intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔN TẬP ĐẠI HỌC CẤP TỐC HÓA HỌC

Chia sẻ: Thanh Cong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

141
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'ôn tập đại học cấp tốc hóa học', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔN TẬP ĐẠI HỌC CẤP TỐC HÓA HỌC

  1. ÔN TẬP ĐẠI HỌC CẤP TỐC HÓA HỌC Câu 1. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. a/ Xác định 2 kim loại A, B. b/ Viết cấu hình electron của A, B và các ion tương ứng của A và B. c/ Sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion đó.Lấy các ví dụ minh họa. d/ Viết các phương trình phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: Na(Z = 11), Mg(Z = 12), Ca(Z=20), Al(Z = 13), K(Z = 19), Fe(Z = 26), Cu (Z=29), Zn(Z = 30). Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố. a/ Viết cấu hình electron của nguyên tử X và các ion tạo thành từ X. b/ Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho X lần lượt tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 và axit HNO3 đ,n. Câu 3. Tổng số hạt proton của 3 nguyên tử nguyên tố A , B , C là 39. Số hạt mang điện của A và C bằng 2 lần tổng số hạt mang điện của B. A, B, C thuộc cùng một chu kỳ và các oxit tương ứng của A, B, C đều không tan trong nước ở nhiệt độ thường, ZA< ZC . a/ Xác định cấu hình electron, sự phân bố electron trong các obitan và vị trí của A, B, C trong bảng HTTH. b/ Xác định các liên kết của các nguyên tử nguyên tố trên với oxi trong các hợp chất oxit tương ứng của chúng. Cho biết O(Z = 8). c/ Bằng phương pháp hóa học, hãy tách các oxit của chúng trong cùng một hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng của chúng. d/ A có thể đẩy B ra khỏi dung dịch muối của B hay không? Tại sao? Câu 4. Cho 2 nguyên tử kim loại A và có tổng số hạt ( p, n , e) là 177. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47 hạt. Số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 8 hạt. a/ Xác định cấu hình electron và sự phân bố electron trong các obitan của A,B b/ Đốt hỗn hợp A, B trong khí Clo thiếu, hãy nêu cách nhận biết sản phẩm và các chất còn dư của phản ứng ( hỗn hợp X) . c/ Nêu cách tách riêng rẽ các chất trong hỗn hợp X. Câu 5. Hợp chấQ_A có công thức phân tử sau: XY3. Tổng số hạt trong A là 27, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. a/ Xác định cấu hình electron của X, Y và sự phân bố electron trong các obitan của X, Y. b/ Xác định kiểu liên kết của X với Y trong A. Viết công thức cấu tạo của A và phản ứng tạo thành A từ các đơn chất của X, Y. c/ Xác định tính chất hóa học của A. Giải thích tại sao A có các tính chất đó. Câu 6. Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. a/ Nguyên tố nào là kim loại là phi kim.
  2. b/ Xác định cấu hình electron của A và B, biết tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của A và B là 7. Câu 7. Hợp chất A có công thức là MXx trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng; M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3.Trong hạt nhân của M có n-p=4; của X có n’=p’. Tổng số proton trong MXx là 58. Xác định tên, số khối của M, X. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. Câu 8. Cho cấu hình 1s22s22p6 . Hãy cho biết cấu hình trên ứng với nguyên tử và ion nào? Xác định điện tích hạt nhân của phần tử đó. Xác định tính chất hóa học đặc tr ưng của tiểu phân đó? Giải thích. Câu 9. A, B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng HTTH. Tổng số hạt proton trong hai hạt nhân A và B là 32. Hãy viết cấu hình của A và B. Câu 10. A và B là hai nguyên tố ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng HTTH. B thuộc nhóm V. Ở trạng thái đ ơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của nguyên tử hai nguyên tố là 23. a, Viết cấu hình của A và B. b, Từ các đơn chất A và B cùng các hoá chất cần thiết hãy viết các phương trình phản ứng điều chế hai axit trong đó A và B có số oxi hoá dương cao nhất. Câu 11. Một hợp chất ion cấu tạo từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số các loại hạt là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2 - là 23. Tổng số các loại hạt trong ion M+ nhiều hơn tổng số các loại hạt trong ion X2- là 31. a/ Viết cấu hình electron của các ion M+ và X2-; của M và X. b/ Xác định vị trí cảu M và X trong bảng HTTH. Câu 12. Cation R+ có cấu hình lớp ngoài cùng là 2p6 a/ Viết cấu hình electron và sự phân bố vào các obitan của nguyên tử nguyên tố R. b/ Xác định vị trí của R trong HTTH. Tính chất đặc trưng lấy ví dụ minh hoạ. c/Từ R+ làm thế nào để điều chế được R. d/ Anion X- có cấu hình giống như R+. Hỏi X là nguyên tố gì?. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó. Câu 13. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong hệ thống tuần ho àn có tổng số điện tích hạt nhân là 90. a/ Xác định điện tích hạt nhân của A, B, R, X, Y . Nhận xét về sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại - phi kim và khả năng thể hiện tính oxi hoá - khử của chúng. b/ Viết cấu hình electron của X2-, Y-, R, A+, B2+. c/ Trong các phản ứng oxi hoá - khử X2-, Y- thể hiện tính chất cơ bản gì? Vì sao? d/ Cho dung dịch A2X vào dung dịch phèn chua thấy có kết tủa xuất hiện và có khí thoát ra. Giải thích? Viết phương trình. Câu 14. X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng phân nhóm và 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số các hạt mang điện tích trong nguyên tử X và Y là 52. Xác định số thứ tự của X và Y, chúng thuộc nhóm mấy, chu kì mấy trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học? Câu 15. Phân tử XY3 có tổng số hạt là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Trong phân tử XY3, số hạt mang diện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76.
  3. a/ Xác định cấu hình electron của X và Y. b/ Viết các loại phản ứng có thể điều chế đ ược XY3 . Minh họa bằng các phương trình phản ứng cụ thể. Câu 16. Cho biết trong tự nhiên hiđro có 3 đồng vị là 1 H( H) , 1 H(D), 2 1 16 17 H(T) và oxi có 2 đồng vị là O . Hãy xác định số loại phân tử H2O O và 8 8 có thể có. Câu 17. Cho cấu hình sau: 1s22s22p63s23p63d6 (*) Hãy cho biết cấu hình (*) là cấu hình của nguyên tử hay ion ? Tại sao? Nếu là cấu hình ion hãy xác định cấu hình của nguyên tử tương ứng. Câu 18. Một hợp chất ion được tạo ra từ 2 ion đơn đều có cấu hình electron lớp ngài cùng là 1s22s22p6. Tổng số hạt proton trong phân tử là 30.Viết cấu hìnhcủa các nguyên tử tương ứng tạo nên các ion của phân tử X. Xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. Câu 19. Cho các nguyên tử sau:K(Z=19), O(Z=8), N(Z=7), H(Z=1)và Ca(Z=20). a/ Viết cấu hình electron và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. b/ Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các hợp chất: NH3, H2O2, H2O, HNO3, NH4NO3, K3N, K2O , CaO. Câu 20. Cho biết 9F(4,0), 8O(3,5) , 7N(3,0) và 17Cl(3,16). Sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim của các nguyên tử đó. b/ Viết các công thức electron và công thức cấu tạo của các chất sau và xem xét phân tử nào có liên kết phân cực nhất, kém phân cực nhất? Vì sao? F2O, Cl2O , ClF, NCl3 , NF3 , N2O3 Câu 21. Tính thành phần phần % các đồng vị của cacbon. Biết cacbon trong tự nhiên tồn tại hai đồng vị bền là 12C và 13C và có khối lượng nguyên tử trung bình là 12,011. Câu 22 . Khối lượng nguyên tử trung bình của brôm là 79,91. Trong tự nhiên brôm có hai đồng vị trong đó một đồng vị là 79Br chiếm 54,5%. Tìm số khối của đồng vị còn lại. Câu 23 .Khối lượng nguyên tử trung bình của Ag là 107,87, trong tự nhiên bạc có hai đồng vị, trong đó đồng vị 109Ag chiếm hàm lượng 44%. Xác định số khối của đồng vị còn lại. Câu 24. Hoà tan 4,84g Mg kim loại bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,4g khí hiđro. a, Xác khối lượng nguyên tử trung bình của Mg. b, Mg kim loại cho ở trên bao gồm hai đồng vị trong đó có đồng vị 24Mg. Xác định số khối của đồng vị còn lại biết tỷ số của hai loại đồng vị là 4:1. Câu 25. Dung dịch A chứa 0,4 mol HCl trong đó clo có hai loại đồng vị là 35Cl và 37Cl với tỷ lệ 35Cl:37Cl=75:25. Nếu cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thi thu được bao nhiêu gam kết tủa AgCl. Câu 26. Khối lượng nguyên tử của hiđro điều chế từ nước là 1,008. có bao nhiêu nguyên tử 2H trong 1ml nước (d=1g/ml). Biết hiđro có hai đồng vị phổ biến là 1H và 2 H. Câu 26. Đồng trong tự nhiên gồm có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,546. Tính phần trăm hàm lượng của đồng vị 63Cu trong CuSO4 (cho O=16, S=32). Câu 27.Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. Xác định khối lượng nguyên tử và viết cấu hình electron của nguyên tố đó.
