intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban và hàm ý quản trị góp phần nâng cao sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ----------------------------------------------------- HUỲNH THIỆN PHƯƠNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ PHÒNG BAN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------ HUỲNH THIỆN PHƯƠNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ PHÒNG BAN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Nguyên Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Luận văn kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung những tư liệu mới và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Long An, ngày tháng 7 năm 2019 Tác giả Huỳnh Thiện Phương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Khoa Sau đại học cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Long An đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, tổng hợp số liệu cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và kiến thức của bản thân còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Huỳnh Thiện Phương
  5. iii TÓM TẮT Đề tài luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành” được trình bày thành 5 chương. Chương 1 đã đề cập đến sự cần thiết của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài này và các đề tài có liên quan, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là bố cục của luận văn. Chương 2 tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận chung về sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban và đề xuất mô hình nghiên cứu cùng 7 giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 tác giả đã trình bày về phương pháp nghiên cứu như xây dựng thang đo các nhân tố, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thu thập được. Chương 4, tác giả đã trình bày các kết quả nghiên cứu có được từ việc xử lý và phân tích số liệu thu thập được, đã chỉ ra các biến như (H1) Công việc, (H2) Điều kiện làm việc, (H3) Môi trường làm việc, (H4) Thu nhập, (H5) Đánh giá công việc, (H6) Lãnh đạo, (H7) Quan hệ đồng nghiệp và Sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban đều có độ tin cậy và giá trị cao. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc, trong đó 04 nhân tố như: Lãnh đạo, Công việc, Thu nhập, Môi trường làm việc có mức tác động mạnh nhất. Ngoài ra qua kiểm định sự khác biệt hài lòng trong công việc cho thấy thời gian công tác có tạo nên sự khác biệt đối với sự hài lòng trong công việc của họ. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành chuyên môn tại UBND huyện Châu Thành trong việc xây dựng và thực thi các chính sách nhân sự nhằm gia tăng sự hài lòng chung, cũng như sự hài lòng đối với từng khía cạnh trong công việc, trong đó cần phải lưu ý đến thời gian công tác của CBCC tại UBND huyện Châu Thành. Chương 5, tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Long An.
  6. iv ABSTRACT Thesis topic "Analysis of factors affecting job satisfaction of departmental staff at Chau Thanh District People's Committee" is presented in 5 chapters. Chapter 1 addresses the necessity of the topic, an overview of the research on this topic and related topics, research objectives, subjects, scope of research, research methods and endings. The same is the composition of the thesis. Chapter 2 of the author has synthesized the general theoretical basis of satisfaction in the work of departmental staff and proposed research model with 7 research hypotheses. Chapter 3 of the author presented research methods such as building scales of factors, methods of collecting and analyzing collected data. Chapter 4, the author presented the research results obtained from the processing and analysis of collected data, showed variables such as (H1) Work, (H2) Working conditions, (H3 ) Working environment, (H4) Income, (H5) Job evaluation, (H6) Leadership, (H7) Collaborative relationship and Job satisfaction of the department officials are all reliable and high value. The results of factor analysis show that there are 7 factors affecting job satisfaction, including 4 factors: Leadership, Work, Income, Working environment with the strongest impact. In addition, testing the difference in job satisfaction shows that working time makes a difference to the satisfaction of their work. This result has important implications for the professional sectors at Chau Thanh District People's Committee in developing and implementing personnel policies to increase overall satisfaction, as well as satisfaction with each aspect in work, in which need to pay attention to the working time of CBCC at Chau Thanh District People's Committee. Chapter 5, the author has proposed basic solutions to improve the satisfaction of the staff of the department at the People's Committee of Chau Thanh district, Long An province.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii ABSTRACT ................................................................................................................... iv MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..............................................................xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..............................................................xii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............. 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................... 1 1.1.1. Giới thiệu chung:............................................................................................ 1 1.1.2. Lý do chọn đề tài:........................................................................................... 1 1.2. Tổng quan về UBND huyện Châu Thành ..................................................................... 2 1.2.1. Giới thiệu về UBND huyện Châu Thành ....................................................... 2 1.2.2. Chức năng ...................................................................................................... 3 1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................................. 3 1.2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 5 1.2.5. Kết quả đạt được và hạn chế: ....................................................................... 13 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 14 1.3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 14 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 14 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 14 1.4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 15 1.5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 15 1.6. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................................. 15 1.6.1. Đóng góp về phương diện khoa học .................................................................. 15 1.6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn................................................................... 15 1.7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 16 1.8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước................................................................ 16 1.8.1. Các nghiên cứu trong nước: ......................................................................... 17
  8. vi 1.8.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài: ..................................................................... 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 21 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 22 2.1.1. Khái niệm về công chức, viên chức ............................................................. 22 2.1.2 Bản chất, vai trò của công chức, viên chức................................................... 22 2.1.3 Những quy định về công chức, viên chức..................................................... 23 2.1.4. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực ......................................................... 23 2.1.5. Khái niệm về sự hài lòng công việc ............................................................. 24 2.1.6. Các thang đo hài lòng trong công việc ......................................................... 26 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng công việc ................................................. 29 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước: ......................................................................... 29 2.2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài: ..................................................................... 32 2.3. Các thành phần hài lòng công việc ............................................................................... 33 2.3.1. Công việc: .................................................................................................... 33 2.3.2. Điều kiện làm việc ....................................................................................... 34 2.3.3. Môi trường làm việc ..................................................................................... 34 2.3.4. Thu nhập....................................................................................................... 34 2.3.5. Đánh giá việc làm......................................................................................... 34 2.3.6. Lãnh đạo ....................................................................................................... 35 2.3.7. Quan hệ đồng nghiệp ................................................................................... 35 2.4. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 35 2.6 Thang đo ........................................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 40 3.1. Quá trình nguyên cứu:.................................................................................................... 41 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính sơ bộ: ................................................................... 42 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ...................................................................... 42 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................. 42 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức: ...................................................... 45 3.3.1. Thiết kế mẫu ................................................................................................. 45 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 45 3.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................... 46 3.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 50
  9. vii 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu: ........................................................................................... 51 3.4.1. Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) ............................................ 51 3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 52 3.4.3. Phân tích tương quan.................................................................................... 53 3.4.4. Phân tích Hồi quy ......................................................................................... 53 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 55 4.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu: ...................................................................................... 55 4.2. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu: ............................................................................... 55 4.2.1. Phân loại theo giới tính: ............................................................................... 55 4.2.2. Phân loại theo tuổi........................................................................................ 56 4.2.3. Phân loại theo trình độ học vấn .................................................................... 56 4.2.4. Phân loại theo Thâm niên thời gian công tác ............................................... 57 4.2.5. Phân loại theo nơi ở hiện nay ....................................................................... 57 4.2.6. Phân loại theo Biên chế, hợp đồng............................................................... 58 4.2.7. Mô tả các biến quan sát ................................................................................ 58 4.3. Kết quả phân tích độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo: ....................................... 59 4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................ 60 4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................ 66 4.3.3. Xem xét ma trận tương quan ........................................................................ 68 4.3.4. Kiểm định hồi quy tuyến tính bội ................................................................ 72 4.3.5. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết. .......................................................... 76 4.4. Đánh giá sự hài lòng của các nhân tố ........................................................................... 77 4.4.1 Công việc ...................................................................................................... 77 4.4.2 Điều kiện làm việc ........................................................................................ 77 4.4.3. Môi trường làm việc ..................................................................................... 78 4.4.4. Thu nhập....................................................................................................... 78 4.4.5. Đánh giá công việc ....................................................................................... 78 4.4.6. Lãnh đạo ....................................................................................................... 79 4.4.6. Quan hệ đồng nghiệp ................................................................................... 79 4.5. Kiểm định sự hài lòng công việc của các biến nhân khẩu học: ................................ 79 4.5.1. Sự hài lòng công việc theo giới tính nam và nữ .......................................... 79 4.5.2. Sự hài lòng công việc theo trình độ học vấn ................................................ 80
  10. viii 4.5.3. Sự hài lòng công việc theo độ tuổi ............................................................... 81 4.5.4. Sự hài lòng công việc theo thâm niên công tác............................................ 82 4.5.5. Sự hài lòng công việc theo nơi ở.................................................................. 82 4.5.6. Sự hài lòng công việc theo biên chế, hợp đồng ........................................... 83 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu: ............................................................................... 84 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................ 87 5.1. Kết luận về sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành ......................................................................................................................... 87 5.2. Hàm ý quản trị góp phần nâng cao sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành: .................................................................................. 91 5.2.1. Lãnh đạo: ...................................................................................................... 91 5.2.2. Công việc: .................................................................................................... 92 5.2.3. Thu nhập: ..................................................................................................... 92 5.2.4. Môi trường làm việc:.................................................................................... 93 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: ..................................................................... 93 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu: .............................................................................. 93 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ........................................................................ 94 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 95 Danh mục tài liệu Tiếng Việt ............................................................................................... 95 Danh mục tài liệu Tiếng Anh ........................................................................................ 97 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... I PHỤ LỤC 01. PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH ....................................................... I PHỤ LỤC 02. PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ................................................. V PHỤ LỤC 03. KẾT QUẢ MÔ TẢ NGHIÊN CỨU ................................................. IX PHỤ LỤC 04. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA .......................... X PHỤ LỤC 05. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA) ................................... XV PHỤ LỤC 06. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY.............................................. XIX PHỤ LỤC 07. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ................... XXI PHỤ LỤC 08. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC BIẾN NHÂN KHẨU HỌC ..... XXIII
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Thống kê số liệu 2016-2018........................................................................... 10 Bảng 2.1 Bảng thang đo ................................................................................................ 34 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của các phòng ban ................................................................................................................ 43 Bảng 3.2 Thiết kế các bảng thang đo ............................................................................ 50 Bảng 4.1 Thống kê giới tính theo mẫu nghiên cứu ....................................................... 56 Bảng 4.2 Thống kê tuổi theo mẫu nghiên cứu............................................................... 56 Bảng 4.3 Thống kê trình độ học vấn theo mẫu nghiên cứu........................................... 57 Bảng 4.4 Thống kê thâm niên công tác theo mẫu nghiên cứu ...................................... 57 Bảng 4.5 Thống kê nơi ở theo mẫu nghiên cứu ............................................................ 58 Bảng 4.6 Thống kê biên chế, hợp đồng theo mẫu nghiên cứu ...................................... 58 Bảng 4.7 Mô tả mẫu quan sát ........................................................................................ 59 Bảng 4.8 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Công việc” ........................................ 60 Bảng 4.9 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Điều kiện làm việc” .......................... 61 Bảng 4.10 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Môi trường làm việc” .................... 62 Bảng 4.11 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Thu nhập” ...................................... 62 Bảng 4.12 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Đánh giá công việc” ...................... 63 Bảng 4.13 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Lãnh đạo” ....................................... 63 Bảng 4.14 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Quan hệ đồng nghiệp” ................... 64 Bảng 4.15 Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo “Hài lòng” ........................................ 65 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định KMO các nhân tố .......................................................... 67 Bảng 4.17 Ma trận nhân tố xoay ................................................................................... 68 Bảng 4.18 Ma trận thành phần xoay.............................................................................. 71 Bảng 4.19 Kết quả kiểm định hệ số hồi quy ................................................................. 72 Bảng 4.20 Kết quả kiểm định phương sai ..................................................................... 75 Bảng 4.21 Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập ............................................ 76 Bảng 4.22 Kết quả giá trị thang đo của các biến quan sát nhân tố ................................ 77 Bảng 4.23 Kết quả kiểm định sự hài lòng của giới tính ................................................ 79 Bảng 4.24 Kết quả kiểm định sự hài lòng của trình độ học vấn ................................... 81 Bảng 4.25 Kết quả kiểm định sự hài lòng của tuổi ....................................................... 81 Bảng 4.26 Kết quả kiểm định sự hài lòng của thâm niên công tác ............................... 82
  12. x Bảng 4.27 Kết quả kiểm định sự hài lòng của nơi ở ..................................................... 83 Bảng 4.28 Kết quả kiểm định sự hài lòng của biên chế, hợp đồng ............................... 83
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức UBND huyện Châu Thành ........................................ 5 Hình 2.1 Mô hình chỉ số mô tả công việc JDI (1969) ................................................... 27 Hình 2.2 Mô hình Tiêu chí đo lường hài lòng của MSQ (1967) ................................... 28 Hình 2.3 Mô hình Nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 36 Hình 3.1 Mô hình Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 41
  14. xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết tắt Tiếng Anh ANOVA Analysis of Variance- Phân tích phương sai EFA Exploratory Factor Analysis -Phân tích nhân tố khám phá Kaiser Mayer Olkin -Hệ số kiểm định sự phù hợp của mô hình KMO EFA Statistical Package for the Social Sciences- Phần mềm thống kê SPSS cho khoa học xã hội JDI Job Descripition Index (Chỉ số mô tả công việc) DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Ký hiệu Tiếng việt UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân CB,CC,VC Cán bộ, Công chức, Viên chức CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CV Công việc ĐK Điều kiện làm việc MT Môi trường làm việc TN Thu nhập ĐG Đánh giá việc làm LĐ Lãnh đạo ĐN Quan hệ đồng nghiệp
  15. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1.1.1. Giới thiệu chung: - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là một quá trình tất yếu lịch sử. Để trở thành một nước phát triển về mọi mặt, mỗi quốc gia đều phải trải qua quá trình CNH, HĐH, trong đó có Việt Nam. Như vậy có nghĩa là, vì CNH, HĐH gắn liền với quá trình xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và tự động hóa; Từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ; Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Kết quả của quá trình này không chỉ là sự phát triển của công nghiệp mà còn bao hàm cả sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác nhau tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững cho đất nước nói chung và huyện Châu Thành nói riêng, nhằm để đạt được thành tựu đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó con người là yếu tố then chốt. - Nền kinh tế trí thức đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn nguồn nhân lực có chất xám, có kỹ năng và có thái độ làm việc tốt. Đặc biệt, trong khu vực công đội ngủ cán bộ, công chức có vị trí trụ cột trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính, có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước, người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, pháp lý mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội; Tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi các đường lối chính sách. 1.1.2. Lý do chọn đề tài: - Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực quản lý. Trong hoạt động đội ngũ CBCC tại UBND huyện Châu Thành là một bộ phận quan trọng, góp phần vào việc giữ gìn kỷ luật, kỷ cương pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Chính vì vậy trong công tác tổ chức cán bộ công chức việc xây dựng và phân bổ nguồn lực hợp lý là một trong những nội dung quan trọng quyết định hiệu quả và chất lượng công việc.
  16. 2 - Sự hài lòng trong công việc của CBCC tại tỉnh Long An nói chung và CBCC tại UBND huyện Châu Thành nói riêng ngày càng trở nên quan trọng bởi sự hài lòng trong công việc chính là động lực thúc đẩy CBCC tích cực với công việc, làm cho họ phấn khởi yên tâm trong công tác, giữ vững niềm tin và sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức, đem lại hiệu quả, hiệu suất và chất lượng trong công việc. Do đó việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của CBCC là rất cần thiết nhằm giúp UBND huyện Châu Thành nhà xây dựng được chính sách nhân sự một cách hợp lý, có cách thức thay đổi hành vi cho phù hợp để làm cho CBCC tại UBND huyện Châu Thành hài lòng hơn trong công việc. - Là một trong những công chức đang công tác tại UBND huyện, hàng ngày tiếp xúc và trao đổi với những công chức, viên chức, tác giả nhận thấy một nguyên nhân cơ bản khiến cho kết quả công việc của đội ngũ này chưa đạt hiệu quả, đó chính là vì thiếu sự hài lòng trong công việc. Để giải quyết từ gốc vấn đề này, cần phải hiểu rõ đâu là những nhân tố hay những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngủ này. Muốn vậy cần phải tìm hiểu xem người cán bộ, công chức họ muốn điều gì, điều gì làm họ hài lòng với sự lãnh đạo, quản lý, chế độ về vật chất, tinh thần,... để người cán bộ, công chức, viên chức gắn bó lâu dài với công việc. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành” làm luận văn thạc sĩ. 1.2. Tổng quan về UBND huyện Châu Thành 1.2.1. Giới thiệu về UBND huyện Châu Thành Châu Thành là huyện vùng hạ, nằm ở phía Nam của tỉnh Long An, huyện Châu Thành được thành lập theo Quyết định 36/HĐBT ngày 04/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách ra từ huyện Vàm Cỏ, thành huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ. - Vị trí địa lý: Huyện Châu Thành có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế và liên kết vùng, nằm cách trung tâm thành phố Tân An 12 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 52 km theo tuyến Quốc lộ 1A và 42 km theo tuyến Quốc lộ 50. Phía Tây giáp Thành phố Tân An tỉnh Long An, Phía Bắc giáp huyện Tân Trụ tỉnh
  17. 3 Long An. Phía Đông giáp huyện Cần Đước tỉnh Long An. Phía Nam giáp huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang. - Tổng diện tích tự nhiên của huyện 15.524 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 9.506 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.140 ha, đất chuyên dùng 579 ha, đất ở 2.651 ha. - Dân số trung bình 101.731 người, số hộ 27.431 hộ, mật độ dân số trung bình 655 người/km2. - Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, thương mại, dịch vụ là chủ yếu. - Đơn vị hành chính trực thuộc: 12 xã và 1 thị trấn (91 ấp, khu phố). - Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện: 11 cơ quan chuyên môn. 1.2.2. Chức năng UBND huyện Châu Thành chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, viên chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật, nhằm góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. UBND huyện Châu Thành có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của UBND tỉnh Long An. 1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn (Theo sơ đồ hình 1.1 trang 05) (1) Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. (2) Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao; theo dõi thi hành pháp luật.
  18. 4 (3) Giúp UBND cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND huyện. (4) Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật. (5) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). (6) Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện. (7) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực. (8) Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện. (9) Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của UBND huyện. (10) Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện. (11) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. (12) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh.
  19. 5 1.2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức HÌNH: 1.1 Chủ tịch UBND P.Chủ tịch P.Chủ tịch UBND khối UBND khối Văn xã Kinh tế Phòng Giáo dục Phòng Văn phòng Phòng Phòng Kinh và Đào tạo Thanh tra HĐND - Nội vụ tế và Hạ tầng UBND Phòng Lao Phòng Y tế Phòng Nông nghiệp Phòng Tư động Thương và PTNT pháp binh và xã hội Phòng Văn Trung tâm Văn hóa Phòng Tài chính Phòng Tài hóa – Thông thông tin và Truyền – Kế hoạch nguyên – Môi tin thanh trường Trung tâm dịch Trung tâm vụ Nông nghiệp hành chính công Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng Nguồn: UBND huyện Châu Thành (1) Lãnh đạo UBND huyện Châu Thành - UBND huyện có Chủ tịch và không quá 02 phó chủ tịch. - Chủ tịch là người đứng đầu UBND huyện, trực tiếp lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của UBND huyện trước UBND tỉnh, Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch giải quyết công việc của UBND huyện trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
  20. 6 nước. Khi chủ tịch UBND huyện phải vắng mặt một thời gian thì phân công ủy quyền cho một Phó chủ tịch xử lý công việc thay và sau đó phải báo cáo lại chủ tịch UBND huyện, trường hợp Phó chủ tịch phụ trách khối vắng thì Trưởng phòng ban và Chủ tịch UBND xã, Thị trấn làm việc trực tiếp với chủ tịch UBND huyện; trong điều hành công tác thường xuyên, các Phó chủ tịch và Ủy viên UBND huyện phải chịu sự chỉ đạo, điều hành thống nhất và chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện. (2) Các cơ quan chuyên môn thuộc huyện - Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân (HĐND-UBND) huyện: Tham mưu tổng hợp cho HĐND-UBND về hoạt động của HĐND-UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND- UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức. - Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng. - Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0