn hảo, khô ng c ó những vấn đề phức tạp vànan giả i. Người ta đã tổng kết nhiều mặ t hạn chế, khuyết tật của cơ chế thị trường, được nêu tóm tắt là : - Cơ chế thị trường nế u không có sựđiề u tiế t vĩ mô của Nhà nước thì sẽ dẫ n đến sản xuất mù quáng gây nên các cuộc khủng hoảng thừa và thiếu. - Trong cơ chế thị trường do chạ y theo lợi nhuận các doanh nghiệp thường khô ng đầ u tư vào các lĩnh vực, các ngành ít lợi nhuận, không có lợi nhuậ n, thậ m chí thua lỗ song xã hội lại cần các ngà nh đó, nhất là các sản p hẩ m d ịch vụ công cộng. - Cơ chế thị trường không có k hả năng tựđiều tiết sự phát triển ở các vùng kém lợi thế so sánh, vùng khó khăn so với vùng thuậ n lợi, đồng thời nó lạ i có x u hướng làm sâu sắc thê m sự phâ n hóa thu nhập. - Cơ chế thị trường là môi trường dễ nảy sinh tình trạ ng kinh doanh lừa đảo, làm hàng giả, lối sống chạ y theođồng tiền, các tệ nạ n xã hội, huỷ hoạ i mô i trường sinh thá i. Để khắc phục hạn chế, khuyết tật của cơ chế thị trường cần có sự can thiệ p của nhà nước vào nền kinh tế thị trường. Theo P.A. Xamuerxon, đểđiều chỉnh kinh tế hiện đại không thể thiế u đượ c “bàn tay vô hình” của thị trườ ng và “bàn tay hữu hình” c ủa chính phủ. Điều hành nền kinh tế thiếu một trong hai yếu tốđó thì chẳng khác gì vỗtay bằng một bà n tay. 5. Các nhân tố của cơ chế thị trường 5 .1 Hàng hoá Hàng hoá là sản phẩm c ủa laođộng có thể thoả mãn nhu cầ u nào đó của con ngườ i và d ùng để trao đổi với nhau. Trong nề n kinh tế thị trường, hàng hoá rất đa dạng và phong phú, ngày càng hoà n thiệ n và ngà y càng đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống. Hà ng hoáđược sản xuất ra không phả i cho người sản xuất sử d ụng mà cho tất cả mọi ngườ i. Hàng hoáđược đưa đến người tiêu dùng khô ng phả i qua nhà nước phâ n phối mà là do hệ thố ng kê nh phân phố i do doanh nghiệp tự tổ c hức. Hà ng hoáđược sả n xuất không phải dựa trên năng lực của doanh nghiệ p mà dựa trên nhu cầu c ủa người tiê u dùng. Do yếu tố cạnh tranh nên hầ u hết các doanh nghiệp đều nắm bắt nhu cầ u của khách hàng để sản xuất hàng hoá. Chính vì thế hà ng hoá ngà y càng được hoàn thiện đa dạ ng về c hủng loại, kiể u dáng,
- mẫ u mã.Việc sản xuất hà ng hoá không chỉ còn dựa trên sản xuấ t cái gì, sả n xuất như thế nào, sản xuất cho ai mà còn sản xuất đểđáp ứng những nhu cầ u gì. 5 .2 Tiền tệ Tiề n tệ là một thứ hàng hoáđặc biệt được tách ra là m vật ngang giáchung cho các hà ng hoá khác. Nó thể hiệ n laođộng xã hội và b iểu hiện quan hệ giữa những ngườ i sản xuất hàng hoá. Tiề n tệ có một số c hức năng: - Nó là thước đo của giá trị. Bản thân tiền có giá trị và nó dùng đểđo giá tr ị của hà ng hoá. - Là phương tiệ n lưu thông. - Đây là một hàng hoáđặc biệt được sử dụng làm vật ngang giáchung phục vụ c ho lưu thô ng, trao đổi. - Là p hương tiện cất trữ. Tiề n làđại diện cho c ủa cải xã hộ i nên nóđược cất trữ. - Là phương tiện thanh toá n. Với chức năng này, tiền dùng để trả lương, trả nợ… Ngoà i những chức năng quan trọng đó tiền còn có chức nă ng là m ổn định và phát triển thị trường.Trong nề n kinh tế thị trường việc đả m bảo, bình ổn giá tr ị giữa các đồng tiền là c ực kỳ cần thiết đặc biệt là các đồng tiền lớ n.Việc in tiề n nhiề u sẽ dẫn đến lạ m phát cao và là m ả nh hưởng đến tâ m lý người tiêu d ùng.Tiề n được sử dụng vàđược in với số lượng linh hoạt phù hợp với kinh tế và chính sách của chính phủ.Nó cùng là phương tiện c ủa chính phủđể kích cầ u, đẩ y mạ nh xuất khẩ u.Không những thế với sự nă ng độ ng và linh hoạt c ủa đồng tiền nóđã kích thích đầ u tư và nó là một trong những nhâ n tố tư bản vững mạnh nhất c ủa doanh nghiệp. 5.3 Giá cả Giá cả là sự biểu hiện c ủa giá trị hàng hoá bằng tiền.Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là biể u hiện của giá trị hàng hoá bằng tiền thông qua trao đổ i bằng tiề n giữa người mua và người bá n.Người mua và người bá n trao đổi với nhau tạo ra một mức cho hàng hoá. Giá cả trong nền kinh tế thị trường đ ược tuâ n theo giá thị trường. Giá thị trường của một loạ i hà ng hoá chính là giao điểm của đường cung vàđường cầu.Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ quy định một số mức giá cho những hàng hoáđặc biệ t.Và chính phủ c ũng đưa ra mức giá trần và mức giá sàn đểđiề u tiết thị trường tránh tình trạ ng độc quyền và bán phá giá. Giá vận hành là cơ chế vận hành chủ yếu, làm cho thị trường phát huy được vai trò tựđiề u tiế t theo quy luật cung, cầu của cơ chế thị trường. Sự cạnh tranh về giá cả thị trường là m cho người sản xuất phả i tìm cách giả m chi phí, nâng cao nă ng suất laođộng, nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành… Đ iều đó là m cho các doanh nghiệp tập trung vào áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư vào chất xám, sáng tạo ra nhiều cá i mới thúc đẩ y khoa học kỹ thuật phát triển đưa nền kinh tếđi lên và xã hộ i ngà y cà ng phát triển. 5.4 Lợi nhuận
- Lợi nhuận chính là p hần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận và mục tiêu cuối c ùng của các doanh nghiệp là tố i đa hoá lợ i nhuận. Tất cả các nhân tố trong nền kinh tế thị trường đều hoạt đ ộng trê n lợi nhuậ n và vì mục tiêu lợi nhuận.Đâ y là biể u hiệ n về mục đ ích kinh tếđặc biệt là cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp tồn tại và phát triển đều do lợi nhuận đem lại. Không như trong thời kỳ bao cấp, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ngày càng đ ược giả m thiểu, doanh nghiệp tư nhâ n chiế m đa số và có xu hướng chuyển gần từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Sự tồ n tại c ủa các doanh nghiệp này không còn phụ thuộc hoà n toà n và o nhà nước mà phụ thuộc vào lợi nhuậ n. Với mục tiê u lợi nhuậ n sẽ làm cho các doanh nghiệp giảm thiể u tối đa bộ máy cồng kềnh tránh tình trạ ng lã ng phí, tham ô, tham nhũng… 6. Cá c quy luật kinh tế của kinh tế thị trường 6.1 Quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật căn bả n của sản xuất và trao đổ i hà ng hoá. Chừng nào còn sản xuất hà ng hoá thì chừng đó còn quy luật giá trị. Yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phả i dựa trê n cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian laođộ ng xã hộ i cầ n thiết. Để hàng hoá có thể bán được thì hao phílaođộng cá biệt để sản xuất ra hàng hoá phả i phù hợp với hao phí lao động xã hội cầ n thiết, tức là phải phù hợp vớ i mức hao phí mà xã hộ i có thể chấp nhận đ ược. Tác dụ ng của quy luật giá trị - Điều tiế t sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nề n kinh tế thị trường. Do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu, giá cả hà ng hoá trê n thị trường lên xuống xoay quanh giá trị c ủa nó. Sự biến