Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
I. Yếu tố VĂN HÓA<br />
1. Nền văn hóa<br />
Các giá trị văn hóa: là những niềm tin được kế thừa và được lưu giữ. <br />
Những niềm tin ấy làm cho thái độ và cách xử thế của cá nhân có tính đặc <br />
thù.<br />
Những chuẩn mực: là những quy tắc đơn giản dựa trên các giá trị văn hóa <br />
dùng để chỉ dẫn hoặc ngăn cản những hành vi trong một số trường hợp.<br />
Phong tục tập quán: là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ <br />
lâu đời được đại đa số người thừa nhận và làm theo.<br />
Văn hóa được hình thành và tiến triển qua nhiều thế hệ, được lưu truyền <br />
và được hấp thụ ngay từ buổi đầu cjuar cuộc sống con người từ gia đình, <br />
trường học, tôn giáo, từ các thành viên khác trong cộng đồng xã hội. Văn <br />
hóa là yếu tố cơ bản và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhu cầu và hành <br />
vi của con người bao gồm cả hành vi tiêu dùng.<br />
Liên hệ: Người Việt Nam coi xe máy là phương tiện đi lại nên thích <br />
các xe có kích cở nhỏ gọn, trong khi đó người phương tây lại coi xe <br />
máy là công cụ giải trí nên họ ưa chuộm các loại xe có kích cở lớn.<br />
2. Nhánh văn hóa<br />
Văn hóa của mỗi cộng đồng chứa đựng những nhóm nhỏ hơn gọi là nhánh <br />
văn hóa. Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, tín ngưỡng, môi trường, cách <br />
kiếm sống tạo cho con người những niềm tin, giá trị, ý thích, phong cách <br />
hành vi ứng xử khác nhau tuy sống trong cùng một xã hội, nhưng đồng <br />
nhất hơn những nhánh văn hóa nhỏ. <br />
Việc phân chia các nhánh văn hóa căn cứ vào các yếu tố cơ bản như: dân <br />
tộc, vùng địa lý, tuổi tác, tôn giáo, giới tính …. Văn hóa ảnh hưởng đến <br />
hành vi người tiêu dùng như các nhóm văn hóa nhỏ ảnh hưởng rõ nét đến <br />
sở thích, cách lựa chọn, đánh giá, mua sắm, tiêu dùng sản phẩm.<br />
Để hiểu biết nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà tiếp thị thường phải <br />
phân biệt các khách hàng của mình ở những nhánh văn hóa khác nhau cùng <br />
với những đặc điểm tiêu dùng khác nhau.<br />
Liên hệ: Người Việt Nam ở các vùng địa lý khác nhau có quan điểm và <br />
thói quen mua sắm khác nhau. Một nghiên cứu của Báo Sài Gòn tiếp thị <br />
năm 2005 cho thấy sự khác biệt về thói quen chọn kênh mua hàng giữa <br />
các vùng, miền<br />
Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
Kênh phân Miền Bắc Miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ<br />
phối<br />
Cửa hàng 43.98% 33.96% 33.30% 36.24%<br />
chuyên<br />
Đại lí 29.84% 27.79% 27.78% 21.98%<br />
Siêu thị 10.72% 8.11% 2.73% 22.49%<br />
Tạp hóa 9.88% 16.13% 21.32% 9.36%<br />
Chợ 4.43% 11.23% 13.79% 7.73%<br />
Nơi khác 1.15% 2.78% 1.07% 2.20%<br />
Nguồn: Saigon tiếp thị 7/12/2005.<br />
II. Yếu tố XÃ HỘI<br />
1. Giai tầng xã hội<br />
Vấn đề phân định đẳng cấp xã hội là điều tất yếu trong mọi xã hội. Vì <br />
thế có thể định nghĩa giai tầng xã hội là một nhóm những người có thứ <br />
bậc đẳng cấp tương đương trong xã hội. Một xã hội thường phân hóa <br />
thành nhiều giai tầng, các giai tầng có thứ bậc cao thấp khác nhau.<br />
Sự hình thành thứ bậc không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ <br />
thuộc vào trình độ, khả năng, nghề nghiệp, địa vị, nơi sinh sống, mối quan <br />
hệ với các thành viên khác trong xã hội. Sự khác biệt trong mỗi giai tầng <br />
tạo ra sự khác biệt trong quan điểm, niềm tin giá trị và hành vi giữa các <br />
thành viên trong các giai tầng kể cả hành vi tiêu dùng. Hành vi tiêu dùng <br />
của các giai tầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm, <br />
về nhãn hiệu, về địa điểm mua hàng….<br />
Nhà tiếp thị tìm hiểu giai tầng xã hội để nhận dạng những niềm tin giá <br />
trị, thái độ, đặc điểm tiêu dùng của mỗi giai tầng và lựa chọn một hay <br />
một vài giai tầng làm thị trường mục tiêu.<br />
Liên hệ: Ở thị trường Việt Nam các nhãn hiệu giày nước ngoài nổi <br />
tiếng như Adidas, Nike bán với giá cao nhắm vào giới tiêu dùng cao <br />
cấp, người mua những sản phẩm này thường muốn khẳng định đẳng <br />
cấp của mình.<br />
2. Nhóm tham khảo<br />
Nhóm thao khảo ảnh hưởng trực tiếp: là những thành viên ảnh hưởng lẫn <br />
nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi thái độ của nhau<br />
Nhóm tham khảo đầu tiên: như gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp <br />
có khuynh hướng thân mật, tác động qua lại nhiều hơn.<br />
Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
Nhóm tham khảo thứ hai: là những tổ chức như tổ chức tôn giáo, đoàn <br />
thể, hiệp hội, công đoàn. Những nhóm này có khuynh hướng ít thân mật <br />
và ít tác động qua lại hơn.<br />
Nhóm thao khảo ảnh hưởng gián tiếp: là những nhóm mà bản thân chịu <br />
ảnh hưởng không phải là thành viên nhóm.<br />
Nhóm ngưỡng mộ: là nhóm mà một người mong muốn được trở thành <br />
thành viên của nhóm.<br />
Nhóm tẩy chay: là nhóm mà không được một người nào đó chấp nhận. <br />
Người đó sẽ luôn né tránh các quan hệ đối với nhóm này.<br />
Các nhóm tham khảo thưởng ảnh hưởng đến quan điểm, cách ứng xử, <br />
phong cách sống và cả hành vi tiêu dùng của một người, đôi khi nhóm có <br />
thể tạo áp lực buộc thành viên phải tuân theo.<br />
Liên hệ: Những người đồng nghiệp làm việc với nhau vì tiếp xúc hằng <br />
ngày do đó có thể bắt chước cách ăn mặng của nhau. Nhưng những <br />
nhân viên của một tổ chức cũng có thể buộc phải ăn mặc theo mẫu <br />
mã, phong cách riêng mà tổ chức đề ra.<br />
Mức độ ảnh hưởng của các nhóm tham khảo mạnh hay yếu còn tùy thuộc <br />
vào sản phẩm và nhãn hiệu. Những sản phẩm xa xỉ hoặc thiết yếu nếu <br />
được sử dụng nơi công cộng chịu ảnh hưởng của nhóm tham khảo nhiều <br />
hơn so với những sản phẩm tiêu dùng mang tính chất riêng tư.<br />
Liên hệ: Việc chơi tennis, chơi golf, xe hơi thường được hỏi ý kiến <br />
người khác đặc biệt là những người ngưỡng mộ, kính nể trước khi <br />
thực hiện. Nhưng việc mua bếp ga, giường chiếu lại ít bị ảnh hưởng <br />
bởi các nhóm tham khảo.<br />
3. Gia đình<br />
Gia đình là nhóm xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng <br />
cá nhân.<br />
Gia đình định hướng: bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái. Từ những <br />
người ông bà, cha mẹ một người có những định hướng về tôn giáo, <br />
chính trị, kinh tế, tình cảm, ước muốn cá nhân, phẩm cách. Những <br />
ảnh hưởng của gia đình định hướng đối với hành vi người tiêu dùng <br />
có thể mang tính chất vô thức hoặc mang tính chất quyết định.<br />
Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
Liên hệ: Trong một gia đình có truyền thống Nho giáo thì con cái họ sẽ <br />
thiên về mua đồ áo mang tích chất lịch sự, nho nhã hơn là mua những <br />
bộ đồ thể hiện cá tính, tính cách của họ.<br />
Gia đình hôn phối: bao gồm vợ, chồng và con cái. Gia đình hỗn phối <br />
là nhóm tiêu dùng quan trọng, và ảnh hưởng của vợ, chồng, con cái <br />
trong những quyết định tiêu dùng hàng ngày rất mạnh mẽ. Vai trò <br />
quyết định của vợ, chồng hoặc con cái thay đổi tùy thuộc vào loại <br />
sản phẩm, trình độ hiểu biết và kinh nghiệm về sản phẩm, vai trò <br />
và địa vị trong gia đình.<br />
Liên hệ: Người trụ cột trong gia đình sẽ quyết định cho việc mua sắm <br />
mang tính quan trọng. Con cái thường quyết định cho việc mua sắm đồ <br />
dùng học tập cũng như vợ thường quyết định cho việc mua sắm đồ <br />
đạc bếp núc.<br />
4. Vai trò và địa vị<br />
Một người có thể là thành viên của nhiều nhóm xã hội như thành <br />
viên của một gia đình, một câu lạc bộ, hoặc một tổ chức đoàn thể. <br />
Trong từng nhóm họ có một vai trò và vị trí khác nhau. Trong gia <br />
đình một cá nhân cso thể đóng vai trò là người con hoặc người <br />
chồng, trong doanh nghiệp người đố có thể giữ vị trí là một tổng <br />
giám đốc hay một trưởng bộ phận.<br />
Mỗi vai trò đều chứa đựng một địa vị phản ánh sự kính trọng của <br />
xã hội, phù hợp với vai trò đó. Vai trò và địa vị của một người ảnh <br />
hưởng đến quyết định mua sắm của người đó. Những người có vai <br />
trò và vị trí quan trọng trong xã hội thường lựa chọn các sản phẩm <br />
phản ánh địa vị của mình.<br />
Liên hệ: Một ông tổng giám đốc sẽ lựa chọn những chiếc xe sang <br />
trọng trong khi đi làm, nhưng ở nhà ông là một người chồng ông sẽ <br />
quyết định việc mua nhà, mua xe … nhưng không có quyết định trong <br />
việc mua sắm đồ đạc lặt vặt trong nhà so với vợ.<br />
III. Yếu tố cá nhân<br />
1. Tuổi tác và đường đời<br />
Trong các giai đoạn của cuộc đời, nhu cầu, sở thích con người thường <br />
thay đổi. Nhu cầu về thực phẩm, áo quần, giải trí … lúc còn trẻ khác với <br />
lúc trưởng thành và khác với lúc già yếu.<br />
Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
Liên hệ: Về trang phục của những người trẻ tuổi thích ăn mặc thời <br />
trang, trong khi người già chỉ mặc áo quần đơn giản, màu sắc nền nã <br />
phù hợp với tuổi tác.<br />
Hành vi tiêu dùng cũng khác nhau qua các giai đoạn chu kỳ đời sống gia <br />
đình. Thông thường các gia đoạn của gia đình được phân biệt nhờ vào các <br />
biến cố chính của gia đình như mới kết hôn, có con, con cái trưởng thành <br />
và sự thoát ly khỏi gia đình của các đứa con. Vì số lượng các thành viên <br />
trong gia đình thay đổi và mỗi thành viên đều trải qua một quá trình phát <br />
triển về tuổi tác, về kinh nghiệm sống nên đẫn đến tâm lý, nhu cầu và sở <br />
thích thay đổi.<br />
Liên hệ: Gia đình có con nhỏ thường mua đồ chơi, đồ dùng và thức ăn <br />
dành riêng cho trẻ em. Gia đình có con lớn thường mua sách, truyện, <br />
đĩa nhạc, xe máy.<br />
2. Nghề nghiệp<br />
Nghề nghiệp của một người ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Tùy thuộc <br />
vào mức thu nhập mà họ quyết định mua những sản phẩm như thế nào. <br />
Một công nhân mua sắm, tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác với một kỹ <br />
sư hoặc giám độc tại nơi họ cùng làm việc.<br />
Liên hệ: Giám đốc mua xe oto đi làm, còn nhân viên mua xe máy đi làm.<br />
3. Tình trạng kinh tế<br />
Tình trạng kinh tế của một người có thể đánh giá qua thu nhập, tài sản <br />
tích tụ, khả năng vay mượn, quan điểm chi tiêu, tích lũy.<br />
Tình trạng kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tiêu dùng. Khi tình <br />
trạng kinh tế khá giả họ sẽ mua những sản phẩm có tính chất lượng cao, <br />
còn khi tình trạng kinh tế khó khăn họ sẽ lựa chọn mua những sản phẩm <br />
mang tính chất tiêu dùng hằng ngày.<br />
Liên hệ: Ông Nam làm quản lý chi nhánh Agribank Kon Tum, trước khi <br />
ông mua căn nhà trị giá 5 tỷ đồng, ông rất hay đi ăn nhậu những quán <br />
sang trọng với những món ăn chất lượng và ngon. Nhưng khi sau khi <br />
mua ông không còn đi ăn những món như vậy nữa mà ông chuyển sang <br />
tiết kiệm mua những sản phẩm phục vụ cho căn nhà.<br />
4. Lối sống<br />
Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
Lối sống là cách thức sống, cách sinh hoạt, cách làm việc, cách xử sự của <br />
một người được thể hiện qua hành động, sự quan tâm, và quan điểm của <br />
người đó về môi trường xung quanh.<br />
Lối sống ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, món hàng mà một người sử <br />
dụng thường thể hiện lối sống của họ. <br />
Liên hệ: Những người giản dị thường lựa chọn những sản phẩm mang <br />
tính chất đơn giản, nhẹ nhàng.<br />
Lối sống một con người theo đuổi có thể thay đổi theo thời gian cùng với <br />
những biến động của môi trường sống. Hành vi mua sắm của người tiêu <br />
dùng cũng thay đổi theo.<br />
Liên hệ: Khi lúc còn trẻ họ theo đuổi lối sống ăn chơi sẽ lựa chọn <br />
những bộ đồ mang tính phong cách. Khi lập gia đình họ sẽ theo đuổi <br />
lối sống nhẹ nhàng và giản dị hơn do đó họ sẽ lựa chọn những bộ đồ <br />
mang tính giản đơn.<br />
5. Nhân cách và quan niệm về bản thân<br />
Nhân cách là những đặc tính tâm lý nổi bật của một người, dẫn đến cách <br />
ứng xử tương đối bền vững và nhất quán trước hoàn cảnh riêng của <br />
người ấy. Mỗi người đều có một nhân cách riêng, nhân cách của một <br />
người được diễn đạt bằng những nét phong cách, phẩm chất, bản tính <br />
như: tự tin, độc lâp, sôi nổi, lịch thiệp, táo bạo, năng động, khiêm tốn, <br />
hiếu thắng … Nhân cách và hành vi mua sắm có mối quan hệ chặt chẽ <br />
với nhau. Thị hiếu, thói quen trong ứng xử giao dịch của người tiêu dùng <br />
có thể dự đoán được nếu chung ta biết được nhân cách của họ.<br />
Liên hệ: Ông Bình là một người đầu tư tài chính, ông rất táo bạo trong <br />
việc thu mua mảnh đất tại thị trấn Măng Đen với giá 500 triệu đồng. <br />
Hiện nay mảnh đất có giá trị hơn 5 tỷ đồng. Ở đây chúng ta thấy rằng <br />
với tính táo bạo của ông, ông sẵn sàng bỏ vốn đầu tư mua sắm mảnh <br />
đất.<br />
IV. Yếu tố TÂM LÝ<br />
1. Nhu cầu và động cơ<br />
Nhu cầu là những điều con người đòi hỏi để tồn tại và phát triển.<br />
Động cơ là lực lượng điều khiển cá nhân và thúc đẩy họ hành động để <br />
thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn nào đó.<br />
Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
Mỗi người đều có nhiều nhu cầu, nhu cầu trở thành động cơ khi nhu cầu <br />
đó gây sức ép mạnh mẽ thúc đẩy con người kiếm cách để thỏa mãn nhu <br />
cầu đó.<br />
Con người luôn bị thôi thúc bởi những mong muốn, nhu cầu nhưng phần <br />
lớn không ý thức đầy đủ về những động cơ đang tạo hình cho những hành <br />
vi của mình. Những thôi thúc này không có giới hạn và không được kiểm <br />
soát hoàn toàn. Nhu cầu mua hàng của khách hàng có thể ở nhiều loại <br />
khác nhau: ý thức, tiềm thức và vô thức do đó các nhà marketing cần phản <br />
khiêu gợi thêm nhiều nhu cầu mới cho khách hàng.<br />
Khi con người thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản thì bắt đầu có <br />
những như cầu cao hơn.<br />
Liên hệ: Anh Toàn sau khi ra trường đi làm anh cần phải mua những <br />
sản phẩm mang tính chất thiết yếu để phục vụ cho việc sinh hoạt và <br />
phát triển của mình. Một thời gian đi làm anh có nhu cầu về một chiếc <br />
xe máy cho tiện đi lại. Nhu cầu đó thôi thúc anh cần phải tiết kiệm để <br />
mua được nó.<br />
2. Nhận thức<br />
Động cơ túc đẩy con người hành động, nhưng hành động của con người <br />
lại phụ thuộc vào nhận thức của họ về hiện thực xung quanh. Điều này <br />
cho thấy những hành động và những phản ứng của con người không căn <br />
cứ vào thực tế khách quan mà dựa trên nền tảng nhận thức. Các cá nhân <br />
có thể nhận thức khác nhau đối với cùng một hiện tượng.<br />
Sự chú ý có chọn lọc: Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn bị đặt <br />
trước một khối lượng rất lớn những kích thích. Nên họ sẽ chọn lọc <br />
những kích thích mà mình muốn.<br />
Liên hệ: Một ngày anh Nam phải nghe rất nhiều lời quảng cáo, nhưng <br />
anh chỉ chú ý lắng nghe đến những quảng cáo về mua bán xe bởi vì anh <br />
đang có nhu cầu về nó.<br />
Sự chỉnh sửa có chọn lọc: Các cá nhân có khuynh hướng chỉnh sửa thông <br />
tin theo đường hướng, ý thức có sẵn của người tiêu dùng.<br />
Liên hệ: Cô Năm nghe tư vấn từ bạn bè về ưu điểm của xe Yamaha <br />
nhưng vì đã mua xe honda sử dụng, hiểu rõ về nó nên cô Năm vẫn cho <br />
rằng xe honda vẫn tốt hơn.<br />
Sự lưu giữ có chọn lọc: Con người có khuynh hướng lưu giữ một số <br />
thông tin củng cố quan điểm và niềm tin của họ. Do sự lưu giữ có chọn <br />
Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
lọc, những giới thiệu về ưu điểm của sản phẩm mà người tiêu dùng ưa <br />
thích hoặc tin tưởng sẽ được họ ghi nhớ khi chọn mua hơn là ưu điểm <br />
của sản phẩm cạnh tranh.<br />
Liên hệ: Chị Thanh ưa dùng bột giặt Ô mô nên khi mua chị sẽ mua <br />
thẳng ô mô không quan tâm đến những sản phẩm bột giặt khác.<br />
3. Sự hiểu biết<br />
Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một người do kết <br />
quả của kinh nghiệm có được từ sự học hỏi và sự từng trải trong cuộc <br />
sống.<br />
Sự hiểu biết giúp người tiêu dùng có thể tổng quát hóa khi tiếp xúc với <br />
những kích thích và phân biệt được những kích thích khác nhau.<br />
Liên hệ: Anh Dũng đã mua tivi của hãng Sony biết rõ chất lượng của <br />
Sony. Anh có xu hướng tin rằng các sản phẩm khác của Sony cũng rất <br />
tốt (tổng quát hóa), nếu so sánh với các hiệu tivi khác anh sẽ dễ dàng <br />
nhận ra những điểm khác biệt giữa Sony với các nhãn hiệu này (sự <br />
khác biệt)..<br />
4. Phán đoán<br />
Niềm tin: là những ý nghĩa cụ thể mà con người có được về một sự vật <br />
hay vấn đề nào đó. Niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ <br />
được xác lập sẽ tọ dựng một hình ảnh cụ thể về sản phẩm dịch vụ đó <br />
trong tâm trí người tiêu dùng và ảnh hưởng quan trọng đến hành vi mua.<br />
Liên hệ: Nhiều người tin tưởng xe máy Honda có chất lượng cao. <br />
Niềm tin tạo hình ảnh sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hành vi của <br />
người tiêu dùng.<br />
Quan điểm: là những đánh giá tốt, xấu, những xu hướng tương đối nhất <br />
quán của cá nhân. Nhận thức của một người tiêu dùng về sản phẩm chịu <br />
ảnh hưởng bởi quan điểm của chính cá nhân này. Những quyết định mua <br />
sản phẩm được dựa trên quan điểm vào lúc đó về sản phẩm, cửa hàng <br />
hoặc người bán. Những quan điểm thuận lợi sẽ dẫn đến những ưa thích <br />
nhãn hiệu hoặc ngược lại.<br />
Liên hệ: Bà Xuân khi tới cửa hàng Viettel để mua một chiếc điện <br />
thoại, nhân viên ở đây tiếp đãi rất chu đáo, hướng dẫn kỹ càng về điện <br />
thoại. Làm bà có quan điểm rất tốt đối với những cửa hàng Viettel <br />
trong nước.<br />
Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua<br />
và liên hệ thực tiễn các sản phẩm/doanh nghiệp<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua những phần trên chúng ta đã hiểu khá đầy đủ các yếu tố tác động đến hành <br />
vi người tiêu dùng. Quyết định mua sắm của người tiêu dùng là kết quẩ của sự <br />
tác động qua lại phức tạp của những yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý. <br />
Trong đó một số yếu tố mà việc gây ảnh hưởng bằng các hoạt động marketing <br />
là rất khó, tuy nhiên nó cũng có ích cho các nhà tiếp thị trong việc nhận dạng <br />
khách hàng ở các thị trường mục tiêu. Đối với những yếu tố có thể chi phối <br />
được các nhà marketing có thể rút ra những bài học cho các chương trình triển <br />
khai sản phẩm, định giá, phân phối và quảng cáo nhằm đạt hiểu quả cao trong <br />
kinh doanh.<br />