intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển bền vững du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển bền vững du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích tìm ra những vấn đề ảnh hưởng, sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với việc phát triển bền vững du lịch đường sông. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS nhằm tìm hiểu các mối quan hệ của du lịch đường sông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển bền vững du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh

  1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Phước Hiền1 Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích tìm ra những vấn đề ảnh hưởng, sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với việc phát triển bền vững du lịch đường sông. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS nhằm tìm hiểu các mối quan hệ của du lịch đường sông. Bài viết đề cập đến vai trò, trở ngại, điều kiện để phát triển bền vững du lịch đường sông, đồng thời phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông. Từ khóa: Du lịch đường sông, phát triển bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập niên gần đây, du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh là loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Phát triển du lịch sông giữa các tuyến điểm du lịch trong thành phố và tỉnh thành ven sông đã tạo nên một mạng lưới du lịch sông rộng lớn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và văn hóa cho khu vực. Với hệ thống sông rộng lớn, đặc biệt là con sông Sài Gòn, việc phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho du khách khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp của thành phố từ một góc nhìn sông nước. Du khách có thể tận hưởng không gian yên tĩnh, mát mẻ và thư thái khi đi thuyền trên sông, đồng thời chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của các cầu, tòa nhà và quang cảnh thành phố về đêm. Các hành trình du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh thường bao gồm tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như Công viên 23/9, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Chợ Bến Thành và Dinh Độc Lập. Du khách cũng có cơ hội khám phá những khu vực ven sông, nơi có những làng nghề truyền thống và các trang trại nuôi cá. Điểm đặc biệt của du lịch sông là khả năng tham quan các khu vực nông thôn và cảnh quan tự nhiên không thể tiếp cận được bằng đường bộ. Để phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh, các bên liên quan đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng đón tiếp du khách và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Các tuyến đường sông cũng được nâng cấp và cải thiện để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho du khách. Có thể nói, phát triển du lịch đường sông đã mang lại nhiều lợi ích như tăng cường hợp tác kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần phát triển kinh tế địa phương và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời, việc khai thác du lịch 1 Khoa Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
  2. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 249 đường sông cũng giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của khu vực ven sông. Du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh là một ngành công nghiệp tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và văn hóa. Việc tận dụng hệ thống sông, phát triển du lịch sông đã tạo ra một trải nghiệm du lịch độc đáo cho du khách và đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý đang gặp phải trong việc phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh là thiếu hụt cơ sở hạ tầng và tiện ích hỗ trợ. Mặc dù thành phố có nhiều dòng sông và con kênh, nhưng việc thiếu cảng neo đậu, trạm hành khách, và các tiện ích dọc bờ sông đang hạn chế sự tiện lợi và thu hút của du lịch đường sông. Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách và làm giảm khả năng phát triển của ngành du lịch đường sông tại thành phố. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về du lịch đường sông, Hồng, N. T., & Hồng, N. K. (2019) trong công trình nghiên cứu “Đánh giá điểm tài nguyên du lịch theo định hướng khai thác du lịch đường sông trên sông Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ ở thành phố Đà Nẵng” đã trình bày kết quả đánh giá phân loại điểm tài nguyên du lịch theo thang điểm tổng hợp và xây dựng các định hướng cho khai thác hoạt động du lịch đường sông ở ba sông trên. Liên quan đến thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng du lịch đường sông, Tùng, H. V., và Nguyên, N. T. T. (2019) có công trình phân tích thực trạng và giải pháp kinh doanh du lịch đường sông thành phố Cần Thơ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch. Bài viết đã phân tích mối liên kết dọc trong chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch, đánh giá cảm nhận của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với loại hình du lịch đường sông của thành phố. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy cũng có sự liên kết giữa các tổ chức, cá nhân và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch, liên kết này đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đường sông tại thành phố Cần Thơ. Liên quan đến công trình nghiên cứu về du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh, Lê, D. T. (2022) đã có công trình nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và nêu một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đường sông có lưu trú ở Thành phố Hồ Chí Minh. Về mô hình du lịch đường sông, Duong, H. (2021) trong nghiên cứu về mô hình sản phẩm tổng hợp du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định năm thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình Sản phẩm du lịch tổng quát của Smith, làm tiền đề cho việc lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đường sông phù hợp cho thành phố trong tương lai. Trong các nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch nói chung có nghiên cứu của tác giả Thảo, N. T. T. (2020) với công trình “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ du lịch sinh thái Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh” đã đề cập đến phát triển du
  3. 250 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... lịch bền vững dịch vụ du lịch sinh thái Cần Giờ. Theo kết quả nghiên cứu, cần chú trọng đến xây dựng thương hiệu điểm đến cho du lịch Cần Giờ. Cũng như các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách du lịch đối với du lịch Cần Giờ. Liên quan đến nhân tố phát triển bền vững, Hoàng, N. P. (2022) trong nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững”: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau đã xác định sự ảnh hưởng các nhân tố đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 08 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững gồm: tài nguyên con người; tài nguyên kinh tế; tài nguyên môi trường; cơ sở vật chất; tài nguyên văn hóa - xã hội; chính sách quản lý du lịch; liên vùng du lịch; tài nguyên thiên nhiên. Trong đó yếu tố tài nguyên con người ảnh hưởng mạnh nhất. Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch đường sông, phát triển bền vững du lịch đường sông liên quan đến các khía cạnh như đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; phân tích thực trạng hoạt động, liên kết du lịch và giải pháp nâng cao chất lượng du lịch đường sông; mô hình sản phẩm du lịch đường sông; phát triển bền vững du lịch về ẩm thực, về điểm đến. Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu “Phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh” về hạn chế, điều kiện, vai trò của phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh là một đóng góp mới, đồng thời góp phần phát triển du lịch sông, phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh một cách bền vững. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách gửi phiếu khảo sát cho các đối tượng tham gia khảo sát, bao gồm: Cộng đồng địa phương; Sinh viên - Học sinh; Cán bộ nhân viên; Công ty du lịch; Hộ kinh doanh/nhà hàng/khách sạn; Hướng dẫn viên; Khách du lịch. Mục đích của nghiên cứu định lượng là để xác minh các tiêu chí và giả thuyết của nghiên cứu. Dữ liệu thu thập từ các cuộc khảo sát sẽ được nhập vào phần mềm SPSS để phân tích từng bước nhằm kiểm tra tính đáng tin cậy của thang đo đo lường bằng hệ số alpha Cronbach thông qua đánh giá các giá trị trên thang Likert. Thiết kế của bảng hỏi định lượng: Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu số liệu bao gồm hai phần chính: phần thông tin chung và phần đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 20 tiêu chí: Bến tàu du lịch có vị trí thuận lợi; Đường sá được đầu tư khang trang, rộng rãi; Đường sá di chuyển và kết nối du lịch thuận lợi; Tuyến điểm du lịch có trạm dừng chân, nhà vệ sinh sạch sẽ, hiện đại; Đa dạng và phong phú loại hình ẩm thực; Đa dạng phương tiện vận chuyển du lịch; Đa dạng dịch vụ tham quan du lịch; Đa dạng loại hình lưu trú; Hiếu khách, cầu thị; Đáp
  4. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 251 ứng tốt nhu cầu phát triển du lịch đường sông; Cần được đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng; Có tay nghề, kinh nghiệm phục vụ khách du lịch; Khách du lịch; Đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch; Cộng đồng địa phương; Truyền thông du lịch; Liên kết, hợp tác về đa dạng sản phẩm du lịch đường sông; Liên kết, hợp tác về quảng bá, marketing du lịch đường sông; Liên kết, hợp tác về chuỗi sản phẩm phục vụ khách du lịch đường sông; Liên kết, hợp tác về giá tour tuyến, điểm đến du lịch đường sông. Phần thông tin chung (từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 7) được thiết kế theo một trình tự cụ thể để thu thập thông tin từ các đối tượng tham gia khảo sát, nhằm mục đích đánh giá các hoạt động liên quan đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. Việc đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng được tổng hợp dựa trên các thang đo đo lường được phát triển trong thiết kế nghiên cứu, sau khi hoàn thành giai đoạn nghiên cứu định tính. Những thang đo đo lường này được xây dựng dưới dạng một thang Likert 5 điểm, từ “Không quan trọng” đến “Rất quan trọng” đối với các hoạt động liên quan đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. Để đo lường các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu sử dụng bốn biến số độc lập, sử dụng một thang đo đo lường 5 điểm để đo mức độ đồng tình của người tham gia khảo sát, trong đó 1 đại diện cho “Không quan trọng”, 2 đại diện cho “Một chút quan trọng”, 3 đại diện cho “Trung lập”, 4 đại diện cho “Quan trọng” và 5 đại diện cho “Rất quan trọng”. Tất cả các thang đo đo lường được điều chỉnh từ các nghiên cứu trước và được sửa đổi để phù hợp với các hoạt động liên quan đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. Thiết kế nghiên cứu và kích thước mẫu: Kích thước mẫu: n = 234. Hình thức: Phiếu khảo sát trực tiếp. Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu khảo sát đã được kiểm tra trước khi tiến hành phân tích và nghiên cứu, đồng thời sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để hỗ trợ phân tích dữ liệu sau khi thu thập. Thống kê mô tả: Nghiên cứu đã trình bày số lượng mẫu phản hồi cần thiết cho phân tích dữ liệu và thống kê về các hoạt động liên quan đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đo lường: Độ tin cậy của thang đo đo lường đã được đánh giá bằng hệ số alpha Cronbach để loại bỏ các biến không phù hợp và giảm thiểu các biến không liên quan trong quá trình nghiên cứu và để xác nhận tính đáng tin cậy của thang đo đo lường. Thang đo đo lường có thể coi là đáng tin cậy và nhất quán nếu alpha Cronbach ≥ 0.70. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hiện nay, du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển với đa dạng loại hình tour tuyến như tour ngắn ngày, tour nửa ngày, hoặc tour dài ngày. Các tour tuyến thường bao gồm tham quan các điểm du lịch nổi tiếng ven sông như Cần
  5. 252 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Giờ, Thảo Cầm Viên, và Bình Quới. Lịch trình thường linh hoạt, có thể điểm qua các điểm dừng chân để khám phá văn hóa, ẩm thực địa phương hoặc tham gia các hoạt động giải trí trên sông. Các công ty khai thác du lịch đường sông thường cung cấp dịch vụ từ phương tiện di chuyển, hướng dẫn viên du lịch đến ẩm thực và giải trí. Đối tượng khách tham gia tour đa dạng, từ khách du lịch trong và ngoài nước, đến các nhóm địa phương và doanh nghiệp tổ chức đội nhóm. Số lượng khách tham gia tour tăng đều theo thời gian, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết Nguyên Đán và mùa du lịch. Mức giá tour dao động phụ thuộc vào loại hình tour, lịch trình, và dịch vụ kèm theo, thường từ khoảng vài trăm nghìn đến một triệu đồng mỗi người. 4.1. Phân tích mô tả về đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Về nghề nghiệp chính của đối tượng nghiên cứu: Trong số 234 người được phỏng vấn có 57 người thuộc khách du lịch (chiếm 24,4%), 52 người thuộc hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống và lưu trú (chiếm 22,2%), 43 người cộng đồng địa phương (chiếm 18,4%), 40 người là cán bộ, nhân viên (chiếm 17,1%), 21 người là công ty du lịch (chiếm 9,0%) còn lại là học sinh, sinh viên, hướng dẫn viên và các đối tượng khác như biểu đồ sau: Đơn vị: % Biểu đồ 1. Nghề nghiệp người trả lời phỏng vấn 4.1.2. Về giới tính của khách du lịch Có 132 khách là nam (chiếm 56,4%) số người phỏng vấn và 102 người là nữ (chiếm 43,6%) số người trả lời phỏng vấn, như biểu đồ sau:
  6. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 253 Đơn vị: % Biểu đồ 2. Giới tính người trả lời phỏng vấn 4.1.3. Biết về du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh có môi trường phát triển bền vững Có 129 người trả lời có biết về phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 55,4%), 40 người trả lời không biết (chiếm 17,2%) và 64 người trả lời không nắm rõ (chiếm 27,5%) số người trả lời như biểu đồ dưới: Đơn vị: % Biểu đồ 3. Biết về môi trường bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh 4.1.4. Về những trở ngại của việc phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh Có 76,5% cho rằng do giá dịch vụ du lịch đường sông khá cao; những trở ngại khác như: Sản phẩm du lịch đường sông chưa phong phú; Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch đường sông còn hạn chế; Sản phẩm du lịch đường sông thiếu liên kết; Số nhân lực du lịch đường sông qua đào tạo thấp; Mức độ yêu nghề, gắn bó nghề thấp; Chiến lược phát triển, quy hoạch du lịch đường sông chậm triển khai, cũng có số trả lời trên 50% như biểu đồ sau:
  7. 254 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Đơn vị: % Biểu đồ 4. Những trở ngại của việc phát triển bền vững du lịch đường sông Tp. Hồ Chí Minh 4.1.5. Về vai trò của phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh Có 88,0% cho rằng vai trò của phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh là phục vụ thiết thực nhu cầu tìm hiểu, khám phá, tham quan và giải trí du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra những vai trò khác như: Phục vụ thiết thực nhu cầu quản lý và khai thác có hiệu quả tuyến điểm du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh; Phục vụ thiết thực cho việc làm phong phú, hấp dẫn tour tuyến du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh; Phục vụ thiết thực nhu cầu tăng cường nhận thức và giáo dục về du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh; Phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển, định hướng du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh; Phục vụ yêu cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành du lịch như biểu đồ sau: Đơn vị: % Biểu đồ 5. Vai trò của việc phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh
  8. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 255 4.1.6. Về những điều kiện để phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh Có 74,7% cho rằng phải có môi trường bền vững về tour tuyến; 64,80% phải có môi trường bền vững về lưu trú. Ngoài ra những điều kiện như: Phải có môi trường bền vững về dịch vụ ăn uống; Phải có môi trường bền vững về phương tiện vận chuyển; Phải có môi trường bền vững về điểm đến cũng đều có trên 55% số người trả lời phỏng vấn lựa chọn như biểu đồ sau: Đơn vị: % Biểu đồ 6. Những điều kiện phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh 4.2. Về phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh theo thang đo Likert Để phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh theo thang đo Likert, tác giả đã xây dựng 20 tiêu chí chia thành 5 nhóm yếu tố để cho điểm đánh giá từ 1 đến 5 với các ý nghĩa: (1) Không quan trọng; (2) Ít quan trọng; (3) Không ý kiến; (4) Quan trọng; (5) Rất quan trọng. Theo thang đo Likert, điểm đánh giá là thấp nhất là 1, cao nhất là 5, trung bình là 2.50, kết quả cụ thể như sau: 4.2.1. Đánh giá về cơ sở hạ tầng du lịch Chỉ số Cronbach’s Alpha đạt 0.820 là đạt mức khá cao (quy định từ 0.700 đến 1.000) chứng tỏ tập hợp biến này có liên kết tốt để phản ánh về cơ sở hạ tầng du lịch vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh theo thang đo Likert. Điểm đánh giá từng tiêu chí cũng đạt kết quả cao và đồng đều. Tiêu chí được đánh giá cao nhất là: Tuyến đường du lịch có trạm dừng chân, nhà vệ sinh sạch sẽ, hiện đại có điểm trung bình 4.18, còn tiêu chí đánh giá thấp nhất là Bến tàu có vị trí thuận lợi,
  9. 256 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... có điểm trung bình 3.90. Về độ lệch chuẩn của các tiêu chí ở mức trên trung bình: thấp nhất là tiêu chí Bến tàu có vị trí thuận lợi, có độ lệch chuẩn bằng 0.964 và cao nhất là tiêu chí Đường sá được đầu tư khang trang, rộng rãi, có độ lệch chuẩn bằng 1.115. (Thường độ lệnh chuẩn dưới 0.500 là có độ đồng đều trong đánh giá cao). Kết quả phân tích cho thấy các tiêu chí xây dựng là phù hợp và có độ liên kết tốt để đánh giá về cơ sở hạ tầng vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.2. Đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Chỉ số Cronbach’s Alpha đạt 0.833 là đạt mức khá cao (quy định từ 0.700 đến 1.000) chứng tỏ tập hợp biến này có liên kết tốt để phản ánh về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh theo thang đo Likert. Điểm đánh giá từng tiêu chí cũng đạt kết quả cao và đồng đều. Tiêu chí được đánh giá cao nhất là: Đa dạng và phong phú loại hình ẩm thực, có điểm trung bình 3.84, còn tiêu chí đánh giá thấp nhất là Đa dạng dịch vụ tham quan du lịch, có điểm trung bình 3.43. Về độ lệch chuẩn của các tiêu chí ở mức khá cao: thấp nhất là tiêu chí Đa dạng phương tiện vận chuyển du lịch, có độ lệch chuẩn bằng 1.108 và cao nhất là tiêu chí Đa dạng loại hình lưu trú, có độ lệch chuẩn bằng 1.208. Thường độ lệnh chuẩn dưới 0.500 là có độ đồng đều trong đánh giá cao. Kết quả phân tích cho thấy các tiêu chí xây dựng là phù hợp và có độ liên kết tốt để đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.3. Đánh giá về đội ngũ nguồn nhân lực Chỉ số Cronbach’s Alpha đạt 0.852 là đạt mức khá cao (quy định từ 0.700 đến 1.000) chứng tỏ tập hợp biến này có liên kết tốt để phản ánh về đội ngũ nguồn nhân lực vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh theo thang đo Likert. Điểm đánh giá từng tiêu chí cũng đạt kết quả cao và đồng đều. Tiêu chí được đánh giá cao nhất là: Hiếu khách, cầu thị, có điểm trung bình 4.04, còn tiêu chí đánh giá thấp nhất là Đáp ứng tốt nhu cầu phát triển du lịch đường sông, có điểm trung bình 3.84. Về độ lệch chuẩn của các tiêu chí ở mức khá cao: thấp nhất là tiêu chí Cần được đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng, có độ lệch chuẩn bằng 1.000 và cao nhất là tiêu chí Có tay nghề, kinh nghiệm phục vụ khách du lịch, có độ lệch chuẩn bằng 1.115. Thường độ lệnh chuẩn dưới 0.500 là có độ đồng đều trong đánh giá cao. Kết quả phân tích cho thấy các tiêu chí xây dựng là phù hợp và có độ liên kết tốt để đánh giá đội ngũ nguồn nhân lực trong vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.4. Đánh giá về các bên liên quan Chỉ số Cronbach’s Alpha đạt 0.882 là đạt mức cao (quy định từ 0.700 đến 1.000) chứng tỏ tập hợp biến này có liên kết tốt để phản ánh về cơ sở hạ tầng du lịch vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh theo thang đo Likert.
  10. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 257 Điểm đánh từng tiêu chí cũng đạt kết quả cao và đồng đều. Tiêu chí được đánh giá cao nhất là: Cộng đồng địa phương, có điểm trung bình 3.94, còn tiêu chí đánh giá thấp nhất là Truyền thông du lịch, có điểm trung bình 4.05. Về độ lệch chuẩn của các tiêu chí ở mức khá cao: thấp nhất là tiêu chí Đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, có độ lệch chuẩn bằng 0.975 và cao nhất là tiêu chí Khách du lịch, có độ lệch chuẩn bằng 1.069. Thường độ lệnh chuẩn dưới 0.500 là có độ đồng đều trong đánh giá cao. Kết quả phân tích cho thấy các tiêu chí xây dựng là phù hợp và có độ liên kết tốt để đánh giá về các bên liên quan trong vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.5. Đánh giá liên kết, hợp tác khu vực và quốc tế Chỉ số Cronbach’s Alpha đạt 0.858 là đạt mức cao (quy định từ 0.700 đến 1.000) chứng tỏ tập hợp biến này có liên kết tốt để phản ánh về liên kết, hợp tác khu vực và quốc tế vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh theo thang đo Likert. Điểm đánh giá từng tiêu chí cũng đạt kết quả cao và đồng đều. Tiêu chí được đánh giá cao nhất là: Liên kết, hợp tác về quảng bá, marketing du lịch đường sông, có điểm trung bình 4.01, còn tiêu chí đánh giá thấp nhất là Liên kết, hợp tác về giá tour tuyến du lịch đường sông, có điểm trung bình 3.90. Về độ lệch chuẩn của các tiêu chí ở mức khá cao: thấp nhất là tiêu chí Liên kết, hợp tác về giá tour tuyến du lịch đường sông, có độ lệch chuẩn bằng 0.939 và cao nhất là tiêu chí Liên kết, hợp tác về chuỗi sản phẩm phục vụ khách du lịch đường sông, có độ lệch chuẩn bằng 1.035. (Thường độ lệnh chuẩn dưới 0.500 là có độ đồng đều trong đánh giá cao). Kết quả phân tích cho thấy các tiêu chí xây dựng là phù hợp và có độ liên kết tốt để đánh giá về liên kết, hợp tác khu vực và quốc tế đến vấn đề phát triển bền vững du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh. 5. THẢO LUẬN Du lịch đường sông đã trở thành một phần quan trọng của ngành du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tiềm năng phát triển đáng kể và sự hấp dẫn của loại hình du lịch đường sông. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững trong lĩnh vực này, ngành du lịch đường sông cần phải đánh giá và giải quyết một số vấn đề có liên quan như sau: Thứ nhất, về vai trò của du lịch đường sông: Với việc thu hút sự quan tâm của cả khách du lịch nước ngoài và cộng đồng địa phương, du lịch đường sông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương và tạo ra cơ hội việc làm. Ngoài ra, nó còn giúp quảng bá văn hóa và di sản địa phương, đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và giáo dục về du lịch. Thứ hai, về trở ngại hiện tại: Tuy du lịch đường sông có tiềm năng phát triển lớn, nhưng vẫn tồn tại một số trở ngại đáng kể. Trong số đó, giá dịch vụ cao được xem là trở ngại lớn nhất, khiến cho một số du khách bị ngăn cản khỏi việc tham gia trải nghiệm du
  11. 258 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... lịch đường sông. Hơn nữa, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và sản phẩm du lịch chưa phong phú cũng là những rào cản đối với sự phát triển bền vững của ngành này. Thứ ba, về điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững: Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh, cần thiết phải tạo ra một môi trường thuận lợi. Điều này bao gồm việc cải thiện hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đào tạo và tăng cường nhân lực ngành du lịch, cũng như thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các bên liên quan. Thứ tư, về phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng: Phân tích dữ liệu từ thang đo Likert đã cho thấy sự ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nguồn nhân lực, các bên liên quan, và liên kết quốc tế đến sự phát triển bền vững của du lịch đường sông. Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch đường sông. Thứ năm, về đề xuất giải pháp khả thi: Dựa trên phân tích trên, để thúc đẩy phát triển bền vững của du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh, cần thực hiện một số giải pháp khả thi như: giảm giá dịch vụ, đầu tư vào cải thiện hạ tầng và sản phẩm du lịch, đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch, cũng như tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan và liên kết quốc tế. 6. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển bền vững du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương và tăng cường nhận thức văn hóa. Dữ liệu từ các nghiên cứu và phân tích bên trên đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và những vấn đề cần được giải quyết. Vai trò của du lịch đường sông được xác định là đóng vai quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế và tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, vấn đề giá cả cao và hạ tầng chưa hoàn thiện đã tạo ra những rào cản đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch đường sông. Để đạt được sự phát triển bền vững, cần thiết phải tạo ra một môi trường thuận lợi với sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch, cũng như đầu tư vào cải thiện hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Hơn nữa, sự hợp tác giữa các bên liên quan và liên kết quốc tế cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình này. Tóm lại, việc thúc đẩy phát triển bền vững du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Chỉ thông qua sự đoàn kết và nỗ lực chung, chúng ta mới có thể tạo ra một môi trường du lịch đường sông bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
  12. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 259 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiền, D. (2021). “Mô hình sản phẩm tổng hợp du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM. Generic product model of river tourism in Ho Chi Minh City. VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 5 (3), 1181-1191. 2. Hoàng, N. P. (2022). “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau”. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 174, 16-33. 3. Hồng, N. T., & Hồng, N. K. (2019). “Đánh giá điểm tài nguyên du lịch theo định hướng khai thác du lịch đường sông trên sông Hàn, Cổ Cò và Cẩm Lệ ở thành phố Đà Nẵng”. Tạp chí Khoa học, 16 (5), 108. 4. Thảo, N. T. T. (2020). Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ du lịch sinh thái Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh. 5. Triển, L. D. (2022). “Phát triển du lịch đường sông có lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh”. (Trường hợp nghiên cứu tại công ty Lotus Cruises) (Doctoral dissertation, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành). 6. Tùng, H. V., & Nguyên, N. T. T. (2019). “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch đường sông tại thành phố Cần Thơ”. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 55 (2), 104-114.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2