động c ủa giá cả xung quanh giá trị khô ng những chỉ rõ sự biến động về kinh tế mà còn có tác dụng đ iều tiết nền kinh tế.Trong lĩnh vực lưu thông, quy luật giá trị có tác dụng điề u tiết nguồn hàng từ nơi giá thấ p đến nơi giá cao. - Kích thích lực lượng sản xuất phát triển: Trong nền kinh tế thị trường ngườ i nào có hao phílaođộng cá biệt ít hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cầ n thiế t để sản xuất hàng hoá thì người đó có lợi và ngược lại. Muốn đứng vững và thắ ng trong cạnh tranh mỗi người sản xuất đều luôn luô n tìm cách rút xuố ng đế n mức tối thiể u hao phílaođộng cá biệt. Muốn vậ y họ phả i luôn tìm cách cả i tiến k ỹ thuậ t, tăng nă ng suất laođộ ng. V ì thế, trong nề n kinh tế thị trường, lực lượng sả n xuất được kích thích và phát triển nhanh hơn rất nhiề u so với thời kỳ trước. - Thực hiện bình tuyể n tự nhiên và phâ n hoá giàu nghèo, quy luậ t giá trị mang lạ i phầ n thưởng cho những người làm tố t, làm giỏi và ngược lại. 6.2 Quy luật lưu thông tiền tệ Quy luật lưu thông tiền tệ phản á nh quá trình trao đổ i và lưu thông hàng hoá.Chức nă ng của tiền là là m phương tiệ n thanh toá n.Đồ ng tiền càng được sử
- dụng nhiề u vào trong lưu thông thì có nghĩa là quá trình trao đổ i và lưu thông hàng hoá diễn ra ngà y cà ng nhiều. Nó có thể kìm hã m hay thúc đẩy xã hội phát triể n. Trong nề n kinh tế thị trường, quy luật lưu thông tiền tệ càng đượ c biể u hiệ n rõ. Khủng hoả ng tiề n tệđã dẫn đến khủng hoảng về kinh tế và kéo theo sự kìm hãm xã hộ i phát triển. Ngượ c lại, khi lưu thông tiền tệổn định sẽ làm cho ngườ i sả n xuất yê n tâ m khi đầu tư và o sản xuất. Số lượng tiề n, giá trị tiền được đưa vào lưu thông, sản xuất ngày càng chặt chẽ. Sả n xuất số lượng tiề n bao nhiêu phụ thuộc vào mục tiêu của chính phủ bở i nó có thể dẫ n tới lạm phát, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, kích cầu… Trong nền kinh tế thị trường, lưu thô ng tiền tệ khô ng chỉ là phả n ánh lưu thông trao đ ổi hà ng hoá mà còn phả n ánh lưu thô ng trao đổi c ủa các loại tiền.N ó phả n ánh trình độ, sự phát triển về kinh tế của các nước với nhau.Các đồng tiề n mạ nh vàđược thanh toán thông dụng trên khắp các quốc gia. II. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ i chủ nghĩa 1. Tính tất yếu khách quan chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế m ới 1 .1 . Cơ ch ế cũ Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong thời kỳđầu thực hiện ở nước ta đã tỏ ra phù hợp, nóđã tạo ra những bước chuyển biến quan trọ ng về kinh tế- xã hội.Nhưng sau ngà y giải phóng, do có nhiều nhân tố mới xuất hiệ n nên cơ chế này khô ng c òn phù hợp.Trong thời kỳ này chúng ta chủ q uan, áp d ụng cứng nhắc cơ chế của các nước anh em nên đã dẫ n đến kinh tế c hậm phát triể n và suy thoá i.Trong mô hình cũ của xã hội chủ nghĩa sự vậ n hà nh c ủa nền kinh tế chủ yế u dựa trê n mệ nh lệ nh, kế hoạch c ủa nhà nướ c và một hệ thống bao cấp từ 3X đế n ngườ i tiê u dùng.Cơ chế này tuy cóưu điể m là tránh được sự phâ n cực xã hộ i nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điể m cơ bả n. Chẳng những các quy luật kinh tế khác bị coi thường mà tính tự c hủ nă ng động sáng tạ o của người laođộng cũng khô ng được phát huy một cách đầy đủ. 1.2 Cơ chế mới Đến Đạ i hội VII, Đảng ta đã xác định rõ việc đổi mới kinh tế là tất yếu khách quan. Và trên thực tếđang diễ n ra việc đó, tức là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trườ ng có sự quả n lý của nhà nước theođịnh hướng xã hộ i chủ nghĩa. Cơ chế mới này phù hợp với thực tế c ủa nước ta, ph ù hợp với các quy luật kinh tế và xu thế của thời đạ i. Thứ nhất, nế u không thay đổ i cơ c hế k inh tế vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì không thể nào cóđ ủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa nó i đến tích luỹ vốn để sản xuất. Thứ hai, do đặc điểm của nền kinh tế tập trung rất c ứng nhắc do đó nó c hỉ có tác dụng thúc đẩy tă ng trưởng kinh tế trong giai đoạn ngắ n và chỉ có tác dụng phát triển nền kinh tế theo chiều rộng. Thứ ba, xét về sự tồn tạ i thực tếở nước ta, những nhâ n tố của kinh tế thị trường đã hình thành vàđạt được những mức phát triể n khác nhau ở hầu hết các
- đô thị và các vùng đồng bằng ven biể n…nhưng thị trường ở nước ta phát triể n chưa đồng bộ cò n thiếu hẳn thị trường yếu tố sả n xuất, thị trường lao động, thị trường vốn… Thứ tư, xét về mối quan hệ k inh tếđối ngoại ta thấy nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế thế giới, có sự giao lưu hợp tác với rất nhiề u nướ c trên thế giới. Thứ nă m, xu hướ ng chung phát triển kinh tế của thế giới là sự phát triể n kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã thay đổi hẳn về chất không còn là dân sốđông, vũ khí nhiều, quâ n đội mạ nh mà là tiềm lực kinh tế. 2. Quá trình h ình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, đặc trưng kinh tế thị trường nước ta cần hướng tới 2.1 Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường 2.1.1 Cơ chế kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang cơ ch ế thị trường Nền kinh tế nước ta trước 1985 là nền kinh tế kế hoạch.Nền kinh tế nà y không còn phù hợp với thời đại mới. Chuyể n đổ i cơ cấu vàổn đ ịnh nề n kinh tếvĩ mô từ năm 1986, chuyển đổi cơ cấu kinh tế thô ng qua quá trình phi tập trung hoá bao hàm 3 khía cạnh: -Thực hiệ n chính sách kinh tế nhiề u thà nh phần -Chuyển mạ nh cơ c hế thị trường với việc sử dụng mạ nh mẽ các công c ụ quả n lývĩ môđểđiề u tiết nền kinh tế -Thực hiệ n chính sách mở của nề n kinh tế 2.1.2 Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam Có thể nói mốc đánh dấu sự chuyển đổi nề n kinh tế nước ta từ cơ chế quả n lý c ũ sang cơ chế quả n lý mới là nghị quyết 6 TW khoá VI. Cơ chế quản lý kinh tế trước năm 1980: chúng ta đã sao chép hầ u như nguyên vẹn mô hình phát triể n kinh tế- xã hội của các nước xã hội đặc biệt là Liên Xô Cơ ch ế quản lý giai đoạn 1980-1986: Do có nhiều đổi mới về cơ chế quả n lý kinh tếtheo hướng chú trọng hơn tới hiệu quả kinh tế và từng bước khắc phục tính quan liêu, gò bó c ủa cơ chế kế hoạch hoá. Tuy nhiê n vẫn còn một số những thiế u sót như: Việc sắp xếp lại sản xuất theo nghị quyết Đại hội V của Đả ng không thực hiệ n được nê n cơ chế kinh tế cơ bản vẫn không thay đổi. Nhiều cô ng trình có quy mô lớn chưa thật cấp bách và kém hiệu quả. Có nhiề u sai lầm nghiêm trọng trong tổng điều chỉnh giả lương làm cho tình hình tài chính, tiền tệ, tiền cô ng, tiề n lương…vấn đề khó khăn lạ i trở nê n càng khó khăn hơn. Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do: - Động lực vật chất và tinh thần của người laođộng chưa được phát huy đầ y đủ.
- - Kế hoạch hiệ n vật của nhà nước vẫ n c òn bao trùm, quan liêu và tương đố i cứng nhắc. - Nền kinh tế vẫ n còn trong tình trạng đóng cửa Phương thức tổ chức bộ má y quả n lý về cơ bản vẫn chưa được đổi mới Những chuyển biến trong cơ ch ế quản lý từĐại hội VI đ ến nay Chính phủđã thực hiệ n chính sách nền kinh tế nhiề u thà nh phần.Nếu trước đây kinh tế tư nhâ n, cá thể không được thừa nhậ n thì nay đãđược khuyế n khích phát triển mạnh mẽ. Chuyển mạ nh cơ c hế thị trường với việc sử dụng mạnh mẽ các công c ụ quả n lývĩ môđểđiề u tiết nền kinh tế. Thực hiện chính sách lã i suất tín dụng với hầ u hết các loại hàng hoá dịch vụ Thực hiện sả n xuất lãi suất tín dụng như một công cụ huy động tiền thừa trong xã hội. Áp dụng tỷ giá trao đổi linh hoạt c ó sựđiều tiết của nhà nước kết hợp vớ i điề u tiết cung cầ u. Cải cách hệ thố ng ngân hàng, mở thị trường ngoại tệ của nhà nước. Thực hiệ n chính sách mở cửa nền kinh tế, giao lưu, hợp tác, thu hút đầ u tư nước ngoài. Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cải cách một bước bộ máy quản lý k inh tế, bộ má y quả n lý các cấp đượ c sắp xếp một bước theo hướng thu gom đầ u mố i, tinh giản biên chế… Có một số nguyên nhâ n dẫn đến thà nh công của quá trình đổ i mới như: những tiế n bộ to lớn trong đổ i mới tư duy kinh tế và chính sách kinh tế với những bước đ i hợp lý. Tuy nhiên c ũng có một số sai lầm, khuyết điể m cầ n rút kinh nghiệm như: Thiếu một kịch bả n tổng thể cho đổi mới cơ chế quả n lý kinh tế và phươ ng thức tổ c hức bộ máy quản lý kinh tế chưa thật phù hợp với cơ chế thị trường. 2.2 Những yêu cầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta - Nhà nước cần phả i có những chiến lược phát triể n kinh tế –xã hội dài hạn - Xây dựng các chính sách kinh tế, luật pháp thông thoá ng tạo môi trường thuậ n lợi cho sả n xuất vàđầ u tư - Phân phối thu nhập quốc dân một cách có hiệ u quả - Quản lý tà i sản quốc gia, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý 3. Thực trạng nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay Nền kinh tế nước ta hiện nay có thể nó i đang ở trong giai đoạ n quáđộ chuyển từ nền kinh tế tập trung, hà nh chính, bao cấp sang nề n kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đ ược những đặc điểm phức tạ p của giai đoạ n quáđộ chúng ta tránh được những sai lầ m chủ q uan, nóng vội hay áp d ụng máy móc, sao chép kinh tế thị trường của các nước khác.
- Nền kinh tế thị trường ở nước ta vẫ n cò n ở trong giai đoạn sơ khai, do c ơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn. Bê n cạnh đólaođộ ng thủ công vẫn chiế m t ỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Khả năng phân cô ng laođộng ké m. Trình độ khoa học kỹ thuậ t, trình độ công nhân vừa ít vừa thấp.Sản xuất nông nghiệp vẫn chiế m chủ yế u. Hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa kích thích được đầ u tư. Chúng ta đang thực hiện chính sách giảm tình trạ ng qua nhiều cửa, hạch sách gâ y khó dễ từ phía cơ quan nhà nước. Sản xuất hà ng hoá trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp còn ở trình độ thấp, cô ng nghệ sản xuất còn lạc hậu chất lượng sản phẩm làm ra còn xấu. Tuy sản xuất nông- lâ m- ngư nghiệp là ngà nh sản xuất chiếm tỷ trọng lớ n nhất chiế m nhiều lao động xã hộ i trong cơ cấu kinh tế nhưng cũng chưa phát huy được những tiề m lực của mình. Các hoạt độ ng dịch vụ phát triển khá nhanh và mạnh như du lịch, ă n uống, vui chơi giải trí… Thị trường đất đai, sức lao động, thị trường tiền tệđã có những b ước phát triển lớn… Nhìn lại những nă m qua nhà nước ta cũng đãđề ra được nhiều chính sách nhằ m khuyến khích sản xuất hàng hoá phát triển.Tuy nhiên chúng ta còn thiết một lộ trình tổng quá t để chỉđạo quá trình đổi mới bộ máy nhà nước, đổi mớ i phươ ng thức sử dụng các công c ụ quả n lý kinh tế cho phù hợp với cơ c hế mới. Chính vì vậy để thúc đẩy nhanh việc cơ c ấu lại nề n kinh tếtheo mô hình kinh tế thị trường, nhà nước phả i xác định lại vai trò c ủa mình, đổi mới và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Đó là một trong những nội dung cơ bản đả m bảo cho sự thành công c ủa đổi mới. 4. Những giải phá p để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4.1 Tiếp tục quá trình tự do hoá giá cả, thương mại hoá nền kinh tế m ột cách triệt đ ể hơn Trong điề u kiệ n nước ta hiệ n nay thị trường giá cả còn có những diễn biế n phức tạp.Điề u đóđ òi hỏi phải các biệ n phá p quản lý giá cả c ủa nhà nước phải hết sức linh hoạt vàđa dạng phù hợp với diễ n biế n của mỗi loại hình thái thị trường đang từng bước chuyể n mình trong cơ chế mới. a) Xây dựng các biện pháp quản lý giá trên thị trường độc quyề n: Quy định giá c huẩ n đối với hàng hoá d ịch vụđộc quyề n như giáđiệ n, điệ n thoạ i, quy định chính sách, cơ chế quản lý giá sử dụng tài nguyê n thiên nhiên. b) Các biệ n pháp quả n lý giá trên thị trường cạnh tranh Giá trên thị trường cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ c ung cầu.Tuy nhiê n tuỳ thuộc vào mức độ cạnh tranh mà nhà nước có những biện pháp quản lý giá thích hợp.Quy định giá giới hạn đối với một số hà ng hoá, tổ chức đă ng ký giá, hiệp thương giá và niê m yết giá.Thực hiệ n các chính sách, biệ n pháp để bình ổ n giá một số hà ng hoá, d ịch vụ thiết yếu. Trợ giá và dự trữ bổ s ung cho nhau nhằ m
- duy trì thế cân bằ ng cung cầu hàng hoá vàổn định giá cả. Tiến hành thanh tra và xử lý các vi phạm kỷ luật về giá. c) Hình thành đầy đủ các thị trường cần thiết cho việc thương mại hoá nề n kinh tế như thị trường vốn, thị trường laođộng đưa các thị trường này vào hoạt động. Khi thị trường vốn hoạt động tương đố i ổn định nhà nước có thể cho phép các công ty tư nhân hay người nước ngoài có tham gia quản lý thị trường thậ m chí mở thị trường. Hình thành thị trường là một quá trình lâu dài, nhiều tầ ng, nhiều nấc vàđò i hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề p hức tạp liê n quan đế n việc tạ o mô i trường kinh tế và pháp lý cầ n thiết cho sự ra đời của nó. Hoạch định chương trình hình thành thị trường vốn, tổ chức lạ i guồ ng má y quả n lý vàđào tạo lạ i cán bộ quả n lý. Triển khai chương trình cổ p hần hoá các xí nghiệp, phát triể n mạnh các hình thức tín dụng thông qua phát hành tín phiế u kho bạc và các loại chứng khoán khác. Khi lạ m phát ổn định có thể phát hà nh trái phiếu dài hạ n.Triển khai vàđẩ y mạ nh các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi, thừa kế các loại k ỳ phiế u ngâ n hà ng, tín phiếu kho bạc trong hệ thố ng ngân hàng nhà nước. Hình thà nh và củng cố thị trường hàng tiêu dùng, thị trường sả n xuất, thị trường sức laođộng, thị trường thô ng tin, dịch vụ k hoa học kỹ thuật. Tạo cơ sở pháp lý c ho việc mua bán cổ phiếu theo cơ chế thị trường. d) Tă ng cườ ng khả năng cạ nh tranh của nền kinh tế thông qua chính sách mở cửa Khai thác tốt tiềm năng và lợi thế trong nước. Có chính sách tă ng nhanh t ỷ trọng hàng cô ng nghiệp. 4.2 Tiếp tục đa dạng hoá chếđộ sở hữu theo xu hướng phát triể n doanh nghiệp tư nhâ n, đổ i mới phương thức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệ p nhà nước cho phù hợp với cơ chế thị trường. Hình thức, mức độ và phạ m vi sở hữu phụ thuộc vào trình độ phát triể n cả u lực lượng sản xuất trong từng thời gian và không gian nhất định. Cầ n thu hẹ o hình thức sở hữu nhà nước ở những ngà nh kinh tế chưa cần thiết. 4.3 Tăng c ường khả năng kiểm kê, kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Tạo hà nh lang pháp lý c ho các doanh nghiệp tự do kinh doanh Thà nh lập các công ty kiểm toán tư nhân và nhà nước Thực hiệ n chếđộđă ng ký nghiêm ngặt hệ thống kế toán. 4.4 Cải cách bộ máy hành chính hiện đại hoá nhà nước Thực tếđổi mớ i trong những năm qua cho thấy công tác quả n lý hành chính của nhà nước chậ m đổi mới. Tình trạng quan liêu, tham nhũng và sự can thiệ p quá sâ u của chính quyề n địa phương, các cấp, của các bộ c hủ quả n theo ngành đang kìm hã m s ự ra đời phát triển của các nhân tố mới.
- Trong việc thực hiện cả i cách bộ máy nhà nước, vấ n đề cốt lõi làđổ i mớ i chức nă ng c ủa cả hệ thố ng bộ máy và trê n cơ sởđó màđặt lạ i chức nă ng c ủa từng cơ quan trong hệ thống này. Hiện nay, do điề u kiệ n kinh tế xã hội trong nước và tình hình thế giới diễ n biế n phức tạp, chính phủ phả i là cơ quan được tă ng cường về mọi mặt để thực s ự trở thành một cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất, một cơ quan chủđộng, năng độ ng, đáp ứng được yêu cầ u của sự chuyể n đổi cơ chế trong đó bao gồm c ả việc thúc đẩ y và phục vụđắc lực cho cô ng tác lập pháp. 4.5 Đổi mới công tác kế hoạch hóa, tăng cường công tác thông tin dự bá o gắn với đ iều hành vĩ mô. 4.6 Đổ i mới hệ thống thông tin kỹ thuật, thông tin quản lýtheo yêu cầ u của cơ chế thị trường. Các kênh thông tin phả i phù hợp với cấu trúc c ủa khoa học kỹ thuật Thay đổi các hệ thổng chỉ tiêu kế hoạch, kế toán thống kêđể p hản ánh đúng, đủ về hoạt động thông tin kinh tế. 4.7 Đổi mới chếđộ tiề n lương, thưởng để kích thích người laođộ ng Xây dựng lại cách đá nh thuếđối với người có mức thu nhập cao và quy định mức lương tối thiể u và các hệ số mức tiề n lương, thời gian tăng lương… 4.8 Đầu tư vào khoa học công nghệ Phổ cập giáo d ục đầ u tư vào giáo dục các ngành chất xám, đầ u tư nguồ n nhâ n lực có trí tuệ, phát triển hệ thống công nghệ thô ng tin. 4.9 Hội nhập kinh tế quốc tế Mở rộng quan hệ giao thương, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, liên doanh, liên kết, xây dựng các chính sách thu hút đ ầu tư, chuyển giao công nghệ…có như thế chúng ta mới phát triể n áp dụng được những tiến bộ của các nước khác.
- PHẦNKẾTLUẬN Xã hội ngà y càng phát triể n, tự do kinh doanh, tự do thương mại là nhâ n tốđể phát triển kinh tế. Cơ chế thị trường là cơ chế p hù hợp, tạo điều kiện thuậ n lợi đ ể phát triển kinh tếđất nước cũng như kinh tế thế giới. Sự hình thành và phát triể n của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước đi đúng đắ n của Đảng và nhà nước trên con đường phát triển kinh tếđất nước, nó phù hợp với yê u cầu thời đại và yêu cầu thực tế của đất nước. Qua sự nghiê n cứu về s ự hình thà nh và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, qua sự hiểu biết về sự vận động của một nền kinh tế và bản chất của nề n kinh tế thị trường, thông qua thực tế nền kinh tế Việt Nam hiệ n nay, em có một sốý kiến sau: - Nhà nước cần phải quản lý và khai thác hợp lý nguồ n nhân lực, tài nguyên. - Cần phải thúc đẩy cải cách bộ máy quản lý hành chính vận hành có hiệ u quả, không cồng kềnh quan liê u hách dịch - Xây dựng hà nh lang pháp lý phù hợp thông thoáng kích thích kinh doanh - Hoàn thiệ n luật kinh doanh, luậ t thương mại, tạo s ựổn đ ịnh về luật phá p cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và kinh doanh. - Mở rộng quan hệđối ngoại thu hút đầ u tư vàđầu tư vào các nước để học hỏ i kinh nghiệm quản lý, tri thức công nghệ … - Xây dựng mối quan hệ rà ng buộc giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Tạo nên một sức mạnh cạnh tranh về sản phẩm hàng hoá và phá t huy chính trị, tránh tình trạ ng lũng đoạn nền kinh tế. - Tham gia vào các tổ chức thế giới để tiếp cận một thị trường lớn về tiê u thụ hàng hoá. Tiếp cậ n nguồn vốn khổng lồ với lãi suất ưu đã i…
- TÀILIỆUTHAMKHẢO \ 1. Giáo trình Kinh tế c hính trị Mác - Lênin NXB Chính trị Quốc gia - 2003. 2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN NXB Thống kê - 1995 3. Tạp chí lý luận chính trị Số 6, 10/2001 4.Văn kiệ n đạ i hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 NXB Chính trị quốc gia - 2001 5. Tạp chí k inh tế và phát triển Số 36 - 40 nă m 2000 6. Tạp chí Cộng sản số 4, 8 nă m 2000 7. Nghiên cứu lý luậ n số 10 nă m 2001 8. Tìm hiể u về kinh tế thị trường NXB Chính trị quốc gia - 1995 9. Cơ chế thị trườ ng và vai trò nhà nước trong nề n kinh tế tư bản NXB Thống kê - 1994.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “ Những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm thuốc tại công ty cổ phần chữ thập đỏ”
63 p | 777 | 392
-
Đề tài “Những giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng thực phẩm Hà Đông thuộc Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây”
45 p | 401 | 176
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò nhà cung cấp dịch vụ Logistics 3PL - DHL trên thị trường Miền Bắc Việt Nam
100 p | 529 | 99
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và những giải pháp khuyến nông chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
159 p | 171 | 39
-
Đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cơ khí 120”
72 p | 104 | 28
-
Luận văn: Thực trạng và những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty cổ phần dệt 10/10
99 p | 119 | 26
-
Tiểu luận: Phân tích phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến đưa ra những giải pháp, những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
37 p | 182 | 26
-
Báo cáo tổng hợp đề tài: Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
208 p | 123 | 25
-
Luận văn:Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói, đề xuất những giải pháp chủ yếu XĐGN trên địa bàn Quảng Trị
115 p | 166 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những giải pháp chủ yếu để xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong giai đoạn đến 2010
89 p | 126 | 21
-
Luận văn: Những giải pháp chủ yếu để xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
154 p | 119 | 18
-
đề tài: " những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp hà nội"
173 p | 86 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp : Những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty cổ phần dệt 10/10
59 p | 111 | 16
-
Đề tài "Những giải pháp hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm của công ty TNHH Việt Thắng"
87 p | 88 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
81 p | 102 | 14
-
Tiểu luận: “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam”
34 p | 117 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lăk
26 p | 26 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn