intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về phán quyết trọng tài và quyết định trọng tài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã điểm lại một vài khái niệm cơ bản của pháp luật về phán quyết trọng tài và các quyết định trọng tài, có đối chiếu, so sánh quan điểm của các tác giả thông qua một số bài viết, công trình nghiên cứu, kể cả ở nước ngoài nhằm giúp bạn đọc có góc nhìn chân thật về vấn đề này, trên cơ sở đó làm tiền đề cho một bài viết khác sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về phán quyết trọng tài và quyết định trọng tài

  1. Soá 01/2023 - Naêm thöù möôøi taùm NGHIEÂ N CÖÙ U TRAO ÑOÅ I PHÁP LUẬT VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI Phan Hữu Thư1 Tóm tắt: Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp đã được Hội đồng trọng tài xem xét, nó chấm dứt quá trình tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài còn ban hành các quyết định trọng tài. Luật Trọng tài thương mại (TTTM) năm 2010 ra đời đã gần 12 năm, đã bộc lộ nhiều bất cập qua quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy, bài viết đã điểm lại một vài khái niệm cơ bản của pháp luật về phán quyết trọng tài và các quyết định trọng tài, có đối chiếu, so sánh quan điểm của các tác giả thông qua một số bài viết, công trình nghiên cứu, kể cả ở nước ngoài nhằm giúp bạn đọc có góc nhìn chân thật về vấn đề này, trên cơ sở đó làm tiền đề cho một bài viết khác sau này. Từ khóa: Pháp luật về phán quyết trọng tài, quyết định trọng tài. Nhận bài: 16/12/2022. Hoàn thành biên tập: 30/12/2022. Duyệt đăng: 05/01/2023. Abstract: Arbitration award is the final decision of the arbitration council on solving the whole dispute considered by the arbitration council. It ends the arbitral procedural process and takes effect. In addition, in solving dispute, the arbitration council also issues its decisions. The Law on commercial arbitration in 2010 issued 12 years ago has shown lots of shortcomings in enforcement. The article, therefore, reviews some basic concepts on arbitration award and arbitration decision, compares the authors’ viewpoints via some local and international writings, research projects with the aim to help readers have a close approach to this issue. From this, the article will be ground for another article in the coming time. Keywords: Law on arbitration award, arbitration decision. Date of receipt: 16/12/2022. Date of revision: 30/12/2022. Date of approval: 05/01/2023. 1. Khái niệm quyết định trọng tài và phán ngữ “quyết định trọng tài” này hoàn toàn không quyết trọng tài đồng nhất với thuật ngữ “quyết định trọng tài” Pháp lệnh Trọng tài Thương mại (Pháp lệnh được sử dụng trong Pháp lệnh TTTM. Tương TTTM) năm 2003 sử dụng thuật ngữ “Quyết tự, thuật ngữ “quyết định trọng tài” trong Pháp định trọng tài” tương đương với thuật ngữ “Phán lệnh TTTM với nội hàm là “phán quyết trọng quyết trọng tài” trong Luật TTTM. Luật TTTM tài” trong Luật TTTM còn được sử dụng trong có sự phân biệt giữa phán quyết trọng tài và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bố quyết định trọng tài. Phán quyết trọng tài là sung năm 2011 – BLTTDS năm 2011) và Luật quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết Thi hành án dân sự năm 2008. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố BLTTDS năm 2015 và Luật số 64/2014/QH13 tụng trọng tài theo khoản 10 Điều 3 Luật ngày 25/11/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung TTTM. Trong khi đó, thuật ngữ “Quyết định một số điều của Luật Thi hành án dân sự, có trọng tài” được sử dụng trong khoản 9 Điều 3 hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 đã thay thế thuật Luật TTTM là quyết định của Hội đồng trọng ngữ “quyết định trọng tài” bằng “phán quyết tài trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thuật trọng tài”2. 1 Phó giáo sư, Tiến sỹ, nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp. 2 Chương XXV của BLTTDS năm 2011 “Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động trọng tài thương mai” tại khoản 3 Điều 340 có quy định về huỷ quyết định trọng tài và Phần thứ sáu “Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quy định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài” (Điều 342, khoản 2 Điều 343, khoản 2 Điều 344, khoản1 Điều 345; Điều 346; 347; 348;349). BLTTDS năm 2015 tại Điều 341 khoản 5; Chương XXXII và Chương XXXV, Chương XXXVII và Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đã sử dụng hai thuật ngữ như trong Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 là “quyết định, phán quyết trọng tài” (Khoản 1 và khoản 2 Điều 1). 13
  2. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Như vậy, Luật TTTM sử dụng hai thuật ngữ đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ với hai nội hàm khác nhau, đó là “quyết định tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài6. trọng tài” và “phán quyết trọng tài”. 2. Về quyết định áp dụng, thay đổi, bổ Khoản 9 Điều 3 Luật TTTM quy định sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời “Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trong tố tụng trọng tài trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp”. Như trên đã nêu, quyết định áp dụng, thay Các quyết định trọng tài của Hội đồng trong quá đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trình giải quyết tranh chấp có thể là các quyết trong tố tụng trọng tài được xem như là một định do Hội đồng trọng tài ra khi quyết định về quyết định trọng tài, quy định tại khoản 9 Điều các vấn đề hoặc nội dung cụ thể, khác nhau của 3 của Luật TTTM. Trước đó, Pháp lệnh TTTM tranh chấp, ví dụ như quyết định áp dụng, thay không thừa nhận thẩm quyền của Hội đồng trọng đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết tài trong việc áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ định đình chỉ giải quyết tranh chấp, quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều 33 Pháp lệnh công nhận sự thỏa thuận của các bên (khoản 1 TTTM quy định về “Quyền yêu cầu áp dụng Điều 43, Điều 58, 59 Luật TTTM). Trong số các biện pháp khẩn cấp tạm thời”, theo đó, “Trong quyết định trọng tài mà Hội đồng trọng tài tuyên, quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bên được xem là “phán quyết trọng tài” và có thể bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, bị yêu cầu huỷ khi có các căn cứ huỷ phán quyết thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh trọng tài. Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ- nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp 20/3/2014 “Hướng dẫn thi hành một số quy định tạm thời sau đây”: Như vậy, chỉ có Toà án mới Luật TTTM” về “Căn cứ hủy phán quyết trọng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tài quy định tại Điều 68 Luật TTTM” quy định: khi có đơn yêu cầu, theo Pháp lệnh TTTM đây “1. Phán quyết trọng tài quy định tại khoản 10 không phải là thẩm quyền của Hội đồng trọng Điều 3 và Điều 68 Luật TTTM bao gồm quyết tài. Việc Luật TTTM dành hẳn cả một chương định công nhận sự thỏa thuận của các bên của để quy định về vấn đề này là một sự tiến bộ vượt Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 58 Luật trội về mặt lập pháp. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm TTTM3 và phán quyết trọng tài của Hội đồng thi hành, quy định của Luật TTTM về vấn đề này trọng tài quy định tại Điều 61 Luật TTTM”4. cũng có nhiều nội dung cần trao đổi. Quyết định định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy Thứ nhất, về khái niệm biện pháp khẩn cấp bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là tạm thời. “phán quyết trọng tài”, do đó, không phải là đối Chương VII Luật TTTM không có điều luật tượng bị huỷ khi có căn cứ quy định tại Điều 68 nào nêu khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời. Luật TTTM. Trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm Tóm lại, Luật TTTM, định nghĩa “Quyết 2015 cũng tương tự. Việc Luật TTTM không đưa định trọng tài” là quyết định của Hội đồng trọng ra khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà tài trong quá trình giải quyết tranh chấp5 và chỉ quy định về điều kiện và thủ tục yêu cầu áp “Phán quyết trọng tài” là quyết định của Hội dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể dẫn đến 3 Điều 58 Luật TTTM năm 2010 quy định: Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài. 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 20 tháng 3 năm 2014 “Hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài Thương mại”. 5 Khoản 9 Điều 3 Luật TTTM năm 2010. 6 Khoản 10 Điều 3 Luật TTTM năm 2010. 14
  3. Soá 01/2023 - Naêm thöù möôøi taùm hậu quả là cả Hội đồng trọng tài lẫn các bên tranh buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một chấp không nắm được hết ý nghĩa cũng như vai trò hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố ̛ trọng tài thưong mại, từ đó làm cho việc áp dụng tụng Trọng tài; (iii) Kê biên tài sản đang tranh trở nên khó khăn, các bên tranh chấp cũng như Hội chấp; (iv) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đồng trọng tài ngại áp dụng các biện pháp khẩn cấp đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tạm thời. Do đó, theo tác giả Lê Bá Tòng trong tranh chấp; (v) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Áp dụng các biện giữa các bên; và (vi) Cấm chuyển dịch quyền về pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Theo tác bằng trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam giả Lương Thanh Quang - Công ty Luật Rajah & hiện nay” có ý kiến là “Cần quy định rõ khái niệm Tann LCT Lawyers, thì quy định như trên “vừa về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Luật TTTM. thừa, vừa thiếu”. “Thừa” là bởi vì trong số đó có Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời cần nêu rõ những biện pháp mà thực tế cho thấy nếu có mục đích, thời gian, về cách thức để HĐTT ban được áp dụng đi nữa thì cũng hoặc là hoàn toàn hành biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc đưa khái vô ích, hoặc là không thể thi hành được. Còn niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời vào trong “thiếu” là vì Luật TTTM quy định chỉ có 06 biện Luật TTTM không chỉ có ý nghĩa về mặt thực tiễn pháp khẩn cấp tạm thời, nên khi một vài (thậm chí giải quyết tranh chấp mà còn có ý nghĩa quan trọng là một nửa) trong số đó bất khả thi hoặc vô ích, thì về mặt khoa học pháp lý liên quan tới tố tụng trọng sự thiếu cũng là điều dễ hiểu8. Từ đó, tác giả này tài thương mại. Do vậy, cần phải có khái niệm cụ cho rằng: “Hiện nay trên thế giới, các nước có nền thể về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Luật trọng tài phát triển có lẽ không ai làm như chúng ta. TTTM để từ đó việc áp dụng biện pháp khẩn cấp Luật trọng tài các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc, tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mại được thi Đức, Anh, Thụy Sỹ, Ukraine… đều không theo hành một cách thống nhất cũng như để các bên hướng liệt kê các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà tham gia tố tụng trọng tài cảm nhận được sự bình Trọng tài có quyền áp dụng như ở Việt Nam (khoản đẳng của họ, cho dù họ tham gia vào tố tụng tại tòa 2 Điều 49 Luật TTTM). Dường như ở những quốc án hay tố tụng trọng tài. Ngoài ra việc quy định gia này, Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng tất khái niệm về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào mà Luật TTTM sẽ giúp các bên tranh chấp có một Tòa án áp dụng, loại trừ một số biện pháp khẩn cách hiểu đầy đủ hơn, cụ thể hơn về biện pháp cấp tạm thời chỉ thuộc đặc quyền của Tòa án”9. khẩn cấp tạm thời, khi đã hiểu rõ, các bên sẽ Tác giả này viện dẫn một số quy định của một số tăng cường yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp nước trên thế giới để chứng minh cho điều mình tạm thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nói. Cụ thể, tác giả này chỉ ra, “ở Pháp, Điều chính đáng của mình”7. 1468 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp quy định: Thứ hai, về các biện pháp khẩn cấp tạm thời “Hội đồng trọng tài có thể ra lệnh áp dụng bất theo khoản 2 Điều 49 Luật TTTM. kỳ một biện pháp bảo toàn chứng cứ hay tạm Biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định thời nào theo yêu cầu của các bên mà Hội đồng trong Luật TTTM tại Chương VII, từ Điều 48 trọng tài cho rằng phù hợp sau khi đương sự đã đến Điều 53. Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 đáp ứng các điều kiện đặt ra và nếu cần, còn có Luật TTTM, các biện pháp khẩn cấp tạm thời thể kèm theo biện pháp phạt đối với việc chậm thuộc thẩm quyền áp dụng của Hội đồng trọng trễ thi hành các lệnh này. Tuy nhiên, chỉ Tòa án tài bao gồm 06 biện pháp sau: (i) Cấm thay đổi mới có quyền ra lệnh kê biên tài sản và bảo đảm hiện trạng tài sản đang tranh chấp; (ii) Cấm hoặc tư pháp. Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi 7 https://gass.edu.vn/CMS/Lists/LuanVan_LuanAn/Attachments/17516/Luanvan_LeBaTong.pdf. 8 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/03/30/bn-ve-cc-bien-php-khan-cap-tam-thoi-thuoc-tham-quyen-p- dung-cua-trong-ti-thuong-mai/. 9 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/03/30/bn-ve-cc-bien-php-khan-cap-tam-thoi-thuoc-tham-quyen-p- dung-cua-trong-ti-thuong-mai/. 15
  4. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP hoặc áp dụng bổ sung bất kỳ biện pháp bảo toàn cần sửa đổi nội dung khoản 2 Điều 49 Luật TTTM chứng cứ hay tạm thời nào đã ban hành”. về nội dung các biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc Ở Nhật, Điều 24 Luật TTTM Nhật Bản (Các thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, theo hướng biện pháp tạm thời do trọng tài áp dụng) quy không liệt kê cụ thể các biện pháp cụ thể mà chỉ định: “(1) Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, nên quy định: “Hội đồng trọng tài có thể áp dụng Hội đồng trọng tài có quyền ra lệnh áp dụng một bất kỳ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào trong số hoặc một số biện pháp bảo vệ tạm thời theo yêu các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Bộ luật Tố tụng cầu của một bên tranh chấp nếu xét thấy cần thiết dân sự quy định mà Hội đồng trọng tài xét thấy cho việc giải quyết tranh chấp…”. rằng phù hợp, ngoại trừ biện pháp kê biên tài sản, Tại Đức, Điều 1041 Luật Trọng tài Đức và nếu cần, còn có thể kèm theo biện pháp phạt đối (Những biện pháp bảo toàn tạm thời) quy định: với việc chậm trễ thi hành các lệnh này”11. “(1) Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, theo đề Thứ ba, về thẩm quyền và phạm vi áp dụng. nghị của một bên, Ủy ban trọng tài có thể yêu Theo quy định tại Điều 48 và Điều 49 Luật cầu áp dụng những biện pháp bảo toàn tạm thời, TTTM, thì trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu Ủy ban xét thấy cần thiết đối với việc giải một trong các bên tranh chấp có quyền yêu cầu quyết nội dung tranh chấp. Ủy ban trọng tài có Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp thể yêu cầu bất kỳ bên nào đưa ra bảo đảm thích tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 49. Khi có yêu hợp với biện pháp đó…”. cầu của một trong các bên, thì Hội đồng trọng tài Tại Thụy Sỹ, Điều 183 Luật Trọng tài quốc có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và tế Thụy Sỹ (Các biện pháp lâm thời và bảo vệ) chỉ được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định: “(1) Trừ khi các bên có thỏa thuận mà đương sự đã yêu cầu. Quy định này tương đối khác, Hội đồng trọng tài có quyền, dựa trên yêu hạn chế so với quy định cùng loại trong Bộ luật cầu của một bên, ra lệnh áp dụng các biện pháp Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, xét từ góc lâm thời và bảo vệ; (2) Nếu bên bị áp dụng độ, trong tố tụng trọng tài, Hội đồng trọng tài đều không tự nguyện thi hành các biện áp này, Hội tôn trọng sự lựa chọn của đương sự, tránh những đồng trọng tài có quyền yêu cầu lệnh cưỡng chế can thiệp từ phía Trung tâm trọng tài hay Hội của Thẩm phán tòa án liên bang để hỗ trợ Trọng đồng trọng tài nên quy định như trên là điều cần tài theo luật chung; (3) Hội đồng trọng tài hoặc thiết. Tuy nhiên, theo Điều 49 Luật TTTM thì Hội Thẩm phán tòa án liên bang ra lệnh áp dụng các đồng trọng tài chỉ có thẩm quyền áp dụng biện biện pháp lâm thời và bảo vệ sau khi bên yêu pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp cầu đã thực hiện các biện pháp bảo đảm phù mà không có thẩm quyền đối với bên thứ ba. Điều hợp”. này là khác với thẩm quyền của Tòa án, bởi Tòa Và theo Điều 17 Luật Trọng tài quốc tế án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Ukraine (Quyền của tòa án trọng tài ra lệnh áp đối với cả bên thứ ba nếu được yêu cầu và xét dụng biện pháp bảo toàn tạm thời) thì: “Nếu giữa thấy có đủ căn cứ theo luật. Xuất phát từ sự khác các bên không có thỏa thuận khác, thì theo yêu biệt này, tác giả Tưởng Duy Lượng trong bài viết cầu của một bên, tòa án trọng tài có thể áp dụng “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố biện pháp bảo toàn tạm thời đối với đối tượng tụng trọng tài” cho rằng: “Trong trường hợp có tranh chấp, đúng theo yêu cầu mà bên đó cho là yêu cầu và trọng tài áp dụng cho bên thứ ba, cần cần thiết. Tòa án trọng tài có thể yêu cầu bất kỳ làm rõ bên thứ ba có liên quan đến thỏa thuận bên nào thực hiện các biện pháp bảo đảm cần trọng tài hay không, vì thông thường, thỏa thuận thiết theo những biện pháp này10”. trọng tài chỉ có giá trị ràng buộc đối với các bên Từ những phân tích trên, tác giả này kiến nghị tham gia thỏa thuận đó. Chỉ một số ít trường hợp 10 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/03/30/bn-ve-cc-bien-php-khan-cap-tam-thoi-thuoc-tham-quyen-p- dung-cua-trong-ti-thuong-mai/. 11 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/03/30/bn-ve-cc-bien-php-khan-cap-tam-thoi-thuoc-tham-quyen-p- dung-cua-trong-ti-thuong-mai/. 16
  5. Soá 01/2023 - Naêm thöù möôøi taùm bên thứ ba trong thỏa thuận trọng tài bị ràng buộc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bởi thỏa thuận đó, có thể kể ra là: Tòa án luôn được đảm bảo thi hành căn cứ điểm b Một là, theo học thuyết “tập đoàn công ty”, khoản 2 Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 mà theo đó những quyền lợi và trách nhiệm phát và điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự sinh từ một thỏa thuận trọng tài trong một số năm 2014, thì một quyết định tương tự của Hội trường hợp có thể mở rộng sang các thành viên đồng trọng tài, cho đến giờ này, vẫn chưa có một khác trong tập đoàn; sự bảo đảm nào tương tự. Cần nói cho rõ là tại Hai là, do hiệu lực của quy tắc chung về chuyển khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 nhượng, đại lý và kế thừa. Theo đó một chi nhánh quy định rõ ràng rằng: “Những bản án, quyết định của một bên trong điều khoản trọng tài có thể là sau đây của toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay đồng bị đơn trong quá trình tố tụng trọng tài...”12. mặc dầu có thể bị kháng cáo, kháng nghị”. Tại điểm Từ đó, tác giả này đề xuất: “Để việc hiểu và áp dụng b chỉ rõ bao gồm cả “Quyết định áp dụng biện pháp thống nhất, khi sửa đổi, bổ sung Luật TTTM cần khẩn cấp tạm thời”. Mặc dù, tại điểm e khoản 1 quy định rõ khi nào thì thỏa thuận trọng tài sẽ có Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có quy giá trị đối với bên thứ ba và chỉ khi đó Hội đồng định là “Phán quyết, quyết định của Trọng tài trọng tài mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp thương mại” thuộc những “Bản án, quyết định quy khẩn cấp tạm thời đối với bên thứ ba đó”13. định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp Thứ tư, về hiệu lực của quyết định áp dụng luật:” nhưng Luật TTTM không có điều nào chỉ ra biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng trọng là quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tài ban hành. đã có hiệu lực ngay hoặc chỉ ra như hiệu lực của Nếu như Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể Điều 139 có quy định rõ là “1. Quyết định áp dụng, từ ngày ban hành (khoản 5 Điều 61 Luật TTTM). thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có Quan điểm cho rằng biện pháp khẩn cấp hiệu lực thi hành ngay”, thì một quy định ngắn gọn tạm thời có thể được nhiều người mặc nhiên tương tự chúng ta không thể nhìn thấy trong Luật công nhận là có hiệu lực ngay như biện pháp TTTM. Khoản 5 Điều 50 Luật TTTM đề cập đến khẩn cấp tạm thời tạm thời do Toà án ban hành. “5. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn Điều này không phải không có cơ sở, trong cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện cuốn “Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự” mại” của hai tác giả TS. Đỗ Văn Đại và TS. chưa đủ thuyết phục để khẳng định là quyết định áp Trần Hoàng Hải có dành gần 31 trang từ trang dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi 262 đến trang 290, nhưng các tác giả không đề hành ngay như quy định tại Điều 139 của Bộ luật Tố cập đến hiệu lực của quyết định áp dụng, thay tụng dân sự năm 2015. Có thể hiểu một cách mặc đổi, sửa đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm định là đã nói đến biện pháp khẩn cấp tạm thời tức thời trong tố tụng trọng tài14. Các tác giả cho là nó phải có hiệu lực ngay và khi được yêu cầu cơ rằng đã là quyết định áp dụng, thay đổi, sửa quan thi hành án thi hành biện pháp khẩn cấp tạm đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời thời đó thì có nghĩa là nó đã có hiệu lực. Tuy nhiên, đương nhiên là có hiệu lực thi hành ngay. Tuy người ta có thể phản đối lập luận đó trên cơ sở viện nhiên, đó là một cách hiểu không có căn cứ dẫn hiệu lực của biện pháp khẩn cấp tạm thời do vững chắc. Do đó, việc bổ sung vào Luật Toà án áp dụng trong tố tụng dân sự như đã đề cập TTTM hiệu lực của biện pháp khẩn cấp tạm ở trên. Ngoài ra cũng cần nói thêm là nếu như một thời là rất cần thiết./. 12 http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1&p_cateid=1751909&article_details= 1&item_id=147735716. 13 http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1&p_cateid=1751909&article_details =1&item_id=147735716. 14 TS. Đỗ Văn Đại, TS. Trần Hoàng Hải, (2011), Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, sách chuyên khảo, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật Hà Nội, tr.262 - tr.290. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2