Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO<br />
TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG<br />
THE ANALYSIS OF FATORS AFFECTING TO THE QUALITY OF VOCATIONAL<br />
TRAINING FOR PEOPLE WITH DISABILITIES IN DA NANG CITY<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm<br />
Lớp 34K04, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Kinh tế Đà Nẵng<br />
GVHD: ThS. Huỳnh Viết Thiên Ân<br />
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào<br />
tạo nghề cho Người khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số liệu sử dụng trong nghiên<br />
cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 100 học viên là người khuyết tật tại các trung tâm đào<br />
tạo nghề cho người khuyết tật tại địa bàn. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS,<br />
kiểm định thang do bằng hệ số Cronbach Alpha và mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA).<br />
Từ khóa: Người khuyết tật; chất lượng đào tạo nghề cho Người khuyết tật; sự hài lòng;<br />
dạy nghề; trung tâm dạy nghề cho Người khuyết tật<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study aims to analyse factors that affect to the quality of vocational training for<br />
people with disabilities in Danang city. The data were collected from 100 students who are<br />
people with disabilities in vocational training centers for people with disabilities in area.<br />
Collected data were processed in the statistical software SPSS; the consistency coefficient<br />
measured with Cronbach’s Alpha for scaling test and Exploratory Factor Analysis (EFA) were<br />
used.<br />
Key words: Handicapped; the quality of vocational training for handicapped;<br />
satisfaction; vocational job; vocational centers for handicapped.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Dạy nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng<br />
nguồn nhân lực xã hội và đảm bảo yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động. Với<br />
Người khuyết tật (NKT), dạy nghề là tiền đề tạo cơ hội và xúc tiến việc làm, góp phần<br />
hỗ trợ NKT từng bước hòa nhập cộng đồng. Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH TP Đà<br />
Nẵng năm 2010, trên địa bàn có 182.915 NKT chiếm 20,62% dân số với 72,5% NKT<br />
có khả năng lao động. Nhưng chỉ có 15% NKT có việc làm ổn định và chủ yếu là việc<br />
đơn giản với thu nhập thấp. Mặt khác, số lượng NKT tham gia học nghề rất thấp. Vậy<br />
nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó và giải pháp cho vấn đề này là gì? Theo em,<br />
một trong những nguyên nhân chính là Chất lượng Đào tạo nghề (CLĐTN) cho NKT.<br />
Xuất phát từ thực trạng trên, em đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân<br />
tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho Người khuyết tật trên địa<br />
bàn thành phố Đà Nẵng” hướng tới mục tiêu phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến CLĐTN và đánh giá tác động của từng yếu tố tới CLĐTN; cuối cùng, đề xuất giải<br />
pháp nhằm nâng cao CLĐTN đáp ứng hiệu quả nhu cầu của học viên NKT.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Giải quyết vấn đề<br />
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình phân tích CLĐTN, kiểm định thang đo mức độ<br />
hài lòng về CLĐTN của NKT bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA.<br />
Mô hình CLĐTN gồm có 6 nhóm yếu tố: (1)Giảng dạy tốt: đo lường bởi năm biến<br />
ĐT1- ĐT5. (2)Phát triển kỹ năng: đo lường bởi bốn biến ĐT6 - ĐT9. (3)Động lực đào<br />
tạo nghề: đo lường bởi ba biến ĐT10- ĐT12. (4)Khối lượng đào tạo: đo lường bởi ba<br />
biến ĐT13- ĐT15. (5)Công tác tổ chức khóa học: đo lường bởi bốn biến ĐT16- ĐT19.<br />
(6)Nguồn lực đào tạo nghề: đo lường bởi bốn biến ĐT20- ĐT23. Sự hài lòng của NKT<br />
về CLĐTN được đo lường bằng ba biến ĐT24 - ĐT26. Nghiên cứu đã sử dụng thang<br />
đo Liker cho điểm từ 1 đến 5 với 1 hoàn toàn không đồng ý và 5 hoàn toàn đồng ý. Và<br />
tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 học viên NKT tại các trung tâm đào tạo nghề cho<br />
NKT trên địa bàn như Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Người mù và Hội NKT TP.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)<br />
Mô hình nghiên cứu có 6 nhóm nhân tố với 23 biến quan sát tác động đến từng<br />
nhân tố CLĐTN cho NKT, và ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của NKT. Xét hệ số<br />
KMO= 0,817 > 0,5 và p= 0,00 chứng tỏ giả thuyết H0 “các biến không có tương quan<br />
với nhau” bị bác bỏ. Vậy phân tích nhân tố EFA là phương pháp phù hợp. Đồng thời,<br />
để xác định được số lượng nhân tố trong quá trình phân tích, sử dụng ma trận hệ số<br />
tương quan Total Variance Explained. Theo tiêu chuẩn giá trị Eigenvalues > 1 nên có<br />
5 nhân tố được rút ra và 5 nhân tố này sẽ giải thích 65,514% sự biến thiên các biến.<br />
Bảng 1: Bảng Rotated Component Matrix(a)<br />
Component<br />
1 2 3 4 5<br />
GV dong vien toi thuc hien tot khoa hoc 0.561<br />
GV no luc hieu kho khan ma toi gap phai 0.773<br />
GV giai thich moi thu ro rang, de hieu 0.891<br />
GV lam viec tan tuy nghiem tuc de bai<br />
0.758<br />
giang hung thu<br />
GV la nhung nguoi co chuyen mon gioi 0.587<br />
Phat trien ky nang lam viec nhom 0.629<br />
Nang cao tay nghe dao tao cua toi 0.794<br />
Phat trien ky nang lap ke hoach cac cviec<br />
0.753<br />
ban than<br />
Tu tin truoc kho khan va van de moi 0.827<br />
Tiep tuc hoc bac hoc cao hon 0.668<br />
Giup toi danh gia the manh va yeu 0.681<br />
Nhung gi toi hoc co gia tri trong tuong lai 0.532<br />
Khong co qua nhieu ap luc trong qua<br />
0.881<br />
trinh dao tao<br />
Khoi luong cong viec dao tao la hop ly 0.758<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luong kien thuc hoc tap khong nang ne 0.8<br />
Mon hoc trong chuong trinh duoc to chuc<br />
0.649<br />
co he thong<br />
So luong cac mon hoc trong chuong trinh<br />
0.716<br />
rat phu hop<br />
Cac tiet h thuc hanh va ly thuyet co su<br />
0.823<br />
sap xep hop ly<br />
Khoa hoc co su linh hoat mem deo dap<br />
0.72<br />
ung nhu cau<br />
Tai lieu hoc tap phu hop voi su khuyet tat<br />
0.796<br />
cua toi<br />
Nguon tai lieu dap ung nhu cau cua toi 0.78<br />
TTB va CSVC dap ung nhu cau cua toi 0.651<br />
Tai lieu hoc tap ro rang va sung tich 0.885<br />
Eigenvalues 7.261 2.534 2.193 1.625 1.456<br />
Eigenvalues explained % 31.569 11.017 9.533 7.065 6.33<br />
Cumulative explained % 31.569 42.586 42.118 59.184 65.514<br />
Dựa theo mô hình ma trận trong EFA của CLĐTN cho NKT ta có hệ số tải nhân<br />
tố tất cả các biến đều lớn hơn 0,5 nên các biến tiếp tục được sử dụng. Dựa vào Bảng<br />
3.1, thang đo CLĐTN cho NKT trên địa bàn được đo lường bởi 5 thành phần nhân tố:<br />
Nhân tố Biến<br />
F1: Phát triển kỹ năng- động lực đào tạo ĐT1, ĐT6, ĐT7, ĐT8, ĐT9, ĐT10, ĐT11, ĐT12<br />
F2: Nguồn lực đào tạo ĐT20, ĐT21, ĐT22, ĐT23<br />
F3: Công tác tổ chức khóa học ĐT16, ĐT17, ĐT18, ĐT119<br />
F4: Giáo viên đào tạo ĐT2, ĐT3, ĐT4, ĐT5, ĐT6<br />
F5: Khối lượng đào tạo ĐT13, ĐT14. ĐT15<br />
3.2 Kiểm định nhân tố bằng hệ số Cronbach’s alpha<br />
Hệ số Cronbach Alpha được sử đụng để loại các biến không phù hợp, các biến<br />
có hệ số item-total correlation 0,6. Kết quả phân tích hệ số Alpha cho từng nhân tố như sau:<br />
- Hệ số Cronbach Alpha của thành phần F1 “Phát triển kỹ năng- Động lực đào<br />
tạo” là 0,8712 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến quan sát đều có hệ số<br />
tương quan biến- tổng cao và lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu và độ tin cậy.<br />
- Hệ số Cronbach Alpha của thành phần F2 “Nguồn lực đào tạo nghề” là 0,8874<br />
nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến đều có hệ số tương quan biến- tổng<br />
cao và > 0,3 nên các biến đạt yêu cầu.<br />
- Hệ số Cronbach Alpha của thành phần F3 “Công tác tổ chức khóa học” là<br />
0,8003 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Các biến có hệ số tương quan biến- tổng cao và<br />
>0,3 nên các biến đạt yêu cầu và độ tin cậy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Cronbach Alpha F4 “Giáo viên đào tạo nghề”: Hệ số item-total correlation của<br />
các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3 nên đều đạt yêu cầu. Đồng<br />
thời, hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0,762 nên thang đo đạt tiêu chuẩn với hệ số<br />
tin cậy cao.<br />
- Hệ số Cronbach Alpha của thành phần F5 “Khối lượng đào tạo nghề” là 0,8229<br />
nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến- tổng đều cao<br />
và lớn hơn 0,3 nên các biến đều đạt yêu cầu.<br />
- Hệ số Cronbach Alpha sự hài lòng của học viên NKT là 0,9147 nên thang đo<br />
đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến có hệ số tương quan biến- tổng cao và lớn hơn 0,3<br />
nên các biến đạt yêu cầu.<br />
Tóm tắt: Thông qua kết quả tính hệ số Cronbach Alpha ta thấy 5 thành phần của<br />
thang đo CLĐTN cho NKT đều có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Vì<br />
vậy, 5 thành phần có đủ điều kiện để tiếp tục được sử dụng trong các phân tích tiếp.<br />
3.3 Mối quan hệ giữa các biến quan sát với từng nhân tố CLĐTN cho NKT<br />
Sau khi tiến hành xác định từng biến quan sát trong từng nhân tố và kiểm định độ<br />
tin cậy của thang đo. Ta tiến hành phân tích xem, từng biến quan sát đó sẽ ảnh hưởng<br />
như thế nào, tác động mạnh hay yếu, cùng chiều hay ngược chiều đối với từng nhân tố<br />
CLĐTN.<br />
Bảng 2: Component Score Coefficient Matrix<br />
Component<br />
1 2 3 4 5<br />
ĐT1: GV dong vien toi thuc hien tot khoa hoc 0.12<br />
ĐT2: GV no luc hieu kho khan ma toi gap phai 0.313<br />
ĐT3: GV giai thich moi thu ro rang, de hieu 0.356<br />
ĐT4: GV lam viec tan tuy nghiem tuc de bai giang hay 0.301<br />
ĐT5: GV la nhung nguoi co chuyen mon gioi 0.231<br />
ĐT6: Phat trien ky nang lam viec nhom 0.187<br />
ĐT7: Nang cao tay nghe dao tao cua toi 0.241<br />
ĐT8: Phat trien ky nang lap ke hoach cac cviec ban than 0.226<br />
ĐT9: Tu tin truoc kho khan va van de moi 0.261<br />
ĐT10: Tiep tuc hoc bac hoc cao hon 0.166<br />
ĐT11: Giup toi danh gia the manh va yeu 0.170<br />
ĐT12: Nhung gi toi hoc co gia tri trong tuong lai 0.128<br />
ĐT13: Khong co qua nhieu ap luc trong qua trinh ĐTN 0.43<br />
ĐT14: Khoi luong cong viec dao tao la hop ly 0.339<br />
ĐT15: Luong kien thuc hoc tap khong nang ne 0.376<br />
ĐT16: Cac mon hoc trong chuong trinh to chuc he thong 0.287<br />
ĐT17: So luong mon hoc trong chuong trinh phu hop 0.354<br />
ĐT18: cac tiet thuc hanh ly thuyet co su sap xep hop ly 0.397<br />
ĐT19: khoa hoc linh hoat mem deo dap ung nhu cau 0.319<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐT20: Tai lieu hoc tap phu hop voi su khuyet tat cua toi 0.321<br />
ĐT21: Nguon tai lieu dap ung nhu cau cua toi 0.294<br />
ĐT22: TTB va CSVC dap ung nhu cau cua toi 0.218<br />
ĐT23: tai lieu hoc tap ro rang va sung tich 0.369<br />
Dựa vào kết quả Bảng 3.2, phương trình của 5 nhân tố CLĐTN cho NKT như sau:<br />
F1 = 0,120 ĐT1 + 0,187 ĐT6 + 0,241 ĐT7 + 0,226 ĐT8 + 0,261 ĐT9 + 0,166<br />
ĐT10 + 0,170 ĐT11 + 0,128 ĐT12<br />
F2 = 0,321 ĐT20 + 0,294 ĐT21 + 0,218 ĐT22 + 0,369 ĐT23<br />
F3 = 0,287 ĐT16 + 0,354 ĐT17 + 0,397 ĐT18 + 0,319 ĐT19<br />
F4 = 0,313 ĐT2 + 0,356 ĐT3 + 0,301 ĐT4 + 0,231 ĐT5<br />
F5 = 0,430 ĐT13 + 0,339 ĐT14 + 0,376 ĐT15<br />
Tóm lại, qua phần phân tích ảnh hưởng của từng biến quan sát tới từng nhân tố<br />
của CLĐTN cho NKT, nhận thấy hệ số các biến biến dương, chứng tỏ các biến tác<br />
động thuận đối với từng nhân tố. Vì vậy, bất cứ một sự tác động nào tích cực đến bất<br />
kỳ một biến quan sát nào đều làm tăng giá trị của từng nhân tố CLĐTN cho NKT.<br />
3.4 Kết quả phân tích mô hình hồi quy về sự hài lòng của học viên NKT đối với chất<br />
lượng đào tạo nghề trên địa bàn TP Đà Nẵng.<br />
Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài<br />
lòng của NKT tới CLĐTN, em đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội giữa 5<br />
nhân tố ảnh hưởng thu được từ phần phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên bao gồm:<br />
(1)Phát triển kỹ năng- Động lực đào tạo; (2)Nguồn lực đào tạo nghề; (3)Công tác tổ<br />
chức khóa học; (4)Giáo viên đào tạo nghề; (5)Khối lượng khóa học, với biến phụ<br />
thuộc là sự hài lòng của học viên NKT đối với CLĐTN cho NKT.<br />
Mô hình hồi quy được viết: Y = βo + β1F1+ β2F2+ β3F3+ β4F4+ β5F5<br />
Kết quả hồi quy có giá trị R2 = 0,511, giá trị này cho biết các biến độc lập trong<br />
mô hình có thể giải thích được 51,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, hay 50,1% sự<br />
hài lòng của học viên tới CLĐTN được ảnh hưởng bởi 5 nhân tố trên. Đồng thời, Sig.<br />
= 0,00 cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu. Đồng thời, đại lượng thống kê<br />
Durbin- Watson = 2,111 chứng tỏ không có sự tương quan giữa các phần dư. Nghĩa là<br />
mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số. Mặt khác, hệ số<br />
phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình<br />
hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập có tương quan chặt<br />
chẽ với nhau.<br />
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy<br />
Unstandardized Standardized Collinearity<br />
Coefficients Coefficients T Sig. Statistics<br />
B Std. Error Beta Tolerance VIF<br />
(Constant) -.308 .623 -.494 .622<br />
F1 .480 .111 .380 4.328 .000 .654 1.529<br />
F2 .319 .096 .306 3.307 .001 .586 1.705<br />
F3 .216 .090 .206 2.399 .018 .685 1.460<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
F4 .042 .128 .024 .332 .740 .980 1.020<br />
F5 -.015 .076 -.016 -.197 .844 .772 1.295<br />
R= 0,726 R Square = 0,527 Adjusted R Square=0,511 D- W = 2,111 Sig. = 0<br />
Kết quả hồi cho thấy sự hài lòng của học viên xuất phát từ các nhân tố: F1 “Phát<br />
triển kỹ năng- Động lực đào tạo” (β = 0,480, p = 0,000), khi học viên đánh giá tốt về<br />
các trung tâm đào tạo nghề, họ tin rằng họ đang và sẽ được phát triển những kỹ năng<br />
tốt và có được một công việc ổn định sau này, tạo ra động lực tốt để họ nổ lực học<br />
nghề; Nhân tố F2 “Nguồn lực đào tạo” (β = 0,319; p = 0,001) cũng tác động đến mức<br />
độ hài lòng của học viên; Nhân tố F3 “Công tác tổ chức khóa học” (β = 0,216; p =<br />
0,018), sự sắp xếp thời gian học phù hợp cùng với việc phân bổ chương trình học hợp<br />
lý đã tác động đến mức độ hài lòng của học viên. Còn lại 2 nhân tố F4 (GV đào tạo<br />
nghề) và F5 (Khối lượng đào tạo nghề) không là nhân tố được cảm nhận do p > 0,05.<br />
Hàm hồi quy bội được xác định: Y = - 0,308 + 0,48F1 + 0,319F2 + 0,216F3<br />
4. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho NKT tại Đà Nẵng<br />
Với kết quả phân tích trên, nhằm nâng cao CLĐTN cho NKT trên địa bàn và tăng<br />
mức hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo cần:<br />
Thứ nhất, các trung tâm chú trọng cải thiện nhân tố Phát triển kỹ năng- Động lực<br />
đào tạo, Nguồn lực đào tạo nghề và Công tác tổ chức khóa học vì đây là các nhân tố tác<br />
động đến sự hài lòng của học viên. Và đề cải thiện từng nhân tố cần tác động mạnh tới<br />
biến Khóa học giúp NKT tự tin trước khó khăn và vấn đề mới, biến Tài liệu học tập rõ<br />
ràng, biến Các tiết lý thuyết và thực hành có sự sắp xếp hợp lý.<br />
Thứ hai, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và xã<br />
hội về dạy nghề cho NKT. Cần ưu tiên phát triển nghề, cơ sở dạy nghề cho họ, và xem<br />
doanh nghiệp là khâu đột phá mang tính chiến lược lâu dài. Để làm được điều đó,<br />
chính quyền cần xây dựng hệ thống chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp<br />
hợp tác và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trở thành chủ thế quan trọng trong đào tạo<br />
nghề cho NKT.<br />
Thứ ba, theo đánh giá của học viên nhân tố giảng dạy tốt có mức độ hài lòng cao<br />
nhất. Nhưng thực tế theo ý kiến của ban quản lý tại các trung tâm thì hiện nay yếu tố<br />
này còn rất thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, chính quyền địa phương cần<br />
phải có sự cộng tác với Đại học Đà Nẵng mà cụ thể là trường Đại học Sư phạm trong<br />
việc mở thêm lớp đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên biệt dạy nghề cho NKT.<br />
Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện thể chế dạy nghề, nhất là cơ chế tài chính như thu<br />
hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức để có kinh phí xây mới và cải thiện hệ<br />
thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như những hỗ trợ vật chất và tinh thần cho<br />
người học nghề và người dạy nghề.<br />
5. Kết luận<br />
Nghiên cứu này cho thấy để nâng cao CLĐTN cho NKT trên địa bàn cần phải<br />
tác động vào những nhân tố và biến quan sát trọng tâm nào. Đồng thời, có thể nắm<br />
được ảnh hưởng và tác động của từng nhân tố đó trong việc cải thiện CLĐTN cho<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NKT, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề đáp ứng nhu cầu và mức độ hài lòng<br />
của học viên, thu hút việc tham gia đào tạo nhiều hơn trong nhóm người yếu thế này.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng (2011) “Phát triển Dạy nghề đáp ứng nhu cầu trong giai<br />
đoạn mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 4), tr16-18.<br />
[2] Nguyễn Lương Đình, Hồ Kỳ Minh, Bùi Thị Thuần (2010), “Thực trạng đào tạo nghề<br />
và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng chính sách<br />
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí phát triển kinh tế xã hội Thành phố Đà<br />
Nẵng, (số 5), tr27-32.<br />
[3] Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu<br />
SPSS, Nxb Thống kê.<br />
[4] Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Toản (2011), “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho Người<br />
khuyết tật: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí lao động và xã hội”, (số 405), tr24-25.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />