intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học giúp học sinh lớp 9 học tốt các tác phẩm thơ trữ tình bộ môn Ngữ văn ở trường THCS

Chia sẻ: Khánh Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến này có rất nhiều điểm mới, tập trung các phương pháp và cách thức tổ chức dạy học trên lớp phần dạy các tác phẩm thơ trữ tình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo theo hướng phát triển năng lực tư duy học sinh. Giáo viên cũng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học các tác phẩm thơ trữ tình. Giúp giáo viên dễ dàng tổ chức dạy học để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học giúp học sinh lớp 9 học tốt các tác phẩm thơ trữ tình bộ môn Ngữ văn ở trường THCS

  1. 1.  Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:           Môn   Ngữ  văn nói chung và đặc biệt phần văn học nói riêng  ở  trường THCS đó là những tác phẩm được chọn lọc từ trong kho tàng văn  hóa dân tộc và nhân loại. Đặc trưng của môn văn trong nhà trường vừa   mang tính chất nghệ  thuật ngôn từ  vừa mang tính chất môn học. Do đó  công việc của người giáo viên vừa mang tính sư  phạm vừa mang tính  nghệ  thuật. Dạy học văn trong nhà trường vừa phải căn cứ  nguyên tắc,  phương pháp vừa phải căn cứ  vào quy luật, tâm lý sáng tạo và cảm thụ  văn học. Người giáo viên phải có tâm hồn nghệ  sĩ đồng thời phải có tài   năng  sư   phạm.  Trong  phương pháp  dạy học  văn, giáo  sư   Phan Trọng  Luận đã chỉ rõ: "Một nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ dạy học văn trong   nhà trường chỉ thực sự có được trên cơ sở những hiểu biết thật thấu triệt   về  bản chất môn văn, về  đặc điểm đối tượng giáo dục, về  nhiệm vụ  chính trị tư tưởng của xã hội trong giai đoạn lịch sử cụ thể, về mặt tâm lí  văn hóa thẩm mĩ. Lại phải đặt môn văn học trong mối liên hệ nhiều môn   văn hóa khác trong chương trình. Có một quan điểm hệ  thống tổng thể  như  vậy để  thấy thật rõ những quan hệ  vốn có bên trong bản thân môn   văn và những quan hệ vốn có bên ngoài môn văn nữa. Tự  khép mình một   cách chật hẹp trong khuôn khổ  môn văn người giảng dạy không thể  nào   tạo những hiệu quả giáo dục mong muốn" (trang 39 ­ Trong cuốn phương  pháp dạy học văn ).  Môn văn trong nhà trường là một môn học, nó góp  phần hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu  giáo dục. Mặt khác việc dạy văn trong nhà trường chịu sự  chi phối của  phương thức phản ánh bằng hình tượng của tác phẩm văn chương. Đặc 
  2. biệt là dạy học các tác phẩm thơ trữ tình.  Nó có tác dụng sâu sắc và lâu  bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ  của các em. Song để  đạt được yêu  cầu đó đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải tìm được phương pháp dạy   học có hiệu quả. Đồng thời biết cách tổ  chức, hướng dẫn học sinh học  tập tích cực, chủ động tìm tòi khai thác kiến thức bài học. Nhưng thực tế  ở  trường THCS còn có nhiều bất cập. Việc vận dụng các phương pháp  dạy học còn phụ  thuộc nhiều vào đối tượng học tập của học sinh. Qua   quá trình tích luỹ kinh nghiệm dạy học nhiều năm, vì vậy bản thân tôi đã  suy nghĩ và xây dựng một số  phương pháp dạy học giúp các em học tốt   các tác phẩm thơ  trữ  tình  ở  trường THCS. Đặc biệt  ở  chương trình văn  lớp 9 có nhiều tác phẩm thơ  trữ  tình nhất. Xuất phát từ  thực tế  đó, bản  thân tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Một số   phương pháp dạy học   giúp học sinh lớp 9 học tốt các tác phẩm thơ  trữ tình bộ  môn Ngữ  văn ở  trường THCS”, nhằm góp phần vào việc nâng chất lượng, hiệu quả môn   Ngữ văn lớp 9, đặc biệt là phần cảm nhận tác phẩm thơ trữ tình. 1.2. Điểm mới của sáng kiến. Với sáng kiến này đã có nhiều người nghiên cứu, nhưng chưa đưa  ra   được   những  giải  pháp  tối  ưu,  hiệu   quả,  chưa  nâng   cao  được   chất  lượng dạy học các tác phẩm thơ  trữ tình. Chính vì điều này, bản thân tôi  nghiên cứu và đề  xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất   lượng dạy các tác phẩm thơ trữ tình lớp 9 ở trường THCS. Sáng kiến mà  tôi áp dụng có rất nhiều điểm mới, tập trung các phương pháp và cách  thức tổ  chức dạy học trên lớp phần dạy các tác phẩm thơ  trữ  tình nhằm  phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo theo hướng phát triển năng lực  tư  duy học sinh. Giáo viên cũng sử  dụng các phương pháp dạy học tích 
  3. cực, góp phần nâng cao hiệu quả  dạy và học các tác phẩm thơ  trữ  tình.   Giúp giáo viên dễ  dàng tổ  chức dạy học để  củng cố, khắc sâu kiến thức   cho học sinh.  1.3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến.  * Đối tượng:  Học sinh lớp 9 ở trường THCS   * Phạm vi: Thuộc bộ môn Ngữ văn 9.        2. Phần nội dung:            2. 1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:         Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường vừa mang tính chất là môn học,   vừa mang tính chất nghệ thuật ngôn từ. Là môn học, nó có nhiệm vụ góp   phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo  dục. Đặc trưng của bộ  môn yêu cầu người giáo viên phải làm cho học   sinh biết chủ  động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc, suy ngẫm, liên   tưởng. Đặc biệt khả năng đọc, hiểu và cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình  lệ  thuộc không ít vào việc có thể  trả  lời được hay không những câu hỏi   đặt ra  ở  những cấp độ  khác nhau. Mức thấp nhất là chỉ  cần sử  dụng  những thông tin có ngay trong văn bản.  Đó là trường hợp câu trả  lời có  sẵn trong bài, là trình độ chỉ mới biết đọc trên dòng. Mức cao hơn là buộc   phải suy nghĩ và sử dụng những thông tin trong bài. Đó là trường hợp phải   suy ra câu trả  lời từ  những đầu mối có trong văn bản, là trình độ  đã biết   đọc giữa các dòng. Cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ  giữa những   cái mà học sinh đã đọc với thế giới bên ngoài bài học; đó là trình độ  biết  vượt ra khỏi dòng để  đọc văn bản. Phần nội dung này, để  đánh giá thực   trạng dạy phần tác phẩm thơ trữ  tình và kết quả học sinh nắm được kiến  thức như  thế  nào, bản thân tôi đã sử  dụng phương pháp dạy học truyền 
  4. thống. Thông qua một số giờ dạy tác phẩm thơ trữ tình, tôi thấy: Học sinh   học tập ít sôi nổi, việc phát biểu xây dựng bài ít, cách cảm nhận về  thơ  chưa rõ nét, việc rút ra hình  ảnh trong thơ  chưa rõ. Để  đánh giá thực  trạng, sau khi dạy xong bài thơ " Bếp lửa" của nhà thơ  Bằng Việt, tôi đã  tiến hành kiểm tra 15 phút đối với học sinh lớp 9 1  tại đơn vị  năm học  2019­2020 để  nắm bắt kết quả  cảm thụ  tác phẩm thơ  trữ  tình của học  sinh. Qua chấm bài của học sinh kết quả đạt được như sau: Giỏi Khá TB Yếu Lớp Sĩ  SL TL SL TL SL TL SL TL số 91 35 02 5,7 06 17,1 15 42,9 12 34,3          Từ  kết quả  trên tôi thấy việc học sinh tiếp thu kiến thức bài học  còn bó hẹp chỉ mới trả lời những gì có sẵn trong vở ghi chép trên lớp. Còn   số học sinh tự trình bày bài làm trên cơ sở kiến thức bài học để viết theo   sự cảm thụ riêng của cá nhân còn thấp. Bản thân đã suy nghĩ và tự đặt ra   cho mình câu hỏi: Làm thế  nào để  giúp học sinh tiếp thu và cảm thụ  tốt  các tác phẩm thơ  trữ  tình thông qua dạy học bộ  môn Ngữ  văn lớp 9  ở  trường THCS có hiệu quả?       Cho nên trong đổi mới phương pháp dạy học vẫn kế  thừa, phát  triển những mặt tích cực trong phương pháp dạy học truyền thống. Mặt  khác giáo viên phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới,  phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học để đạt hiệu quả giáo dục cao.   Vì vậy tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy học các tác phẩm thơ  trữ  tình đối với học sinh lớp 9 ở trường THCS như sau: 