  4. Câu 28.Tổng số hạt proton, notron và electron của một nguyên tử một nguyên tố là 21. Xác định tên nguyên tố và viết cấu hình electron cảu nguyên tử nguyên tố đó. Câu 29. Tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử một nguyên tố là 34. Hãy mô tả cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó. Viết cấu hình electron và sự phân bố của các electron vào các obitan nguyên tử. Xác định tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó (kim loại(khử) hay phi kim (oxi hoá)). Câu 30. Tổng số các loại hạt trong nguyên tử một nguyên tố là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Tìm số lượng mỗi loại hạt và tính số khối của nguyên tử nguyên tố đó. Câu 26. Nguyên tử một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 115 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Xác đinh số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố đó. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó. Câu 27. Cho biết tổng số electron trong ion AB32- là 42, trong các hạt nhân nguyên tử của nguyên tố A cũng như nguyên tố B số hạt proton bằng số hạt nơtron. a/ Tính số khối cấu A và B. Cho biết tên của A và B. b/ Viết cấu hình electron và sự phân bố các electron vào các obitan nguyên tử của nguyên tố A và B. Câu 28. Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y2 -. Mỗi ion đều do năm nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Xác định công thức phân tử và gọi tên của M. Câu 29. Cho Fe có số thứ tự Z=26. Hãy viết cấu hình electron của Fe và của các ion Fe2+ và Fe3+. Từ đó giải thích vì sao sắt khó thể hiện số oxi hoá dương cao hơn +3. Câu 30. Cho S có Z=16. Viết cấu hình electron và sự phân bố vào các obitan của S. Viết cấu hình của ion S2- và của các số oxi hoá S4+ và S6+. Từ đó giải thích vì sao S có cả tính khử và tính oxi hoá còn S2- chỉ có tính khử. Câu 31. Các ion X+ và Y2- và nguyên tử Z nào có cấu hình 1s22s22p6 . Viết cấu hình electron của các nguyên tử trung hoà X, Y và sự phân bố các electron vào các obitan. ứng với mỗi nguyên tố nêu tính chất hoá học đặc trưng. Câu 32. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố có thể tạo thành cation và anion có cấu hình của khí hiếm Agon ( Z = 18). Các ion đó có thể đóng vai trò chất oxi hoá hay chất khử?. Câu 33. Cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 5p5. Tỉ số nơtron và proton bằng 1,3962. Số nơtron trong nguyên tử X gấp 3,7 lần số nơtron trong nguyên tử ngu yên tố Y. Khi cho 1,0725g Y tác dụng với lượng dư X thu được 4,565g sản phẩm công thức XY. a/ Viết đầy đủ cấu hình electron của X b/ Xác định số hiệu nguyên tử số khối cà gọi tên X, Y. c/ X và Y chất nào là kim loại chất nào là phi kim. Câu 34. Nguyên tử nguyên tố có tổng số các loại hạt là 93. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối. Viết cấu hình electron của nguyên tử và các ion tạo thành từ X+ và X2+. Câu 35. Một kim loại M có số khối A=54. Tổng số các hạt cơ bản trong ion M2+ là 78. Hãy xác định vị trí của X trong bảng HTTH. Cho biết M là kim loại nào trong số các kim loại sau: 54 54 54 54 24Cr, 25Mn, 26Fe, 27Co
  5. Viết phương trình phản ứng khi cho M và MSO4 tác dụng với Cl2, Zn, AgNO3, HNO3 đặc nóng, M2(SO4)3 Câu 36. A, B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng HTTH. Tổng số hạt proton trong hai hạt nhân A và B là 32. Hãy viết cấu hình cảu A và B và Các ion mà A và B có thể tạo thành. Câu 37.A và B là hai ngu yên tố ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng HTTH. B thuộc nhóm V. ở trạng thái đ ơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của nguyên tử hai nguyên tố là 23. a/ Viết cấu hình của A và B. b/ Từ các đơn chất A và B cùng các hoá chất cần thiết hãy viết các phương trình phản ứng điều chế hai axit trong đó A và B có số oxi hoá dương cao nhất. Câu 38.Cation R+ có cấu hình lớp ngoài cùng là 2p6 a/ Viết cấu hình electron và sự phân bố vào các obitan của nguyên tử nguyên tố R, b/ Xác định vị trí của R trong HTTH. Tính chất đặc trưng lấy ví dụ minh hoạ. c/ Từ R+ làm thế nào để điều chế được R. d/ Anion X- có cấu hình giống như R+. Hỏi X là nguyên tố gì?. Viết cấu hình electron. Câu 39.Hai nguyên tố A và B ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng HTTH. Tổng số proton của A và B là 31. Xác định số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và tính chất đặc trưng của mỗi nguyên tố Câu 40.Tổng số p, n, e của một nguyên tố X thuộc phân nhóm VIIA là 28. Lập luận để xác định khối lượng nguyên tử và viết cấu hình electron của nguyên tử X. Câu 41.Hai nguyên tố X, Y tạo thành hợp chất XY2 có đặc điểm : - Tổng số p trong hợp chất bằng 32 - Hiệu số n của X và Y bằng 8. Xác định X, Y. Biết các nguyên tử X, Y số hạt proton = số hạt nơtron. Câu 42.Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt là 180. Trong đó tổng số các hạt mang điện nhiều gấp 1,432 lần tổng số hạt không mang điện. a/ Viết cấu hình electron của X. b/ Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của X. c/ Dạng đơn chất X tác dụng được với những chất nào cho dưới đây: HCl, Fe, Cu, O2, H2, S, H2O, NaOH. Câu 43. Một nguyên tố R có tổng số các hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tìm số proton, số khối và gọi tên R. Câu 44. Ba nguyên tố X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1, tổng số electron trong ion X3Y- là 32. a/ Tìm tên 3 nguyên tố X, Y, Z. b/ Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo các hợp chất được tạo ra cả 3 nguyên tố. Câu 44.Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X là M = 82 và X = 52. M và X tạo hợp chất MXa, trong đó phân tử của hợp chất này có tổng số hạt proton là 77. Viết cấu hình electron của M và X. Từ đó xác định vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng. Câu 45. Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2 -. Tổng số 3 loại hạt trong A là 140. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2 - là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron 1 hạt; trong nguyên tử X, số
  6. hạt proton bằng số hạt nơtron. Viết cấu hình electron của M+ và X2- và gọi tên chất A. Câu 46. Cho biết tổng số electron trong ion AB32- là 42. Trong hạt nhân của A cũng như B số hạt proton bằng số hạt nơtron. 1. Tính số khối của A và B. 2. Viết cấu hình electron và sự phân bố trong obitan của các nguyên tố A, B. 3. Trong hợp chất AB2 có những loại liên kết gì? 4. Lấy ví dụ minh hoạ A, B và hợp chất AB2 có thể đóng vai trò chất oxi hoá - khử trong các phản ứng hoá học. 5. Viết phản ứng trực tiếp tạo ra AB32- từ AB2 và ngược lại. Câu 47. Ba nguyên tố X, Y, Z ở cùng chu kì có tổng số hiệu nguyên tử là 39, số hiệu nguyên tử Y là trung bình cộng của số hiệu X và Z. Ba nguyên tố hầu như không phản ứng với nước ở điều kiện thường. a/ Xác định vị trí X, Y, Z trong hệ thống tuần hoàn. b/ So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của chúng. c/ Tách 3 oxit của chúng ra khỏi hỗn hợp. Câu 48. Cho A, B, C là 3 nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Tổng số các hạt mang điện trong thành phần cấu tạo nguyên tử của A, B, C bằng 72. a. Biết số hiệu nguyên tử (Z) của một số nguyên tử: Na = 11; Mg = 12; Al =13; Si = 14; P = 15; S = 16; Cl = 17. Hãy xác định số hiệu nguyên tử, gọi tên A, B, C. b. Viết cấu hình electron của A, B, C. c. Viết công thức các hidroxit của A, B, C. Trình bà y cách nhận biết 3 hidroxit của A, B, C riêng rẽ ở trạng thái rắn, chỉ sử dụng một loại dung môi phổ biến. Đề thi ĐH Quy Nhơn 2001 Câu 49.Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A và B và có MX = 76. A và B có số oxi hoá cao nhất trong oxit là +nO và +mO, các số oxi hoá âm trong hợp chất với hidro là -nH và -mH thoả mãn điều kiện: nO  n H mO  3mH và Tìm công thức phân tử của X biết A có số oxi hoá cao nhất trong X. Câu 50. Cho hai nguyên tố A và B có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. Viết cấu hình electron của A, B, A+ và B3+. a/ So sánh bán kính của A so với B. b/ So sánh bán kính của A so với A+ và B so với B3+. c/ So sánh bán kính của A+ so với B3+. Câu 51. Một nguyên tố thuộc chu kì 3, phân nhóm chính nhóm VI trong b ảng HTTH hỏi nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu phân lớp ở lớp ngoài cùng? Số electron ở lớp ngoài cùng? Câu 52. a/ Thế nào là liên kết CHT?. Liên kết CHT có cực, không có cực?. Nêu ví dụ. b/ Thế nào là liên kết cho nhận, nêu ví dụ. Liên kết cho nhận có thuộc loại liên kết CHT không. c/ Thế nào là liên kết ion, cho ví dụ. Liên kết ion được hình thành từ những nguyên tử nào. Đặc trưng của hợp chất ion?. d/ Liên kết kim loại là gì?. Hãy so sánh liên kết kim loại và liên kết CHT. e/ Nêu bản chất liên kết trong phân tử các chất sau: N2, AgCl. HBr, NH3, H2O, cho độ âm điện của Ag=0,9, Cl=3,0, O=3,5, N=3,0, Br=2,8.
  7. f/ Thế nào là liên kết pi() liên kết xích ma( )? Bằng hình vẽ hay mô tả sự xen phủ các obitan nguyên tử tạo thành liên kết trong các chất sau: H2, N2, O2, HCl. g/ Dựa vào độ âm điện hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion sau HClO. KHS, CO32- , NO3 -, NH4Cl. Cho biết độ âm điện của các nguyên tố tương ứng K=0,8, O=3,5, N=3,0, H=2,1, C=2,5, S=2,5, Cl=3,0. Câu 53. Dựa vào độ âm điện hãy sắp xếp theo chiều tăng dần độ phân cực của các liên kết giữa hai nguyên tử trong các phân tử sau: CaO, MgO, CH4, AlN, NaBR, BCl3, AlCl3. Cho độ âm điện của các nguyên tố là Mg=1,2, Al=1,5, B=2,0. Câu 54. Từ hoá trị của các nguyên tố hãy viết CTCT của các hợp chất sau: CaOCl2, Al(OH)3, FeSO3, CaC2, H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3, H2SO3. Câu 55. Viết CTCT, công thức electron của NH3, NH4Cl, HNO3. Xác định hoá trị và số oxi hoá của N trong các hợp chất đó. Câu 56. Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2p1, ns2p5. a/ Hãy xác định vị trí (chu kì, nhóm, số thứ tự) của A, M, X trong bảng hệ thống tuần hoàn. b/ Viết các phương trình phản ứng dạng ion theo sơ đồ sau:   A1   A(OH)m + MXy +... + A(OH)m   A2(tan) +...  A1  A2 + HX + H2O   A1   +...   A3 (tan) +...  A1 + HX Trong đó A, M, X là các nguyên tố tìm thấy ở phần a.
  8. BÀI TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ Bài 1. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron.   Al(NO3)3 + N2O + H2O  1. Al + HNO3 2. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4   Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O  to  Fe2O3  3. FeS + O2 + SO2 4. As2S3 + HNO3 + H2O   H3 AsO4 + H2 SO4 + NO  5. H2O2 + KMnO4 + H2SO4   O2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O  6. K2SO3 + KMnO4 + KHSO4   K2SO4 + MnSO4 + H2O  to  CO2 + SO2  7. C12H22O11 + H2SO4 đặc + H2O to 8. C6H12O6+ KMnO4+ H2SO4   CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O  to  P  9. Ca3(PO4)2 + SiO2 + C + CaSiO3+ CO to   Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O  10. FeS2 + HNO3 + H2SO4 đặc to  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O  11. FexOy   Fe(NO3)3 + NxOy + H2O  12. Fe3O4 + HNO3 13. C2H4 + KMnO4 + H2O   C2H4(OH)2 + KOH + MnO2  Bài 2.1. Lấy ví dụ minh hoạ axit có thể đóng vai trò là chất khử, chất oxi hoá hoặc chỉ là môi trường trong các phản ứng oxi hoá - khử. 2. Các chất và các ion sau đóng vai trò gì trong các phản ứng oxi hoá - khử: SO2, Fe2+, Fe3+, NH3, Bài 3. Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4 , toàn bộ lượng khí O2 sinh ra cho phản ứng hết với 18 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu thu được hỗn hợp B. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp B trong dung dịch H2SO4 đặc thu được 3,92 lít SO2 (đktc). a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b/ Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. c/ Tính số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng . Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 19,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch HNO3 4M ( lấy dư 20% so với lượng phản ứng ) thu được dung dịch Y và 10,08 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 52/3. a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b/ Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu . c/ Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. Bài 5. Cho 5,64 gam Cu(NO3)2 và 1,70 gam AgNO3 vào nước thu được 101,43 gam dung dịch A. Cho 1,57 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Zn và Al vào rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. a/ Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b/ Tính C% của các chất trong dung dịch D. Bài 6. Cho 16,2 gam kim loại R ( hóa trị n) tác dụng với 0,15 mol O2 . Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan hoàn toàn vào dung d ịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít khí H2 (đktc) . Xác định kim loại R. Bài 7. Cho các phản ứng sau: NO2 + NaOH -> NaNO3 + NaNO2 + H2O Cu(NO3)2 -> CuO + NO2 + O2 KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
