Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố Tây Ninh
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài này nhằm đánh giá thực trạng tiêu dùng rượu bia và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi,tần suất, mức độ tiêu dùng rượu, bia của người tiêu dùng tại địa bàn nghiên cứu, từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp để chống nạn lạm dụng rượu bia một cách hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Phan Văn Vũ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC TIÊU DÙNG RƯỢU BIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Phan Văn Vũ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC TIÊU DÙNG RƯỢU BIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hữu Dũng Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn Phan Văn Vũ
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... MỤC LỤC ..................................................................................................................................... DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ .......................................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................... TÓM TẮT ..................................................................................................................................... CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu : ............................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu : .......................................................................................................... 6 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................................................. 6 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 7 1.5 Cấu trúc của luận văn: ......................................................................................................... 7 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 9 2.1 Giới thiệu........................................................................................................................................ 9 2.2 Khái niệm nhận thức, thái độ và hành vi: .................................................................... 9 2.3 Lạm dụng rượu bia:............................................................................................................ 10 2.3.1 Lạm dụng rượu bia theo quan điểm WHO: .......................................................... 10 2.3.2 Lạm dụng rượu bia theo quan điểm Việt Nam: ................................................. 11 2.4 Tác hại của lạm dụng rượu bia: .................................................................................... 11 2.5 Lý thuyết liên quan: .............................................................................................................. 16 2.5.1 Lý thuyết hành vi vấn đề ( PBT) ............................................................................... 16 2.5.2 Lý thuyết về hành vi dự kiến (TPB): ....................................................................... 17 2.5.3 Lý thuyết về tập quán xã hội (SNT): ....................................................................... 18 2.5.4 Lý thuyết trách nhiệm xã hội và cộng đồng (SCRT): ....................................... 20 2.5.5 Lý thuyết cầu: .................................................................................................................... 20
- 2.6 Các nghiên cứu liên quan ..................................................................................................... 23 2.7 Các chính sách và biện pháp ngăn ngừa, chống lạm dụng rượu bia ở Việt Nam và của chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu. .................................... 25 2.7.1 Chính sách của Chính phủ Việt Nam ....................................................................... 25 2.7.2 Chính sách và biện pháp của chính quyền địa phương Tây Ninh: ............ 27 2.8 Tóm tắt chương II: .................................................................................................................. 28 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................29 3.1 Giới thiệu................................................................................................................................ 29 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 29 3.2.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................................... 29 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................................. 30 3.3 Xác định mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 31 3.4 Xây dựng thang đo: ............................................................................................................ 31 3.4.1 Thang đo kiến thức, nhận thức về tác hại của rượu bia ..................................... 31 3.4.2 Thang đo thái độ .............................................................................................................. 32 3.4.3 Thang đo chuẩn chủ quan ........................................................................................... 34 3.4.4 Thang đo hành vi và mức độ tiêu dùng rượu bia .............................................. 35 3.5 Nguồn thông tin .................................................................................................................. 37 3.6 Tóm tắt chương: ................................................................................................................. 37 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................38 4.1 Giới thiệu: ................................................................................................................................... 38 4.2 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu: ..................................................................................... 38 4.3 Mô tả mẫu nghiên cứu: ......................................................................................................... 38 4.4 Nhận thức về tác hại của rượu bia: ................................................................................. 43 4.4.1 Ảnh hưởng về sức khoẻ: ............................................................................................... 43 4.4.2 Ảnh hưởng đến tài chính gia đình............................................................................ 44 4.4.3 Ảnh hưởng đến an toàn giao thông ......................................................................... 44 4.4.4 Các dấu hiệu liên quan đến sức khoẻ sau khi uống rượu bia ...................... 46 4.5 Nhận thức và thái độ về việc từ bỏ rượu bia: ............................................................. 48
- 4.6 Nhận thức và thái độ về hành vi tiêu dùng rượu bia của thanh niên, những người trưởng thành trong độ tuổi .......................................................................................... 48 4.7 Cảm nhận về sự gia tăng trong tiêu dùng bia/rượu hiện nay tại khu vực đang sinh sống: ................................................................................................................................ 50 4.8 Mô tả thái độ và hành vi của người tiêu dùng: ........................................................... 51 4.8.1 Hành vi khi được mời uống rượu bia:.................................................................... 51 4.8.2 Vắng không làm việc vì đã uống rượu bia ............................................................ 52 4.8.3 Tham gia giao thông sau khi uống rượu bia: ...................................................... 53 4.9 Mô tả mức độ tiêu dùng rượu/ bia .................................................................................. 54 4.9.1 Mức lạm dụng tính theo đơn vị rượu ..................................................................... 54 4.9.2 Tần suất uống rượu bia ................................................................................................ 55 4.9.3 Đánh giá mức tiêu thụ bình quân trong 1 tháng (quy đổi ra đơn vị rượu) giữa các nhóm đối tượng tiêu dùng. ..................................................................... 56 4.9.4 Chi phí bia/rượu bình quân trong 1 tháng: ......................................................... 58 4.9.5 Người tiêu dùng bị tác dụng của bia, rượu đến cơ thể hoặc bị say ........... 59 4.9.6 Địa điểm thường xuyên uống bia/rượu ................................................................ 60 4.9.7 Các đối tượng thường xuyên cùng uống bia/rượu .......................................... 60 4.10 Mức độ ảnh hưởng của giá cả bia/rượu đến tiêu dùng trong các trường hợp tăng giá 50%; 25%; 10% ................................................................................................... 63 4.11 Vấn đề chi phí xã hội liên quan đến mua bán và tiêu dùng rượu bia: ........... 64 4.12 Mức độ đồng ý đối với biện pháp hoặc chính sách kiểm soát và biện pháp nhằm ngăn chặn sự lạm dụng bia/rượu:.................................................................. 65 4.13 Tóm lược kết quả nghiên cứu: ........................................................................................ 66 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................69 5.1 Giới thiệu..................................................................................................................................... 69 5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu................................................................................................ 69 5.3 Kiến nghị chính sách :............................................................................................................ 70 5.3.2 Đối với Chính phủ: .............................................................................................................. 71 5.3.2.1 Thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế kinh doanh rượu bia tràn lan, dễ dãi như hiện nay. Khuyến khích sử dụng bia không cồn để thay thế. ............... 71
- 5.3.2.2 Giảm và tiến tới cấm không cho phép quảng cáo rượu bia qua các phương tiện truyền thông đại chúng, không cho khuyến mãi rượu bia dưới mọi hình thức. .................................................................................................................................. 71 5.3.2.3 Xem xét lộ trình tăng cao hơn nữa thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng rượu bia, tăng các khoản đóng góp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia và đồ uống có cồn. ....................................................................................................... 71 5.3.2.4 Kiến nghị nâng cao tiêu chuẩn của Việt Nam quy định về mức lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn theo tiêu chuẩn WHO. ............................................. 71 5.3.2.5 Sớm ban hành Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia; Xem xét thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, Ban chỉ đạo địa phương về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác ................................................ 71 5.4 Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... PHỤ LỤC .....................................................................................................................................
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á DSM-IV : Loạn thần dạng phân liệt hay rối loạn dạng phân liệt - Danh mục IV NXB : Nhà xuất bản TP. HCM : Thành phố Hổ Chí Minh TNGT : Tai nạn giao thông TRA : Lý thuyết hành động hợp lý TPB : Lý thuyết hành vi dự kiến PBT : Lý thuyết hành vi vấn đề SCRT : Lý thuyết trách nhiệm xã hội và cộng đồng SNT : Lý thuyết về tập quán xã hội WHO : Tổ chức Y tế thế giới UB ATGT : Uỷ ban an toàn giao thông UBND : Uỷ ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 1.1 Tiêu thụ rượu bia ở các nước ASEAN Hình 1.2 Sản lượng bia ở Việt Nam Hình 2.1 Thuyết hành vi dự kiến (TPB) Hình 4.1 Độ tuổi đối tượng phỏng vấn Hình 4.2 Độ tuổi bắt đầu uống bia/rượu Hình 4.3 Trình độ học vấn cao nhất đạt được Hình 4.4 Nghề nghiệp đối tượng phỏng vấn Hình 4.5 cảm nhận rượu bia ảnh hưởng đến sức khoẻ Hình 4.6 Cảm nhận ảnh hưởng xấu khi tham gia giao thông Hình 4.7 Dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khoẻ sau khi uống rượu bia Hình 4.8 Phải từ bỏ rượu bia nhưng không thành công Hình 4.9 Nhận thức và thái độ về hành vi tiêu dùng rượu bia của thanh niên, những người trưởng thành trong độ tuổi Hình 4.10 Cảm nhận về sự gia tăng trong tiêu dùng bia/rượu hiện nay tại khu vực đang sinh sống Hình 4.11 Hành vi khi được mời uống rượu bia Hình 4.12 Vắng không làm việc vì đã uống rượu bia Hình 4.13 Tham gia giao thông sau khi uống rượu bia Hình 4.14 Đánh giá mức độ lạm dụng rượu bia của người tiêu dùng được khảo sát tại thành phố Tây Ninh Hình 4.15 Tần suất uống rượu bia của nam và nữ Hình 4.16 tần suất uống rượu bia của 2 nhóm ngành nghề Hình 4.17 tần suất uống rượu bia của 2 nhóm trình độ học vấn
- Hình 4.18 Mức tiêu thụ có sự khác biệt giữa nam và nữ Hình 4.19 So sánh mức tiêu thụ giữa 2 nhóm trình độ học vấn Hình 4.20 Mức tiêu thụ trung bình giữa 2 nhóm ngành nghề khác nhau Hình 4.21 so sánh chi phí bia rượu bình quân giữa 2 nhóm thu nhập Hình 4.22 so sánh chi phí bia rượu bình quân giữa nam và nữ Hình 4.23 Tác dụng của rượu bia đến cơ thể hoặc bị say Hình 4.24 Địa điểm thường xuyên uống Hình 4.25 Đối tượng thường xuyên cùng uống rượu bia Hình 4.26 Loại rượu thường sử dụng Hình 4.27 ảnh hưởng của giá cả rượu bia đến tiêu dùng Hình 4.28 Vấn đề chi phí xã hội Hình 4.29 Mức độ đồng ý về các biện pháp kiểm soát
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo kiến thức, nhận thức Bảng 3.2 Thang đo thái độ về chi phí xã hội Bảng 3.3 Thang đo thái độ đối với các chính sách kiểm soát Bảng 3.4 Thang đo chuẩn chủ quan Bảng 3.5 Thang đo hành vi Bảng 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn Phụ lục 2: Số liệu về vi phạm luật giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia tại TP. Tây Ninh Phụ lục 3: Thống kê số lượng nhà hàng, quán bar, quán ăn, nhậu có bán rượu bia tại TP. Tây Ninh Phụ lục 4: Số liệu phân tích thống kê
- TÓM TẮT Việc lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây tác hại đến sức khỏe của người sử dụng, đến gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội đã được nhà nước và cộng đồng đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế kiểm soát sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đã được áp dụng. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội đã không nhận thức đầy đủ được những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống, công việc, hoạt động kinh tế - xã hội do bị ảnh hưởng của rượu, bia. Các nghiên cứu tuỳ theo từng góc độ khác nhau đã tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc uống rượu bia như: kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi người tiêu dùng rượu bia. Tác giả thực hiện đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố Tây Ninh” nhằm đánh giá thực trạng tiêu dùng rượu bia và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất, mức độ tiêu dùng rượu/bia của người tiêu dùng tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để chống nạn lạm dụng rượu bia một cách hiệu quả hơn. Hành vi của người tiêu dùng rượu bia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhận thức về những tác hại của rượu bia (đối với bản thân, gia đình và xã hội) cùng với các yếu tố bên ngoài (tình huống, môi trường sống) như: do văn hoá cộng đồng; hành vi tiêu dùng của người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh; đặc điểm tính chất công việc; giá cả rượu bia, những yếu tố này ảnh hưởng và tác động đến thái độ, nhận thức hành vi, từ đó hình thành xu hướng hành vi và hành vi thực sự của người tiêu dùng rượu bia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng lạm dụng rượu bia đang ở mức cao so với khuyến cáo của WHO và tiêu chuẩn của Việt Nam. Người tiêu dùng nhận thức được các tác hại của rượu bia như: ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài
- chính, an toàn giao thông, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau họ vẫn uống rượu/bia.Phần lớn (72,84%) người tiêu dùng vẫn có mặt làm việc sau khi đã uống rượu bia, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc, an toàn lao động (nguy cơ rủi ro cao) Chính quyền địa phương chưa có kế hoạch hay chương trình hành động riêng biệt nhằm thể hiện mạnh mẽ quyết tâm phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia, việc thực hiện Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, mà chỉ thực hiện lồng ghép chung vào các kế hoạch, chương trình thực hiện nếp sống văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội, do vậy chưa có những biện pháp, giải pháp cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp hoặc chính sách kiểm soát của chính quyền nhằm ngăn chặn tác hại của lạm dụng rượu bia được người tiêu dùng đồng tình cao gồm: Tăng cường giáo dục, truyền thông về tác hại của bia/rượu; Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm, hành động để bảo vệ người dân tránh những nguy hại do lạm dụng bia/rượu; Người tiêu dùng tự có cách bảo vệ riêng để cho họ để tránh khỏi những ảnh hưởng nguy hại do bia/rượu gây ra cho sức khoẻ; Phải hạn chế các hoạt động, hình thức quảng cáo bia/rượu; Phải thực thi kiểm soát, kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.
- 1 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh nghiên cứu : Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch (Anh) và Tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International (Anh), năm 2013 Việt Nam đã tiêu thụ 3 tỷ lít bia, gấp 3,5 lần so với năm 2004. Lượng bia sử dụng trung bình/người/năm là 32 lít, xếp thứ nhất khu vực ASEAN và thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Nếu chỉ tính trung bình 22.000 đồng/ lít bia lấy theo giá bia Hà Nội, thì người Việt đã tiêu 3 tỉ USD/năm. Trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam chỉ đứng 8/11 nước trong khu vực Đông Nam Á, thì Việt Nam lại đang nắm giữ vị trí quán quân về kỷ lục tiêu thụ bia, vượt xa so với hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Việt Nam được xếp là 1 trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ bia gia tăng nhiều nhất (Nigeria tăng 17,2%, Ấn Độ tăng 17%, Brazil tăng 16% và Việt Nam tăng 15%) (Lan Anh, 2014). Hình 1.1 Tiêu thụ rượu bia ở các nước ASEAN
- 2 Mười năm qua, thị trường bia Việt Nam tăng trưởng mạnh hằng năm (từ 9 đến 11%), dự báo từ 2012 đến 2015 mức tăng trưởng lên đến 15%. Năm 2001, sản lượng bia Việt Nam là 817 triệu lít, đứng thứ 29 trên thế giới, đến năm 2011 đạt 2.780 triệu lít, vươn lên vị trí thứ 13. Trong khu vực châu Á, thị trường bia Việt Nam năm 2004 xếp vị trí thứ 8, hiện nay đứng thứ 3 chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản (theo số liệu báo cáo của Hiệp hội bia rượu, nước giải khát Việt Nam năm 2014 sản lượng sản xuất và tiệu thụ bia ở Việt Nam đạt khoảng 3,14 tỷ lít bia chưa kể bia nhập khẩu từ nước ngoài) Dự báo năm 2015, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 4 đến 4,4 tỷ lít bia, bình quân 45 đến 47 lít/người/năm, các nhà đầu tư sản xuất bia vẫn đang tăng tốc để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay bình quân đầu người uống 32 lít bia/năm, các nhà đầu tư kỳ vọng con số này sẽ tăng lên 60 đến 70 lít bia/năm trong thời gian tới. Hình 1.2 Sản lượng bia ở Việt Nam (triệu lít) 4000 3750 3500 3140 2900 3000 2780 2832 2500 2000 1900 1500 1000 817 866 500 0 2001 2002 2007 2011 2012 2013 2014 2015* Nguồn : tác giả tổng hợp từ các công bố hàng nămcủa Hiệp Hội Bia rượu và nước giải khát Việt Nam Tuy nhiên, với việc sử dụng rượu bia ngày một tăng thì các tác hại của nó càng trở thành mối quan tâm của Chính phủ, ngành y tế và toàn xã hộinhư:
- 3 Một số tác hại của rượu, bia đối với người uống như: gây ra những thay đổi về khả năng suy nghĩ, phán đoán, trí nhớ, khả năng làm việc, học hỏi. Ở nồng độ thấp, rượu làm tê liệt các trung tâm ức chế thần kinh tạo nên trạng thái kích thích, hưng phấn nơi người uống. Ở nồng độ cao, rượu ức chế các trung tâm kích thích tạo nên tình trạng hôn mê. Nồng độ rượu trong máu cao sẽ gây liệt các trung tâm điều khiển tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quị... và dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, rượu cũng để lại các tác hại lâu dài: xơ gan do rượu, ung thư gan; Các bệnh lý về tiêu hóa: viêm loét dạ dày tá tràng; Các bệnh tim mạch; Các bệnh nội tiết. Đàn ông nghiện rượu có thể bị vô sinh hoặc sinh con dị dạng, rối loạn tâm thần. Phụ nữ có thai nghiện rượu sẽ có nhiều nguy cơ sinh con có các dị tật bẩm sinh, nghiện rượu bẩm sinh; cũng gây suy dinh dưỡng, thiếu vitamin B1 gây suy tim, thiếu máu (Uỷ ban ATGT quốc gia, 2014 ). Rượu, bia còn làm nảy sinh và gia tăng những vấn đề xã hội khác như: tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, bạo lực, hôn nhân không hạnh phúc, tự tử, tăng chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng. Uống rượu từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt giao tiếp của người dân. Song việc lạm dụng rượu/bia gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Khi có chất men trong người, người điều khiển phương tiện thường vượt sai quy định, đi sai phần đường, chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đoán và xử lý tình huống kém. Một thực tế khác đáng lo ngại không kém trong việc sử dụng và lạm dụng rượu bia ở những người có trình độ học vấn cao đang có xu hướng tăng nhiều hơn. Nhất là tại khu vực thành thị, xu hướng sử dụng và lạm dụng rượu/bia nhiều hơn so với khu vực nông thôn. Thực tế, số người không tự kiểm soát được hành động của mình sau khi uống rượu/bia rất lớn. Theo các chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/1l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói
- 4 nhiều; 0,1mg/1l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; 0,2mg/1l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu cao hơn nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, không nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu-bia luôn ở mức cao. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trong tổng số hơn 3,3 triệu ca tử vong có liên quan đến chất có cồn trên toàn cầu, có đến 15% số tử vong này do TNGT có nguyên nhân từ sử dụng rượu/bia. Cũng theo nghiên cứu của WHO, khi tiến hành khảo sát trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam đã cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ôtô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện” ( Đặng Tiến, 2014). Sử dụng rượu/bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt Nam. Theo thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu/bia. Theo thông tin từ Viện Chiến lược và chính sách y tế, lạm dụng rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tự vong cao nhất trên toàn cầu. Hậu quả của sử dụng rượu bia là 60% nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực gia đình, trên 10% dẫn tới tai nạn giao thông và làm hơn 12.000 người tử vong mỗi năm. Ước tính phí tổn do rượu bia bao gồm cả dung nạp và giải quyết hậu quả do rượu bia gây ra chiếm từ 2 – 8% GDP của nhiều quốc gia (VOV, 2014). Theo nhận định của bà Vũ Thị Minh Hạnh - Viện Chiến lược và Chính sách Y tếBộ Y tế: thực trạng sử dụng bia, rượu đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết và nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, mức độ tiêu thụ bia, rượu gia tăng hàng năm với mức hơn 10% sẽ khiến cho nỗ lực của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội trong phát triển kinh tế cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ an ninh trật tự của đất nước sẽ bị đe dọa (Thuý Hà, 2014).
- 5 Tại Việt Nam việc lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây tác hại đến sức khỏe của người sử dụng, đến gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội đã được nhà nước và cộng đồng đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế kiểm soát sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đã được áp dụng. Trong các giải pháp của “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020” có nêu rõ: “Nghiên cứu, khảo sát thường kỳ, thống kê, đánh giá thực trạng sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; mức độ lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác đến sức khỏe con người, kinh tế - xã hội; mối liên quan giữa lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác với tác hại về sức khỏe và kinh tế -xã hội để đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp và khả thi…”. Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 được xây dựng từ các quan điểm: Nhà nước không khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều rượu, bia; mọi người có quyền được bảo vệ khỏi ảnh hưởng bởi tác hại của lạm dụng rượu, bia; việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia được kiểm soát toàn diện, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chính sách quốc gia đề ra 7 mục tiêu, trong đó có việc giảm dần, tiến tới chấm dứt lưu thông rượu, bia “dỏm” trên thị trường; giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/người trưởng thành/năm (quy đổi theo rượu nguyên chất) từ 12,1% giai đoạn 2007-2010 xuống còn 10% giai đoạn 2013-2016 và 6,5% giai đoạn 2017-2020. Bên cạnh đó nhà nước và địa phương cũng thực hiện nhiều chiến dịch phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế người dưới 18 tuổi và các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức tiếp cận, sử dụng rượu bia; phòng ngừa bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng do lạm dụng rượu bia. Có 5 giải pháp được nêu lên trong chính sách tập trung vào việc kiểm soát nhu cầu sử dụng; kiểm soát việc cung cấp; giảm tác hại của việc lạm dụng rượu bia; hoàn thiện pháp luật, cơ chế
- 6 phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia; hình thành và duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu cần thiết để xây dựng các chính sách can thiệp kịp thời, hiệu quả. Sự lãng phí do tiêu thụ nhiều rượu, bia đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của từng gia đình, tác động đến sức khỏe của người dân. Nếu tiết giảm được tình trạng này, một nguồn lực đáng kể trong dân sẽ được đầu tư vào nhiều lĩnh vực sinh lợi cho xã hội, cho đất nước. Để làm được điều đó, mỗi người, mỗi gia đình cần phải nhận thức rằng, tiết kiệm chi phí bia, rượu là để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, cho gia đình và sự an toàn cho xã hội. Do vậy nhằm góp phần đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và giãm bớt tình trạng lạm dụng rượu bia hiện nay, đề tài này thực hiện nhằm nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi, tần suất và mức tiêu dùng rượu bia của người dân, để có giải pháp phù hợp và hiệu quả. 1.2Mục tiêu nghiên cứu : Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội đã không nhận thức đầy đủ được những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống, công việc, hoạt động kinh tế - xã hội do bị ảnh hưởng của rượu, bia. Các nghiên cứu tuỳ theo từng góc độ khác nhau đã tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc uống rượu bia như: kiến thức, nhận thức, thái độ, hành vi người tiêu dùng rượu bia và nếu có nhận thức đầy đủ về rủi ro có thể xảy ra thì họ có giảm mức tiêu dùng rượu bia không ? Mục tiêu của đề tài này nhằm đánh giá thực trạng tiêu dùng rượu bia và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi,tần suất, mức độ tiêu dùng rượu, bia của người tiêu dùng tại địa bàn nghiên cứu, từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp để chống nạn lạm dụng rượu bia một cách hiệu quả hơn. 1.3Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài thực hiện nhằm tìm kiếm câu trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau đây:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mực độ hài lòng của nhân viên trong tổ chức
28 p | 788 | 201
-
Tiểu luận hành vi tổ chức: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên trong tổ chức
18 p | 598 | 130
-
Luận văn: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh
95 p | 233 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam
138 p | 110 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đại lý đối với nhân viên bán hàng công ty TNHH Bia Huế
115 p | 97 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
198 p | 122 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Trang trí Nội thất Thành Công
72 p | 19 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Vĩnh Đạt
85 p | 34 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần Sản xuất Dịch vụ Thương mại tổng hợp Sơn Tùng Cần Thơ
75 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hải Sơn giai đoạn 2009-2011
91 p | 15 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín chi nhánh Bạc Liêu
84 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
96 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Kiên Giang
88 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ phòng ban tại UBND huyện Châu Thành
137 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM
84 p | 46 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 96 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên tại VNPT Vĩnh Long
115 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc của các doanh nghiệp Dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
103 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn