Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
lượt xem 21
download
Tác phẩm Đây thôn vĩ dạ tiêu biểu cho Thơ mới, có sự kết hợp giữa tinh hoa thơ trung đại và nét mới mẻ của thơ hiện đại phương Tây. Từ đó thấy rằng thơ mới là một bước tiếp nối, phát triển của thơ ca dân tộc chứ không phải là bước đoạn tuyệt với thơ trung đại. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử" này để thấy rõ hơn về sự kết hợp đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH NÉT ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CỦA HÀN MẶC TỬ Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả những nhà thơ mới thì Hàn Mặc Tử là nhà thơ lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo…nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. "Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ hay và tiêu biểu nhất cho phong cách tâm hồn thơ HMT, bài thơ đã được nhà phê bình Hoài Thanh chọn in trong tập "Thi nhân Việt Nam" (1941). Đây có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử, là một thi phẩm xuất sắc của thi đàn Thơ mới. Hàn Mặc Tử quan niệm “Ta không nên quên thơ ta là thơ quốc âm, ta phải giữ cái tinh thần Việt Nam của ta. Hơn nữa cái tinh thần phương Đông mà rung cảm tâm hồn người ta là nhờ ở cái đẹp kín đáo, cái tình sâu sắc, cái buồn thấm thía”. "Đây thôn Vĩ Dạ" cũng theo tinh thần ấy, bài thơ là sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại. +Cổ điển: Buổi đầu, để khẳng định cái mới, đề cao Thơ mới, người ta cho rằng Thơ mới đã đoạn tuyệt với thơ cổ. Thực ra, trong quá trình vận động, Thơ mới luôn tiếp nối văn mạch của thơ cổ, tiếp thu tinh hoa thơ cổ. Chịu ảnh hưởng thi ca Pháp nhưng Thơ mới có liên hệ sâu sắc với Đường thi. - Trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", yếu tố truyền thống trước hết thể hiện ở thể thơ 7 tiếng tuân thủ chặt chẽ hiệp vần, đối, điệp. - Thi liệu lấy tứ từ thơ cổ: gió, trăng, thuyền, trúc, bến sông, thuyền,… Hình ảnh hàng cau , lá trúc, vườn cây là hình ảnh cuả thôn quê Việt Nam . Hình ảnh ấy đã trở thành tình tự dân tộc trong ca dao, và tâm hồn VN trong thơ cổ điển. “ Gió đưa cành trúc la đà “( Ca dao ), “ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo “ ( Thơ Nguyễn Khuyến). Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ? Tứ thơ có cái cao rộng trí tuệ cuả dòng trường giang chảy bên trời trong thơ cổ điển ( vì sông trăng cũng chảy ngang bầu trời, như sông Ngân hà ), vưà có cái ấn tượng thân phận mơ hồ sâu xa cuả “ thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa “trong thơ Nguyễn Du, lại có cái cảm thức đời thực cuả những con đò chở khách hay con thuyền đánh cá trở về vào buổi tối. Nét truyền thống trong thơ trung đại được HMT vận dụng trong việc gợi tả, chấm phá "nắng hàng cau", "vườn ai mướt quá xanh như ngọc", khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tinh khôi của xứ Huế chỉ bằng 2 câu thơ. Cần chi phải tả nhiều, viết nhiều, ngần ấy thôi cũng đủ cho bạn đọc cảm nhận về thôn Vĩ tươi đẹp trong kí ức nhà thơ. - nhịp điệu thơ nhẹ nhàng: Toàn bài thơ luôn duy trì một âm điệu trầm buồn , sâu lắng , rất thích hợp để diễn tả tâm trạng của nhà thơ .Âm điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu đều đều chậm rãi của thể thơ thất ngôn : 2/2/3 hoặc 4/3 với rất nhiều thanh bằng nằm ở vần thơ.Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì 1 dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao) Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng. Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha: “Núi Truối ai đắp mà cao, Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu? Nong tằm ao cá nương dâu Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…” + Hiện đại: - Nét hiện đại trong Thơ Mới thể hiện rõ ràng nhất ở cách bộc lộ tâm trạng trực tiếp của tác giả. Yếu tố tâm lí phức tạp, "điên loạn" thể hiện rõ qua sự thay đổi tâm trạng giữa các khổ thơ, các yếu tố không gian thời gian bị đảo lộn, không theo quy luật khách quan từ gần đến xa từ xa đến gần, không theo dòng chảy của thời gian mà theo dòng chảy của tâm trạng: - Tâm trạng buồn của nhà thơ lại in đậm nỗi buồn, cô đơn của thời đại, khát khao yêu đương chân thành, đằm thắm, sự gắn bó với xứ Huế, một miền đất quê hương... Từ ao ước, đắm say đến hoài vọng, đợi chờ và mơ tưởng, hoài nghi để cuối cùng sầu muộn và bi quan, yếm thế. Tất cả chỉ là những cung bậc khác nhau nhưng cốt lõi vẫn là một nỗi niềm thiết tha giao cảm với đời, với con người.từ góc độ không- thời gian nghệ thuật, bài thơ liên kết với nhau không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian: cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong ánh nắng mai với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, nghiêng về cảnh thực; cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo, thực hư xen lẫn vào nhau chập chờn chuyển hoá và hình bóng “khách đường xa” nơi chốn sương khói mông lung, cảnh chìm trong mộng ảo. Không- thời gian nghệ thuật của bài thơ được sáng tạo mang tính chủ quan gắn với tâm lí và cảm quan của nhà thơ. Thời gian trong bài thơ tồn tại không có tính liên tục, bị đứt nối, ngắt quãng: cảnh thôn Vĩ vào buổi sớm tinh mơ- cảnh sông nước đêm trăng và cuối bài thơ chỉ còn là thời gian vô thức, không xác định. Thời gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” như một dòng chảy trôi những đứt nối của một nỗi niềm thiết tha gắn bó với đời, khát vọng sống đến khắc khoải. Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng thể hiện một quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Thời gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” đã thể hiện quan niệm của Hàn Mặc Tử về thế thái nhân sinh. Cuộc đời là một chuỗi thời gian đứt gãy, chắp nối và cuối cùng tan vào hư vô. Mở đầu bài thơ, thời gian bắt đầu một ngày mới “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”, cảnh vật tràn đầy sức sống. Thời gian thường vận động theo dòng vận động tuyến tính, một chiều. Thế nhưng, nét mới, nét hiện đại ở đây là thời gian trong bài thơ không liên tục mà ngắt quãng. Thời gian mở đầu là buổi sớm tinh khôi nhưng đột ngột chuyển sang đêm trăng đầy mong ngóng, lo âu, buồn đến nao lòng và kết thúc trong thời gian mộng ảo, không xác định. Sự đứt nối thời gian trong bài thơ như một nỗi niềm tâm sự của nhà thơ về cuộc đời và kiếp sống mong manh, đứt đoạn của con người, của Hàn Mặc Tử- một kiếp người dang dở tình duyên và sự nghiệp văn chương. Thời gian của bài thơ không mang tính liên tục còn không gian lại không tuân theo tính duy nhất. Không gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” là không gian của sự chia lìa. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ ý và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả, là không gian tinh thần của con người, là không gian sống mà con người cảm thấy trong tâm tưởng. Không gian nghệ thuật là loại không gian topos, là không gian cảm giác được, là không gian nội cảm chứ không phải như không gian mặt phẳng kiểu Euclid. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó không thể quy không gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” về không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất. Không gian trong bài thơ là không gian xứ Huế , cách trở, huyền hồ ”mờ nhân ảnh”. Không gian xa xôi, ngăn cách ấy không phải vì không gian địa lí mà đó là sự cách trở của hai tâm hồn, là nỗi niềm thổn thức của Hàn thi sĩ. Không gian ở đây được soi chiếu qua lăng kính cảm xúc chủ quan của nhà thơ - Hình ảnh : Những hình ảnh vưà quen thuộc dân dã đã được HMT biến trở thành mới lạ hiện đại. HMT đã truyền vào những chất liệu ấy một màu sắc thẩm mỹ mới. Không chỉ hàng cau, mà nắng mới trên hàng cau; Không chỉ khám phá ra những lá non xanh mướt cuả vườn cây mà còn nhận ra cái màu xanh ngọc sang trọng ; Không nhắc lại ngõ trúc, cành trúc hiu quạnh tĩnh mịch cuả ngày xưa mà là “ lá trúc che ngang mặt chữ điền “ . Câu thơ bao hàm được cả khung cảnh làng quê, ngõ trúc và cuộc sống đang diễn ra, gần gũi thân thương… Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà Khổ thơ vẽ nên cảnh sắc vưà thực vưà hư ảo, vưà là Quy Nhơn ( ở đây ), vưà là ấn tượng xứ Huế trong linh hồn đau thương cuả HMT, cảnh vưà trong thực tại hôm nay trong cõi đời này, lại vưà như ở nơi xa mờ ngoài cõi nhân gian. Trong không gian cuả thế giới đa chiều ấy, linh hồn HMT vưà hy vọng vưà tuyệt vọng, vưà hướng ra xa tìm kiếm mong đợi, vưà nhìn vào trong thương cho số phận mình. Điều lay động sâu xa nơi người đọc vẫn là tấm lòng thiết tha cuả HMT với cuộc đời, với đất nước, con người quê hương. Điều kỳ diệu là, trong nỗi bi thương và tuyệt vọng không cùng ấy, hình ảnh quê hương, con người xứ Huế hiện lên thật trong trẻo khôi nguyên. Nắng mới trên hàng cau, vườn cây xanh ngọc, con thuyền đậu bến sông trăng, áo em trắng quá…Đó cũng là linh hồn tinh khôi cuả HMT, người đã vượt lên trên cái bi thương tuyệt vọng , vượt lên trên sự nhạt nhoà cõi chết, để sống mãi với đời trong niềm khát khao vô hạn cõi nhân sinh tuyệt diệu này - Xu hướng thơ siêu thực, tượng trưng: “Trăng” là hình ảnh khá quen thuộc trong thơ ca trung đại để tỏ chí, tỏ lòng nhưng trong bài thơ này không còn là ánh trăng của thi ca cổ điển nữa, nó đã được tác giả làm mới qua hình ảnh “sông trăng”. Không còn là ánh trăng cô đơn trên cao, không phải là ánh trăng để người thi sĩ giài bày, "sông trăng" toát lên thứ ánh vàng kì lạ, như sáng bừng một góc xứ Huế, sáng dậy một góc trong tâm thức thi sĩ . Hình ảnh Trăng xuất hiện rất nhiều trong thơ HMT, nó gần như trở thành một nỗi ám ảnh trong thơ ông. Nhà phê bình Đặng Tiến có nhận xét minh xác về trăng Hàn thế này: “Trăng là nguồn sống để đối diện, giãi bày nỗi lòng của thi sĩ. Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là ánh sáng huyền ảo và hắt hiu mà nó như một vật cụ thể khả xúc”. Cảnh mây gió, sông nước, đêm trăng xứ Huế êm đềm thơ mộng. Xứ Huế có dòng sông Hương nuớc lững lờ trôi. Thuyền cuả du khách xuôi êm như ru qua các cù lao, hai bên bờ đậm nhạt hoa cỏ. Ở cù lao Hến người xứ Huế trồng bắp, hoa bắp lay theo gió. Khách tham quan có thể ghé vào thưởng thức những trái bắp ngọt … Đêm trăng sông Hương là một không gian tuyệt vời, bầu trời rất trong và thoáng đãng, không gian tràn ngập ánh trăng. Trăng tuôn chảy thành dòng , HMT gọi đó là sông trăng. Con thuyền đậu bến sông trăng, như trong một thế giới trong veo cuả sự thanh khiết bình an và lãng mạn. Những nét vẽ cảnh vật cuả HMT sắc xảo, tinh tế và có thần. Ai đã từng thả thuyền trên sông Hương ban ngày hoặc xuôi theo dòng trong đêm trăng đều nhận ra cái tài hoa rất mực cuả HMT trong tứ thơ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ? Khổ 2 là bức tranh Siêu thực về cảnh sắc xứ Huế qua tâm trạng cuả HMT. HMT nhìn đâu cũng thấy sự chia ly. Nỗi buồn thương bao trùm lên tất cả. Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Xưa nay mây đi theo gió, gió thổi mây bay. Giờ thì gió theo lối gió, mây đường mây, một hình ảnh Siêu thực, hình ảnh cuả chia ly. Mây, gió trở thành ẩn dụ cho sự chia xa không sao hàn gắn được trong tâm thức HMT. Dòng sông Hương giờ chỉ còn là “ dòng nước buồn thiu “, vắng lặng, thê thiết. Hoa bắp lay và dòng nước buồn thiu hình như chẳng có liên quan gì với nhau. Đó là hai thực tại vô duyên, nhạt nhẽo. Gọi là vô duyên bởi vì so với các loài hoa, thì hoa bắp là loại hoa không hương không sắc, chẳng ai để ý. Người nông dân nhìn hoa bắp để biết trái bắp non hay già. Khi hoa bắp khô, ấy là lúc trái bắp đã cứng hạt, có thể thu hoạch. Hoa bắp trên thân cây khô chẳng gợi ra được bất cứ cảm xúc thẩm mỹ nào. Khác với “ hoa trôi man mác biết là về đâu “ ( Truyện Kiều ) gợi ra số phận buồn thương. Trong mắt nhìn cuả HMT, thực tại bây giờ là thực tại vô duyên, lạnh nhạt, thê thiết. HMT đã xa lạ với thực tại ấy, đang mất dần những mối quan hệ với thực tại ấy, chẳng thể giữ được điều gì. HMT đã đem đến cho thơ ca VN những mới mẻ cuả nghệ thuật Siêu thực. Cảnh sắc mây gió, sông nước, đêm trăng xứ Huế đã thăng hoa thành cái đẹp, cái đẹp vượt trên thực tại, để cùng với cái đẹp hiện thực cuả xứ Huế làm nên tứ thơ lạ lùng, như chưa từng có. Quả thật khó có nhà thơ nào viết được những tứ thơ hay hơn, độc đáo hơn về trăng như dòng sông trăng cuả HMT. Bức tranh thiên nhiêu Siêu thực đã làm thay đổi phẩm chất thơ trữ tình: Thơ trữ tình HMT trở thành thơ trữ tình hướng nội.. Thử so sánh với các nhà thơ khác. Xuân Diệu chiêm ngắm muà thu ở ngoài tâm hồn mình , từ đó cảm nhận cái đẹp khách thể cuả thiên nhiên trong Đây Muà Thu Tới, Huy Cận trải lòng mình trên “ sông dài, trời rộng bến cô liêu “ mà nghe “ lòng quê dờn dợn vời con nước"( Tràng Giang ). Còn HMT lại tự hỏi, con thuyền đậu bến sông trăng kia “có chở trăng về kịp tối nay “. => phong cách thơ Hàn Mặc Tử: tượng trưng, siêu thực .....
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những bài văn mẫu phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
10 p | 3963 | 317
-
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
6 p | 1790 | 316
-
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối
17 p | 1563 | 74
-
Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong Tràng Giang của Huy Cận
8 p | 481 | 64
-
Giáo án tiết 93: Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh
8 p | 696 | 41
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 40: Thực hành Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
18 p | 295 | 26
-
Hiện đại và cổ điển trong Tràng Giang
8 p | 193 | 20
-
Bài giảng Địa lý 10 bài 30: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia
19 p | 297 | 15
-
Phân tích nét đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
21 p | 264 | 15
-
Tổng hợp 5 bài phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
16 p | 165 | 10
-
Phân tích Tràng giang để làm rõ nhận định: "Tràng giang đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực"
5 p | 159 | 9
-
Phân tích nét đẹp cổ điển trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
8 p | 214 | 6
-
Vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến
2 p | 93 | 5
-
Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Đội Cấn (Lần 3)
5 p | 17 | 4
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
13 p | 9 | 3
-
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2 p | 29 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Ngọc Giá, Điện Bàn (HSKT)
3 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn