Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
PHÂN TÍCH VI KHUẨN HỌC GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN<br />
SAU PHẪU THUẬT BỤNG TẠI KHOA SĂN SÓC ĐẶC BIỆT,<br />
BỆNH VIỆN BÌNH DÂN<br />
Nguyễn Thanh Phương*, Ngô Thanh Bình**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm VK học gây viêm phổi bệnh viện (VPBV) sau phẫu thuật (PT) bụng tại khoa<br />
Săn sóc đặc biệt (SSĐB), bệnh viện (BV) Bình Dân.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích.<br />
Kết quả: Từ 01/07/2010 đến 30/12/2011, có 63 BN sau PT bụng nhập khoa SSĐB mắc VPBV. Có 54 trường<br />
hợp (TH) cấy đàm dương tính (chiếm 85,7%), gồm 50 TH trực khuẩn Gram âm (92,6%) và 4 TH cầu khuẩn<br />
Gram dương (7,4%). Tác nhân gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn Gr(-): Enterobacter aerogens (24,1%),<br />
Pseudomonas aeruginosa (22,2%), Acinetobacter spp. (18,5%), E.coli (14,8%), Klebsiella spp (7,4%), Proteus<br />
mirabilis (5,6%). Cầu khuẩn Gr(+) là Staphylococcus aureus (7,4%). Tất cả VK này đều kháng kháng sinh (KS)<br />
rất cao. VK Gr(-) kháng hầu hết với cephalosporin thế hệ III, fluoroquinolones, aminoglycosides và chỉ còn nhạy<br />
với nhóm Carbapenem. Acinetobacter spp chỉ nhạy với Colistin, kháng luôn nhóm Carbapenem. Ngoài ra, đã xuất<br />
hiện chủng Staphylococcus aureus kháng với Vancomycin.<br />
Kết luận: VK gây VPBV sau phẫu thuật bụng chủ yếu là trực khuẩn Gr(-), có tỉ lệ đề kháng KS cao với hầu<br />
hết cephalosporin thế hệ III, fluoroquinolones, aminoglycosides và chỉ còn nhạy với nhóm Carbapenem.<br />
Từ khóa: Viêm phổi (VP), viêm phổi BV (VPBV), phẫu thuật (PT), VK (VK)<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANALYSIS OF BACTERIOLOGY OF NOSOCOMIAL PNEUMONIA AFTER ABDOMINAL<br />
OPERATION AT INTENSIVE CARE UNIT OF BINH DAN HOSPITAL<br />
Nguyen Thanh Phuong, Ngo Thanh Binh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 88 - 96<br />
Objective: To analyze bacteriological features of nosocomial pneumonia (hospital acquired pneumonia,<br />
HAP) after abdominal operation at Intensive Care Unit (ICU) of Binh Dan hospital.<br />
Method: Analytic cross-sectional study.<br />
Results: From 01/7/2010 to 30/12/2011, 63 patients after abdominal operation admitted at ICU were<br />
suffered from HAP. There were only 54 cases with positive culture (85.7%), including 50 cases negative Gram<br />
bacilli (92.6%) and 4 cases positive Gram cocci (7.4%). Mainly agents were negative Gram bacilli, consisted of<br />
Enterobacter aerogens (24.1%), Pseudomonas aeruginosa (22.2%), Acinetobacter spp. (18.5%), E. coli<br />
(14.8%), Klebsiella spp (7.4%), and Proteus mirabilis (5.6%). Positive Gram cocci was Staphylococcus<br />
aureus (7.4%). All these bacteria resisted antibiotics very high. Negative Gram bacilli resisted most of antibiotics,<br />
such as the 3rd generation cephalosporin, fluoroquinolones, aminoglycosides and were only sensitive with<br />
Carbapenem. Acinetobacter spp was only sensitive with Colistin, but resisted Carbapenem. Besides, there were<br />
Staphylococcus aureus stain resisted Vancomycin.<br />
* Khoa săn sóc đặc biệt Ngoại – BV Bình Dân, ** Bộ môn Lao & bệnh phổi ĐHYD TP.HCM<br />
Tác giả liên hệ: TS.BS. Ngô Thanh Bình, ĐT: 0908955945, Email: bsthanhbinh@yahoo.com.<br />
<br />
88<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: Bacterial agents of HAP after abdominal operation were predominantly negative Gram bacilli,<br />
which resisted most of antibiotics, such as the 3rd generation cephalosporin, fluoroquinolones, aminoglycosides and<br />
were only sensitive with Carbapenem.<br />
Keyword: Pneumonia, nosocomial pneumonia, hospital-acquired pneumonia (HAP), operation, bacteria<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Nhiễm khuẩn BV (NKBV) là vấn đề quan<br />
trọng của khắp nơi trên thế giới, theo kết quả<br />
điều tra quốc gia về tỉ lệ NKBV của CDC thì<br />
NKBV xảy ra 5% người nhập viện, ở Anh là<br />
19,2% (1980), Pháp 7,5% (1990). Viêm phổi BV<br />
(VPBV) là một trong những loại nhiễm khuẩn<br />
thường gặp nhất(9) và cũng là một vấn đề rất<br />
được quan tâm của ngành y tế trong nước cũng<br />
như trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, VPBV chiếm hàng<br />
thứ hai chiếm từ 13% đến 18% trong tất cả<br />
NKBV, đứng hàng đầu tại khoa Săn Sóc Đặc Biệt<br />
(SSĐB) và cũng là nguyên nhân gây tử vong<br />
hàng đầu trong các NKBV ở Hoa Kỳ(1). Tại Việt<br />
Nam, nghiên cứu tại BV Chợ Rẫy (2005) cho thấy<br />
VPBV chiếm 27,8% các nhiễm khuẩn BV<br />
(NKBV)(17). Tại BV Bạch Mai (2002), tỉ lệ NKBV<br />
tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC) là 17,2%, trong<br />
đó VPBV chiếm 82,2%(3). Theo Gaynes R. (2005)(6),<br />
các loại NKBV thường gặp nhất là viêm phổi,<br />
NK vết mổ, NK đường tiểu, NK máu. Các tác<br />
nhân gây VPBV thường gặp là E. coli, Klebsiella<br />
spp, Acinetobacter spp, Pseudomonas aeruginosa và<br />
Staphylococcus areus. Tuy nhiên, qua tham khảo<br />
các y văn trên thế giới cũng như tại Việt nam,<br />
những NC về VK (VK) gây VPBV sau PT bụng<br />
tại khoa SSĐB thì còn rất ít và chưa có những kết<br />
luận rõ ràng về vấn đề này. Chính vì vậy, chúng<br />
tôi tiến hành NC “Phân tích đặc điểm VK học<br />
gây VPBV sau PT bụng tại khoa SSĐB, BV Bình<br />
Dân” nhằm giúp xác định chẩn đoán chính xác<br />
tác nhân gây VPBV và có hướng điều trị hiệu<br />
quả kịp thời.<br />
<br />
Thiết kế NC<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định VK gây bệnh VPBV qua cấy bệnh<br />
phẩm.<br />
Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của từng<br />
VK gây bệnh.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nghiên cứu cắt ngang phân tích.<br />
<br />
Đối tượng NC<br />
Tất cả BN có PT bụng nhập khoa SSĐB, BV<br />
Bình Dân sau 48 giờ được chẩn đoán VPBV theo<br />
tiêu chuẩn NNISS –CDC (2004) từ ngày<br />
01/07/2010 đến 30/12/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV (theo tiêu chuẩn<br />
NNISS –CDC, 2004)(8)<br />
Xquang phổi: có ≥ 2 phim X-quang phổi có 1<br />
trong các biểu hiện sau: thâm nhiễm mới, hình<br />
ảnh đông đặc phổi, hình ảnh tạo hang.<br />
Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm: (1) BN<br />
có một trong các biểu hiện sau: sốt>380C không<br />
rõ nguyên nhân (>1000F), bạch cầu12.000 tế bào/mm3, người già>70 tuổi thay đổi<br />
trạng thái tâm thần không rõ nguyên nhân; và<br />
tối thiểu 2 trong các biểu hiện sau: đàm mủ mới<br />
xuất hiện, hay gia tăng, hay thay đổi tính chất;<br />
khởi phát ho hay gia tăng, khó thở, thở nhanh;<br />
ran phổi, ran phế quản; trao đổi khí xấu đi (giảm<br />
bão hòa oxy máu, PaO2/FiO2 < 240, tăng nhu cầu<br />
O2, thở máy).<br />
<br />
Phương pháp tiến hành NC<br />
Tất cả BN được chẩn đoán VPBV sẽ được<br />
nhuộm Gram, cấy VK các bệnh phẩm thu được<br />
qua hút lấy đàm hoặc dịch tiết qua ống NKQ.<br />
Mẫu đàm được gửi ngay đến phòng xét nghiệm<br />
trong vòng 1 giờ và được cấy định danh VK.<br />
Chẩn đoán dương tính là >105 cfu/ml đàm.<br />
- Cách lấy bệnh phẩm đường hô hấp: ở BN<br />
ho khạc được thì lấy đàm vào buổi sáng mới ngủ<br />
dậy, sau khi súc miệng làm sạch họng, hít thở<br />
sâu trong khoảng 10 – 20 giây, sau đó ho mạnh<br />
ra để khạc đàm. Ở BN đặt nội khí quản thì lấy<br />
chất tiết khí-phế quản bằng phương pháp hút<br />
<br />
89<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
“mù”, bằng cách cho BN thở oxy 100% trong 5<br />
phút, dùng một ống hút vô khuẩn đưa vào khíphế quản qua ống nội khí quản hoặc qua lỗ mở<br />
khí quản, luồn một ống hút nhỏ hơn vào trong<br />
lòng ống thứ nhất với một đầu gắn sẵn với bơm<br />
tiêm, hút chất tiết vào bơm tiêm rồi cho vào lọ<br />
môi trường cấy VK sẵn có.<br />
- Các xét nghiệm theo quy định của BN nhập<br />
SSĐB như sinh hóa, huyết học, soi, cấy và làm<br />
KS đồ các mẫu bệnh phẩm (như đàm, máu, dịch<br />
vết mổ, dịch vết thương, nước tiểu).<br />
- Kháng sinh đồ được thực hiện khi kết quả<br />
cấy dương tính. Kỹ thuật kháng sinh đồ bằng<br />
phương pháp khuếch tán trên thạch (kirby –<br />
bauer) thực hiện tại khoa Vi sinh của BV Bình<br />
Dân. Tính nhạy cảm KS có 3 giá trị: nhạy, trung<br />
gian, kháng. Đánh giá sự phù hợp KS ban đầu<br />
của từng VK.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ 01/07/2010 đến 30/12/2011, 63 BN VPBV<br />
và 150 BN không VPBV. Trong 63 BN VPBV, có<br />
54 trường hợp (TH) cấy đàm dương tính (chiếm<br />
85,7%), gồm 50 TH trực khuẩn Gram âm (92,6%)<br />
và 4 TH cầu khuẩn Gram dương (7,4%).<br />
<br />
Xác định VK gây bệnh VPBV qua cấy bệnh<br />
phẩm<br />
Bảng 1: Phân bố VK gây VPBV theo từng thời điểm<br />
(n=54)<br />
VK gây<br />
bệnh<br />
<br />
Phân bố<br />
<br />
N(%)<br />
<br />
Enterobacter<br />
aerogens<br />
<br />
13<br />
(24,1%)<br />
12<br />
P. aeruginosa<br />
(22,2%)<br />
Trực<br />
10<br />
khuẩn Gr(- Acinetobacter spp (18,5%)<br />
)<br />
E. coli<br />
8 (14,8%)<br />
<br />
VPBV<br />
sớm<br />
<br />
VPBV<br />
muộn<br />
<br />
2<br />
<br />
11<br />
<br />
1<br />
<br />
11<br />
<br />
1<br />
<br />
9<br />
<br />
1<br />
<br />
7<br />
<br />
Klebsiella spp<br />
<br />
4 (7,4%)<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
Proteus mirabilis<br />
<br />
3 (5,6%)<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
Cầu khuẩn Staphylococcus<br />
Gr(+)<br />
aureus<br />
<br />
4 (7,4%)<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
Tác nhân gây VPBV thường gặp ở nhóm<br />
khởi phát sớm là Enterobacter aerogens (33,3%), ở<br />
khởi phát muộn cũng là Enterobacter aerogens<br />
(22,9%) và P. aeruginosa (22,9%), Acinetobacter spp<br />
(18,7%), E. coli (14,6%), S. aureus chỉ gặp ở nhóm<br />
khởi phát muộn (8,3%).<br />
<br />
Bảng 2: Các chủng VK qua cấy máu, cấy dịch nơi tổn thương và cấy nước tiểu<br />
Mẫu bệnh phẩm<br />
Cấy máu<br />
<br />
Cấy dịch<br />
nơi tổn thương<br />
<br />
Cấy nước tiểu<br />
<br />
Loại VK<br />
Staphylococcus aureus<br />
E. coli<br />
Enterobacter aerogens<br />
P. aeruginosa<br />
Acinetobacter spp.<br />
Klebsiella spp.<br />
Staphylococcus aureus<br />
E. coli<br />
Proteus mirabilis<br />
E. coli<br />
<br />
Tỉ lệ cấy máu dương tính ở nhóm VPBV<br />
nhiều hơn so với nhóm không VPBV (p< 0,05).<br />
Tỉ lệ cấy dịch nơi tổn thương dương tính với<br />
VK ở nhóm VPBV thấp hơn gần ½ so với<br />
<br />
90<br />
<br />
N (%)<br />
3 (33,3%)<br />
6 (66,7%)<br />
10 (15,9%)<br />
5 (7,9%)<br />
2 (3,2%)<br />
10 (15,9%)<br />
15 (23,8%)<br />
19 (30,2%)<br />
3 (4,8%)<br />
1<br />
<br />
VPBV<br />
2<br />
4<br />
5<br />
0<br />
0<br />
5<br />
4<br />
9<br />
0<br />
1<br />
<br />
Không VPBV PR (95% CI)<br />
1<br />
2,4 (1,4-4,0)<br />
2<br />
5<br />
5<br />
2<br />
5<br />
1,3 (0,9-2,0)<br />
11<br />
10<br />
3<br />
0<br />
-<br />
<br />
p<br />
0,01<br />
<br />
0,18<br />
<br />
-<br />
<br />
nhóm không VPBV (35,9% so với 64,1%)<br />
(p>0,05). Kết quả cấy một mẫu nước tiểu<br />
dương tính với E. coli ở BN VPBV.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của<br />
từng VK gây bệnh VPBV<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mức độ đề kháng KS của Enterobacter<br />
aerogens<br />
Nhận xét: Enterobacter aerogens kháng hầu hết<br />
các KS trong KS đồ, chỉ còn nhạy với Colistin.<br />
<br />
Biểu đồ 2: Mức độ đề kháng KS của P. aeruginosa<br />
Nhận xét: P.aeruginosa kháng với hầu hết các<br />
loại KS, kháng hoàn toàn với Cefoperazone +<br />
Sulbactam và Amoxicillin & Acid Clavulanic, chỉ<br />
còn nhạy với Colistin.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Biểu đồ 3: Mức độ đề kháng KS của Acinetobacter<br />
spp<br />
Nhận xét: Acinetobacter spp gần như kháng<br />
hoàn toàn với tất cả các loại KS. Thấp nhất là<br />
Colistin (10%) và kháng 100% với 13/17 loại KS.<br />
<br />
Biểu đồ 4: Mức độ đề kháng KS của Klebsiella spp<br />
Nhận xét: Klebsiella spp còn nhạy với Colistin.<br />
Kháng hoàn toàn với Ceftriaxone, Ceftazidime,<br />
Cefoperazone, Tobramycin và Amoxcilline +<br />
Acid Clavulanic.<br />
<br />
91<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
:<br />
Biểu đồ 5: Mức độ đề kháng KS của Staphylococcus<br />
areus<br />
Nhận xét: Staphylococcus areus kháng với tất<br />
cả các loại KS. Kháng hoàn toàn với<br />
Levofloxacin, Ciprofloxacin và Cefepim.<br />
<br />
Biểu đồ 7: Mức độ đề kháng KS của Proteus<br />
mirabilis<br />
Nhận xét: Proteus mirabilis còn nhạy với<br />
Colistin, Imepenem và Meropenem.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
VK gây bệnh VPBV qua cấy bệnh phẩm<br />
<br />
Biểu đồ 6: Mức độ đề kháng KS của E.coli<br />
Nhận xét: E.coli còn nhạy với Colistin,<br />
Imipenem và Meropenem.<br />
<br />
92<br />
<br />
Các VK gây VPBV đã được xác định trong<br />
nhiều NC VK Gr(-) bao gồm Pseudomonas<br />
aeruginosa, Enterobacter, Acinetobacter spp và trực<br />
khuẩn đường ruột khoảng 55% đến 85% VPBV,<br />
cầu khuẩn Gr(+) (đặc biệt là Staphylococcus areus)<br />
khoảng 20% đến 30%. Trường hợp nhiễm nhiều<br />
chủng VK chiếm khoảng 40% đến 60%(10,11).<br />
Trong NC của chúng tôi, tỉ lệ cấy khuẩn dương<br />
tính trong các BN được chẩn đoán VPBV trên<br />
lâm sàng là 85,7%. Đây là kết quả dương tính<br />
khá cao cho thấy đàm là một phương pháp chẩn<br />
đoán hiệu quả để phát hiện VPBV. Tỉ lệ cấy<br />
dương tính của chúng tôi tương đương với tác<br />
giả Fagon Jean-Yves (85,7%)(4). Tuy nhiên, mức<br />
độ dương tính của phương pháp chẩn đoán này<br />
cũng tùy theo nhiều yếu tố, đặc biệt là việc sử<br />
dụng KS trước đó của BN sẽ làm cho kết quả cấy<br />
âm tính nhiều hơn. Một tổng kết của tác giả Jean<br />
Chastre(9) từ nhiều công trình NC của các tác giả<br />
khác nhau cho thấy, tỉ lệ cấy đàm dương tính<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />