intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển logistics ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tìm hiểu thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam và xu hướng phát triển logistics ở các nước trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển logistics ở Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển logistics ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 DEVELOP LOGISTICS SERVICE IN VIETNAM IN THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION Phạm Thị Ngọc Ly, Phạm Thị Mai Quyên Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum Email: ptnly@kontum.udn.vn ptmquyen@kontum.udn.vn Tóm tắt Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế, hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ sẽ đem lại giá trị giá tăng cao cho nền kinh tế. Trong khi xu hướng thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử phát triển rầm rộ nên hoạt động logistics càng phải nhanh và hiệu quả hơn nữa, vì vậy áp dụng công nghệ 4.0 và xây dựng hạ tầng trong lĩnh vực logistics nhằm giảm chi phí logistics, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của quốc gia…là rất cần thiết. Bài viết tìm hiểu thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam và xu hướng phát triển logistics ở các nước trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển logistics ở Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Doanh nghiệp, Logistics Abstract Logistics is a significant component of national and international economy. It is an important of supply chain, supports the movement and flow of many economic transaction from manufacturers to customer consumers. To develop the logistics service industry as a key economic sector and service that bring highly added value to the economy. In the fourth industrial revolution, the infrastructure preparation and application of advantages of information technology in the 4.0 industrial revolution improve both the profitability and competitive performance of firms, lead to competitive advantage of enterprises and nations. This paper aims to present the state of development of logistics in Viet Nam and the trend of developing of logistics in the world. Since then, the the paper provides some suggestions to enhance the Vietnam logistics service in the 4.0 industrial revolution. Key words: the fourth industrial revolution, enterprises, logistics 1. Đặt vấn đề Cuộc CMCN 4.0 tạo ra những đột phá trong ứng dụng công nghệ và xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo. Với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin (CNTT), làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. CMCN 4.0 mang lại cơ hội lớn cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng để có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính toàn diện, từ cấu trúc thị trường, đến cách thức sản xuất, tiêu dùng và quản lý nhà nước. Đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của các ngành truyền thống cũng như việc tiếp cận thị trường thế giới trên nền tảng công nghệ số để tăng trưởng nhanh với giá trị gia tăng cao và bền vững. Nhờ vậy các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong đó có lĩnh vực logistics sẽ được kế thừa và ứng dụng thành tựu của làn sóng công nghệ mới để tạo ra sự phát triển bứt phá trong tương lai. Nhận thức được yêu cầu từ thực tiễn đòi hỏi phải có những quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho ngành dịch vụ logistics phát triển, đẩy mạnh đầu tư trong nước và hợp tác 443
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 quốc tế Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nội dung liên quan như quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành Dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trong đó đề ra 06 mục tiêu, 60 nhiệm vụ cụ thể với nhiều giải pháp toàn diện, nhằm đưa ngành này vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước; Nghị định số 163/2017/NĐ- CP ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics (có hiệu lực từ ngày 20/02/2018), thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics như đề ra trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025; Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 ban hành Hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam trong đó mã ngành logistics là 52292; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18/07/2018 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông… Chính phủ đã thể hiện rõ cam kết hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi, để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Cũng theo các chuyên gia trong vài năm gần đây việc dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng quá nhanh cũng làm các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự đủ trình độ, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng kịp thời để đáp ứng nhu cầu mới. Số liệu từ các tổ chức quốc tế cũng cho thấy ngành logistics Việt Nam chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, dẫn đến chi phí vận chuyển, hậu cần còn ở mức cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Cụ thể, theo Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics của Việt Nam hiện chiếm khoảng 20,9% GDP, cao hơn Trung Quốc là 19%, Thái Lan 18%, Nhật Bản 11% và Cộng đồng châu Âu là 10%. Chi phí logistics cao, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và việc áp dụng công nghệ số mới đang ở bước đầu, là những rào cản khiến Việt Nam còn khó cạnh tranh với các nước khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và cộng đồng kinh tế lớn, các Hiệp định thương mại này sẽ đặt ra những thách thức mới cho hạ tầng ngành logistics Việt Nam (Đức Huy;2019). Vì vậy, bài viết tìm hiểu thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam và xu hướng phát triển logistics ở các nước trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển logistics ở Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 2. Xu hướng phát triển Logistics ở các nước trên thế giới trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, bốn thành phần chính của cuộc cách mạng công nghiệp này đã được áp dụng rộng trong các lĩnh vực, kể cả logistics. (1) Không gian mạng thực ảo (cyber physical systems - CPS) là các cơ chế có khả năng trao đổi thông tin một cách tự động, kích hoạt các hành động và kiểm soát lẫn nhau. CPS tích hợp các cảm biến, phần mềm và các yếu tố truyền thông, cũng như bộ truyền động, để giám sát và hành động trong thời gian thực trên thế giới thực. CPS có hai hệ thống mạng song song để điều khiển, đó là hệ thống mạng vật lý gồm các thành phần được kết nối với nhau của cơ sở hạ tầng và hệ thống mạng từ tính của bộ điều khiển thông minh và liên kết giao tiếp giữa chúng. (2) Mạng lưới vạn vật kết nối internet - Internet of things: Hệ thống mạng lưới kết nối các thực thể vật lý, hệ thống, nguồn thông tin và dịch vụ thông minh có khả năng xử lý thông tin từ thế giới thực và ảo và ảnh hưởng đến các hoạt động của thế giới thực mà không cần sự tương tác giữa người với người hoặc các máy tính với nhau. Các sản phẩm thông minh, được kết nối cung cấp khả năng mở rộng theo cấp số nhân cho các tính năng mới, độ tin cậy cao hơn nhiều, khả năng sử dụng sản phẩm cao hơn và khả năng vượt qua ranh giới sản phẩm truyền thống góp phần mang đến nhiều cơ hội kinh tế (3) Mạng lưới dịch vụ kết nối internet - Internet of services: một công nghệ blockchain thế hệ tiếp theo cung cấp cơ sở hạ tầng mạng để hỗ trợ một hệ sinh thái hướng dịch vụ. Theo đó các dịch vụ có thể truy cập dễ dàng thông qua các công nghệ Web. Điều này cho phép các doanh nghiệp và 444
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 người dùng tư nhân kết hợp, tạo và cung cấp các loại dịch vụ giá trị gia tăng mới và thị phần dựa trên Internet sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp trong tương lai. (4) Nhà máy thông minh - Smart factory: một hệ thống sản xuất được kết nối và linh hoạt - một hệ thống mà có thể kết nối và xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh để có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường. Có thể thấy, một hệ thống Smart Factory thật sự có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như từ máy móc thiết bị sản xuất cho đến các quá trình sản xuất cung ứng, con người để có thể kiểm soát được quá trình sản xuất, bảo trì, theo dõi kho, số hóa mọi hoạt động (Nguyễn Vĩnh Lộc, 2017). 2.2. Logistics 4.0 và các ứng dụng Logistics 4.0 là sự kết hợp của việc sử dụng Logistics với các phát minh và ứng dụng công nghệ thông tin trong cách mạng công nghiệp 4.0. Logistics 4.0 hiệu quả và mạnh mẽ phải dựa trên các ứng dụng công nghệ để thực hiện: Lập kế hoạch tài nguyên, hệ thống quản lý kho, hệ thống quản lý vận tải, hệ thống giao thông thông minh và bảo mật thông tin (Witold Torbacki, Kinga Kijewska; 2019). (1) Lập kế hoạch tài nguyên Các quy trình quản lý quy hoạch tài nguyên, với sự áp dụng mô hình Công nghiệp 4.0 và triển khai không gian mạng ảo (CPS), sẽ nâng cao năng suất tổng thể, tính linh hoạt và kịp thời đáp ứng đối với những thay đổi có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng. Theo KPMG (2016), sự liên kết và tích hợp hợp lý giữa các tác nhân chính của chuỗi cung ứng, và mức độ hiển thị và minh bạch ngày càng tăng sẽ đảm bảo dự báo đầy đủ về tài nguyên (con người, vật liệu, thiết bị) sẽ giúp tối ưu hóa tài nguyên/ quy trình, thời gian để liên kết thị trường và nâng cao việc giá trị đóng góp của các nguồn tài nguyên trong hoạt động của các doanh nghiệp logistics. Năng lực nguồn nhân lực phục vụ hoạt động của các doanh nghiệp logistics cũng thay đổi đáng kể với việc áp dụng liên tục mô hình Công nghiệp 4.0. Sự cần thiết ngày càng tăng của các kỹ năng tính toán và phân tích, mức độ am hiểu về công nghệ thông tin, cũng như tích hợp hệ thống công nghệ sẽ thay đổi hồ sơ chung về nguồn nhân lực logistics. Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày một cách trực tuyến như ứng dụng web fleet. (2) Hệ thống quản lý kho Các kho luôn là một trung tâm quan trọng trong dòng hàng hóa tại các doanh nghiệp logistics. Việc áp dụng mô hình Công nghiệp 4.0 sẽ giới thiệu những thay đổi đáng chú ý trong cách thức hoạt động của kho hàng ngày nay. Theo báo cáo PWC của S. Schrauf, P. Berttram (2016), việc ứng dụng "quản lý thông minh" trong suốt quá trình áp dụng và triển khai Hệ thống quản lý kho (WMS) sẽ biến các hoạt động của kho thành các yêu cầu trong tương lai của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở các nước. Việc tích hợp được yêu cầu trong các tác nhân và các bên liên quan khác nhau của chuỗi hoạt động cung cấp dịch vụ logistics sẽ đảm bảo sự phối hợp và liên kết tổng thể giữa tất cả các giai đoạn của chuỗi. Ví dụ, hệ thống vận tải sẽ có thể cung cấp vị trí của họ và dự đoán thời gian đến cho hệ thống quản lý kho thông minh, có thể chọn và chuẩn bị một vị trí lắp ghép, tối ưu hóa việc giao hàng đúng lúc và theo thứ tự. Đồng thời, các cảm biến nhận diện qua tần số vô tuyến (RFID) sẽ cung cấp dữ liệu về những gì đã được phân phối và gửi dữ liệu theo dõi đến toàn bộ chuỗi cung ứng. WMS sẽ tự động quy kết không gian lưu trữ theo các chi tiết cụ thể về giao hàng và yêu cầu thiết bị phù hợp để di chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm một cách tự động. Khi các pallet được di chuyển đến vị trí được chỉ định, các thẻ sẽ truyền tín hiệu đến WMS để cung cấp khả năng hiển thị thời gian thực với mức tồn kho, điều này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu hàng, cũng như tăng cường khả năng quyết định quản lý đối với các điều chỉnh có thể cần thiết để tăng mức độ dịch vụ của khách hàng. Một số ứng dụng khác trong quản lý kho nữa như: Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho, tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây, các thiết bị, robot tự động, xe chuyển hàng tự động (autonomated guided vehycle - AVG) có thể thực hiện đơn hàng, tự bổ sung hàng trong kho bãi và đáp ứng hiệu quả những nhu cầu cần thiết. Chính vì thế, hệ thống quản lý kho thông minh mang lại lợi ích cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong nền kinh tế hiện nay. 445
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 (3) Hệ thống quản lý vận tải Thiết bị theo dõi, định vị, dẫn đường và quan sát bằng các thiết bị sử dụng WiFi, Bluetooth. Ứng dụng Co-pilot trên Android của điện thoại di động được sử dụng trong hoạt động logistics quốc tế. Ứng dụng cung cấp định tuyến (mapping) và định hướng (direction routing), tạo điều kiện cho chuyển hướng thông qua việc theo dõi trực tuyến phương tiện vận tải. Ứng dụng có các thuật toán bổ sung giúp các lái xe. Hệ thống quản lý vận tải (TMS) là một phần của quản lý chuỗi cung ứng (SCM) tập trung vào hậu cần vận tải. TMS cho phép tương tác giữa hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) và trung tâm phân phối (DC) hoặc kho. Khi TMS hoàn thiện, các hệ thống này giúp các công ty kiểm soát và quản lý chi phí vận chuyển; tích hợp với các công nghệ chuỗi cung ứng khác (như Hệ thống WMS và Hệ thống quản lý thương mại toàn cầu); và xử lý thông tin liên lạc điện tử với khách hàng, đối tác thương mại và nhà mạng. Với việc sử dụng rộng rãi IoT, hệ thống TMS là một yếu tố thiết yếu trong hoạt động của các doanh nghiệp Logistics 4.0. Logistics 4.0 sử dụng dữ liệu thời gian thực và nội tuyến để đạt được hiệu quả và hiệu quả cao hơn trong mỗi dịch vụ logistics được cung cấp. Hệ thống TMS rất quan trọng đối với một công ty để có thể sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để xác định chính xác phương tiện của mình khi đi trên đường, giám sát vận chuyển hàng hóa, đàm phán với các hãng vận tải, hợp nhất các lô hàng và sử dụng các chức năng tiên tiến của nền tảng và tương tác với Hệ thống giao thông thông minh (ITS). Bên cạnh đó, khi nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống mã vạch, thẻ, cảm biến RFID… thì các công ty cung cấp dịch vụ logistics có áp dụng hệ thống TMS có thể thực hiện giám sát thời gian thực với sự di chuyển của các hàng hóa được vận chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối. Các chức năng của TMS tiếp tục mở rộng hàng năm, trong tương lai gần, giúp nhiều công ty trong nỗ lực cải thiện quản lý vận tải và dịch vụ khách hàng nói chung. Với các ưu đãi gia tăng trong dịch vụ đám mây và điện toán đám mây, TMS dựa trên đám mây đang trở thành tiêu chuẩn. Các nhà phần mềm quan trọng nhất đang nhanh chóng chuyển các giải pháp TMS của họ sang đám mây. (Witold Torbacki, Kinga Kijewska; 2019). Hệ thống Quản lý Giao thông dựa trên Web với ứng dụng di động đi kèm Cerasis Rater cho phép xử lý các lô hàng theo phương thức vận tải đường bộ như sau: Less Than Truckload (LTL), Small Packages, Parcel (bưu kiện nhỏ), Intermodal (liên phương thức), Full Truckload (FTL). Cerasis Rater loại bỏ quá trình booking thủ công, cung cấp nhiều lợi ích về tự động hóa và hiệu quả. (4) Hệ thống giao thông thông minh Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là một lĩnh vực mới, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của hệ thống giao thông như quản lý vận tải, kiểm soát, cơ sở hạ tầng, hoạt động, chính sách và phương pháp kiểm soát. ITS áp dụng các công nghệ mới như phần cứng máy tính, hệ thống định vị, công nghệ cảm biến, viễn thông, xử lý dữ liệu, vận hành ảo và kỹ thuật lập kế hoạch. Một hệ thống giao thông thông minh cung cấp các giải pháp hợp tác và nền tảng đáng tin cậy cho giao thông vận tải thông qua các ứng dụng: Thu thập phí điện tử (ETC), Thu thập dữ liệu đường cao tốc (HDC), Hệ thống quản lý giao thông (TMS), Thu thập dữ liệu phương tiện (VDC), Ưu tiên tín hiệu chuyển tuyến (TSP), Ưu tiên phương tiện khẩn cấp (EVP) là một số ứng dụng của ITS. ITS không giới hạn đối với giao thông xe cộ, nó cũng cung cấp các dịch vụ khác và có thể được thực hiện trong các hệ thống định vị, hệ thống vận chuyển hàng không, hệ thống giao thông đường thủy và hệ thống đường sắt. Việc sử dụng các ứng dụng của hệ thống ITS giúp hỗ trợ và tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp logistics và tính bền vững của nền kinh tế. Một hệ thống ITS hoạt động đầy đủ có thể được sử dụng cho: quản lý khu vực giao hàng và đỗ xe tải thông minh; hàng hóa đa phương thức, tức là, hỗ trợ lập kế hoạch và đồng bộ hóa giữa các phương thức vận chuyển khác nhau trong các hoạt động logistic khác nhau; tư vấn ưu tiên và tốc độ, tức là, tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ, giảm khí thải và sự hiện diện của xe hạng nặng ở khu vực thành thị; hỗ trợ lái xe sinh thái, tức là, hỗ trợ người lái xe tải trong việc áp dụng phong cách lái xe tiết kiệm năng lượng hơn và do đó giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải CO2… 446
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 (5) Hệ thống tích hợp thực hiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong logistics trực tuyến: Ứng dụng kết hợp việc tích hợp các hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn đặt hàng, tối ưu hóa lực lượng lao động và giám sát các khách hàng truyền thông xã hội. Ứng dụng xây dựng hoạt động tổ chức dịch vụ và quan hệ tư đầu đến cuối giữa tổ chức, doanh nghiệp và khách hàng, giúp các tổ chức phân tích chất lượng dịch vụ và phản ứng của khách hàng đối với các dịch vụ được cung cấp. Các phản hồi được chia sẻ qua các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter của những người sử dụng dịch vụ, giúp các tổ chức đo lường hiệu suất hoạt động và chỉ ra được những lĩnh vực cần cải thiện. (6) Hệ thống bảo mật thông tin Sự phổ biến của các ứng dụng dựa trên internet trong cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi cách các tổ chức tiến hành kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc tìm kiếm các sáng kiến công nghệ mới với chi phí vận hành thấp, để cung cấp các dịch vụ tốt hơn và sáng tạo hơn và do đó có được lợi thế cạnh tranh. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào công nghệ để đạt được lợi thế cạnh tranh thì bảo mật thông tin đã và đang là một trong những yêu cầu quan trọng và thách thức nhất đối với doanh nghiệp. Trên thực tế, các giải pháp công nghệ mới luôn mang những lỗ hổng bảo mật, và Tội phạm khủng bố qua mạng thường sử dụng Internet như một phương tiện để thông qua đó khởi động các cuộc tấn công mạng vào hệ cơ sở dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp: như xâm nhập vào hệ thống an ninh, phát tán virus… (Ban cơ yếu chính phủ - an toàn thông tin; 2019). Trong bối cảnh này, điều quan trọng đối với các tổ chức là nâng cao nhận thức về bảo mật máy tính, phát triển các nỗ lực để đảm bảo khả năng bảo vệ an toàn tài sản thông tin và cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp. 3. Thực trạng phát triển Logistics ở Việt Nam Ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm từ 12% đến 14% nhưng chi phí hoạt động logistics chiếm tỷ lệ cao trung bình từ 18% đến 20,5% (Trần Thanh Hải, 2018). Hoạt động logistics tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ giao nhận. Theo khảo sát của VLA năm 2018, trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ nhỏ lần lượt với 20%, 10% và chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này phân phối chủ yếu ở khu vực miền Nam (60,1%) và miền Bắc (31,6%). 3.1. Chỉ số hiệu quả logistics Việt Nam Bảng 1. Chỉ số hiệu quả logistics Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 Chỉ tiêu 2018 2016 2014 2012 2010 Xếp Xếp Xếp Xếp Xếp Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm hạng hạng hạng hạng hạng Hải quan 2,95 41 2,75 64 2,81 61 2,65 63 2,68 53 Cơ sở hạ tầng 3,01 47 2,70 70 3,11 44 2,68 72 2,56 66 Vận tải quốc tế 3,16 49 3,12 50 3,22 42 3,14 39 3,04 58 Năng lực và chất lượng dịch vụ 3,40 33 2,88 62 3,09 49 2,68 82 2,89 51 Khả năng theo dõi và truy xuất 3,45 34 2,84 75 3,19 48 3,16 47 3,10 55 lô hàng Thời gian 3,67 40 3,50 56 3,49 56 3,64 38 3,44 76 Tổng điểm 3,27 39 2,98 64 3,15 48 3,00 53 2,96 53 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2007-2018) 447
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Từ bảng 1, tất cả các chỉ số đã có sự cải thiện so với xếp hạng trong giai đoạn 2010 - 2018 ngoại trừ năm 2016. Chỉ số hiệu quả hoạt động logistics chung tăng từ vị trí 53 với 2,96 điểm năm 2010, lên vị trí 39 với 3,27 điểm năm 2018. Với tham gia các tổ chức cung cấp dịch vụ logistics quốc tế vào Việt Nam và sự cải thiện về hoạt động logistics của các doanh nghiệp trong nước, chỉ số năng lực và chất lượng dịch vụ được cải thiện rõ nét, từ vị trí 51 với 2,89 điểm lên vị trí 33 với 3,4 điểm, dẫn đầu trong các chỉ tiêu về cải thiện vị trí xếp hàng và đứng thứ 3 về cải thiện điểm số. Theo sau là chỉ số khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc lô hàng, tăng mạnh từ 3,10 điểm lên 3,45 điểm với xếp hạng thứ 34. Tính kịp thời của lô hàng khi đến đích trong thời gian quy định giao hàng hoặc dự kiến giao hàng của hoạt động logistics dẫn đầu về mặt điểm số trung bình, tuy nhiên so với mặt bằng chung của các quốc gia khảo sát thì vẫn còn tăng trưởng chậm, từ 3,44 điểm với vị trí 76 lên 3,67 điểm với vị trí 40. Chỉ số thông quan tăng từ 2,68 (vị trí 53) lên 2,95 (vị trí 41) do những nỗ lực trong việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thông; kết cấu hạ tầng tăng từ 2,56 lên 3,01 điểm với sự cải thiện nổi bật của hệ thống đường bộ, cảng biển (trong khi hệ thống hạ tầng đường sắt, đường thủy nội địa và sân bay cần có những bứt phá hơn nữa). 3.2. Nhân lực Nhân lực logistics tại doanh nghiệp được chia thành 4 cấp bao gồm: (1) Cấp quản trị gồm các nhà lãnh đạo cấp cao như: giám đốc, phó giám đốc logistics; (2) Cấp quản lý và chuyên gia là các nhà lãnh đạo cấp trung như: trưởng phòng logistics; (3) Cấp điều phối và giám sát như tổ trưởng tổ vận chuyển, chuyên viên hoạch định lộ trình vận tải…; (4) Cấp nhân viên - Kỹ thuật như lái xe, đóng gói hàng, điều kiển... Hiện nay, nguồn nhân lực logistics của nước ta không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Xét về số lượng: Hiện nguồn nhân lực logistics mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 30% mỗi năm, nhân sự ngành logistics hiện đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu. Xét về chất lượng: Trong nghiên cứu của Vũ Đình Chuẩn (2019), tỷ lệ rất nhỏ nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực logistics. 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Do đó hiện nay để đáp ứng một phần nhân lực logistics thì 80,26% nhân viên trong các doanh nghiệp logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong nước, 6,9% nhân viên được các chuyên gia nước ngoài đào tạo, chỉ có 3,9% được tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài. Về đội ngũ nhân viên phục vụ phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Đội ngũ nhân công lao động trực tiếp thì đa số trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tạo tác phong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn (Đinh Thu Hương, 2018). Đội ngũ nhân viên phục vụ và lao động trực tiếp chiếm phần lớn trong đội ngũ nhân lực logistics hiện nay, tuy nhiên vẫn đang trong tình trạng "báo động đỏ". Đội ngũ nhân viên quản trị, quản lý chuyên gia thiếu đang là vấn đề mà các hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành Logistics hiện nay. 3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics Đến năm 2018, hoạt động logistics tại Việt Nam đã bước đầu tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin các khía cạnh của chuỗi hoạt động logistics tuy nhiên tình trạng phổ biến thấp. Có thế thấy, các ứng dụng trong các hoạt động chính tương đối phổ biến hơn so với hoạt động hỗ trợ trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Các ứng dụng quản lý vận tải TMS-1 trong quản lý hoạt động vận tải đường bộ trong nước tại Việt Nam phổ biến nhất với tỷ lệ trên 50%, trong quản lý hoạt động vận tải quốc tế ít phổ biến (dưới 30%). Trong quản lý kho hàng, tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 448
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 logistics cho bên thứ ba hay hợp đồng, ứng dụng quản lý kho ở quy mô nhỏ (WMS-1) hay quy mô lớn (WMS-2) đều chưa phổ biến với tỷ lệ ước tính lần lượt nhỏ hơn 50% và 30%. Mức độ ứng dụng công nghệ vào hoạt động hỗ trợ như quản lý khách hàng, đo lường theo dõi điện tử, hoạch định nhân lực rất ít phổ biến với tỷ lệ
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động logistics tại Việt Nam; cải cách thủ tục thông quan nhằm giảm thời gian và chi phí… Hai là, ban hành các chính sách hỗ trợ các DN logistics phát triển như hỗ trợ DN logistics thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin. Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các DN logistics. Hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường… Ba là, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng logistics, tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics. Vì hiện nay cơ sở hạ tầng logistics tại Việt nam nói chung còn nghèo nàn, manh mún, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang lạc hậu, năng lực vận tải đường sắt không được vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa, đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm…. Vì vậy cần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng (đường biển, đường không, bộ, sắt…) trên cơ sở dài hạn. Xây dựng một mạng lưới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận, hệ thống chi nhánh, nơi phân phối cuối cùng sao cho tăng tính kịp thời của lô hàng khi đến đích trong thời gian quy định; hiện đại hóa các kho chứa hàng và phân phối… Đồng thời, trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất. Tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không. Phát triển hệ thống vận chuyển nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử trong thời đại CMCN 4.0 Bốn là, nâng cao hơn nữa năng lực của DN logistics và chất lượng dịch vụ tương ứng. DN cần hiểu rõ và nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong quá trình vận tải; Đồng thời muốn phát triển DN cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên có trình độ, kinh nghiệm làm việc và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. Mặt khác, nguồn nhân lực cũng cần được nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng với xu thế hội nhập hiện nay. Về phía DN cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác…; Liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ trong cả nước và trên thế giới để tạo đầu ra thị trường ngoài nước và nâng cao khả năng chuyên môn của cán bộ để từ đó nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Năm là, phát triển thị trường dịch vụ logistics. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics thông qua việc đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics... Tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn DN nước ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics. Đẩy mạnh tuyên truyền cho các DN sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động hợp lý trong chuỗi cung ứng. Sáu là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics. Tiếp tục mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh. Tăng cường liên kết với các hiệp hội và DN dịch vụ logistics khu vực ASEAN và trên thế giới. Vận động thu hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với thị trường toàn cầu, nhằm hình thành các trung tâm logistics ở nước ngoài làm đầu cầu, tập kết và phân phối hàng hóa Việt Nam đến các thị trường quốc tế… 450
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Bảy là, tăng cường ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực logistics. Thực hiện các phương pháp công nghệ logistics tiên tiến như quản trị chuỗi cung ứng (supply Chain management-SCM), giao hàng đúng thời điểm (JIT) trong thiết kế luồng vận tải nhiều chặng và sắp xếp các công đoạn trong dây chuyền cung ứng dịch vụ logistics; tự động hóa và robotics sẽ giúp giảm thiểu tối đa các lỗi phát sinh trong quy trình logistics và nâng cao năng suất lao động lên một tầm mới. Cũng trong xu thế hiện nay, AR đang nhanh chóng trở thành công nghệ quan trọng giúp kết nối thế giới thực và ảo, trong logistics công nghệ này có thể giúp công nhân nhận diện nhanh chóng thông tin lô hàng, từ đó đẩy nhanh thời gian làm hàng. Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IOT) sẽ giải quyết được nhiều bài toán ứng dụng trong các khâu thuộc quy trình logistics, IoT có thể được tích hợp trong kho bãi thông qua các cảm biến cài đặt tại các kệ, hàng hóa từ đó thông tin về vị trí, tình trạng đơn hàng, khối lượng sẽ được cập nhật theo thời gian thực từ các pallet (tấm kê hàng), gửi tới hệ thống quản lý kho bãi (WMS), giúp giảm nhẹ các công việc tiêu tốn nhiều thời gian như kiểm đếm. Các máy quay gắn ở cổng có thể được dùng để phát hiện các hỏng hóc và theo dõi lỗi hàng. IoT cũng mang lại giải pháp tốt hơn trong việc quản lý đội xe giao hàng bằng cách tối ưu hóa thời gian trống của xe hoặc đưa ra các dự báo bảo trì xe tự động dựa trên các cập nhật từ cảm biến gắn trên xe. IoT đem tới một giải pháp giao hàng toàn diện cho người tiêu dùng thông qua năng lực giao hàng thông minh. Song hành cùng IoT, những công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới logistics còn bao gồm dữ liệu lớn (Big Data) và AI bởi lượng dữ liệu khổng lồ phát sinh trong chuỗi cung ứng. Dữ liệu lớn giúp tối ưu năng lực, nâng cao trải nghiệm người dùng, giảm thiểu rủi ro và tạo ra mô hình kinh doanh mới. Thêm nữa, dữ liệu lớn giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, chất lượng quá trình, hiệu suất để tăng tốc độ và minh bạch trong việc ra quyết định, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết luận Logistics là lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành từ sản xuất, thương mại đến giao thông. Các giải pháp phát triển dịch vụ logistics nhìn chung bao gồm hoàn thiện chính sách pháp luật hợp lý, phát triển cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích các công ty trong nước liên kết với doanh nghiệp nước ngoài nhằm thiết lập hệ thống dịch vụ logistics toàn cầu... Và yếu tố quan trọng nhất là tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm giảm chi phí logistics, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của quốc gia từ đó đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và tối ưu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban cơ yếu chính phủ: An toàn thông tin (2019), Khủng bố mạng thời cách mạng công nghiệp 4.0 và các biện pháp ứng phó của EU, tải từ: http://antoanthongtin.vn/Detail.aspx?CatID=afad3c1b-8ab0-41b3-9364 fe76366f1531&NewsID=3240bd94-db4d-4c6e-b379-3b9a22498e3f 2. Báo cáo điều tra về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) từ năm 2007 - 2018, tải từ: https://lpi.worldbank.org/international 3. Bộ công thương (2018), Báo cáo logistics Việt nam 2018: Logistics và thương mại điện tử, Nhà xuất bản công thương. 4. Đinh Thu Phương (2018), Logistics Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức, Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ giao thông vận tải 05/2018, tải từ http://thuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/19059/1/Dinh-Thu-Phuong-1.pdf 5. KPMG (2016), The Factory of the Future: Industry 4.0 – the challenges of tomorrow, tải từ: https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/es/pdf/2017/06/the-factory-of-the-future.pdf 6. Kaoutar Douaioui, Mouhsên Fri, Charif Mabroukki, El Alami Semma (2018), The interaction between industry 4.0 and smart logistics: concepts and perspectives; 11th International Colloquium of Logistics and Supply Chain Management Logistiqua 2018; p128-132 451
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 7. L. Barreto, A. Amaral,T. Pereira (2017); industry 4.0 implication in logistics: an overview; Manufacturing Engineering Society International Conference 2017, Procedia Manufacturing 13 (2017), p1245–1252 8. Nguyễn Vĩnh Lộc (2017), Xây dựng Smart Factory dựa trên nền tảng IoT - Globiots, Tạp chí Tự động hoá ngày nay số 201. 9. S. Schrauf, P. Berttram (2016), Industry 4.0: How digitization makes the supply chain more efficient, agile, and customer-focused, tải từ: https://www.strategyand.pwc.com/gx/en/reports/industry40.pdf 10. Trần Thanh Hải (2018), Logistics kết nối các vùng tăng trưởng kinh tế, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2018. 11. Vũ Đình Chuẩn (2019), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam, Tạp chí tài chính, tải từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-nganh-logistics- viet-nam-310729.html 12. Witold Torbacki, Kinga Kijewska (2019); Identifying Key Performance Indicators to be used in Logistics 4.0 and Industry 4.0 for the needs of sustainable municipal logistics by means of the DEMATEL method; Transportation Research Procedia số 39. 452
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2