Đề bài: Phân tích tác phẩm Tư duy hệ thống Nguồn sức sống mới của đổi mới tư <br />
duy (Trích Một góc nhìn của tri thức) của Phan Đình Diệu<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng phong trào Đổi mới (1986) đến nay, trong <br />
đời sống xã hội cũng như trong các sinh hoạt học thuật, người ta rất hay nói đến cụm từ <br />
đổi mới tư duy. Thế nào là đổi mới tư duy ? Tại sao phải đổi mới tư duy ? Tư duy cũ cần <br />
đổi mới là tư duy gì ? Và tư duy mới mà ta phải hướng đến có tên gọi ra sao, có những ưu <br />
điểm lớn nào? Đó là những câu hỏi hệ trọng cần phải được giải đáp nhằm làm rõ bản <br />
chất, sự thiết yếu cùng những đòi hỏi của cái gọi là đổi mới tư duy đó. Với sự nhạy cảm <br />
cao của một nhà khoa học và nhà hoạt động chính trị xã hội, Phan Đình Diệu đã viết bài <br />
Tư duy hệ thống, nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy dường như để làm sáng tỏ <br />
các vấn đề này. Bài viết thực chất là bản rút gọn (do chính tác giả thực hiện) của tiểu <br />
luận Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy, in trong cuốn Một góc nhìn của trí thức.<br />
<br />
Nhìn tổng thể, đây là bài viết có tầm bao quát rộng, súc tích, giàu thông tin, giàu tính gợi <br />
mở và tràn đầy cảm hứng xây dựng, vun đắp cho một tương lai sáng sủa của khoa học và <br />
xã hội. Như nhan đề cho thấy, bài viết có chủ đề khẳng định ưu thế của tư duy hệ thống <br />
trong việc tạo ra động lực mới cho công cuộc đổi mới tư duy hiện nay.<br />
<br />
Phần đầu của bài viết mang tính chất đặt vấn đề, gián tiếp nêu lên tính bức thiết của đổi <br />
mới tư duy và hướng lựa chọn nhằm vào tư duy hệ thống. Không thể không đối mới tư <br />
duy một khi thời đại giục giã, mà sự giục giã đó của thời đại lại xuất phát từ những bước <br />
tiến khổng lồ của loài người trong các thế kỉ qua, đặc biệt là thế kỷ XX, trên mọi lĩnh <br />
vực, từ khoa học tới kinh tế, xã hội. Dĩ nhiên, không phải ai khác ngoài chính con người <br />
đã tạo nên những thành tựu to lớn mà ta đã thấy. Nhưng đến lượt chúng, những thành tựu <br />
kia lại đặt con người trước nhiều thách thức mới, đòi hỏi con người phải tìm ra phương <br />
cách duy trì thế chủ động trong việc thúc đẩy cuộc sống không ngừng đi lên. Tư duy, <br />
trước hết là tư duy! Tư duy đúng sẽ hướng dẫn hành động đúng. Điều kiện sống mới, <br />
những kiến thức mới về vũ trụ, thiên nhiên và con người yêu cầu ta phải có một tư duy <br />
mới. Từ tất cả những điều trên, tư duy hệ thống hình thành và phát triển, như một sự đáp <br />
ứng có tính tất yếu. Sự hình thành và phát triển của nó vừa là sản phẩm hay là kết quả <br />
của một trình độ nhận thức, trình độ sống, lại vừa là đòi hỏi phía trước của trình độ sống, <br />
trình độ nhận thức ấy. Như vậy, theo nhận thức của tác giả, việc đổi mới tư duy và việc <br />
xây dựng tư duy hệ thống là hai mặt của một vấn đề bức thiết hiện nay.<br />
<br />
Trong phần 2 của bài viết, tác giả tập trung làm rõ "nội dung" của tư duy hệ thống, thông <br />
qua việc minh định mấy khái niệm then chốt: cái toàn thể, thành phần riêng lẻ (hay đơn vị <br />
cấu thành), tương tác hữu cơ, thuộc tính hợp trội. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất <br />
của tư duy hệ thống là "nhìn nhận vũ trụ như một toàn thể thống nhất không thể tách rời, <br />
trong đó tất cả các đơn vị cấu thành và các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều tác <br />
động qua lại với nhau, chúng không thể được hiểu như những đơn vị độc lập mà là <br />
những phần liên thuộc hữu cơ với nhau của cái toàn thể". Để cho người đọc lĩnh hội đúng <br />
về khái niệm toàn thể, tác giả đã đối lập nó với khái niệm tổng gộp. Tổng gộp chỉ là kết <br />
quả của con số cộng đơn giản, nhỏ hơn toàn thể, hiểu theo nghĩa là không có những <br />
thuộc tính hợp trội như toàn thể. Tác giả viết: "Cho nên người ta nói: hai cái một riêng lẻ <br />
đứng cạnh nhau chưa phải là cái hai, cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn tổng gộp của các <br />
thành phần". Theo tinh thần của lời giải thích đó, có thể hiểu sự tồn tại của tổng gộp <br />
mang tính chất cụ thể, hoặc cụ thể tương đối, còn sự tồn tại của toàn thể thì luôn trừu <br />
tượng. Chính vì toàn thể có hình thức "tồn tại" như thế nên muốn nắm bắt nó, ta phải "sử <br />
dụng" tư duy hệ thống.<br />
<br />
Để giúp độc giả thấy rõ sự cần thiết phải có của kiểu tư duy hệ thống trong việc nắm <br />
bắt những phẩm chất hợp trội của toàn thể, tác giả đưa ra hai ví dụ:<br />
<br />
1. "độc lập, thống nhất,... là những thuộc tính hợp trội của một đất nước trong toàn thể, <br />
chứ không thể là của một bộ phận nào trong đất nước đó";<br />
<br />
2. "dân chủ, bình đẳng,... là thuộc tính của một xã hội, chứ không phải là thuộc tính của <br />
từng con người riêng lẻ trong xã hội đó".<br />
<br />
Tiếp ý tác giả, ta có thể nêu những ví dụ khác, gần gũi hơn với "môi trường" văn chương, <br />
chẳng hạn: muốn tìm hiểu giọng điệu của một bài thơ trữ tình, ta không thể chỉ dựa riêng <br />
vào một yếu tố cấu thành nào đó, mà phải thấy giọng điệu là cái toát ra từ toàn thể tác <br />
phẩm; nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật của một nhà văn, việc cần làm là phải chỉ ra được <br />
tính hệ thống của các thao tác xử lý ngôn từ mà nhà văn đã sử dụng cùng những động cơ <br />
ngầm ẩn chi phối nó, v.v.<br />
<br />
Nhằm phân tích sâu hơn lý do cần đưa tư duy hệ thống lên vị trí chủ đạo trong khoa học <br />
và trong đời sống hiện nay, ở phần 3 của bài viết, Phan Đình Diệu đã chỉ ra một cách <br />
thuyết phục những giới hạn của tư duy cơ giới. Tác giả đã khái quát lên những nét tiêu <br />
biểu sau của tư duy cơ giới: quan niệm tự nhiên như một bộ máy mà ta có thể nhận thức <br />
được bằng phương pháp khoa học, bằng phép suy luận diễn dịch; xét đoán sự vật, đối <br />
tượng trong các quan hệ nhân quả tất định; thường quy các quan hệ trong thực tế về các <br />
dạng đơn giản, có thể biểu diễn được bằng các phương trình tuyến tính với một số ít đại <br />
lượng; gắn liền với quan điểm phân tích, xem rằng để hiểu toàn thể thì phải hiểu chi tiết <br />
từng thành phần;... về vận mệnh lịch sử của tư duy cơ giới, tác giả tóm lược:<br />
<br />
Bắt nguồn từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVII.<br />
<br />
Từng chiếm vị trí gần như tuyệt đối trong nhiều thế kỉ trước khi có tư duy hệ thống.<br />
<br />
Các phương pháp mà tư duy cơ giới sử dụng đã giúp khoa học và công nghệ đạt được <br />
nhiều thành tựu to lớn.<br />
<br />
Sang thế kỉ XX, khoa học gắn liền với tư duy cơ giới tỏ ra b ất l ực trong vi ệc chi ếm <br />
lĩnh, lý giải nhiều đối tượng phức tạp trong thực tế như cấu trúc vật chất ở dưới mức <br />
nguyên tử, sự hình thành và phát triển của vũ trụ, sự trồi sụt thất thường của các thị <br />
trường tài chính... hoặc trong việc trả lời các câu hỏi như vũ trụ từ đâu ra, sự sống từ đâu <br />
đến, con người với trí tuệ, tâm linh xuất phát từ đâu,...<br />
<br />
Tư duy cơ giới dường như đã đến giai đoạn "cáo chung" từ vài ba thập niên gần đây.<br />
<br />
Tác giả đã có một cái nhìn hết sức biện chứng về cái gọi là sự "cáo chung" của tư duy cơ <br />
giới. Theo ông, nói tư duy cơ giới "cáo chung" không có nghĩa là cho rằng nó đã chết hay <br />
đã bị đào thải, vứt bỏ. "Cáo chung" ở đây là mất vị thế độc tôn, vị thế thống trị toàn diện, <br />
để trở về với khu vực thích hợp của mình trong lãnh địa khoa học rộng lớn. Tác giả có <br />
chủ kiến rất rõ ràng: "tư duy mới là cần thiết, và đòi hỏi từ bỏ là từ bỏ cái địa vị độc tôn <br />
duy nhất của tư duy cơ giới chứ không phải gạt bỏ hoàn toàn khả năng sử dụng cách tư <br />
duy đó trong những phạm vi mà nó còn được chứng tỏ là thích hợp và cần thiết". Trong <br />
tiểu luận Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy đã nêu trên (có thể xem nó là bản gốc, bản <br />
đầy đủ của bài viết này), chính tác giả đã trình bày cụ thể như sau: "Tư duy hệ thống sẽ <br />
càng sắc bén thêm, sâu sắc thêm, nếu khoa học hệ thống được phát triển mạnh mẽ, cung <br />
cấp thêm nhiều căn cứ xác đáng. Mà khoa học hệ thống, thì dù có được phát triển trong <br />
cách nhìn hệ thống, có sử dụng nhiều loại mô hình khác nhau không nhất thiết là toán <br />
học, có vận dụng kết hợp các tính toán định lượng với các lập luận định tính,... cũng vẫn <br />
phải dùng các mô hình quy giản, các phương pháp phân tích và các lập luận logic nhị <br />
nguyên, dựa vào các "quy luật" tất định, ngay cả khi nghiên cứu cái bất định cũng thực <br />
chất là nghiên cứu các quy luật tất định về các hiện tượng bất định đó. Chỉ có điều là khi <br />
vận dụng các khái niệm, mô hình và phương pháp đó, ta phải luôn nhớ rằng đó chỉ là <br />
những sản phẩm giản lược của nhận thức, những cái xấp xỉ, gần đúng của thực tế, có <br />
thể là thích hợp cho việc nhận thức một số đối tượng và quá trình tương đối đơn giản <br />
nào đó, ở một số thành phần và về một số mặt nhất định, khó có thể giúp ta nhận thức <br />
được thực tế trong cái toàn thể phức tạp của nó".<br />
<br />
Điều thú vị là những phân tích của tác giả ở phần 3 bài viết đã giúp người đọc hiểu rõ <br />
hơn về hiện tượng các cụm từ như "máy móc", "hiểu máy móc", "tư duy máy móc",... <br />
được dùng phổ biến trong đời sống, khi người ta tỏ ý không thoả mãn với một hành động <br />
hoặc một lập luận nào đó chịu sự chi phối của lối tư duy cứng nhắc. Rõ ràng, bằng cảm <br />
tính, nhiều người đã nhận ra những hạn chế của kiểu tư duy cơ giới, dù họ có thể không <br />
nói được một cách tường minh tư duy cơ giới là gì.<br />
<br />
Tư duy khoa học, tư duy hệ thống rất cần đến sự tưởng tượng và mơ mộng, bởi như tác <br />
giả đã nói ở phần 4 của bài viết, đối tượng chính của khoa học hệ thống là các hệ thống <br />
phức tạp trong thiên nhiên và cuộc sống, mà muốn hiểu các hệ thống đó, chí dựa vào các <br />
sự kiện thực chứng, các thao tác phân tích lý trí thì chưa đủ. Rất cần phải huy động thêm <br />
những tri thức mà ta thu nhận được bằng trực cảm, kinh nghiệm. Có khi, bằng trực cảm, <br />
bằng sự mơ mộng và tưởng tượng, ta có thể thấu nhập được bản chất của sự vật, hiện <br />
tượng, trong khi sự phân tích lý trí phải dừng bước ở cửa ngoài. Như vậy, tư duy hệ <br />
thống không loại trừ trực cảm, tưởng tượng và mơ mộng, thậm chí còn thâu nạp chúng, <br />
biến chúng thành những yếu tố cấu trúc vô cùng quan trọng của mình.<br />
<br />
Giữa tri thức và tưởng tượng có mối quan hệ chặt chẽ, chúng bổ sung cho nhau, nâng cao <br />
năng lực của nhau. Tác giả viết: "càng nhiều tri thức thì càng có thêm trí tưởng tượng, và <br />
ngược lại, càng giàu tưởng tượng thơ mộng thì sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng bất ngờ cho <br />
sáng tạo khoa học". Có thể dẫn ra thật nhiều ví dụ để minh hoạ cho luận điểm này: Định <br />
luật Ácsimét được khám phá cùng với giây phút lóe sáng của liên tưởng khi nhà bác học <br />
Ácsimét (Archimedes) đang nằm trong bồn tắm, thấy nước nâng mình lên; cũng bằng <br />
liên tưởng, I. Niutơn (I. Newton) phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn khi bất chợt bị <br />
một quả táo trên cây rụng xuống trúng đầu; s. Moócxơ (S. Morse), cha đẻ của máy điện <br />
báo và bộ mã Moócxơ tìm ra phương pháp gửi tín hiệu đường dài từ những liên tưởng <br />
xuất thần lúc chứng kiến cảnh đổi ngựa ở một trạm bưu điện;... Về vấn đề đang bàn, <br />
nhà bác học A. Anhxtanh (A. Einstein) cũng đã từng viết: "Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa <br />
nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này đã khiến cho khoa <br />
học chân chính nảy nở. Những ai không còn có những cảm xúc đó, không còn biết ngạc <br />
nhiên mà chỉ biết ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền <br />
bí mà con người chưa thể giải thích nổi là vì khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta mới <br />
chỉ làm lộ được một phần nhỏ bé và thấp kém của cái quy luật cao siêu và lộng lẫy của <br />
tự nhiên...".<br />
<br />
Chúng ta đang bước vào công cuộc đổi mới tư duy nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cuộc <br />
sống hiện đại, của thời đại, của sự phát triển đất nước. Tư duy hệ thống với sự hình <br />
during vũ trụ là một toàn thể thống nhất không thể tách rời, là hệ hình tư duy sẽ giúp <br />
chúng ta có được một thế nhìn, cách nhìn mới về thế giới và theo đó là một phương cách <br />
hành động mới mà chúng ta đang cần phải có. Đó là lý do chính để ta khẳng định tư duy <br />
hệ thống là chất men, là nguồn lực thúc đẩy công cuộc đổi mới tư duy đạt được kết quả <br />
mong muốn. Tư duy hệ thống rất cần cho việc tìm hiểu, khám phá văn học, bởi văn học <br />
cũng là một hiện tượng sáng tạo chứa đầy sự bí ẩn, phong phú như chính cuộc đời. Nếu <br />
không có tư duy hệ thống, ta sẽ khó mà lý giải được cái hay, cái đẹp của các hiện tượng <br />
văn học (nền văn học, trào lưu văn học, tác giả văn học, tác phẩm văn học,...) một cách <br />
thấu đáo và rất dễ dừng lại ở những phát hiện rời rạc, lẻ tẻ, không có thật nhiều ý nghĩa.<br />