intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của chuyển đổi số đến phát triển bền vững du lịch hiện nay

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của chuyển đổi số đến phát triển bền vững du lịch hiện nay" nhằm đưa ra các giải pháp phát triển bền vững (PTBV) du lịch Việt Nam hiện nay từ sự tác động của xu hướng chuyển đổi số (CĐS). Dựa trên phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và khảo cứu tài liệu từ một số bài viết liên quan tới lĩnh vực du lịch, bài viết đã thu thập dữ liệu để phân tích, dự đoán xu hướng tác động của CĐS đến PTBV du lịch Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của chuyển đổi số đến phát triển bền vững du lịch hiện nay

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HIỆN NAY Đoàn Văn Trai1 Tóm tắt: Bài viết nhằm đưa ra các giải pháp phát triển bền vững (PTBV) du lịch Việt Nam hiện nay từ sự tác động của xu hướng chuyển đổi số (CĐS). Dựa trên phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và khảo cứu tài liệu từ một số bài viết liên quan tới lĩnh vực du lịch, bài viết đã thu thập dữ liệu để phân tích, dự đoán xu hướng tác động của CĐS đến PTBV du lịch Việt Nam hiện nay. Kết quả cho thấy, CĐS đang là một trong những yêu cầu cấp thiết và là xu hướng tất yếu của các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) trong bối cảnh bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ những nhận định về xu hướng tác động của CĐS đến PTBV du lịch Việt Nam hiện nay, bài nghiên cứu cũng đã đưa ra một số kiến nghị giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực du lịch có thể tham khảo và đưa ra các chính sách quản lý cũng như những định hướng PTBV cho DN trong thời gian tới. Từ khoá: chuyển đổi số, du lịch, doanh nghiệp, phát triển du lịch bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, hội nhập quốc tế và xã hội hóa cao. Hiện nay, ngành du lịch đã có những thay đổi nhanh chóng để thích ứng với sự biến đổi của xã hội cũng như đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao của khách hàng. Do vậy, để phát triển du lịch cần phải có sự thay đổi trong phương thức điều hành cũng như phương pháp quản lý của cả hệ thống từ cơ quan quản lý nhà nước cho tới các DN du lịch. Để phát triển du lịch cần phải có một kế hoạch cụ thể, một chính sách bao quát và toàn diện sao cho sự phát triển đó không làm tổn hại đến các yếu tố hình thành nên tự nhiên, văn hoá - xã hội. Sự phát triển của du lịch phải song song với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác trong xã hội, trong quan hệ tương hỗ hai bên cùng có lợi. Sự phát triển của du lịch cũng phải đem lại lợi ích cho người dân và đặc biệt là cư dân bản địa, nơi có các nguồn tài nguyên du lịch. Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, CĐS đang là một trong những yêu cầu cấp thiết và là xu hướng tất yếu của các hoạt động KT-XH nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. Trong thời gian qua, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của vùng Đồng bằng sông Cửu Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh. 1
  2. 322 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Long và Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động, sáng tạo trong việc tận dụng hiệu quả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube… để tăng cường thông tin, quảng bá du lịch, điều hành quản lý, kinh doanh du lịch. Một trong những thành công nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS trong hoạt động quảng bá du lịch có thể kể đến là việc thực hiện “Ứng dụng công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch”... Bên cạnh các kết quả đạt được, tuy có những xúc tiến ban đầu, song việc triển khai du lịch thông minh ở các tỉnh, thành tiêu biểu vẫn còn mang tính cục bộ và còn dừng lại ở sự đầu tư rời rạc một số ứng dụng. Bên cạnh đó, DN du lịch chủ yếu là DN nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng tài chính để đầu tư ứng dụng công nghệ không cao, khả năng tiếp cận du lịch thông minh của các DN này còn thấp. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm du lịch bền vững Tại Điều 3, Luật Du lịch năm 2017, thuật ngữ “Du lịch” được quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Khái niệm Phát triển du lịch bền vững cũng đã được Luật Du lịch năm 2017 quy định cụ thể: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về KT-XH và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”. Như vậy, phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút khách đến vùng, điểm du lịch ngày nay; đồng thời bảo vệ và nâng chất lượng cho tương lai. Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện KT-XH, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thoả mãn các nhu cầu về KT-XH và thẩm mỹ; đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hoá, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống. Quá trình phát triển du lịch bền vững phải kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bảo sắc văn hoá dân tộc. 2.2. Tác động của chuyển đổi số đến phát triển bền vững du lịch Xu thế tất yếu của ngành du lịch Để thích ứng với trạng thái bình thường mới, các mô hình kinh doanh du lịch đang chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt hơn nhờ vào công nghệ số hóa. Hầu hết các DN lữ hành, du lịch đều lựa chọn áp dụng công nghệ với những tính năng hiện
  3. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 323 đại, vừa quảng bá rộng rãi được thông tin đến du khách, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tối ưu hóa được hiệu suất làm việc. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhu cầu của khách hàng đã thay đổi, thể hiện từ bước khách hàng có thể tự đặt vé máy bay, đặt phòng, thanh toán trực tuyến, đánh giá dịch vụ sau trải nghiệm… tất cả đều được thực hiện trên môi trường số. Du khách có thể truy cập tìm kiếm thông tin công ty lữ hành, lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ du lịch… từ bất cứ đâu, tại bất kỳ thời điểm nào từ các thiết bị cầm tay hoặc máy tính có kết nối internet… Đó là lợi thế so sánh, là tiện ích vượt trội, không dễ thực hiện ở môi trường kinh doanh du lịch truyền thống. Nhờ công nghệ số, liên thông dữ liệu thống kê du lịch mà các DN có được tệp dữ liệu lớn về khách hàng, giúp các DN dễ dàng phân tích được thị trường: Khách thích tìm hiểu gì, ở đâu, ăn món nào; khách thích mua gì, chơi ở đâu, sở thích ra sao… Thông qua phân tích thống kê giúp DN biết được mối quan tâm cũng như các nhu cầu của khách hàng. Qua đó, thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện doanh số, tạo cơ sở giúp DN PTBV. Trong xu thế chung, ngành du lịch đang chủ động CĐS, tiếp cận và tham gia mạnh mẽ vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những người làm du lịch đang tự nâng cấp mình, nâng cấp hệ thống, trang bị tri thức về công nghệ số… nhằm đáp ứng việc quản lý, vận hành và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của khách hàng, những tín đồ thích xê dịch, ưa trải nghiệm và đòi hỏi ngày càng cao. Chuyển đổi số - Digital transformation - là khái niệm mới ra đời gần đây nhưng đã trở nên phổ biến trong cộng đồng các DN du lịch. Hoạt động du lịch được xây dựng trên nền tảng của công nghệ số hóa và hệ thống công nghệ thông tin phát triển cụ thể là đường truyền Internet. Nhờ đó, giúp cho sự tương tác, kết nối chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, DN và khách du lịch, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách; đồng thời giúp cho hoạt động của DN đạt hiệu quả hơn. Các hình thức kinh doanh truyền thống đang dần dần được thay thế bởi các hình thức mới bằng cách ứng dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT). Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Theo đó, các DN buộc phải số hóa các sản phẩm, dịch vụ theo hướng tối đa hóa trải nghiệm của khách du lịch. Giờ đây, chỉ với một chiếc smartphone, du khách dễ dàng thiết kế chương trình tour cho bản thân và gia đình. Việc đặt, hủy hoặc thay đổi một phần hay toàn bộ chương trình tour chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Ứng dụng trí thông minh nhân tạo - Chatbot hiện đang được các DN du lịch khai thác để phục vụ hoạt động kinh doanh đã góp phần cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Ứng dụng cho phép con người tương tác, giao tiếp với một trí thông minh nhân tạo được thiết lập sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của khách hàng từ sản phẩm dịch vụ mà DN cung cấp cho đến các vấn đề thời tiết, giao thông, các tiện ích khác tại điểm đến như hệ thống cửa hàng, dịch vụ ngân hàng (cây ATM)… Ưu điểm của trí thông
  4. 324 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... minh nhân tạo là trong quá trình hoạt động giao tiếp AI sẽ thu thập các thông tin của khách hàng về nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng… Từ đó, DN sử dụng dữ liệu để cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm cũng như tối ưu hóa được quy trình phục vụ. Nhiều ứng dụng CĐS đã được ngành du lịch sử dụng như công nghệ thực tế ảo, kết nối IoT để chuẩn hóa quy trình và gia tăng các hiệu suất hoạt động. Mới đây, Chat GPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một trợ lý trò chuyện AI được phát triển bởi OpenAI ra đời đem đến cho người dùng một công cụ tìm kiếm thông tin, giải đáp câu hỏi và hỗ trợ công việc một cách nhanh chóng và chính xác. Tác động của CĐS đến PTBV du lịch Xu hướng du lịch thông minh: Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch hướng tới trải nghiệm được cá nhân hóa, thân thiện ngày càng phát triển. Xu hướng du lịch thông minh đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa, trải nghiệm sâu, đặt ra yêu cầu cần phải số hóa hệ thống dữ liệu lớn về điểm đến, sản phẩm du lịch và các cơ sở cung ứng dịch vụ theo chuỗi giá trị. Đồng thời, xu hướng này cũng đòi hỏi sự phát triển của những ứng dụng số thông minh để đưa ra được những sản phẩm, những lời giải tối ưu nhất cho từng nhóm nhu cầu rất riêng của từng nhóm khách du lịch. Theo đó, những giải pháp công nghệ khi kết hợp với những dữ liệu lớn về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch theo chuỗi giá trị sẽ đưa ra được những lời giải hữu hiệu để phát triển du lịch thông minh. Tham gia du lịch chủ động hơn: Khách du lịch ngày càng có xu hướng chủ động hơn trong việc lựa chọn dịch vụ, xây dựng chương trình và phương án đi du lịch, cũng như tự kết nối với các nhà cung cấp, tự trải nghiệm theo hướng dẫn của nhà cung cấp thông qua công nghệ. Ngoài ra, du khách cũng có thể tự đánh giá, chia sẻ về thông tin và những kinh nghiệm trong và sau chuyến đi. Rõ ràng, với công nghệ những hoạt động của khách du lịch đã trở nên chủ động hơn. Đây là xu hướng mà người tiêu dùng du lịch trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành cũng như tiêu thụ sản phẩm du lịch. Điều này tạo ra sự tương tác nhiều chiều với nhiều đối tượng, chủ thể trong ngành du lịch. Vì vậy, để tranh thủ tính chủ động của khách hàng, ngành du lịch cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, cung cấp đầy đủ thông tin điểm đến cũng như hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động tìm kiếm của khách hàng. Đồng thời, tạo ra những ứng dụng, giải pháp thân thiện, mang tính ứng dụng cao để có thể đáp ứng xu hướng du lịch chủ động của khách du lịch. DN có càng nhiều dữ liệu điểm đến, có ứng dụng tìm kiếm tốt sẽ thu hút được càng nhiều khách hàng.
  5. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 325 Xu hướng liên minh, liên kết, phát huy cơ chế kinh tế chia sẻ: Đây là một xu hướng đang nổi lên trong ngành du lịch. Nhu cầu liên kết giữa các bên cung ứng dịch vụ như lữ hành - lưu trú; lữ hành - vận chuyển; lữ hành - khách sạn, lữ hành - dịch vụ vui chơi giải trí… là rất lớn. Xu hướng này xuất phát từ nhu cầu liên kết chia sẻ chi phí, doanh thu, dịch vụ… tạo ra các giải pháp ứng dụng số trong cung ứng, tiêu dùng dịch vụ du lịch, những sản phẩm tốt nhất và rẻ nhất, nhanh nhất, như các loại thẻ du lịch thông minh, ứng dụng chia sẻ kỳ nghỉ… Xu hướng khuếch trương cực đại những cảm xúc trong trải nghiệm du lịch: Đây là một trong những nhu cầu tự nhiên của con người khi đi du lịch, luôn mong muốn có những trải nghiệm độc đáo, vượt trội so với thực tế mà trong điều kiện thực tế khó hoặc không đạt được. Và chỉ có công nghệ thực tế ảo mới có thể giúp khách hàng tạo ra những cảm xúc vượt trội như vậy. Xu hướng thực tế ảo hiện đang rất phổ biến trong giới trẻ. Từ thực tế đó, CĐS du lịch cũng cần phải hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tương tác giữa thế giới thực và thế giới ảo. 3. KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Tiếp cận khách du lịch nhanh chóng, tiện lợi Hiện nay, CĐS là yêu cầu cấp thiết, xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch toàn cầu, trong đó có Việt Nam. CĐS sẽ giúp các đơn vị tổ chức dịch vụ tiếp cận du khách một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngành du lịch các địa phương đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước CĐS, mang lại ngày càng nhiều tiện ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước, du khách và DN. Ngành du lịch đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến CĐS, ứng dụng công nghệ trong quản lý, xúc tiến quảng bá, cung cấp thông tin về điểm đến, khảo sát thị hiếu, nhu cầu của du khách. Chẳng hạn, công tác CĐS đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã được các cấp ngành quan tâm mạnh mẽ. Hiện nay, 165 điểm trong tổng số 370 điểm di tích tại 13 địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đã được số hóa và gắn mã QR. Để tiếp tục nâng cao trải nghiệm cho du khách, Quảng Ninh đang phấn đấu sẽ số hóa và gắn mã QR tại 100% địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Từ năm 2022 đến nay, đã có gần 800 tin, bài được cập nhật trên website “halongtou- rism.com.vn” và “halongtourism.info” bằng 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Trung, thu hút gần 520.000 lượt truy cập; hơn 800 tin, bài được cập nhật trên các trang mạng xã hội thu hút gần 660.000 lượt người tiếp cận. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngành du lịch triển khai nhiều hoạt động liên quan đến CĐS, ứng dụng công nghệ trong quản lý, xúc tiến quảng bá, cung cấp thông tin về điểm đến, khảo sát thị hiếu, nhu cầu của du khách. Thành phố tiếp tục triển khai Đề án du lịch thông minh, vận hành hiệu quả phiên bản mới của website quảng bá và xúc tiến du lịch thành phố tại địa chỉ Visithcmc.vn, giúp người dân, du khách thuận
  6. 326 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... lợi hơn trong tương tác ảo, tìm hiểu thông tin, cập nhật các sự kiện liên quan đến các sản phẩm du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Tại Đồng Tháp, cũng đang số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến du lịch, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh. Cổng thông tin du lịch Đồng Tháp và ứng dụng du lịch thông minh tại địa chỉ http://www.dulich.dongthap.gov.vn đang được vận hành hiệu quả, mỗi ngày thu hút khoảng 3.000 - 4.000 lượt khách truy cập. Một số khu di tích, điểm du lịch như: Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Khu di tích Xẻo Quít, Khu di tích Gò Tháp, Khu du lịch Tràm Chim… đều đã triển khai ứng dụng tra cứu thông tin du lịch bằng mã QR. 3.2. Gắn với thế mạnh, sản phẩm du lịch đặc thù Hiện nay, nhờ những ứng dụng về công nghệ thông tin, CĐS, các hoạt động, sản phẩm du lịch được thiết kế phong phú, đa dạng hơn. Du khách có nhiều lựa chọn hơn khi tiếp cận các dịch vụ, sản phẩm. Vì vậy, thực hiện CĐS trên cơ sở thế mạnh đặc thù từng địa phương, có cách thức quảng bá tạo điểm nhấn về hình ảnh địa phương đến du khách là rất cần thiết. CĐS hiện nằm trong chủ trương của Tổng cục Du lịch Việt Nam, cụ thể thông qua “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam” đã xác định rõ định hướng đẩy nhanh quá trình CĐS ngành du lịch, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh. Thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, kết thúc năm 2023 với con số đón 12,6 triệu khách quốc tế và phục vụ 108,2 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 678,3 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Du lịch Việt Nam xếp thứ 6 toàn cầu về tăng trưởng lượng tìm kiếm từ các thị trường quốc tế. Ngoài việc nắm bắt tốt thị trường nội địa bằng cung cấp cho khách du lịch khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới nhiều sản phẩm và dịch vụ du lịch, Việt Nam cũng cần tăng cường số hóa để giảm tác động của các hoạt động du lịch tới môi trường. Nhưng để hiện thực hóa một kỷ nguyên kỹ thuật số bền vững, Việt Nam cần phải nỗ lực tạo dựng các mối quan hệ với các đối tác có cùng mục tiêu. 3.3. Kết nối người tiêu dùng trực tuyến một cách liền mạch Số lượng người tiêu dùng Việt Nam sử dụng công nghệ gia tăng một cách nhanh chóng và tạo nên nhu cầu cấp thiết thôi thúc các DN phát triển kênh trực tuyến để có thể dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng này. Phát triển mạnh kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch (Nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam), gồm có các website và các trang mạng xã hội. Trong đó, website https://vietnamtourism.gov.vn phục vụ công tác quản lý nhà nước; website https://vietnam.travel quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế; cùng với đó là các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Youtube… để góp phần lan tỏa mạnh mẽ thông tin.
  7. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 327 Song song với việc xây dựng các nền tảng số quốc gia về du lịch, trong thời gian qua, Trung tâm Thông tin du lịch cũng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ các địa phương trong cả nước triển khai CĐS trong hoạt động du lịch như Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Lào Cai, Cần Thơ, Sơn La… Phương tiện truyền thông xã hội (social media) là chất xúc tác quan trọng giúp ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ trong thời gian qua. Vì vây, việc thiết kế các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số sao cho phù hợp với hai nhóm khách quốc tế và trong nước sẽ là giải pháp then chốt để tăng lượng khách du lịch, đặc biệt là cho các điểm đến trong nước. 3.4. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững của Việt Nam do ảnh hưởng của chuyển đổi số Đến năm 2030: Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và PTBV. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu PTBV. Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%. Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm. Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm. Tiêu chí quan trọng nhất chính là việc các bên liên quan cùng hướng tới mục tiêu chung và cam kết chung tay để đạt được mục tiêu đó. Chỉ khi đó, sự “bắt tay” giữa các đối tác trong hệ sinh thái mới mang lại lợi ích cho tất cả. Với sự bùng nổ của thị trường du lịch nội địa của Việt Nam, CĐS sẽ là một trụ cột quan trọng để nắm bắt nhu cầu không ngừng phát triển của người tiêu dùng. CĐS không chỉ là giải pháp tạm thời cho sự gián đoạn do đại dịch gây ra, mà sẽ là hành trình dài hạn giúp ngành du lịch PTBV. CĐS sẽ tạo nên sự khác biệt cho tương lai ngành du lịch Việt Nam, nhất là thúc đẩy phục hồi và phát triển thị trường theo xu hướng bền vững hơn. Mặt khác, nhu cầu mua sắm trực tuyến cũng như việc tiếp cận những giải pháp không chạm đang tăng nhanh hơn bao giờ hết trên thị trường toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Tốc độ lan tỏa số hóa và công nghệ thông tin với những đột phá từ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu số hóa, đang tạo ra nhiều thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng và tạo nên xu hướng phát triển thị trường mới. Bên cạnh đó, sự phát triển vượt bậc về công nghệ cho phép hàng loạt ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch có cơ hội tối ưu hóa việc xúc tiến quảng bá, quản lý dữ liệu và mở rộng thị trường, phát triển du lịch trực tuyến. Điển hình, lần lượt các sản phẩm du lịch điện tử với giá thành hấp dẫn đã được tạo ra, góp phần nâng cao sự cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch cho quốc gia, vùng lãnh thổ. Tiếp cận CĐS, khai thác tài nguyên số trong DN phải hình thành bộ phận phân tích dữ liệu mang tính quyết định; xây dựng và làm giàu tài sản số; hệ thống sản xuất, quản
  8. 328 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... trị - điều hành và cuối cùng là hướng đến trải nghiệm khách hàng. Song song đó, CĐS trong DN thương mại, dịch vụ, du lịch... nên ứng dụng công cụ xử lý nghiệp vụ kinh doanh chính đáp ứng sự hài lòng của khách hàng; tiết kiệm chi phí từ tăng năng suất lao động trong quản lý điều hành và ở góc độ lãnh đạo cạnh tranh tối ưu hóa quản trị DN. Vì vậy, muốn CĐS trong DN đạt hiệu quả, cần đảm bảo giải pháp tạo trải nghiệm tốt cho người dùng; ngân sách hợp lý; khả năng kết nối sâu rộng; có dư địa mở rộng... Hơn thế nữa, CĐS đối với ngành nghề, lĩnh vực hay trong DN là hành trình tích hợp công nghệ theo lộ trình dài hơi và có chiến lược linh hoạt với xu hướng thị trường. Do đó, CĐS phải bắt đầu từ thay đổi nhận thức tư duy, lập kế hoạch xây dựng chiến lược chi tiết, có chính sách và quy trình cụ thể, loại bỏ rào cản và khởi động từ cơ sở hạ tầng sẵn có. 4. THẢO LUẬN VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH VIỆT NAM Công nghệ số hiện tại đã trở thành một phần tất yếu của ngành du lịch. Chỉ số về công nghệ số đối với du lịch giờ cũng giống như các chỉ số về khách sạn, đồ ăn hay cảnh quan. Công nghệ chỉ là điều kiện cần, còn dữ liệu, nội dung và những thứ khác thuộc về nghiệp vụ du lịch mới tạo nên điều kiện đủ. Một trong những nội dung tạo nên điểm khác biệt của du lịch Việt Nam là tài nguyên văn hóa. Tài nguyên văn hóa có thể gồm di tích văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, là phong tục và nghề truyền thống. Mặc dù website quốc gia và ứng dụng quốc gia về du lịch sẽ cung cấp thông tin du lịch cho du khách, nhưng không thay thế website địa phương về du lịch. Để trở thành website mang tầm quốc gia đòi hỏi ngành du lịch cần huy động sự tham gia rộng rãi của mọi tổ chức, cá nhân và các tỉnh thành vào việc cung cấp thông tin cho website cũng như ứng dụng quốc gia về du lịch. Cần cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng tăng cường kết nối vùng miền, đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế. Chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị, hình thành nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực… Đẩy mạnh xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định khuyến khích phát triển du lịch, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại, lưu trú cho khách du lịch quốc tế, nhất là các vấn đề liên quan visa, thuế… ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch để Việt Nam thực sự là một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, nhân văn, hiếu khách là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu thu hút khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thông tin, truyền thông, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam tới bạn bè, du khách
  9. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 329 quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực xã hội trong nước và quốc tế để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch, nhất là ở những vùng có tiềm năng, bao gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm; mở rộng mạng lưới giao thông đường bộ, đường hàng không… Cần tập trung phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, các nền tảng số kết nối hệ thống thông tin cho công tác hoạch định chính sách và điều hành, quản lý nhà nước và phục vụ DN, khách du lịch trong nước, quốc tế. Các tập đoàn lớn về viễn thông, công nghệ thông tin phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các DN du lịch theo cơ chế thị trường trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Để tiến tới phát triển du lịch thông minh cũng như tăng cường CĐS trong du lịch, cần ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS trong hoạt động du lịch như: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu du lịch; đẩy nhanh Đề án xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh; nâng cao năng lực đội ngũ nguồn nhân lực làm công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ CĐS trong du lịch… Bên cạnh đó là việc tiếp tục thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch như hệ thống chatbot hỗ trợ thông tin du lịch, hệ thống booth tra cứu thông tin du lịch… Tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo để đáp ứng yêu cầu của phát triển Trong thời đại ngày nay, giáo dục đào tạo đã trở thành động lực hàng đầu để phát triển kinh tế. Trong đó, du lịch cũng là một thành phần trong nền kinh tế quốc dân. Thực tế hiện nay nhiều nhân viên làm trong du lịch hoàn toàn không được đào tạo cơ bản và thiếu kĩ năng. Chính vì vậy, cần phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để cung cấp nhân lực cho phát triển du lịch. Đặc biệt, để phát triển du lịch thực sự bền vững thì không chỉ đào tạo cán bộ du lịch mà còn phải có các chính sách đào tạo toàn dân (phổ cập) về ý thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng Đặc tính của ngành du lịch là có tính liên vùng, liên ngành trong nền kinh tế. Nếu chỉ phát triển du lịch đơn thuần về kinh tế thì sẽ gây ra nguy cơ huỷ hoại môi trường sinh thái… Chính vì vậy, cần phải phát triển du lịch bền vững. Trong đó, cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng. Để có được sự quan tâm của cộng đồng, ngành du lịch cần phải quan tâm đến lợi ích kinh tế trong dài hạn và lợi ích của cộng đồng, cùng nhau phát triển và bảo tồn tài nguyên. Bản chất của vấn đề này là việc phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và văn hoá bản địa, đảm bảo cho việc khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch, phục vụ cho mục tiêu PTBV lâu dài. 5. KẾT LUẬN CĐS hiện nằm trong chủ trương của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, cụ thể thông qua “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam” đã xác định rõ định hướng đẩy nhanh quá trình CĐS ngành du lịch, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái
  10. 330 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... du lịch thông minh. Đối với từng địa phương và DN, CĐS ngành du lịch không chỉ là một chiến lược tùy chọn mà dần trở thành một thông lệ tất yếu phải được thực hiện để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việt Nam cần có kế hoạch hành động số hóa các địa điểm du lịch và tài nguyên văn hoá. Lưu trữ tài nguyên dưới dạng kỹ thuật số, quản lý, phân tích và phổ biến rộng rãi. Những thông tin số hoá này được tích hợp lên website quốc gia và ứng dụng di động quốc gia về du lịch của Việt Nam. Bởi lẽ, du khách trước hành trình du lịch thường bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin điểm đến, vì vậy việc xây dựng, vận hành website mang tầm quốc gia cung cấp thông tin cho du khách, đồng thời làm kênh hỗ trợ du khách về tất cả các vấn đề liên quan một cách chuyên nghiệp là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Ngành du lịch Việt Nam đã nỗ lực ứng dụng công nghệ, CĐS để thích ứng linh hoạt và duy trì hoạt động. Nhiều sản phẩm du lịch thông minh đã ra đời, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình quảng bá trực tuyến đã được triển khai, góp phần duy trì hình ảnh du lịch Việt Nam đến với bè bạn và khách du lịch quốc tế, tạo thêm cảm hứng và động lực cho khách đến Việt Nam trong thời gian tới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Anh (2022). Phát triển du lịch theo hướng thống nhất, xanh và bền vững. Truy cập tại https://dangcongsan.vn/kinh-te/phat-trien-du-lich-theo-huong-thong-nhat-xanh-va-ben- vung-628704.html. 2. Tường Bách (2023). Việt Nam phục hồi du lịch thông qua thúc đẩy CĐS. Truy cập tại https:// vneconomy.vn/techconnect//viet-nam-phuc-hoi-du-lich-thong-qua-thuc-day-chuyen-doi-so.htm 3. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (2024). Bản tin thống kê. Truy cập tại https://vietnamtourism. gov.vn/post/54077. 3. Nguyễn Dung (2023). CĐS thúc đẩy phát triển du lịch thông minh. Truy cập tại https://www. quangninh.gov.vn/chuyen-de/tangtruong/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=120567. 4. Nguyễn Trùng Khánh (2022). Phục hồi ngành Du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Truy cập tại https://www.tapchicongsan.org. vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/phuc-hoi-nganh-du- lich-trong-dieu-kien-thich-ung-an-toan-linh-hoat-kiem-soat-hieu-qua-dich-benh-covid-19. 5. Quốc hội (2017). Luật số 09/2017/QH14: Luật Du lịch, ban hành ngày 19/6/2017. 6. Caesar Indra (2023). CĐS sẽ giúp Việt Nam tận dụng thị trường du lịch nội địa ra sao? Truy cập tại https://cafef.vn/chuyen-doi-so-se-giup-viet-nam-tan-dung-thi-truong-du-lich-noi- dia-tram-trieu-dan-ra-sao-188230509090544781.chn. 7. Nguyễn Thy Nga (2017). Từ Chính sách ra cuộc sống. Truy cập tại https://tuchinhsac hracuocsong.vn/tu-chinh-sach-ra-cuoc-song-chien-luoc-phat-trien-du-lich-viet-nam/.
  11. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 331 8. Nguyễn Đình Thọ, Mai Thu Hiền (2021). Ứng dụng công nghệ trong PTBV. Truy cập tại https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/821618/ung-dung-cong-nghe- trong-phat-trien-ben-vung%C2%A0.aspx. 9. Nguyễn Lâm Tùng (2017). Một số giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam. Truy cập tại https://tapchitaichinh.vn/mot-so-giai-phap-phat-trien-nganh-du-lich-viet-nam.html. 10. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0