  5. 2.2. Các phương pháp giúp học sinh lớp 9 học tốt các tác phẩm trữ   tình bộ môn Ngữ văn ở trường THCS.       Đặc trưng cơ bản của tác phẩm trữ tình. Đó là tiếng lòng, bộc lộ ý   thức trực tiếp của con người, là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản  phẩm của những rung động đột xuất nhất độc đáo nhất. Cái tôi trữ  tình  của nhà thơ được bộc lộ một cách trực tiếp (đặc biệt lộ hẳn ra) tiếng nói   trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín.        Ngôn ngữ  tác phẩm trữ  tình được tổ  chức một cách đặc biệt khác   khác thường nhờ phương tiện diễn cảm và biện pháp tu từ. Nó biểu hiện  được cái đặc thái tinh vi của tư tưởng. Ngôn ngữ thơ trữ tình vừa có tính   chất cường điệu vừa có tính chất cách điệu (cường điệu tạo hình  ảnh,  cách điệu tạo nhịp điệu). Nó giàu âm thanh, nhạc điệu, tạo ra giọng điệu  khi êm ái khi trữ tình. Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình   thức thể  hiện phù hợp, tương  ứng. Lời văn của tác phẩm trữ  tình phải   hàm súc, giàu nhịp điệu. Chính vì thế, tác phẩm trữ tình có thể được viết   bằng thơ hoặc văn xuôi, nhưng thơ vẫn là hình thức ngôn từ phù hợp nhất  của nó. Thơ  trữ  tình là thuật ngữ  chỉ  chung các loại thơ  thuộc loại trữ  tình, trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ  tình trước các hiện tượng đời sống được thể  hiện một cách trực tiếp.   Thuật ngữ  thơ trữ tình được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sự thuộc  loại tự sự.      Những nét đặc trưng của thơ trữ tình sẽ  chi phối, quy định phương  pháp chiếm lĩnh nó. Phải làm sao cho học sinh "lắng nghe cho được nhịp   điệu của sự  sống nằm im trong chữ nghĩa, để  tim mình rung cảm trở  lại   cái rung cảm của tác giả, cùng vui buồn, căm giận, thương nhớ, đợi chờ,  
  6. nâng mình lên xúc cảm với cái đẹp trong hình tượng thơ, nghe nhạc mà  thấy mùi hương, nghe tiếng động mà thấy tĩnh mịch, thấy bóng đèn mà  bóng tối hóa thâm u... Tóm lại, đi vào thế giới tinh vi của thơ bằng cả con   người thông minh, nhạy cảm, tinh vi của mình.." (Lê Trí Viễn, Những bài  giảng ở đại học, Sđd.). Vì vậy, những phương pháp phân tích một bài thơ  trữ tình được tiến hành theo các bước sau:   2.2.1. Tiếp xúc bước đầu với văn bản:        Đọc diễn cảm: Mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng   học sinh, làm sống dậy tâm tư, tình cảm của nhà thơ  gửi gắm, giãi bày  trong đó. Phải nghiên cứu kĩ, phân nhịp đúng, đọc đúng giọng điệu, đọc  hay, đọc diễn cảm – đọc vừa đồng cảm vừa diễn cảm. Đọc để  tái hiện,   tri giác hình tượng thơ và tìm bố cục bài thơ. Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh đọc bài thơ '' Đoàn thuyền đánh cá''   của nhà thơ Huy Cận. GV gọi một HS đọc một đoạn khoảng ba, bốn khổ  thơ. GV đọc một đoạn làm mẫu rồi gọi một HS đọc tiếp cho đến hết bài  thơ. Lưu ý đọc với giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải.  Ở  những khổ  thơ  hai, ba và bảy, đọc giọng cần cao lên một chút và nhịp cũng nhanh  hơn.         Bài thơ  được bố  cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn  thuyền đánh cá. Hai khổ đầu là cảnh lên đường tâm trạng náo nức của con  người, bốn khổ tiếp theo là cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa   khung cảnh biển trời ban đêm, khổ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về trong   buổi bình minh lên.         Với bố  cục như  trên, bài thơ  đoàn thuyền đánh cá đã tạo ra một   khung cảnh không gian và thời gian rất đáng chú ý : không gian rộng lớn  
  7. bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió; thời gian là nhịp tuần hoàn   của vũ trụ  từ  lúc hoàng hôn đến bình minh, cũng là thời gian của một  chuyến ra biển rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá: mặt trời xuống biển,   cả trời đất vào đêm, trăng lên cao, đêm thở, sao lùa... rồi sao mờ, mặt trời   đội biển nhô lên trong một ngày mới. Điểm nhịp thời gian cho công việc  của đoàn thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ.       Sau đó giáo viên giải tỏa những vướng mắc về  từ  ngữ  bằng cách  hướng dẫn các em giải nghĩa một số từ khó ở phần chú thích SGK. Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.      Nhìn tổng quát bài thơ:  nhan đề, bố  cục và hình tượng (khách thể  và chủ thể trữ tình) Hoặc như bài thơ “Bếp lửa” chẳng hạn mà việc đọc và tái hiện  hình tượng không thực hiện tốt thì khó thu được kết quả. Cả một dòng  hoài niệm tuôn chảy theo thời gian sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ nếu  như không được tái hiện thì khó mà gợi được rung động cảm xúc. Nhận thức như  vậy nên khi dạy ­ học bài thơ  “Bếp lửa”  tôi chú  trọng hướng dẫn học sinh đọc trước ở nhà. Đọc và hình dung cảnh “Bếp  lửa” quê hương có Bà tần tảo nắng mưa, có Bà chăm chút cháu, có Bà gắn  liền bên “Bếp lửa”. Đến lớp, tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng chậm   rãi, trầm lắng, rồi bằng giọng đọc truyền cảm của mình, tôi đã đọc mẫu   cho học sinh đoạn thơ  đầu: “Một bếp lửa chờn vờn ……… sống mũi   còn cay”, sau đó hướng dẫn học sinh đọc và đọc tiếp trong quá trình phân  tích. Kết hợp đọc của thầy, đọc của trò, học sinh đã có những cảm nhận   bước đầu về bài thơ theo đúng hướng. 
  8. Với những bài thơ khác như bài “Đồng chí ”, “Bài thơ về tiểu đội   xe không kính”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”  là những bài  thơ được phổ nhạc hoặc có liên quan đến bài ca nào đó thì bên cạnh việc   hướng dẫn đọc, tôi còn hướng dẫn cho các em sưu tầm, nghe băng đĩa  nhạc, xem băng đĩa hình để giúp các em tái hiện hình tượng một cách dễ  dàng hơn. 2.2.2. Thâm nhập vào hình tượng chủ  thể  trữ  tình (hoặc nhân   vật trữ tình)       Hình tượng khách thể là bức tranh cuộc sống được tái tạo lại bằng  cảm xúc của nhà thơ với các chặng đường phát triển của nó.      Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ  bộc lộ  trực tiếp qua ngôn từ, hình  ảnh, kết cấu và qua các chặng đường  phát triển của nó.       Chẳng hạn đến với bài thơ: "Ánh trăng'' của Nguyễn Duy như là lời  nhăc nhở  một thái độ  sống phải biết ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.  Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự suy ngẫm riêng của Nguyễn Duy,  nhưng ý nghĩa bài thơ  không chỉ  có thế. Nhà thơ  đứng giữa hôm nay mà  nhìn ngẫm lại thời gian đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông như là   một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở. GV cần hướng dẫn HS cảm nhận được  mối liên hệ  giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ  biến rộng lớn, giữa nội   dung cụ  thể  và tính khái quát của bài thơ. Vầng trăng  ở  đây không chỉ  là  một hình ảnh của đất trời thiên nhiên nữa mà còn biểu tượng cho quá khứ  nghĩa tình. Bài thơ không chỉ là chuyện thái độ đối với những hi sinh, mất   mát của thời chiến tranh khi được sống trong hòa bình mà còn là chuyện   tình cảm nhớ về cội nguồn nhớ về những người đã khuất. Hơn nữa, ánh 
  9. trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính  mình.        Có thể thâm nhập bằng giảng bình để giúp học sinh đi từ trực cảm  sang giai đoạn cảm thụ  có lí tính. Nội dung giảng bình là những sắc thái  tu từ về ngữ âm, từ vựng, cú pháp.    Lời giảng của giáo viên nhằm giúp học sinh hiểu thuần túy về mặt  ngôn ngữ đối với một chi tiết nghệ thuật được phân tích.    Lời bình là làm cho học sinh hiểu được sự biến đổi nghệ thuật của   tác phẩm trong văn cảnh, chỉ ra giá trị nghệ thuật của từ, ngữ, câu, đoạn,   chỉ ra sức thông báo nhiệm màu của chi tiết nghệ thuật đó.  Ví dụ như khi hướng dẫn HS phân tích đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ  Ánh trăng của Nguyễn Duy thì giáo viên có thể bình để giúp học sinh cảm  nhận sâu sắc về đoạn thơ như sau: Vâng , sự vô tình của vầng trăng năm xưa đã được nhà thơ Nguyễn  Duy diễn tả trong khổ ba của bài thơ.                                      từ hồi về thành phố                                      quen ánh điện, cửa gương                                       vầng trăng đi qua ngõ                                     như người dưng qua đường Sự thay đổi của lòng người thật đáng sợ. Hoàn cảnh sống đổi thay,  con người dễ thay đổi, có lúc để trở nên vô tình, có kẻ dễ trở thành "ăn ở  bạc". Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được trưng diện và xài  sang: ở buynđinh, cao ốc, quen ánh điện, cửa gương... và "vầng trăng tri  kỉ", "vầng trăng tình nghĩa" đã bị con người lãng quên, dững dưng. Cách so  sánh, nhân hoá đặc sắc đã làm thấm thía chột dạ nhiều người:
  10. vầng trăng đi qua ngõ     như người dưng qua đường   "Trăng" được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, "trăng" như người  dưng đi qua, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Người có lương tâm,  lương tri mới biết sám hối. Biết sám hối để tự hoàn thiện nhân cách, tự  vươn lên, hướng tâm hồn về ánh sáng và cái cao cả.  Hai dòng thơ đã diễn tả thấm thía sự lãng quên, vô tình , dững dưng  của con người đối với vầng trăng tình nghĩa khi xưa. Vầng trăng tình  nghĩa ngày nào giờ trở nên dững dưng xa lạ. Nghe sao mà xót xa đắng  chát, lời thơ như tiếng nức nghẹn ngào, chua xót, ánh điện ,cửa gương,  nhà cao cửa rộng, phố phường chật hẹp đông đúc cùng những toan tính  đời thường đã che lấp mất vầng trăng tình nghĩa. Trăng vẫn đấy mà sao  lòng người xa quá, nhạt nhẽo quá, dững dưng vô tình quá.Trăng bây giờ  như một vật thể thi thoảng đi qua  đầu ngõ bên ngoài lề cuộc đời của con  người.  Dẫu biết rằng nhớ quên là lẽ thường gặp ở  đời nhưng lãng quên quá  khứ nghĩa tình, lãng quên tri kỉ thì là sự bội bạc. Không cầu kì, không  rườm rà về câu chữ, Không đao to búa lớn, không đại ngôn, mà trái lại,  giọng thơ thầm thì như trò chuyện, giãi bày tâm sự, nhà thơ đang trò  chuyện với mình nhưng sao mà nghe đắng đót, xót xa thấm thía sự bội  bạc lãng quên đến thế. Chất trữ tình của thơ ca trở nên sâu lắng, chân  thành. 3.2.3. Khám phá chủ đề , tư tưởng của tác phẩm
  11.          Vấn đề được đặt ra ở đây ra sao? Ví dụ bài thơ trên :Thái độ  xử  lí  vấn đề  đó như  thế  nào? Điều sâu kín mà nhà thơ  muốn bày tỏ? Ý nghĩa  khách quan toát ra từ hình tượng thơ?  Tất nhiên, mỗi bài thơ  là một sáng tạo độc đáo, nên không thể  áp   dụng máy móc quy trình trên. Tùy từng bài cụ  thể  mà vận dụng sáng tạo  cách tiếp cận.   Ví dụ: Với bài thơ  ''Bếp lửa" của nhà thơ  Bằng Việt GV hướng  dẫn HS khám phá như sau;        Bài thơ  được mở  ra với hình  ảnh bếp lửa, từ  đó gợi về  những kỉ  niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự  chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu.  Từ kỉ niệm, đứa cháu này đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc  đời bà, về  lẽ  sống giản dị  mà cao quý của bà. Cuối cùng, người cháu  muốn gửi niềm nhớ mong về với bà. Mạch cảm xúc của bài thơ  là đi từ  hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ là một lời của  người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính   yêu và những suy ngẫm về bà.   2.2.4. Tìm hiểu tâm trạng trong tác phẩm trữ tình Tiếng nói trong tác phẩm trữ  tình là tiếng nói của tình cảm mãnh   liệt nhất là sản phẩm của tâm trạng. Thơ trữ tình chứa đầy tâm trạng nên  việc tìm hiểu tâm trạng trong bài thơ  trữ  tình cần được chú ý đúng mức.   Huy Cận nói: "bao trùm lên tất cả là một tâm trạng, tâm hồn, hơn thế nữa  là một trạng thái tâm thần và cơ thể cởi mở, thư thái mà sôi nổi, hào hứng   mà lắng trong, một trạng thái toàn diện trong đó ý và tình như  đang sinh  
  12. sôi, đang nhú lên, tình đang đọng thành ý, ý còn mang tất cả rung động của  tình, một trạng thái tinh khôi sáng tạo".   Giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, đàm thoại, tạo không khí  thoải mái giúp học sinh đồng cảm với cảm xúc, tâm trạng của tác giả.         Ví   dụ:   Khi   dạy   bài   thơ:   ''   Viếng   lăng   Bác"   của   nhà   thơ   Viễn  Phương.         Mạch cảm xúc của bài thơ dược diễn tả theo trình tự thời gian diễn  ra hoạt động vào viếng lăng Bác của nhân vật trữ tình: từ xa nhìn về lăng   ­ đứng trước lăng – vào lăng – chuẩn bị chia xa. Tâm trạng và thái độ  của  nhà thơ cũng thay đổi theo: nỗi xúc động hồi hộp khi chuẩn bị được vào  lăng (từ xa nhìn thấy hàng cây xanh quanh lăng); sự choáng ngợp khi đứng   trước lăng, nghĩ về  tầm vóc vĩ đại của lãnh tụ  (Bác như  một mặt trời  trong lăng rất đỏ); cảm giác gần gũi, thân thiết và nỗi đau nhói trong tim  khi vào lăng, được nhìn thấy Bác nằm trong giấc ngủ vĩnh hằng (Bác như  vầng trăng sáng dịu hiền); nỗi buồn thương và ước nguyện chân thành khi  chuẩn bị  rời xa Bác. Tất cả  những tình cảm  ấy đã được tác giả  diễn tả  một cách mộc mạc, chân thành, tha thiết theo một diễn biến tâm trạng rất   hợp lí.   2.2.5. Tìm hiểu các yếu tố thi pháp thơ trữ tình         Nói đến thơ  là nói đến chất thơ, lời thơ, nhịp điệu (nhịp điệu tâm   hồn, cảm nhận thế giới một cách thầm kín) cách gieo vần, hình ảnh thơ,  ngôn ngữ thơ cô động hàm súc.            Hay nói cách khác ngôn ngữ đó được trau chuốt, mài dũa, đan dệt và  phả  vào đó linh hồn của nhà thơ. Người phân tích phải tìm cho được ý  nghĩa sâu xa của nó.
  13.      Về  nghệ  thuật, bài thơ  ''Viếng lăng Bác" có giọng điệu vừa trang  trọng, phù hợp với đề  tài viết về  lãnh tụ  lại vừa tha thiết, sâu lắng, phù  hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm (cảm xúc khi được vào viếng lăng   Bác). Giọng thơ  cũng có sự  thay đổi linh hoạt để  diễn tả  các cung bậc  cảm xúc. Khi thì hồi hộp, náo nức (trên đường vào lăng viếng Bác), khi thì   tự hào, thành kính (đứng trước lăng), có lúc lại xúc động thiết tha (nghĩ tới   cảnh chia xa). Để  tạo nên giọng điệu  ấy, tác giả  đã dùng kết hợp nhiều  yếu tố  như  thể  thơ  tự  do (linh hoạt số  chữ  trong từng câu), gieo vần  không cố định (có khi liền, có khi cách), nhịp thơ biến đổi (lúc nhanh, lúc   chậm, lúc dàn trải, lúc dồn dập)...       Ngoài ra, bài thơ còn sử  dụng một hệ thống hình ảnh đặc sắc, kết   hợp một cách hài hòa giữa những hình ảnh thực (hàng tre xanh quanh lăng,  mặt trời đi qua trên lăng, dòng người vào lăng) với những hình  ảnh có ý  nghĩa  ẩn dụ, tượng trưng mang tính khái quát (mặt trời trong lăng, vòng  hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, vầng trăng, trời xanh). Chính hệ thống   hình ảnh ấy đã góp phần phác họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí   Minh. Hoặc khi dạy ­ học bài “Mùa xuân nho nhỏ”, phải hướng học sinh  chú ý đến nhịp điệu dồn dập, hối hả trong bài thơ  để  thấy được khí thế  vào xuân tưng bừng nhộn nhịp của mùa xuân đất nước. Đặc biệt trong   đoạn: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ
  14. Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…            Cùng với nhịp điệu là hình ảnh. Hình ảnh trong thơ trực tiếp truyền   đạt sự  cảm nhận thế  giới một cách chủ  quan. Hình  ảnh thơ  thường gợi   sự  ngâm ngợi và liên tưởng. Hình  ảnh trong thơ  là yếu tố  được sử  dụng   với nhiều chức năng khác nhau (có khi là những nhân tố trực tiếp của nội   dung, là bức tranh nhỏ của cuộc sống, có khi có được qua sự so sánh). Khi  dạy các bài thơ  trữ tình, cần cho học sinh phát hiện và phân tích các hình  ảnh, giá trị biểu đạt của các hình ảnh để các em cảm thụ nội dung đầy đủ  hơn.  Còn rất nhiều điều các em cần phải phát hiện và phân tích nữa như:  ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, kết cấu. Trong phạm vi thời gian của từng   tiết học, dưới sự hướng dẫn của thầy qua mỗi bài sẽ  củng cố, rèn luyện  thêm cho các em. Bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn, bằng phương pháp  gợi tìm, nghiên cứu kết hợp với quá trình truyền cảm thụ của thầy và với  tính tích cực được phát huy, các em sẽ có được kết quả cảm thụ tốt hơn. 2.2.6. Sau đây là một vài việc làm trong một tiết dạy cụ thể. Bài “Nói với con” của Y Phương ( tiết 124,125 ). “Nói với con” của Y Phương là một bài thơ  nằm trong cảm hứng   phổ biến là lòng thương yêu con cái, mong muốn thế hệ sau nối tiếp xứng  đáng, phát huy truyền thống của tổ  tiên, quê hương vốn là tình cảm cao  đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay.  Ở bài thơ, Y Phương đã có  một cách nói xúc động của riêng mình. Hình thức người cha tâm tình, dặn  dò đối với con đã đem lại cho bài thơ giọng điệu thiết tha trìu mến, ấm áp   và tin cậy. Với bài thơ này khi dạy – học, để  rèn luyện kỹ  năng cảm thụ 
  15. cho học sinh, tôi đã tiến hành một số việc làm ở một số “công đoạn” như  sau: Để  tạo hứng thú tìm hiểu bài thơ, khi hướng dẫn chuẩn bị  bài tôi  tiến hành đọc trước một lần. Với giọng đọc mẫu truyền cảm, tôi gợi cho   học sinh hứng thú nghe. Để các em thích đọc, tôi có giảng giải cho các em   đôi điều sơ lược về cách nói của đồng bào miền núi ­ xoá dần cho các các   em cảm giác “bài thơ này trúc trắc, khó đọc”, sau đó tôi giao nhiệm vụ cụ  thể: đọc thầm 2 ­ 3 lần, đọc to 2 ­ 3 lần (ở nhà). Nếu có thể  đọc theo trí   nhớ  1 ­ 2 lần  (ở  lớp) và đọc thuộc lòng khi học xong bài. Và khi dạy ­   học trên lớp, tôi có cho điểm đọc. Vì thế  học sinh, đầu tiên là quyết tâm  đọc để có điểm cao, sau đó là học thuộc và thích đọc bài thơ.          Cũng để tạo hứng thú, trong giờ học (ngoại khoá) tôi kể chuyện cho   các em về  cuộc sống của đồng bào miền núi, dùng hình  ảnh giới thiệu   cuộc sống của dân tộc thiểu số  (cho các em xem hình  ảnh, băng đĩa). Vì  thế  các em biết đựơc cuộc sống sinh hoạt của người miền núi, giúp các   em hiểu cách tư  duy của đồng bào miền núi, hiểu các câu thơ  trong bài,   không ngỡ ngàng khi tìm hiểu tác phẩm. Khi  hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ, tôi gợi ý cho các em tìm  hiểu: “Nói với con” là khúc tâm tình của người cha dặn dò con, thể hiện  lòng thương yêu con của người miền núi mong muốn con phát huy truyền   thống   của   quê   hương.   Nội   dung   này   được   gắn   với   nội   dung   bài   thơ  “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”  để  các em so sánh, đối  chiếu hiểu thêm về sinh hoạt của các dân tộc ít người và niềm ước mong   của họ, tạo điều kiện cho các em hình thành cảm xúc tự  hào, ý nguyện   phát huy truyền thống của cha ông. 
  16. Hoặc khi phân tích đoạn đầu của bài thơ ­ tôi gợi ý cho các em phân  tích hình ảnh cụ thể gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc mà ở  đó   cha mẹ  chăm chút con, thể  hiện niềm vui trên từng bước đi của con  “   Một bước chạm tiếng nói, hai bước tới tiếng cười ” , giúp các em hiểu  và có thêm tình yêu gia đình và tự hào với gia đình hạnh phúc. Để các em có kĩ năng phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ của  bài thơ, tôi yêu cầu các em ôn lại các biện pháp điệp ngữ, so sánh để  tìm  hiểu tác dụng của chúng trong đoạn thơ; các câu hỏi tập trung khai thác  về  cách nói giàu hình  ảnh, phóng khoáng và cụ  thể, vừa giàu sức khái  quát, vừa mộc mạc giàu chất thơ, giọng điệu thiết tha trìu mến và sau khi  học xong bài thơ, tôi yêu cầu các em học sinh suy nghĩ làm bài tập về  nhà.Giáo viên có thể ra bài tập với câu hỏi như sau : Nếu em là người con  trong bài thơ, em sẽ nói với cha mẹ  như  thế nào? Với câu hỏi này từng cá   nhân học sinh sẽ tự bộc lộ những tâm tư tình cảm của mình theo cảm xúc mà  các em đã được cảm nhận ở bài thơ. Qua vận dụng các phương pháp dạy học tích cực được kết hợp   nhuần nhuyển trong dạy học các tác phẩm trữ  thơ  tình nói trên, tôi đã   khảo sát chất lượng tiếp thu bài của học sinh bằng bài kiểm tra 15 phút   lần 2 ở lớp 91 tại đơn vị với câu hỏi:     Trình bày cảm nhận của em về nội dung và giá trị nghệ  thuật của  bài thơ ''Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương?   Kết quả đạt được như sau:  Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 91 35 06 17,1 12 34,3 14 40,0 03 8,6
  17. Với kết quả  trên cho thấy việc học tập của học sinh đã có bước  thay đổi rất tốt, thông qua việc tổ chức dạy học trên lớp và việc chuẩn bị  bài ở nhà và hình thành kĩ năng, tôi nhận thấy đây là điều đã phát huy tốt   hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua đối chiếu kết quả hai   bài kiểm tra tôi thấy việc sử  dụng tốt các phương pháp dạy học   để  hướng dẫn học sinh phân tích, tiếp cận các tác phẩm trữ tình có hiệu quả  giúp học sinh có hứng thú học tập bộ môn tốt hơn. Học sinh tiếp thu kiến  thức bài học có nhiều chuyển biến tích cực và khả quan hơn.  3. Phần kết luận:  Qua việc nghiên cứu thực hiện sáng kiến này, tôi thấy giáo viên   phải tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, nhất   là các giáo viên trong tổ để không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.   Hơn thế  nữa, trong giảng dạy phải tạo cho học sinh niềm hứng thú, say  mê trong giờ  học, tạo cho các em thoải mái và nhẹ  nhàng hơn trong tiếp  nhận tri thức thì kết quả học tập sẽ tốt hơn. Thật vậy, giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, luôn tìm  tòi, sáng tạo thiết kế  giờ  giảng sao cho phù hợp với từng đối tượng học  sinh thì các em sẽ tích cực, chủ động hơn trong giờ học.             Qua kết quả giảng dạy đã đạt được tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp  dụng sáng kiến này một cách có hiệu quả cao hơn vào quá trình giảng dạy  để nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng giáo dục trong nhà trường  những năm tiếp theo. Sáng kiến này vẫn còn nhiều điểm cần bổ  sung  hoàn thiện,  nên tôi  rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến góp ý của   quý thầy cô và đồng nghiệp để tôi hoàn thiện sáng kiến và  góp phần nâng  cao chất lượng bộ môn Ngữ văn ở trường THCS. 
  18.                                                                      
  19. MỤC LUC TT Nội dung Trang 1 Phần mở đầu 1 1.1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 1 1.2 Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm 2 2 Phần nội dung 2 2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu 2 2.2 Các phương pháp giúp học sinh lớp 9 học tốt các tác phẩm thơ trữ  4 tình bộ môn Ngữ văn ở trường THCS 2.2. Tiếp xúc bước đầu với văn bản 5 1 2.2. Thâm nhập vào hình tượng chủ thể trữ tình (hoặc nhân vật trữ  5 2 tình) 2.2. Khám phá chủ đề, tư tưởng của tác phẩm 6 3 2.2. Tìm hiểu tâm trạng trong tác phẩm trữ tình 7 4 2.2. Tìm hiểu các yếu tố thi pháp thơ trữ tình 8 5 3 Phần kết luận 9
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc - Sách giáo khoa Ngữ  văn 9. 2. Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc - Sách giáo viên Ngữ  văn 9. 3. Nhµ xuÊt b¶n §ång Nai - ThiÕt kÕ gi¸o ¸n Ngữ  văn 9. 4. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o - ChuÈn kiÕn thøc m«n Ngữ văn THCS. 5. Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc - Mét sè vÊn ®Ò ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y häc Ngữ văn 9. 6. Së GD&§T Qu¶ng B×nh- Tµi liÖu tËp huÊn tích hợp kĩ  năng  sống trong môn học Ngữ văn THCS. 7. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o - Chương trình môn Ngữ văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2