Nội dung của đề cương văn hóa năm 1943
lượt xem 68
download
Nội dung chính của đề cương văn hóa năm 1943 gồm 5 phần ngắn gọn, là cụ thể hóa quan điểm văn hóa của Đảng, sự gắn bó vai trò văn hóa với ý nghĩa cuộc cách mạng giải phóng, đặt ra mục đích, nguyên tắc, quan hệ của cuộc cách mạng văn hóa với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam,... Tham khảo nội dung tài liệu "Nội dung của đề cương văn hóa năm 1943" dưới đây để nắm bắt đầy đủ chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung của đề cương văn hóa năm 1943
- Nội dung của đề cương văn hóa năm 1943 Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc ta, nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt một cổ ba tròng: ( phong kiến, đế quốc Pháp, phát xít Nhật), trong tình hình nhiễu loạn và phức tạp của nhiều trường phái và triết thuyết khác nhau… Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng, với nội dung ngắn gọn súc tích, với tính khoa học và cách mạng… đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Nội dung chính của đề cương văn hóa năm 1943 gồm 5 phần ngắn gọn, là cụ thể hóa quan điểm văn hóa của Đảng; sự gắn bó vai trò văn hóa với ý nghĩa cuộc cách mạng giải phóng; đặt ra mục đích, nguyên tắc, quan hệ của cuộc cách mạng văn hóa với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam; đề ra nhiệm vụ cấp bách của người chiến sỹ văn hóa mácxít như là một troing những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phần I trình bày phạm vi vấn đề văn hóa( bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật); quan hệ giữa văn hóa và kinh tế chính trị( hạ tầng cơ sở quyết định kiến trúc thượng tầng); thái độ Đảng cộng sản Đông Dương đối với vấn đề văn hóa( mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa; không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn làm cách mạng văn hóa; lãnh đạo được phong trào văn hóa mới ảnh hưởng được dư luận và tuyên truyền có hiệu quả) Phần II đề cập đến các giai đoạn lịch sử văn hóa Việt Nam( thời trước Quang Trung: văn hóa Việt Nam nửa phong kiến , nửa nô lệ, phụ thuộc văn hóa Trung Quốc; thời Quang Trung đến khi Pháp xâm chiếm: văn hóa phong kiến xu hướng tiểu tư sản; thời Pháp thuộc: văn hóa nửa phong kiến, nửa tứ sản, thuộc địa); tính chất văn hóa Việt Nam là hình thức: thuộc địa, nội dung: tiểu tư sản song đang nảy nở văn hóa tandân chủ và trào lưu văn hóa mới). Phần III trình bày những mối nguy đối với văn hóa Việt Nam…nêu rõ những thủ đoạn phát xít trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam (chính sách văn hóa của Pháp : đàn áp, mua chuộc, hăm dọa các nhà văn hóa cách mạng, ra tài liệu nhồi sọ,kiểm duyệt ngặt nghèo, ,liên lạc với tôn giáo để ngu dân, tuyên truyền chủ
- nghĩa ái quốc mù quáng, hẹp hòi…; chính sách văn hóa cua Nhật: tuyên truyền, giới thiệu, phô trương văn hóa Nhật và chủ nghĩa Đại Đông Á, đàn áp nhà văn chống Nhật, mua chuộc nhà văn có tài,…) và hai giả thuyết về tiền đồ văn hóa Việt Nam( khẳng định sự thắng thế của văn hóa Việt Nam trước văn hóa phát xít). Phần IV Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam. Thể hiện quan niêm người cộng sản về cách mạng văn hóa( hoàn thành cách mạng văn háo mới hoàn thành cải tạo xã hội, muốn vậy phải hoàn thành cách mạng chính trị và Đảng phải lãnh đạo cách mạng văn hóa); tính chất cách mạng văn hóa( văn hóa xã hội chủ nghĩa); quan hệ cách mạng văn hóa và cách mạng dân tộc giải phóng( cách mạng avwn hóa phải dựa vào cách mạng ggiair phóng mới phát triển được); và ba nguyên tắc vận động văn hóa( dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa); tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam( tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung). Phần V Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương và nhất là của những nhà văn hóa mác xít Việt Nam. Chống phát xít, phong kiến, nô dịch, ngu dân, phát huy văn hóa tân dân chủ, tranh đấu với những triết học Âu Á làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lich sử thắng, về văn nghệ, làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng, thống nhất, làm giàu tiếng nói, chữ viết, mẹo văn của ta… bằng chính khả năng có được). Đề cương cũng làm rõ mục tiêu trước mắt của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam là xây dựng nền văn hóa mới tuy chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đề cương đã xác định nền văn hóa mới của Việt Nam có hai tính chất dân tộc và dân chủ mới và khẳng định trong giai đoạn này, nó là cách mạng và tiến bộ nhất ở Đông Dương. Đề cương văn hóa đã xác định 3 nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam thời kỳ này là: + Dân tộc hóa. Chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập.
- + Đại chúng hóa, chống lại mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng. + Khoa học hóa, chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. Tuy còn một số hạn chế nhất định, nhưng trong bối cảnh lịch sử đầu năm 40 của thế kỷ XX, Đề cương đã trình bày hệ thống các quan niệm, phạm trù, các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là kết quả của tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm hoạt động 12 năm lãnh đạo trên mặt trận văn hóa từ khi Đảng ta ra đời đến 1943. Đây là đỉnh cao trí tuệ, là sự nhận thức sắc bén về tình hình, là những dự báo khoa học về mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, nhiệm vụ của cuộc vận động văn hóa đương thời; là sức mạnh tinh thần vĩ đại mà cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đang cần. Những quan điểm tư tưởng cơ bản nêu trong cả 5 phần của Đề cương có sức thuyết phục sâu sắc và là ngọn cờ tập hợp đông đảo tầng lớp trí thức Việt Nam vào cuộc vận động văn hóa, vào cuộc cách mạng giải phóng tư tưởng văn hóa cho mỗi người, mỗi tầng lớp, giai cấp và toàn dân tộc. Bản Đề cương văn hóa đầy tính thuyết phục và tính chiến đấu đã trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ, động viên giới trí thức, khoa học, văn học, nghệ thuật Việt Nam đương thời vào cuộc chiến đấu quyết liệt cho sự toàn thắng của cách mạng dân tộc dân chủ, cho sự nghiệp phá vỡ xiềng xích của văn hóa phát xít thực dân, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam. Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám, với vị trí “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy sức mạnh vĩ đại của nền văn hóa mới Việt Nam đánh thắng hai tên hung nô của thế kỷ XX là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất non sông, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội!
- Từ những vấn đề được trình bày trên đối chiếu với quan niệm phổ biến về cương lĩnh là văn kiện cơ bản xác định mục đích, nhiệm vụ chiến lược về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… trong thời kỳ lịch sử nhất định của một chính Đảng, một nhà nước, hoặc một tổ chức chính trị xã hội, một phong trào cách mạng.;Cương lĩnh là ngọn cờ tập hợp lực lượng để thực hiện đường lối mục tiêu đề ra. Cương lĩnh đúng đắn phản ánh tiến trình khách quan của sự vận động, phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của quần chúng, thúc đẩy cuộc vận động phát triển thắng lợi. Liên hệ thực tế văn hóa chung của sinh viên trường đại học thương mại hiện nay Về giao tiếp và ứng xử giữa sinh viên với nhau trong thời gian gần đây đã có nhiều sự thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau nơi công cộng. Nếu để ý lắng nghe những cuộc đối thoại của nhiều sinh viên (cả nam và nữ) ta sẽ dễ dàng nhận thấy một điều là ngày nay các bạn thường sử dụng nhiều từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau mà nếu không phải là người trong cuộc thì khó mà hiểu được. Rồi những câu nói tục, những câu thơ, đoạn nhạc được cải biên lại luôn luôn xuất hiện, những từ ngữ “đệm” vào nghe không có ý nghĩa gì trong câu nói cứ được lặp đi lặp lại như là sự mở đầu cho mọi câu nói. Những câu nói cực ngắn, những câu nói mang đầy tính gợi hình cũng được tận dụng mọi lúc mọi nơi. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh tế trong lựa chon ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng những không làm phong phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng và sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời cũng như tạo nên một không khí mang tính chất “chợ búa” ngay tại môi trường giáo dục Đại học. Thói quen được hình thành từ những hành động thường ngày mà ta không chú ý đến. Thói quen tốt là cả một tài sản vô cùng quý giá. Thói quen xấu là một trở lực trên con đường dẫn đến thành công. Hơn nữa, thói quen sử dụng ngôn ngữ đó hoàn toàn không phù hợp với một môi trường giáo dục như trường Đại học. Về trang phục và cách ăn mặc của sinh viên hiện nay. Nhìn chung, hầu hết các bạn có ý thức tốt trong vấn đề ăn mặc kín đáo, lịch sự khi đến giảng đường. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên thích thể hiện mình, không mặc đồng phục của lớp, quần áo phải thật khác bạn bè, tóc để quá dài hoặc nhuộm nhiều màu không tự nhiên. Trang phục đẹp là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Trang
- phục có thể làm cho người ta trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, che lấp đi một số khiếm khuyết của cơ thể. Trang phục đẹp không những phù hợp với cơ thể của người mặc mà còn phải thể hiện được tính chất lịch sự, trang trọng, phù hợp với môi trường xung quanh, với tính chất công việc và đáp ứng được quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng. “Cái răng cái tóc là gốc con người” và cùng với trang phục nó thể hiện một phần nào quan niệm thẩm mỹ và văn hóa của một con người. Trong giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên ngày nay cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, giáo viên là nhân vật trung tâm trong các buổi học, từng lời nói của giáo viên luôn mang tính giáo dục cao và luôn là khuôn mẫu về mặt kiến thức cũng như đạo đức cho sinh viên tiếp nhận. Ngày nay, vị trí trung tâm của bài giảng đã chuyển về phía người học. Sinh viên không còn là người tiếp thu kiến thức một cách thụ động và thiếu tính phê phán. Khoảng cách giữa thầy và trò cũng ngày càng được thu hẹp. Quan hệ thầy trò cũng trở nên bớt mang nặng tính chất một chiều thầy nói trò nghe. Sinh viên ngày càng thể hiện mình là đối tượng tiếp nhận tri thức một cách chủ động. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên cũng như giáo viên chưa thật sự có ý thức tốt trong quan hệ giao tiếp. Nhiều sinh viên còn có thái độ thiếu tôn trọng đối với giảng viên và bài giảng của họ, cũng như thiếu lịch sự và lễ độ trong giao tiếp với giảng viên, nhất là đối với giảng viên trẻ. Một số cán bộ giảng viên thiếu nghiêm túc trong công việc như đến lớp trễ mà không có lý do cũng như không xin lỗi trước lớp, coi chuyện đó là hoàn toàn bình thường, giảng bài khan mà thiếu sự chuẩn bị đầu tư, giảng dạy không đúng chuyên môn được đào tạo dẫn đến sự chán học và thái độ thờ ơ của sinh viên. Sử dụng công nghệ thông tin giảng dạy giáo án điện tử như một cách thay thế cho viết bảng. Sự cẩu thả trong mọi công việc đều là điều đáng lên án, sự cẩu thả trong giáo dục lại càng nguy hiểm và đáng lên án hơn hết. Hơn nữa, giao tiếp trong môi trường giáo dục cần nhiều sự mẫu mực nhằm thể hiện một không gian văn hóa khác hẳn với những môi trường và thiết chế văn hóa khác. Vấn đề thái độ ứng xử của sinh viên với môi trường và cảnh quan cũng có điều đáng bàn. Để tồn tại và phát triển, con người không thể tách khỏi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong quan hệ với môi trường tự nhiên, thông qua hành vi của mình, con người thể hiện văn hóa của mình đối với môi trường, thể hiện trình độ nhận thức của bản thân. Đối với học đường đó là thái độ, hành vi đối với môi trường, cảnh quan. Đó là hành vi không hái hoa bẻ cành, không làm hư hỏng hoặc làm sai lệch cấu trúc của các trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất nói chung. Đó là việc không sử dụng các trang thiết bị của nhà trường sai mục đích, có ý thức trong việc giữ gìn
- và bảo quản tài sản của nhà trường. Theo dõi nhiều hoạt động giao lưu, văn nghệ, thể thao của các bạn sinh viên chúng ta không thể không thấy khó chịu khi thấy một số bạn hái hoa trong khuôn viên trường một cách tự nhiên để làm quà tặng. Và nếu hành động đó bị các bạn khác phản đối thì có lẽ vấn đề cũng không đáng nói ra ở đây. Nhưng ngược lại, hành động đó lại được sự cổ vũ và ủng hộ của những người khác. Rõ ràng ở đây thể hiện một sự lệch lạc trong quan niệm của một bộ phận không nhỏ những sinh viên có học thức. Những việc làm sai trái nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến người ta coi nó là bình thường và người ta lại không thấy sợ, không thấy xấu hổ về điều họ làm, lâu dần sẽ trở thành thói quen. Và điều này là vô cùng tai hại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương chi tiết môn Công tác xã hội nhóm - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
83 p | 1009 | 156
-
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC - NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC (CONFUCIANISME AND NATIONAL LITERATURE)
12 p | 329 | 76
-
Đề cương tham khảo môn Mac 2
42 p | 741 | 74
-
Đề cương ôn thi môn tâm lí học lao động
10 p | 472 | 54
-
Đề cương ôn tập Cơ sở văn hóa Việt Nam
12 p | 341 | 41
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính
166 p | 186 | 35
-
Đề cương bài giảng Đề cương văn hóa năm 1943
6 p | 258 | 23
-
Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) - Cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng ta
4 p | 194 | 21
-
Đề cương bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
13 p | 179 | 19
-
Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm đề cương về văn hoá Việt Nam (1943-2023) khởi nguồn và động lực phát triển: Phần 1
635 p | 32 | 19
-
Giáo án môn Tiếng Việt thực hành - Bài dạy: Tạo lập văn bản (Lập đề cương nghiên cứu) - Bùi Thị Lân
7 p | 411 | 16
-
Đề cương bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 - Trường Đại học Đà Nẵng
91 p | 34 | 13
-
Đề cương môn học Văn hóa và phát triển
93 p | 100 | 10
-
Đề cương môn học Giới trong lãnh đạo quản lý
29 p | 117 | 6
-
Vài ý kiến về nội dung môn Phương pháp học đại học
9 p | 77 | 3
-
Giá trị của đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay
9 p | 2 | 1
-
Các mối quan hệ cần giải quyết trong phát triển văn hóa nhìn từ đề cương văn hóa năm 1943
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn