Phân tích bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ<br />
Khoan<br />
<br />
<br />
Bài viết Chuẩn bị hành trang vào thể kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan<br />
đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và in trong cuốn Một góc nhìn của trí thức<br />
(NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002). Tác giả đã thẳng thắn đề cập tới một vấn đề<br />
"nhạy cảm” mà từ trước đến giờ ít người dám bàn tới. Đó là mặt mạnh, mặt yếu<br />
của con người Việt Nam và sự cấp thiết phải đổi mới bản thân con người để đáp<br />
ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại tri thức, khoa học kĩ thuật tiên tiến.<br />
Lâu nay, khi nói tới phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta thường nhấn<br />
mạnh đến những đức tính tốt đẹp như lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng, đức<br />
tính cần cù, dũng cảm, kiên trì, thông minh, sáng tạo… Những phẩm chất ấy đã<br />
được chứng minh trong thực tế lịch sử mấy ngàn năm, đặc biệt là qua các cuộc đấu<br />
tranh giữ nước.<br />
Giống như các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam bên cạnh những<br />
mặt mạnh cũng có không ít những mặt yếu. Nhận thức được những cái mạnh, đặc<br />
biệt là nhìn rõ những cái yếu của mình là điều hết sức cần thiết để một dân tộc,<br />
một đất nước tiến lến phía trước, vượt qua những trở ngại thách thức ở mỗi chặng<br />
đường lịch sử.<br />
Hiện nay, dân tộc ta đang đứng trước những cơ hội mới để đưa đất nước tiến<br />
lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vượt qua tình trạng nghèo nàn,<br />
lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào thời điểm 2020. Bước vào<br />
thế kỉ mới, với chúng ta cũng có nghĩa là bước vào cuộc hành trình với rất nhiều<br />
triển vọng tốt đẹp ở phía trước, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi các<br />
thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ phải vươn lên mạnh mẽ, thực sự đổi mới để đáp ứng<br />
được những đòi hỏi ngày càng cao của thời đại.<br />
Bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã<br />
nêu ra chính xác và rất kịp thời những vấn đề trên, nhằm hướng tới thế hệ trẻ – bởi<br />
họ chính là lực lượng quyết định thành công sự nghiệp xây dựng đất nước trong<br />
thế kỉ mới.<br />
Để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ<br />
điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó rèn luyện cho mình những<br />
đức tính và thói quen tốt. Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy<br />
bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau trong các cuộc chiến<br />
đấu chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục:<br />
thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi<br />
trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Để đưa<br />
đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm<br />
yếu, cố gắng hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.<br />
Đây là một bài văn nghị luận xã hội, nội dung đề cập những vấn đề vừa có ý<br />
nghĩa thời sự cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài. Tác giả không dùng cách viết theo<br />
kiểu sách vở, uyên bác, mà bằng cách diễn đạt giản dị, thiết thực, dựa trên cơ sở<br />
thực tiễn, ai cũng có thể hiểu được, nhưng không phải vì thế mà bài viết thiếu sâu<br />
sắc. Giá trị và sức thuyết phục của nó nằm ở ngay vấn đề mà tác giả đặt ra; ở cách<br />
nhìn nhận khách quan, đúng đắn; ở những lời lẽ và cách lập luận giản dị mà chặt<br />
chẽ; cuối cùng là ở thái độ tôn trọng và tinh thần trách nhiệm cao của tác giả.<br />
Tác giả đã thể hiện thái độ khách quan qua cách lập luận thấu lí đạt tình, qua<br />
cách sử dụng từ ngữ chọn lọc, chính xác, qua giọng diệu trầm tĩnh, chín chắn, giàu<br />
sức thuyết phục.<br />
Thời điểm mà tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng<br />
toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ XXI. Thông thường sau một thời<br />
gian dài, chuẩn bị bước vào một chặng đường mới, người ta thường nhìn lại, kiểm<br />
điểm lại xem những gì được, những gì chưa được để rút kinh nghiệm và chuẩn bị<br />
hành trang bước tiếp.<br />
Thời điểm này có ý nghĩa đặc biệt vì đó là sự chuyển giao giữa hai thế kỉ và<br />
hai thiên niên kỉ. Riêng đối với dân tộc ta, thời điểm này lại càng có ý nghĩa quan<br />
trọng bởi vì công cuộc đổi mới bắt đầu từ thập kỉ 80 của thế kỉ trước, cho đến nay,<br />
đất nước ta đã đạt được những thành quả vững chắc. Bước sang thế kỉ XXI, Đảng<br />
và Nhà nước đặt ra mục tiêu phấn đấu rất cao là đến năm 2020, đất nước ta sẽ xóa<br />
bỏ nghèo nàn lạc hậu để trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại. Vì vậy, bài<br />
viết của tác giả Vũ Khoan có ý nghĩa thời sự rất kịp thời.<br />
Đề tài mà tác giả bàn luận đã được nêu rõ trong nhan đề: Chuẩn bị hành trang<br />
vào thế kỉ mới. Luận đề hay chủ đề của bài viết được tác giả nêu lên ngay trong<br />
câu đầu: Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người<br />
Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.<br />
Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỉ<br />
mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bởi vì, nhận rõ<br />
cái mạnh, cái yếu, phát huy cái mạnh và khắc phục cái yếu là điều kiện hết sức cần<br />
thiết cho mỗi con người trong giai đoạn mới. Điều đó lại càng cần thiết đối với cả<br />
dân tộc khi thực sự bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong xu<br />
thế hội nhập quốc tế, trong nền kinh tế thị trường có xu hướng toàn cầu hóa hiện<br />
nay.<br />
Phần thân bài được chia làm ba đoạn tương ứng với ba luận điểm. Hệ thông<br />
luận điểm trong bài văn rất rõ ràng và hợp lí. Ta lần lượt tìm hiểu, tóm tắt ý của<br />
từng luận điểm để thấy sự liên kết giữa từng luận điểm với toàn bài.<br />
Luận điểm một: Tết năm nay đến… lại càng nổi trội: Chuẩn bị hành trang vào<br />
thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.<br />
Luận điểm hai: Từ Cần chuẩn bị đến… điểm mạnh và điểm yếu của nó: Bối<br />
cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.<br />
Luận điểm ba. Từ Cái mạnh của con người đến… thường đố kị nhau: Những<br />
cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền<br />
kinh tế mới trong thể kỉ mới.<br />
Phần còn lại: Kết thúc bài viết.<br />
Chúng ta lần lượt tìm hiểu và phân tích từng luận điểm. Ở luận điểm I, tác giả<br />
khẳng định con người là quan trọng nhất. Đây là luận điểm quan trọng mở đầu cho<br />
cả hệ thống luận điểm của bài. Nó có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra Hướng lập luận<br />
của toàn bài:<br />
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển<br />
tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn<br />
bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiến niên kỉ mới.<br />
Trong những hành trang ấy, có thể sự chuẩn bị bản thân con người là quan<br />
trọng nhất. Từ có chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển lịch sử;<br />
Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sề phát triển<br />
mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.<br />
Các lí lẽ nêu lên để chứng minh cho luận điểm này là:<br />
+ Đó là sự chuyển tiếp hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Hành trang bước vào thế kỉ<br />
mới gồm có nhiều thứ nhưng chuẩn bị cho con người là yếu tố quan trọng nhất.<br />
Bởi vì đó là quy luật lịch sử, quy luật của nền kinh tế tri thức kinh tế thị trường.<br />
Con người quyết định sự phát triển của lịch sử.<br />
+ Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là đẳng lực phát triển của lịch sử.<br />
+ Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại<br />
càng nổi trội.<br />
Trên cơ sở luận điểm thứ nhất, tác giả triển khai luận điểm thứ hai để chứng<br />
minh vì sao đầu tư cho con người là quan trọng nhất. Luận điểm này được triển<br />
khai trong hai ý:<br />
+ Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại thì sự giao thoa,<br />
hội nhập sẽ ngày càng phát triển sâu rộng giữa các nền kinh tế.<br />
Tác giả nhấn mạnh:<br />
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới trong<br />
khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công<br />
nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều<br />
hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về<br />
khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ<br />
sâu rộng hơn nhiều.<br />
+ Trong tình hình đó, nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ:<br />
Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm<br />
vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế<br />
tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với<br />
những điểm mạnh và điểm yếu của nó.<br />
Tác giả đã chuyển tiếp thật khéo léo từ luận điểm thứ hai sang luận điểm thứ<br />
ba. Đó là những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam Cần được nhìn nhận rõ<br />
ràng trước khi bước vào nền kinh tế tri thức trong thế kỉ mới.<br />
Thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của con người<br />
Việt Nam là đúng đắn, khách quan và chân thành. Đây là luận điểm trung tâm<br />
quan trọng nhất của bài viết nên đã được tác giả phân tích cụ thể và thấu đáo.<br />
Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt<br />
Nam có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước tiến lên nền công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa trong thời đại hiện nay?<br />
Điều đáng chú ý ở phần này là tác giả vừa nêu ra từng điểm mạnh, vừa nêu ra<br />
từng điểm yếu để đối chiếu. Cách nhìn nhận, đánh giá như vậy là hợp lí vì trong<br />
cái mạnh thường chứa đựng cái yếu. Điều đáng chú ý nữa là cái mạnh, cái yếu<br />
luôn được tác giả phân tích trong hoàn cảnh xây dựng và phát triển đất nước hiện<br />
nay, chứ không phải chỉ nhìn nhận nó trong quá khứ lịch sử. Tác giả nêu ra nhũng<br />
cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam là: Người Việt Nam thông minh, nhạy bén<br />
với cái mới nhưng thiếu kiên thức cơ bản, kém khả năng thực hành.<br />
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới<br />
đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có<br />
ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yếu cầu hàng đầu. Nhưng bên<br />
cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. ấy là những lỗ hổng về kiến<br />
thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả<br />
năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không<br />
nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có<br />
và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến<br />
đổi không ngừng.<br />
Người Việt Nam cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng<br />
nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.<br />
Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích<br />
trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với<br />
công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng<br />
ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không<br />
tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh<br />
tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ.<br />
Khác với người Nhật vốn củng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu<br />
chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta<br />
thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến<br />
chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của<br />
phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản<br />
nên người Việt Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm<br />
ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần<br />
nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng<br />
nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công<br />
nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.<br />
Người Việt Nam có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương nhau trong các<br />
cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và<br />
trong cuộc sống thường ngày:<br />
Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn<br />
kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể<br />
thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo<br />
phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất<br />
trong cảnh đất nước lâm nguy ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao<br />
quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của<br />
phương thức sản xuất nhỏ tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải<br />
theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trậu ăn” đôi với người hơn mình ở làng<br />
quê thời phong kiến. Ta có thề quan sát thấy điều đó ngay trọng cả những việc nhỏ<br />
nhặt : Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú<br />
nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình<br />
thích người Hoa ở nước ngoài thường cựu mang nhau song người Việt lại thường<br />
đố kị nhau…<br />
Người Việt thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp<br />
nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với lối sống bao cấp, có thói sùng ngoại hoặc bái<br />
ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ "tín”:<br />
Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế<br />
giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với<br />
thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh<br />
doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá<br />
mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ<br />
ra “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn<br />
lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.<br />
Lâu nay, khi nói đến tính cách và phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta<br />
thường thiên về khẳng định những cái hay, cái tốt, cái mạnh. Điều này không phải<br />
không có cơ sở và cũng là cần thiết, nhất là khi chúng ta cần phát huy sức mạnh<br />
dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lăng, giành lại độc lập và thống nhất Tổ<br />
quốc. Nhưng mặt khác, nếu chỉ khẳng định những ưu điểm, mặt mạnh mà bỏ qua<br />
những hạn chế và nhược điếm thì sè dẫn đến tình trạng hiểu không đúng về dân<br />
tộc mình, ngộ nhận, tự đề cao quá mức, dẫn đến tâm lí tự mãn, không cần học tập<br />
người khác. Tâm lí ấy có hại và cản trở sự vươn lên phát triển của đất nước, nhất<br />
là trong bối cảnh thế giới hiện nay. Lòng yêu nước đòi hỏi mọi người phải nhìn rõ<br />
cả mặt mạnh và mặt yếu của dân tộc mình, từ đó có sự thôi thúc vươn lên, vứt bỏ<br />
những cái yếu kém, vượt qua những hạn chế để có thể sánh vai với những quốc gia<br />
phát triển, văn minh, tiến bộ.<br />
Thái độ của tác giả là tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách<br />
quan, toàn diện, không thiên lệch về một phía, khẳng định và trân trọng những<br />
phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không rơi<br />
vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc. Tác giả nhận thức rất rõ những<br />
mặt mạnh, mặt yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, đưa ra<br />
đề nghị phải khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất<br />
nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới.<br />
Trong phần kết luận, tác giả viết:<br />
Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì<br />
chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm<br />
yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ –<br />
những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ta điều đó, quen dần<br />
với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.<br />
Bài viết trên đây của Phó thủ tướng Vũ Khoan đã đề cập tới một vấn đề thiết<br />
yếu đối với dân tộc ta trước một thời điểm lịch sử quan trọng. Tuy vậy, tác giả<br />
không dùng cách nói uyên bác, khó hiểu mà dùng cách nói giản dị, dễ hiểu; sử<br />
dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, ngắn gọn mà<br />
hàm súc.<br />
Qua bài viết, chúng ta càng thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình và<br />
có phương hướng hành động khắc phục cái yếu, xây dựng những thái quen tốt, bắt<br />
đầu từ những việc nhỏ trong sinh hoạt và học tập, để sau này trưởng thành có đủ<br />
khả năng đáp ứng được nhiệm vụ đưa đất nước ta tiến lên nền kinh tế công nghiệp<br />
hóa và hiện đại hóa ngang tầm khu vực và thế giới.<br />