  9. Cl2 + KOH -> KClO3 + KCl + H2Om phản ứng nào là phản ứng oxi hóa-khử nội phân tử , phản ứng nào là tự oxi hóa-khử. HALOGEN Câu 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho : Khí clo sục vào dung dịch KOH loãng, t0 thường. a/ Khí clo vào dung dịch KOH đặc, nóng. b/ Điện phân dung dịch NaOH có và không có màng ngăn. c/ Sục khí clo vào dung dịch FeI2 . d/ Cho Silicđioxit vào dung dịch HF. e/ Khí H2S vào dung dịch nước Clo và khí SO2 vào nước Br2 . f/ Câu 2. Từ CaCO3 , muối ăn khan và nước nêu cách điều chế : a/ Nước Javen; b/ Clorua vôi. Câu 3. Cho các dung dịch sau: nước Javen, Na2SO4 , Na2CO3 , Na2S , H2SO4 , NaOH . Nêu cách nhận biết các dung dịch trên. Câu 4. Chia 11 gam hỗn hợp X gồm Al và kim loại R thành 2 phần bằng nhau: Phần I: Hòa tan hoàn toàn trong 500 dung d ịch HCl 1,2M thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch B. Phần II: Đốt hoàn toàn trong Cl2 dư thu được 21,475 gam hỗn hợp 2 muối. a/ Xác định kim loại R và tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b/ Cho 400 ml dung d ịch NaOH 1,625M vào dung dịch B. Lọc lấy kết tủa sau phản ứng đem nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu đ ược m gam chất rắn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính m. ĐA : R là Fe. Câu 5. Dung dịch A gồm 2 muối natri của 2 halogen X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp cạnh nhau ( X có tính phi kim lớn Y) . Cho dung dịch AgNO3 vào 1 lít dung dịch A đến dư thu được 33,15 gam chất kết tủa . Mặt khác, nếu cô cạn 1 lít dung dịch A thì thu được 16,15 gam muối khan. Xác định X, Y. Tính nồng độ của 2 muối trong dung dịch A. ĐA NaCl và NaBr Câu 6. Hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu . Cho 18,5 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc) Mặt khác, cho 0,15 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 3,92 lít Cl2 (đktc). a/ Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X. b/ Trong 1 thí nghiệm khác, người ta lấy 9,25 gam hỗn hợp X cho vào 100ml dung dịch HCl. Sau khi khí ngừng thoát ra, lọc lấy phần rắn không tan, cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, sau phản ứng thu được 2,464 lít khí SO2 (đktc) . Xác định nồng độ dung dịch HCl đã dùng. Câu 7. A là một muối tạo bởi kim loại R và halogen X. A tan được trong nước. Lấy 100 ml dung dịch chứa A nồng độ 1M cho vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 28,7 gam kết tủa . Mặt khác, cho dung dịch NaOH đến d ư vào 100 ml dung dịch chứa A nồng độ 1M thu được 9,8 gam kết tủa . a/ Xác định công thức của X.
  10. b/ Viết các loại phản ứng điều chế trực tiếp A từ X. ĐA A là CuCl2 Câu 8. Hợp chất ion A được tạo từ ion M2+ và ion X- . Trong phân tử A có tổng số hạt là 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Trong phân tử A, số hạt mang điện của M2+ ít hơn số hạt mang điện của ion X- là 32 hạt. Viết cấu hình electron của M, X, M2+ , X- và xác định vị trí của M, X trong bảng HTTH. ĐA CaCl2 (3) Câu 9. A, B, C, D, E, F là các hợp chất khác nhau của Kali.2) B C ( (4) Quan hệ của chúng với CO2 và Cl2 được biểu diễn (1) (7) (5) qua sơ đồ sau: C l2 A D CO2 Câu 10. Cho 6,952 gam KMnO4 tác dụng với một lượng(9)ư dung dịch8HCl đặc, khí6clo () d () tạo thành được dẫn đi chậm qua ống đựng 7,8 gam kim loại A (hóa trị khôngEđổi) nung F nóng. Kết thúc phản ứng , chia chất rắn thu đ ược thành 2 phần bằng nhau: Phần I: Tác dụng với lượng dư dung dịch axit HCl làm thoát ra 112 ml khí H2 (đktc). Phần II: khuấy kĩ trong dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa . Xác định kim loại A và tính m. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . ĐA A là Zn Câu 11. Cho a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước thu được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5 M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc) . Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch B thu được 29,55 gam kết tủa. a/ Tính a và nồng độ của các chất trong dung dịch A. b/ Người ta lại cho từ từ dung dịch A vào bình đựng 100 ml dung dịch HCl 1,5 M . Tính thể tích khí CO2 thoát ra ở (đktc) . Câu 12. Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R. Cho 19,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư thì thu được 8,96 lít H2 . Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 12,32 lít khí SO2 ( các khí đo ở đktc). Xác định kim loại R và tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X. ĐA R là Mg ( 12,5%) Câu 13. Đốt 11,2 gam Fe trong khí clo thu đ ược m1 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng chất rắn vào nước thấy tan hết và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch trên thấy tạo ra m2 gam kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m3 gam chất rắn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra va tính m1, m2 , m3 . Câu 14.1/ Một hỗn hợp gồm Mg và MgO. Tìm cách tách riêng rẽ các chất trên mà không làm thay đổi khối lượng. 2/ Từ clo , nêu cách điều chế dung dịch HClO. 3/ Viết phương trình phản ứng minh các tính chất hó a học của dung dịch HCl ở dạng phân tử và ion thu gọn. Nêu rõ vai trò của HCl trong mỗi phản ứng. Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 18,56g hỗn hợp A gồm FeCO3 và FexOy trong dung dịch HCl dư thu được khí CO2 và dung dịch B. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88g kết tủa. Cho dung dịch NaOH đến d ư vào dung dịch B
  11. thu được kết tủa , lọc lấy kết tủa nung ngo ài không khí thu được 16g một oxit duy nhất của sắt. a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b/ Xác định công thức của FexOy. c/ Tính thể tích dd HCl 2M ít nhất phải dùng để hoà tan hoàn toàn 18,56g hỗn hợp A. ĐA Fe3O4 Câu 16 Một hỗn hợp X gồm NaHCO3, Na2CO3 , K2CO3 có khối lượng là mX = 46,6 gam. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần I : Tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được 15 gam kết tủa. Phần II: Tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. a/ Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X ban đầu. b/ Hòa tan hoàn toàn 46,6 gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch 2M vào dung dịch A. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần cho vào dung dịch A để bắt đầu có khí bay ra. c/ Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu phải thêm vào dung dịch A để được lượng khí thoát ra tối đa. Câu 17. Nhúng 2 thanh kim loại Al và Fe cùng vào 1 lít dung d ịch HCl 1M, sau 1 thời gian phản ứng, nhấc 2 thanh kim loại ra thấy khối lượng dung dịch tăng 9 gam. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch trên, lọc lấy kết tủa đem nung ngo ài không khí thu được 8 gam chất rắn. a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b/ Tính khối lượng Al, Fe đã tan ra. PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM VI Câu 1.Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau ở dạng phân tử và ion thu gọn a/ Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3 ; b/Cho khí H2S vào dung dịch Cu(NO3)2. e/ Sục khí H2S vào dung dịch nước Brom ; f/ Sục khí H2S vào dung dịch chứa BaCl2 và NaClO Câu 2. Cho sơ đồ sau: A ( mùi trứng thối) X+D X + D + Br2 B Y+Z +Y A+G E Câu 3. Đem hòa tan hoàn toàn 5,4 gam kim lo ại A trong dung dịch H2 SO4 đặc, nóng. Toàn bộ khí SO2 bay ra cho hấp thụ hết trong 200 ml dung dịch KOH 2M . Sau phản ứng thu được 39,8 gam hỗn hợp muối trong dung dịch. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại R Câu 4. Cho a gam SO3 vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 2M , phản ứng xong thu được dung dịch A và kết tủa B. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 10,2 gam Al2O3. Tính a và khối lượng kết tủa B. Câu 5. Từ NaCl, FeS2, nước, không X khí và các điều kiện cần thiết.Viết + A , FeCl , Fe (SO ) . phương trình phản ứng điều chế: Na2SO3 2 2 43 +X Câu 6. Hoàn thành dãy biến B FeSO4 FeCl2 A B C hóa sau: +X C D +X
  12. Câu 7. Cho sơ đồ sau: Na2CO3 + A  Na2SO4 + CO2 + H2O Na2CO3 + B  Na2SO4 + CO2 + H2O + A  B + ..... NaCl A + Ba(HCO3)2  ............... B + Ba(HCO3)2  ............... Câu 8. 1/ Cho hỗn hợp gồm FeS2 , FeCO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2 . Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dung dịc h Ba(OH)2 dư. Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gon của các phản ứng xảy ra. 2/ Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/l thu đ ược m gam kết tủavà 500 ml dung dịch có pH = 13. Tính a và m. 3/ Cho hai dung dịch H2SO4 có pH =1 và pH = 2. Thêm 100 ml dung d ịch KOH 0,1M vào 100 ml mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu đ ược. 4/ Viết phương trình phản ứng của Ba(HCO3)2 với các dd HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4 , H2SO4 và NaHSO4. Câu 9. Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C. Trung hòa 100 ml dung d ịch C cần dùng hết 35 ml dung dịch H2SO4 2M và thu được 9,32 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch A và B. Cần phải trộn bao nhiêu ml dd B với 20 ml dd A để thu đ ược dung dịch hòa tan vừa hết 1,08 gam Al. NITƠ VÀ HỢP CHẤT Bài 1. Viết các phương trình phản ứng nhiệt phân (nếu có) của các chất sau: NaNO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, Na2CO3, BaCO3, FeCO3, NaHCO3, Ba(HCO3)2, (NH4)2CO3, KClO3, KMnO4 , NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2. Bài 2. Hoàn thành và cân bằng các phản ứng sau: 1/ Cu + HNO3 đặc nóng  khí A + .... 2/ (NH4)2CO3 + HCl  khí B + ... 3/ NH4Cl + NaOH  khí C + .... 4/ KNO3  khí D + ... 5/ MnO2 + HCl  khí E + ...... 6/ H2SO4 + M gSO3  khí F + ... Cho riêng từng khí A, B , E , F tác dung với dung dịch NaOH dư Cho riêng từng khí D , E tác dung với khí C Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 3. Có 4 dung dịch trong suốt. Mỗi dung dịch chứa một loại ion âm và một loại ion Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, SO42-, Cl-, CO32-, NO3-. dương trong các ion sau: a. Xác định các dung dịch. b. Nhận biết từng dung dịch bằng phương pháp hoá học. N2 + 3H2  2NH3 + Q Bài 4. Cho cân bằng sau: Hãy cho biết cân bằng trên chuyển dịch về phía nào nếu: a/ Giảm nồng độ NH3 ? b/ Tăng áp suất chung của hệ? c/ Giảm nhiệt độ và d/ Thêm chất xúc tác Fe3O4 Bài 5. a/ Chỉ dùng qu ỳ tím hãy phân biệt các dung dịch sau: BaCl2; NH4Cl; (NH4)SO4; NaOH; Na2CO3
  13. b. Dùng Phenolphtalein làm thu ốc thử hãy tìm cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau : NH4 HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl và H2SO4. c. Chỉ có phenolphtalein , dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch HCl nêu cách nhận biết các dung dịch sau : NH4 HCO3 , (NH4)2CO3 ,Na2CO3 ,NaOH ,AlCl3 ,MgCl2 và NaCl . Bài 6 . Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau : A  NH3  NH4NO3  KNO3  NO  NO2  HNO3 H2S  S  SO2  H2SO4  HNO3 Mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng . Bài 7. Cho Ba vào dung dịch muối X thu được kết tủa không tan trong dung dịch axit mạnh và hỗn hợp khí Y trong đó có một khí có mùi khai. Xác định công thức của muối X và viết các phương trình phản ứng xảy ra . Bài 8. Tính thể tích khí NO (giả thiết là khí duy nhất) bay ra ở đktc trong các thí nghiệm sau : TN 1 . Cho Cu dư vào 200 ml dung dịch HNO3 4M . TN 2 . Cho Cu dư vào 200 ml dung dịch gồm KNO3 4M và H2SO4 3M TN 3 : Cho Cu dư vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 4M và H2SO4 3M. Bài 9. Nhiệt phân hoàn toàn m g Cu(NO3)2 thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Cho H2 dư đi qua A nung nóng thì thu được chất rắn D . Cho hỗn hợp khí B vào nước thu được dung dịch X .Cho D vào dung dịch X thấy còn m’ gam chất rắn không tan . Tính tỷ số m/m’ Bài 10. Cho 2,16 gam kim loại R tan hoàn toàn vào 50 ml dung dịch HNO3 63% ( d=1,44 gam/ml) thu được dung dịch X (không có NH4NO3 )và hỗn hợp khí Ygồm NO2 và NO. T ỷ khối của Y so với H2 là 19 a/ Xác định kim loại R và tính C% các chất trong dung dịch X. b/ Lấy 100 ml dung dịch KOH cho vào dung dịch X đun nhẹ không thấy có khí thoát ra và chỉ thấy có 2,34 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch KOH đ ã dùng. Bài 11. Dung dich A có chứa các ion: NH  , HCO 3 , Na+ và SO 2  4 4 Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 500 ml dung dịch A sau đó đun nhẹ thì thu được 2,24 lít khí mùi khi bay ra và trong dung d ịch có 52,85 gam kết tủa . Mặt khác, cho dung dịch HCl dư vào 500 ml dung dịch A thì thu được 3,36 lít khí bay ra ( Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) Xác định nồng độ các ion trong dung dịch A. Câu 12.a/ Nêu tính chất hóa học của HNO3 , NH3 . b/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế axit HNO3 trong công nghiệp từ NH3 c/ Có 3 chất rắn là Fe, Fe3O4 và Fe2O3 . Nêu cách phân biệt 3 chất đó bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình phản ứng xảy ra . d/ Một dung dịch có chứa các ion : NH+4 , NO-3 , SO2-4 và Cl- . Nêu cách nhận biết sự có mặt của các ion đó trong dung dịch. Câu 13. Cho hỗn hợp gồm FeS2 , FeCO3 , Al2O3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO2 và CO2 . Thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch A thu được kết tủa trắng và dung dịch C . Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa nâu. Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gon của các phản ứng xảy ra.
  14. Câu 14. Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 thu được 1,568 lít (đktc) khí NO2 thoát ra( duy nhất). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, được 9,76 gam chất rắn. Tính số gam mỗi chất trong A và nồng độ % của dung dịch HNO3 (giả thiết HNO3 không bị mất do bay hơi trong quá trình phản ứng). ĐA FeS2 ( 0,24 gam ) , Fe3O4 ( 9,28 gam ) và HNO3 ( 46,2%) Bài 22 . Hoà tan 32g kim loại M trong HNO3 dư thu 8,96 lít hỗn hợp hai khí (đktc) NO & NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 17. Xác định M.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2