intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Chia sẻ: NGUYỄN VĂN PHÚC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

223
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÂU 1: Nêu vai trò, chức năng của tiền tệ? Vai trò của tiền tệ đối với nền kinh tế như thế nào? Tại sao nói tiền tệ là một thứ không thể thiếu trong đời sống xã hội? Vai trò của tiền tệ: Đảm bảo cho sự hoạt động của các hoạt động kinh tế. - Thước đo giá trị lao đông: trả công cho người lao động. - Thước đo trong tính toán và trao đổi hàng hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

  1. MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ BÀI LÀM TRẢ LỜI CÂU HỎI LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH (buổi tối): 12QTCV2 NGUYỄN VĂN PHÚC .......................... 12QTCV2019
  2. CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ CÂU 1: Nêu vai trò, chức năng của tiền tệ? Vai trò của tiền tệ đối với nền kinh tế như thế nào? Tại sao nói tiền tệ là một thứ không thể thiếu trong đời sống xã hội? Vai trò của tiền tệ:  Đảm bảo cho sự hoạt động của các hoạt động kinh tế. - Thước đo giá trị lao đông: trả công cho người lao động. - Thước đo trong tính toán và trao đổi hàng hóa. - Thanh toán các khoản nợ.  Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất: hàng hóa sản xuất ra được đo lường bằng tiền tệ.  Đưa nền kinh tế đất nước phát triển. Chức năng của tiền tệ:  Chức năng đo lường giá trị: Một đồng tiền muốn được sử dụng rộng rãi trong cả nước làm đơn vị tính toán để đo lường giá trị hàng hoá phải được nhà nước chính thức định nghĩa, theo những tiêu chuẩn nhất định. Nói cách khác đồng tiền đó phải được pháp luật qui định và bảo vệ. Ngoài ra đơn vị tiền tệ của một quốc gia nào đó muốn làm tốt chức năng đo lường giá trị thì đòi hỏi: - Đơn vị tiền tệ đó phải có giá trị nội tại của nó. Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm sức mua tiền tệ tức là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. - Giá trị của đơn vị tiền tệ đó, hay sức mua của đồng tiền, phải ổn định hoặc có thay đổi thì vẫn không thay đổi nhiều qua thời gian.  Chức năng trung gian trao đổi: Điều kiện cần thiết để tiền tệ có thể thực hiện tốt chức năng trung gian trao đổi là: - Sức mua của nó phải ổn định hoặc không suy giảm quá đáng theo thời gian. - Số lượng tiền tệ phải được cung ứng đầy đủ cho nhu cầu lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế. - Cơ cấu tiền tệ phải hợp lý, tức là tỷ trọng giữa từng loại đồng tiền phải phù hợp. Quá nhiều tiền nhỏ (hoặc tiền lớn) sẽ khó khăn cho lưu thông nhưng quá thiếu tiền nhỏ (hoặc tiền lớn) cũng gây rối loạn lưu thông tiền tệ. Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hoá trực tiếp, đó là những hạn chế về nhu cầu trao đổi, hạn chế về thời gian, hạn chế về không gian.
  3. Bằng việc đưa tiền vào lưu thông, con người đã tránh được những chi phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi hàng hoá. Nhờ đó, việc lưu thông hàng hoá có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển.  Chức năng bảo tồn và tích lũy giá trị: Nếu không sử dụng tiền tệ làm phương tiện tích lũy, người ta có thể thực hiện tích lũy bằng hiện vật. Tuy nhiên, so với tích lũy bằng hiện vật, tích lũy bằng tiền có ưu điểm hơn: - Tích lũy bằng tiền dễ cất giữ và bảo quản hơn tích lũy bằng hiện vật. - Tích lũy bằng tiền có thể gửi vào ngân hàng để sinh lợi trong khi tích lũy bằng hiện vật không hề sinh lợi. - Tích lũy bằng tiền dễ huy động vào thanh toán khi cần hơn là hiện vật. Tuy có nhiều ưu điểm hơn là tích lũy hiện vật, nhưng tích lũy bằng tiền vẫn có nhược điểm của nó nếu như sức mua tiền tệ sụt giảm quá đáng, khiến cho lợi tức sinh ra không đủ bù đắp hao hụt giá tri tiền tệ do lạm phát. Bởi vậy để thực hiện tốt được chức năng tích lũy dòi hỏi sức mua của đồng tiền phải ổn định và giữ vững qua thời gian.  Chức năng thanh toán hoãn hiệu: Thanh toán hoãn hiệu là thanh toán những khoản nợ đã phát sinh trong dao dịch tín dụng, kể cả trong quan hệ tín dụng thương mại. Nhờ có tiền tệ thực hiện chức năng thanh toán, quan hệ tín dụng có thể thực hiện dưới hình thái tiền tệ, và, do đó, dễ dàng thực hiện thỏa thuận giao dịch hơn là dưới hình thái hiện vật. Vai trò của tiền tệ đối với nền kinh tế. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:  Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó. Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy
  4. luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.  Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.  Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử l và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó. Tại sao nói tiền tệ là một thứ không thể thiếu trong đời sống xã hội? Trong xã hội hiện nay, với tư cách là một phương tiện đo lường, tích luỹ và trao đổi, đồng tiền đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội và các mối quan hệ giữa con người với nhau. Theo Simmel, việc phân tích về giá trị xã hội của đồng tiền có thể giúp chúng ta hiểu được suy nghĩ của các cá nhân, ý nghĩa của các hoạt động tương tác, và hình dung ra được những nguyên tắc thống trị chi phối đời sống của một xã hội. Simmel đặc biệt đào sâu sự phân tích về ý nghĩa của đồng tiền trong quá trình hiện đại hóa xã hội. Khi hình thức giao dịch bằng tiền tệ thay thế dần những hình thức trao đổi bằng hiện vật, thì lúc đó diễn ra nhiều sự thay đổi trong các hình thức quan hệ tương tác giữa các chủ thể trong xã hội. Vì tiền tệ là một vật có thể đo đếm được một cách chính xác và sử dụng dễ dàng trong việc trao đổi những thứ hàng hóa hết sức khác biệt nhau, nên nó trở thành một phương tiện trao đổi phi cá nhân (impersonal) mà những vật trao đổi ngang giá trước nó như cái cồng hay vỏ sò chẳng hạn không thể nào có được. Do đó,
  5. nó góp phần thúc đẩy sự tính toán (calculation) trong các hoạt động giao dịch giữa con người với nhau, và thúc đẩy quá trình lý tính hóa (rationalization) – khái niệm mà nhà xã hội học Max Weber đặc biệt nhấn mạnh khi nói tới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và quá trình hiện đại hoá xã hội. Theo Max Weber, đồng tiền là phương tiện tính toán kinh tế hoàn hảo nhất, là phương tiện thuần lý nhất xét về mặt hình thức có chức năng hướng dẫn một hoạt động kinh tế. Simmel cho rằng khi tiền tệ trở thành sợi dây liên hệ chủ yếu giữa con người với nhau, thì nó thay thế những mối quan hệ ràng buộc cá nhân vốn thường bao hàm tình cảm hay cảm xúc, bằng những mối liên hệ phi cá nhân hướng đến một mục tiêu nhất định nào đó. Hệ quả là sự tính toán trừu tượng thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, kể cả lĩnh vực quan hệ gia đình thân tộc hay lĩnh vực thưởng ngoạn nghệ thuật vốn trước đó là những lĩnh vực mà người ta chỉ có thể đánh giá chủ yếu một cách định tính hơn là định lượng. Theo Simmel, chính vì tiền bạc làm cho người ta có thể giới hạn một hành vi giao dịch nào đó vào một mục tiêu nhất định, nên nó cho phép người ta có nhiều tự do cá nhân hơn và thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội cũng như quá trình biệt dị hóa xã hội (social differentiation). Tiền tệ đã thay thế những nhóm xã hội “tự nhiên” bằng những nhóm xã hội tự nguyện, vốn được hình thành theo những mục đích duy lý nhất định. Quan hệ tiền bạc lan tới đâu, thì nó giải thể những mối liên kết dựa trên quan hệ huyết thống, thân tộc hoặc quan hệ trung thành tới đó. Nói chung, đồng tiền là một phương tiện và là cái mốc thay đổi từ phương thức đánh giá định tính sang phương thức đánh giá định lượng trong nhận thức xã hội. Theo Simmel, trong xã hội hiện đại, đồng tiền, ngoài các chức năng kinh tế của nó, còn là biểu tượng của óc duy lý, óc tính toán, óc trừu tượng, và tính chất phi cá nhân (impersonality). Vì thế, nó là cơ chế chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ một xã hội cổ truyền mang tính chất “cộng đồng” (Gemeinschaft) sang một xã hội hiện đại mang tính chất “xã hội” (Gesellschaft) theo ý nghĩa mà Ferdinand Tönnies từng đề cập. Với vai trò và chức năng của mình cùng với thời gian tồn tại của nó trong xã hội, tiền tệ dần xâm nhập và có ảnh hưởng lớn đến hầu hết các mối quan hệ trong xã hội và ngày càng trở nên quan trọng, thành một thứ không thể thiếu trong đời sống xã hội. CÂU 2: Khi tiền tệ không còn giá trị trên thị trường, người ta sử dụng phương tiện và công cụ hữu hiệu nào để thay thế? Khi tiền tệ không còn thực hiện được chức năng của nó nữa vì một lý do nào đó thì tiền tệ không còn giá trị trên thị trường. Khi đó, những công cụ khác hưu hiệu sẽ được sử dụng để thay thế: - Hàng hóa. - Ngoại tệ mạnh: dollar Úc, đồng Nhân dân tệ, yên Nhật, - Vàng.
  6. CÂU 3: Tiền tệ có mấy loại hình thái? Kể ra các loại hình thái đó? Các hình thái của tiền tệ: - Hóa tệ. - Tín tệ. - Bút tệ. - Tiền điện tử.  Hóa tệ: Đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ. Đặc điểm chung của loại tiền tệ này là: hàng hoá dùng làm tiền tệ trong trao đổi phải có giá trị thực sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này phải ngang bằng với giá trị hàng hoá đem ra trao đổi, tức là trao đổi ngang giá một hàng hoá thông thường lấy hàng hoá đặc biệt - tiền tệ3. Hoá tệ xuất hiện lần lượt dưới hai dạng: - Hoá tệ phi kim loại: Đây là hình thái cổ nhất của tiền tệ, rất thông dụng trong các xã hội cổ xưa. Trong lịch sử đã có rất nhiều loại hàng hoá khác nhau từng được con người dùng làm tiền tệ. Hóa tệ rõ ràng rất bất tiện trong lưu thông với tư cách là tiền tệ vì thuộc tính kém thuận lợi như dễ hư hỏng, kém bền theo thời gian, khó bảo quản và vận chuyển, khó chia nhỏ thành đơn vị và không có tính đồng nhất. Những thuộc tính kém thuận lợi này khiến cho hóa tệ không thể tồn tại lâu dài và dần dần bị đào thải khỏi lưu thông, khi người ta phát hiện ra kim loại. - Hóa tệ kim loại: Hoá tệ kim loại là tiền tệ dưới dạng các kim loại, thường là các kim loại quý như vàng, bạc, đồng, Nói chung các kim loại có nhiều ưu điểm hơn so với các hàng hoá khác khi được sử dụng làm tiền tệ như: chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác, dễ dàng hơn, thêm vào đó, nó lại bền hơn, chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi. Lúc đầu những kim loại rẻ như đồng, kẽm, chì được sử dụng làm tiền tệ, nhưng về sau người ta nhận thấy có vàng và bạc là hai kim loại ưu việt hơn hết nếu sử dụng làm tiền tệ. Sự thống trị của tiền vàng, bạc có được là do: o Bền, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ. o Có giá trị cao. o Có tính đồng nhất cao khiến cho việc chia nhỏ thành đơn vị và nhập những đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn hay nhập lại như ban đầu rất dễ dàng và hầu như vẫn bảo tồn được giá trị của chúng. Mặc dù hóa tệ kim loại, mà hình thái chọn lọc của nó là tiền vàng và tiền bạc, đã khắc phục được nhiều nhược điểm của hóa tệ không kim loại nhưng nó vẫn còn
  7. một số nhược điểm. Đặc biệt, khi nền kinh tế phát triển khiến hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, thương mại phát triển khiến giao lưu hàng hóa ngày càng mở rộng thì những nhược điểm đó bộc lộ càng rõ nét: o Khi mua bán khối lượng hàng hóa lớn nếu thanh toán bằng tiền vàng, bạc thì việc vận chuyển trở nên rất nặng nề. o Khi mua bán trong phạm vi rộng, thậm chí xuyên quốc gia, nếu sư dụng tiền vàng, bạc trong thanh toán thì việc bảo quản và vận chuyển tiền, tránh nạn cướp bóc trên đường đi, trở thành một nỗi lo nặng nề. Những nhược điểm này đòi hỏi phải có hình thái tiền tệ nào khác ưu việt hơn để thay thế cho tiền vàng và bạc.  Tín tệ. Tín tệ là thứ tiền tệ được lưu dụng nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng, chứ bản thân nó không có hoặc ó giá trị không đáng kể. Nó đã được nhân loại phát minh ra và sử dụng thay thế cho tiền vàng và tiền bạc, là những loại tiền thực, không xuất hiện trong lưu thông. Về hình thức, tín tệ có hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy: - Tín tệ kim loại: là loại tín tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quý như bạc hay vàng. Việc đưa tín tệ kim loại vào lưu thông nhằm hai mục tiêu: o Tiết kiệm vàng bạc của quốc gia. o Giảm bớt sự căng thẳng do thiếu vàng bạc làm phương tiện lưu thông khi nền kinh tế ngày càng phát triển. - Tiền giấy: Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng thương mại phát hành (gold certificate, silver certificate). Đây là các cam kết cho phép người nắm giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số lượng vàng hay bạc ghi trên giấy. Do có thể đổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng và bạc. Sự ra đời những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những khoản tiền lớn cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hoá thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng qui định cho đồng tiền đó. Từ khi ra đời cho đến nay, nói chung tiền giấy có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. o Tiền giấy khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu hành thay cho
  8. tiền vàng hay tiền bạc, ký gửi trong ngân hàng không xuất hiện trong lưu thông, và bất cứ lúc nào người có tiền giấy đều có thể đem tiền giấy đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc theo giá trị ghi trên tiền giấy. o Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu thông thay cho tiền vàng hay tiền bạc không xuất hiện trong lưu thông nhưng khi cần vàng hay bạc người ta không thể chuyển đổi nó ra vàng hay bạc theo hàm lượng như đã định nghĩa, mà phải mua vàng hay bạc theo giá thị trường. Về lợi ích của việc dùng tiền giấy, có thể thấy: o Việc sử dụng tiền giấy đã giúp cho mọi người có thể dễ dàng cất trữ và vận chuyển tiền hơn. o Tiền giấy cũng có đủ các mệnh giá từ nhỏ tới lớn phù hợp với qui mô các giao dịch. o Về phía chính phủ, cái lợi thấy rõ nhất của tiền giấy là việc in tiền giấy tốn chi phí nhỏ hơn nhiều so với những giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lượng các hàng hoá dùng làm tiền tệ như trước đây. Ngoài ra, chính phủ luôn nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị mà tiền giấy đại diện với chi phí in tiền khi phát hành tiền giấy. Tiền giấy cũng có những nhược điểm như: không bền (dễ rách); chi phí lưu thông vẫn còn lớn; khi trao đổi hàng hoá diễn ra trên phạm vi rộng (chẳng hạn giữa các quốc gia hay giữa các vùng xa nhau), đòi hỏi tốc độ thanh toán nhanh, an toàn thì tiền giấy vẫn tỏ ra cồng kềnh, không an toàn khi vận chuyển; có thể bị làm giả; dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được số lượng tiền giấy trong lưu thông như tiền vàng).  Bút tệ: là thứ tiền tệ vô hình sử dụng bằng cách ghi chép trên sổ sách của ngân hàng, nó chính là số dư trên tài khoản gửi tiền ở ngân hàng.  Tiền điện tử: trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ ngân hàng nên các loại thẻ tín dụng và thẻ thanh toán ngày càng được sử dụng rộng rãi, kể cả trong và ngoài nươc. Những loại thẻ này có thể thực hiện được chức năng của tiền tệ và ngày càng thay thế tiền giấy trong đời sống kinh tế. Do vậy chúng được xem như một loại hình thái tiền tệ mới.
  9. CÂU 4: Chế độ, bản vị tiền tệ là gì? Nêu khái quát về Quỹ tiền tệ thế giới? Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia được xác định bằng luật pháp dựa trên một căn bản nhất định. Căn bản đó được gọi là bản vị tiền tệ. Bản vị tiền tệ là những tiêu chuẩn chung mà mỗi nước chọn làm căn bản cho đơn vị tiền tệ của mình, hay nói cách khác đi nó chính là cái mà người ta dựa vào đó để định nghĩa đơn vị tiền tệ.  Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ đơn bản vị vàng: - Định nghĩa đơn vị tiền tệ theo bạc hoặc theo vàng. - Cho dân chúng tự do đem bạc hoặc vàng thoi đến sở đúc tiền để đổi lấy tiền cho lưu thông. - Cho dân chúng tự do đem tiền đến ngân hàng đổi lấy vàng hay bạc tùy theo định nghĩa chính thức. - Cho phép bạc, vàng tự do lưu thông trong nước ra nước ngoài và ngược lại. - Giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền bằng đúng giá trị kịm loại đúc thành tiền.  Chế độ song bản vị: - Dân chúng được tự do đem vàng hay bạc đến sở đúc tiền để đổi lấy tiền đúc theo đúng định nghĩa chính thức. - Có một tỷ lệ tương quan pháp định cố định giữa giá trị của vàng và giá trị của bạc. - Cả tiền vàng và tiền bạc đều có giá trị thanh toán như nhau.  Chế độ bản vị ngoại tệ: là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một quốc gia nào đó được định nghĩa theo một ngoại tệ nhất định, thường là ngoại tệ mạnh. Chế độ bản vị ngoại tệ đưa đến hai hệ lụy quan trọng sau đây: - Xu hướng sử dụng ngoại tệ trong thanh toán quốc tế thay thế cho vàng. - Sự hình thành các khu vực tiền tệ như khu vực đồng Bản Anh, khu vực đồng Dollar Mỹ, Khái quát về quỹ tiền tệ quốc tế. Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ. Ngày thành lập: 27 – 12 – 1945. Thành viên: 187 quốc gia.
  10. Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999). Mục đích thành lập IMF là tạo một Quỹ tương trợ về Tiền bạc khi có khủng hoảng hay một nước có đồng tiền yếu đi do kinh tế đi xuống. Trong lúc ấy IMF cho vay quỹ tương trợ để nâng đỡ. Trong suốt những năm trường IMF làm việc với những nước giàu khi gặp khủng hoảng. Quỹ IMF thoát thai từ một hội nghị về tiền tệ, đặt mục đích chính là cứu giúp tiền tệ, chứ không đặt mục đích chính là cứu giúp những nước nghèo về xã hội hay về phát triển kinh tế. Chân dung các Tổng giám đốc IMF trong lịch sử  CamilleGutt, người Bỉ - Nhiệm kỳ: 6/5/1946 - 5/5/1951 - Việc chọn lựa người lãnh đạo một tổ chức mới không hề dễ dàng. Khi IMF được thành lập, câu hỏi lớn về ai sẽ lãnh đạo tổ chức này đã được đưa lên bàn cân. Sau khi ứng viên người Mỹ Harry D. White bị loại vì những cáo buộc gián điệp, Camille Gutt, người vốn đứng ngoài cuộc đua, đã được chọn. - Bản thân ông Gutt không phải là một chuyên gia kinh tế, ông là một nhà báo kiêm luật sư, Francois Crombois, Phó giáo sư khoa học chính trị trường Đại học American ở Bulgaria, tác giả cuốn "Camille Gutt và tình hình tài chính quốc tế thời hậu chiến", cho hãng tin CNBC biết.
  11. - Ông làm việc từ tháng 5/1946 đến tháng 5/1951, trở thành kiến trúc sư của kế hoạch cải tổ hệ thống tiền tệ, đưa đến việc phục hồi nền kinh tế Bỉ sau Thế chiến thứ hai. Ông vốn đã nổi tiếng trong Thế chiến thứ hai vì đã có công cứu đồng franc của Bỉ, bằng cách bí mật chuyển số vàng dự trữ tại Ngân hàng Quốc gia Bỉ ra khỏi tầm kiểm soát của Đức Quốc xã. - Sau Thế chiến thứ hai, ông giúp chặn đứng tình trạng lạm phát của Bỉ với chiến dịch mang chính tên ông. Ông cũng có công trong việc thành lập liên minh kinh tế Benelux (gồm các nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), một trong những tổ chức tiền thân của EU hiện nay.  Ivar Rooth, người Thụy Điển - Nhiệm kỳ: 3/8/1951 - 3/10/1956 - Kể từ khi IMF được thành lập năm 1944, theo một quy định bất thành văn, người đứng đầu tổ chức này là công dân thuộc châu Âu, còn người Mỹ sẽ lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, Ivar Rooth trước khi lãnh đạo IMF từng giữ vị trí cao trong WB. - Trước khi IMF chọn ông làm Tổng giám đốc, Rooth đã được WB cử tới Iran để đàm phán cho quốc gia này vay một số tiền lớn để phát triển kinh tế. Trong suốt thời gian lãnh đạo IMF, Rooth đã đưa ra các mục tiêu mới cho tổ chức này và coi mục tiêu chính là tự do hóa thương mại quốc tế. - Trong bài phát biểu giới thiệu vào ngày 11/9/1951, ông đã tuyên bố mình sẽ loại bỏ hoặc điều chỉnh lại các quy định thắt chặt quy đổi tiền tệ và những quy định phân biệt đối xử khác.
  12.  Per Jacobsson, Thụy Điển - Nhiệm kỳ: 21/11/1956 - 5/5/1963 - Dấu ấn của Per Jacobsson trong nhiệm kỳ lãnh đạo IMF là việc tổ chức này hỗ trợ Anh 561,5 triệu USD do thất bại trong dự án kênh đào Suez, và gói viện trợ cho Pháp trị giá 655 triệu USD khi kinh tế nước này vật lộn với những thua thiệt trong cuộc chiến tại Đông Dương và Algeria. - Là chuyên gia về kinh tế từng phục vụ tại Ngân hàng Lập nghiệp ở Basel, Thụy Sĩ, ông biết vận dụng các số liệu phân tích kinh tế làm cơ sở để IMF có nhiều tác động tích cực đến nhiều nền kinh tế thành viên. - Ông cũng nổi tiếng với nghiệp văn chương. Dưới bút danh Peter Oldfeld, Jocobsson đã hợp tác với người bạn Vernon Bartlett xuất bản hai cuốn truyện ""The Death of a Diplomat" vào năm 1928, và cuốn "The Alchemy Murder" trong năm tiếp theo. Cả hai cuốn truyện này đều thuộc thể loại hình sự và đều được làm phim sau đó.
  13.  Pierre-Paul Schweitzer, Pháp - Nhiệm kỳ: 1/9/1963 - 31/8/1973 - Pierre-Paul Schweitzer sinh ra trong một gia đình khá nổi tiếng. Ông là cháu trai của người đoạt giải Nobel hòa bình Albert Schweitzer và nhạc trưởng Dàn nhạc Giao hưởng Boston là Charles Much. Ông Schweitzer trở thành Tổng giám đốc IMF vào năm 1963. - Trước khi đảm nhiệm cương vị này, ông từng giữ vị trí cao trong hệ thống kinh tế Pháp, bao gồm Giám đốc ngân khố, Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp. - Schweitzer cũng từng là một binh sỹ phục vụ trong thời kỳ Thế chiến 2 và nhận được khá nhiều huy chương. Ông là người Pháp đầu tiên nắm giữ ngôi vị Tổng giám đốc IMF. Người Pháp đã nhiều lần giành được vai trò này trong lịch sử Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
  14.  Johannes Witteveen, Hà Lan - Nhiệm kỳ: 1/9/1973 - 16/6/1978 - Tổng giám đốc đời thứ 5 của IMF, Johannes Witteveen, từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính của Hà Lan. Sau khi rời chức Tổng giám đốc IMF, ông đã trở thành Chủ tịch đầu tiên của nhóm 30 (G-30), tổ chức kinh tế có trụ sở ở Washington. - Những trách nhiệm liên quan tới cương vị Giám đốc IMF luôn là một gánh nặng lớn. Witteveen đã tìm được sự giải tỏa nhờ vào Hồi giáo mật tông, một hệ tư tưởng được coi là "trái tim của đạo Hồi". Ông Witteveen còn viết sách về đạo này.
  15.  Jacques de Larosière, Pháp - Nhiệm kỳ: 17/6/1978 - 15/1/1987 - Một trong những dấu ấn của ông Jacques de Larosière là hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại Mexico. Cuộc khủng hoảng này bùng phát năm 1982. Hành động của IMF khi đó đã giúp ngăn chặn làn sóng vỡ nợ ở nhiều nước. - Sau nhiệm kỳ, Larosiere tiếp tục tham gia hỗ trợ cải thiện hệ thống tài chính toàn cầu. Năm 2009, ông chủ trì một nhóm chuyên gia kinh tế. Nhóm này đã đưa ra đề nghị xây dựng một cơ cấu khung cho các quy định tài chính tốt hơn.
  16.  Michel Camdessus, Pháp - Nhiệm kỳ: 16/1/1987 - 14/2/2000 - Michel Camdessus có lẽ là lãnh đạo IMF bị chỉ trích nhiều nhất, nhưng ông cũng là người duy nhất tái cử hai lần vào cương vị này. Hơn 13 năm liền đứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế (1987-2000), ông Michel Camdessus không chỉ chứng kiến mà còn có những tác động không nhỏ đến sự đổi thay của thế giới. - Trong thời gian ông giữ chức này, thế giới đã hứng chịu hàng lọat khủng hoảng tài chính đánh mạnh vào các nền kinh tế mới nổi, trong đó phải kể đến như cuộc khủng hoảng ở Mexico lần hai (1994), Thái Lan (1997), Đông Nam Á (1997 - 1998), Nga (1998, Brazil (1999). - Ông bị chỉ trích không nắm đặc thù kinh tế của các nước Đông Á dẫn đến áp dụng mù quáng công thức từng áp dụng tại Mexico - vốn gây ra cuộc khủng hoảng tại nước này. Thế nhưng, cũng chính nhờ các biện pháp khắc khổ của IMF, những cuộc khủng hoảng này chấm dứt vào năm 2000. - Ông Camdessus từ chức năm 2000, hai năm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, và trở thành cố vấn cho Giáo hàng John-Paul II. Sau khi từ chức, ông vẫn còn bị Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina chỉ trích, vì hai nước này phải gánh chịu hậu quả của khủng hoảng.
  17.  Horst Köhler, Đức - Nhiệm kỳ: 1/5/2000 - 4/3/2004 - Khi Đông và Tây Đức thống nhất năm 1990, Köhler đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Tài chính Đức và tham dự đàm phán về các điều kiện thống nhất cũng như Hiệp ước Maastricht. Ông bắt đầu giữ chức Tổng giám đốc IMF từ năm 2000, nhưng 4 năm sau ông từ chức để chạy đua vào cương vị Tổng thống Pháp. - Hôm 31/5/2010, ông Horst Köhler bất ngờ tuyên bố từ chức Tổng thống Đức, sau hàng loạt những chỉ trích về bài phát biểu của ông liên quan đến việc Đức triển khai quân sự tại Afghanistan.
  18. - Rodrigo de Rato, Tây Ban Nha - Nhiệm kỳ: 7/6/2004 - 31/10/2007 - Rodrigo de Rato là Tổng giám đốc thứ ba của IMF từ chức khi đang đảm nhiệm trọng trách. Chỉ 3 năm sau khi được bổ nhiệm, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Tây Ban Nha đã quyết định rời chức vì "các lý do cá nhân". - Sau khi nghỉ khỏi IMF, Rato đã đảm nhiệm chức cố vấn cho Criteria- Caixacorp, Banco Santander – ngân hàng tư nhân lớn nhất châu Âu và Lazard. Năm 2009, ông tuyên bố sẽ từ bỏ những vị trí này để tới gia nhập Caja Madrid, và trở thành Chủ tịch ngân hàng tiết kiệm của Tây Ban Nha này.
  19.  Dominique Strauss-Kahn, Pháp - Nhiệm kỳ: 1/11/2007 - 18/5/2011 - Trong vai trò một quan chức toàn cầu, ông đã chèo lái thành công IMF, xử lý đúng đắn vai trò của tổ chức tiền tệ này trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và nhất là khủng hoảng nợ công ở châu Âu mới đây. Ông Strauss- Kahn đã giành được cảm tình của tất cả 27 thành viên Liên minh châu Âu cùng với Mỹ, châu Á và châu Phi, trong đó quan trọng nhất là Trung Quốc - siêu cường kinh tế mới của thế giới mà nước Pháp đang nỗ lực kết thân. - Đối với nhiều người Pháp, đặc biệt là những ai không hài lòng với đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy thì ông Strauss-Kahn chính là người thay thế thích hợp nhất trên cương vị Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tới. Ông Strauss- Kahn, thành viên đảng Xã hội cánh tả, có những phẩm chất đủ làm thỏa mãn sự mong đợi của những người muốn thấy nước Pháp phải thay đổi hơn nữa. - Tuy nhiên, vụ bê bối của ông Strauss-Kahn liên quan tới một cáo buộc cưỡng ép tình dục nữ nhân viên dọn phòng, 32 tuổi, tại khách sạn Sofitel ở khu Manhattan, đã làm tiêu tan sự nghiệp của ông.  Sáng sớm ngày (29/6/2011), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chính thức công bố người giành chiến thắng trong cuộc đua giành ghế Tổng giám đốc tổ chức tài chính đầy quyền lực này, là Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, bà Christine Lagarde. Nữ Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp đã vượt qua đối thủ là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustin Carstens, người nhận được sự ủng hộ của các nước đang phát triển. Bà Lagarde là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu IMF kể từ khi cơ quan này ra đời năm 1944. Bà Lagarde sẽ bắt đầu dời Paris để đến Washington, trụ sở của IMF để bắt đầu
  20. nhiệm kỳ, sau khi người tiền nhiệm là ông Dominique Strauss-Kahn đã buộc phải từ chức do dính líu đến vụ bê bối tình dục trước đó. Nhiệm kỳ 5 năm của bà Lagarde sẽ bắt đầu từ ngày 5/7/2011. Theo vneconomy CÂU 5: Đồng tiền chung Euro là gì? Đối trọng giữa 2 đồng Euro và dollar? Euro là tiền tệ thống nhất trong các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của Liên minh châu Âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Đối trọng giữa 2 đồng Euro và dollar Ngoài 16 nước trong Khu vực Liên minh châu Âu đã lưu hành và sử dụng chính thức đồng Euro, một số quốc gia khác đã tham gia vào Liên minh tiền tệ với thành viên trong khu vực và sử dụng đồng Euro như tiền tệ chính thức. Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU). Thêm vào đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu coi đồng Euro là một ngoại tệ quan trọng, thay chỗ cho đồng Đô la Mỹ. Châu Âu được biết đến là nơi có điều kiện sống hàng đầu thế giới với cuộc sống vật chất và tinh thần rất cao, chế độ chính trị và xã hội khá ổn định, đồng tiền chung của 16 quốc gia ngày càng khẳng định được vị thế, tạo sự tin cậy, từng bước thay thế vị trí độc tôn của USD trong gần chục năm qua về thanh toán và dự trữ quốc tế....Tỷ trọng của Euro trong quỹ dự trữ của các Ngân hàng trung ương trên thế giới vào cuối năm 2009 đã lên tới gần 30%, so với mức 17,9% từ khi ra đời. Nhưng khi một số nước Châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ, các món nợ khổng lồ và chồng chéo nhau được lộ rõ, thì sức mua của Euro suy giảm sút mạnh. Tính đến tháng 7/2010, Euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với USD, 8,5% so với GBP và 20% so với JPY Những gì đang diễn ra bên trong eurozone, khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về sự gắn kết ở khu vực này.Tương lai của Euro sẽ ra sao? Tiếp tục tồn tại và phát triển hay đồng tiền chung Châu Âu bị tan vỡ ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2