intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 8

Chia sẻ: Duong Ngoc Dam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

147
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chọn kích thước cơ bản và hình dáng tàu: Theo điều tra được, hiện nay tại Bình Định đội tàu câu cá ngừ đại dương phát triển rất mạnh và có tiềm lực kinh tế rất lớn, đồng thời được sự quan tâm và hỗ trợ của tỉnh nên đội tàu này ngày càng lớn mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho ngư dân. Tuy nhiên về mặt kết cấu vẫn còn một số điểm chưa hợp lý cho nên trong đề tài này tôi muốn thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu cá ngừ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 8

  1. Chương 8 : THIẾT KẾ KẾT CẤU TÀU CÂU VỎ GỖ CHO KHU VỰC BÌNH ĐỊNH 3.2.1 Chọn kích thước cơ bản và hình dáng tàu: Theo điều tra được, hiện nay tại Bình Định đội tàu câu cá ngừ đại dương phát triển rất mạnh và có tiềm lực kinh tế rất lớn, đồng thời được sự quan tâm và hỗ trợ của tỉnh nên đội tàu này ngày càng lớn mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho ngư dân. Tuy nhiên về mặt kết cấu vẫn còn một số điểm chưa hợp lý cho nên trong đề tài này tôi muốn thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu cá ngừ đại dương để khắc phục những chỗ chưa hợp lý đang còn tồn tại trong đội tàu câu Bình Định. Những số liệu thống kê cho thấy kích thước tàu câu cá ngừ đại dương tại Bình Định chủ yếu nằm trong khoảng ( Lmax= 16,5÷18m ). Với mục tiêu là đưa mẫu thiết kế vào những con tàu đóng mới của người dân, thì chúng ta cần thiết kế làm sao vừa phù hợp với túi tiền, vừa phù hợp với tâm lý, khát vọng của người dân và xu hướng phát triển của đội tàu.
  2. H ình 3.1 Theo số liệu thống kê tôi thấy phần lớn ngư dân Bình Định hiện nay rất thích đóng tàu có kích từ 17  18 m, nó mang lại hiệu quả đánh bắt cao không lãng phí quá và cũng không thiếu hụt nhiều, nó cũng phù hợp với túi tiền người dân. Cho nên tôi muốn thiết kế con tàu mẫu của tôi nằm trong khoảng kích thước này, sẽ được sự hưởng ứng của người dân hơn vì đây chính là kích thước mà người dân ưa chuộng. Chính vì thế tôi muốn thiết kế con tàu có kích thước cơ bản như sau:
  3. Các hệ số được tính từ các số liệu thống kê của đội tàu đánh cá Bình L Định: 3, 45   4,15 B H Lmax= 17.50 m 1, 25   1, 44 T LTK = 16.20 B 2,05   2,64 H Bmax= 5.00m BTK = 4.76m TTK = 1.73m H = 2.4m Do kết cấu tàu được thiết kế theo quy phạm đồng thời thừa hưởng những ưu điểm của kinh nghiệm dân gian nên các hệ số và thông số cơ bản của tàu trùng hợp với một số tàu đang hoạt động tại khu vực Bình Định. Trong quy phạm không yêu cầu cụ thể cho từng kích thước của tàu mà chỉ quy định trong một khoảng nào đó, nên tàu có kích thước từ (17  18 m) có thể lấy kích thước giống nhau ( Theo TCVN-7111 yêu cầu chung đối với tàu  18m, theo TCVN-6718 yêu cầu chung đối với tàu từ 15  L
  4. Buồng máy được bố trí ở khu vực đuôi tàu. Nhằm rút ngắn chiều dài hệ trục chân vịt và tăng diện tích mặt boong khai thác, cũng như thể tích khoang cá. Cabin được bố trí trên buồng máy, tàu bố trí một tầng cabin, phần trước bố trí hệ thống lái, hệ thống điều khiển và các máy móc khai thác như ra đa, định vị, máy đo sâu dò cá…Phần sau bố trí sàn ngủ cho thủy thủ và nhà bếp. Boong khai thác kéo dài từ cabin đến mũi tàu, trên boong khai thác là các miệng hầm cá, miệng hầm cá được bố trí giữa tàu, tàu được chia thành 5 hầm cá. Boong mũi được tạo bậc với boong khai thác, phần trên bố trí trụ hàng hải, phần dưới là khoang mũi dùng để chứa xích neo và các ngư cụ khác dùng trong nghề câu. Theo kinh nghiệm dân gian tại Bình Định. Hiện nay những con tàu được đóng không có sống trên đáy, sống dọc mạn, sống dọc boong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2