intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hiđrocacbon - hóa học 11 trung học phổ thông

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

84
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập tới cơ sở lí luận về tự học, tiêu chí, mức độ đánh giá năng lực tự học của học sinh và việc sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học phần hiđrocacbon nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hiđrocacbon - hóa học 11 trung học phổ thông

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 136-145<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0078<br /> <br /> PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ<br /> DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON<br /> - HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> Lưu Thị Lương Yến1 , Nguyễn Thị Ngọc Bích2<br /> 1 Khoa<br /> 2 Trường<br /> <br /> Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Trung học Phổ thông Thuận Thành 2, Bắc Ninh<br /> <br /> Tóm tắt. Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát<br /> triển cho học sinh (HS) trong mọi môn học và ở mọi cấp học. Để phát triển năng lực tự học<br /> cho học sinh, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề<br /> cập tới cơ sở lí luận về tự học, tiêu chí, mức độ đánh giá năng lực tự học của học sinh và<br /> việc sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học phần hiđrocacbon nhằm phát triển năng<br /> lực tự học cho học sinh.<br /> Từ khóa: Tự học, năng lực tự học, sơ đồ tư duy, đánh giá năng lực tự học.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và<br /> toàn diện nhằm chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Thông qua<br /> dạy học giáo viên (GV) cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung như<br /> năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, thẩm mĩ, thể chất, giao<br /> tiếp, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông và các năng lực đặc thù cho từng môn học.<br /> Năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực chung quan trọng giúp HS có khả năng học<br /> tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế [1].<br /> Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều<br /> biện pháp khác nhau. Chẳng hạn như, tác giả Phạm Thị Phú đã thiết kế e-learning làm phương tiện<br /> tự học ngoài giờ lên lớp [2], tác giả Nguyễn Ngọc Duy đã nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong<br /> dạy học hóa học phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) [3]. Sơ đồ tư duy được<br /> nhiều GV sử dụng như một phương tiện dạy học, phối hợp với các phương pháp dạy học tích cực<br /> để phát huy tính tự lực, sự sáng tạo của HS. Tuy nhiên,việc hướng dẫn HS tự lập và sử dụng SĐTD<br /> trong quá trình tự học, tự giải quyết các vấn đề học tập cũng như việc đánh giá sự phát triển năng<br /> lực tự học của HS chưa được đi sâu nghiên cứu. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ trình<br /> bày về việc sử dụng SĐTD trong dạy học hóa học phần hiđrocacbon nhằm phát triển năng lực tự<br /> học cho HS và đề cập sâu hơn tới việc đánh giá năng lực tự học của HS.<br /> Ngày nhận bài: 10/3/2016. Ngày nhận đăng: 12/7/2016.<br /> Liên hệ: Lưu Thị Lương Yến, e-mail: yensp1@gmail.com<br /> <br /> 136<br /> <br /> Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học...<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Tự học và năng lực tự học<br /> <br /> Trong quá trình dạy học ở nước ta hiện nay, tự học của người học đang là vấn đề được quan<br /> tâm đặc biệt. Để có khả năng học tập suốt đời thì phải có năng lực tự học. Khả năng này cần được<br /> rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác,<br /> tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của<br /> chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định [1].<br /> NLTH là khả năng tự mình sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả năng lực cơ bắp cùng<br /> các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó<br /> của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình [4].<br /> Theo [5], NLTH của HS trường THPT được xác định thông qua các biểu hiện sau:<br /> - Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ<br /> thể, khắc phục những khía cạnh còn yếu kém.<br /> - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản<br /> thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo<br /> sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập<br /> khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ,<br /> sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập.<br /> - Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy<br /> ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự<br /> điều chỉnh cách học.<br /> Để hình thành và phát triển năng lực tự học, HS cần được rèn luyện các kĩ năng cơ bản sau:<br /> - Kĩ năng đọc và thu thập thông tin: HS biết cách đọc tài liệu học tập, sử dụng các nguồn<br /> tài liệu (thư viện, internet tra cứu. . . ) để tìm và thu thập thông tin theo các chủ đề học tập.<br /> - Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin: Biết phân tích, đánh giá đưa ra những nhận xét, hệ<br /> thống hóa, sắp xếp thông tin theo trình tự và trình bày thông tin theo sự hiểu biết logic, cách diễn<br /> đạt của mình.<br /> - Kĩ năng lập kế hoạch: Biết xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với khả năng, điều kiện,<br /> phong cách học của mình và có sự điều chỉnh để nâng cao hiệu quả học tập.<br /> - Kĩ năng hợp tác làm việc: Biết sử dụng hiệu quả kĩ thuật thu thập thông tin trong trao đổi<br /> thảo luận nhóm. Biết lắng nghe, phân tích, trình bày trong tranh luận, xây dựng đề cương, trình<br /> bày, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.<br /> - Kĩ năng sử dụng các phương tiện học tập đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong<br /> thu thập, xử lí và trình bày thông tin.<br /> - Kĩ năng vận dụng kiến thức, tham gia hoạt động thực hành nghiên cứu khoa học và hoạt<br /> động xã hội.<br /> - Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình để có điều chỉnh phù hợp và đánh<br /> giá bạn học.<br /> Để đánh giá năng lực tự học cũng như các năng lực khác, chúng ta cần căn cứ vào các sản<br /> phẩm của hoạt động học tập và quá trình học tập của HS. Đó là: Kết quả học tập và thành tích học<br /> tập của HS; Khả năng trình bày miệng; Sản phẩm, tài liệu viết, các phiếu bài tập; Hồ sơ học tập và<br /> các kết quả quan sát trong quá trình học.<br /> <br /> 137<br /> <br /> Lưu Thị Lương Yến, Nguyễn Thị Ngọc Bích<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Sơ đồ tư duy<br /> <br /> Khái niệm sơ đồ tư duy<br /> SĐTD là một hình thức ghi chép có sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu<br /> các ý tưởng, có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm. Nhờ sự kết<br /> nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao quát được các ý<br /> tưởng trên một phạm vi sâu rộng hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.<br /> Tác dụng của sơ đồ tư duy đối với sự phát triển năng lực tự học của học sinh<br /> Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của não bộ, sử dụng SĐTD trong dạy học đem<br /> đến hiệu quả cao, phát triển tư duy logic và khả năng phân tích tổng hợp của HS, giúp HS dễ hiểu<br /> bài, nhớ lâu hơn, dễ dàng hệ thống kiến thức bằng cách sơ đồ hóa thay cho việc học thuộc lòng.<br /> Quá trình tư duy có sự kết hợp giữa ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, giai điệu nên kích<br /> thích tư duy và tính sáng tạo của HS.<br /> Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển NLTH, sử dụng SĐTD giúp HS xác định những khái niệm<br /> then chốt, thể hiện được mối liên hệ giữa các ý tưởng và lập nên một mẫu hình từ những gì HS đã<br /> biết và hiểu, do đó giúp các em ghi nhớ một cách bền vững; trợ giúp lập kế hoạch cho một hoạt<br /> động hoặc một dự án phải qua tổ chức tập hợp các ý tưởng và thể hiện mối liên hệ giữa chúng;<br /> trợ giúp đánh giá kinh nghiệm hoặc kiến thức thông qua quá trình suy nghĩ về những yếu tố chính<br /> trong những gì đã biết hoặc đã làm.<br /> Trong SĐTD, HS được tự do phát triển ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật<br /> chất hoặc tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó, cùng với sự hình thành kiến thức,<br /> các kĩ năng tư duy của HS cũng được phát triển. Với việc thiết lập SĐTD, HS cũng không chỉ là<br /> người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó<br /> với cách hiểu biết của mình; đặc biệt là HS học được một quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các<br /> ý tưởng và liên kết chúng.<br /> Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho HS<br /> Trong quá trình dạy học, có thể sử dụng SĐTD để hỗ trợ dạy học khi hình thành kiến thức<br /> mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương và giúp HS<br /> lập kế hoạch học tập.<br /> a. Sử dụng SĐTD hướng dẫn học sinh tự học trong bài dạy nghiên cứu kiến thức mới<br /> Trong bài dạy hình thành kiến thức mới, GV có thể trình bày nội dung bài dạy dưới dạng<br /> SĐTD để HS hình dung được cách ghi chép nội dung bài học dưới dạng SĐTD. Cụ thể là:<br /> - Từ chủ đề bài học, GV nêu các câu hỏi định hướng nội dung bài học và vẽ các nhánh cấp<br /> 1 của SĐTD. Sau đó, GV triển khai các hoạt động học tập, tổ chức cho HS tìm hiểu các nội dung<br /> của từng nhánh (đọc tài liệu, trả lời câu hỏi, quan sát thí nghiệm, nêu nhận xét,. . . ), GV tóm tắt các<br /> kiến thức do HS tìm hiểu được và điền vào các nhánh của SĐTD. Kết thúc các hoạt động học tập<br /> là SĐTD hoàn chỉnh về nội dung bài học.<br /> - GV cũng có thể tiến hành bài dạy theo giáo án đã thiết kế và sử dụng SĐTD ở khâu củng<br /> cố bài học.<br /> + GV sử dụng hệ thống câu hỏi để yêu cầu HS nhớ lại các nội dung chính của bài học. Từ<br /> các câu trả lời của HS, GV tóm tắt nội dung bài học dưới dạng SĐTD và hướng dẫn HS về nhà ôn<br /> tập và tự thiết lập lại SĐTD này một cách chi tiết.<br /> + GV có thể tổ chức cho HS tham gia vào quá trình thiết lập và trình bày nội dung theo<br /> SĐTD: GV yêu cầu HS nêu các nội dung chính của bài học, phân công mỗi nhóm tóm tắt nội dung<br /> và thể hiện một nhánh của SĐTD. Các nhóm trình bày nội dung các nhánh và ghép lại thành một<br /> 138<br /> <br /> Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học...<br /> <br /> SĐTD nội dung bài học.<br /> + GV cũng có thể đưa ra SĐTD “câm” chỉ có chủ đề bài học, các nhánh của các tiểu chủ<br /> đề chưa có từ khóa hoặc hình ảnh mô tả nội dung. HS dựa vào thông tin bài học điền từ khóa hoặc<br /> hình ảnh vào các nhánh của SĐTD.<br /> b. Sử dụng SĐTD hướng dẫn học sinh tự ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trong bài luyện tập<br /> Khi tiến hành dạy bài ôn tập, luyện tập, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học kết<br /> hợp với SĐTD để giúp HS hệ thống hóa kiến thức đã học bằng cách:<br /> - Khi hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài ôn tập, luyện tập, GV nêu chủ đề ôn tập, trao đổi với<br /> HS về các nội dung chính của bài ôn tập và khung SĐTD “câm”, yêu cầu HS ôn lại kiến thức và<br /> hoàn thiện SĐTD ở nhà. Đến giờ luyện tập, ôn tập trên lớp, GV tổ chức cho các nhóm HS trao<br /> đổi về phần chuẩn bị của cá nhân, thống nhất các nội dung thành SĐTD của nhóm.Yêu cầu một số<br /> nhóm trình bày SĐTD của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung, nhận xét về nội dung, cách trình<br /> bày thể hiện tính nghệ thuật, sáng tạo của nhóm.<br /> - GV cũng có thể tổ chức cho HS tự thiết lập SĐTD theo khả năng sáng tạo của mình. GV<br /> nêu chủ đề ôn tập bằng câu hỏi khái quát và yêu cầu HS về nhà ôn tập, hệ thống hóa kiến thức<br /> và thể hiện bằng SĐTD. Trong giờ luyện tập, ôn tập, GV yêu cầu một số HS trình bày SĐTD đã<br /> chuẩn bị, HS trong lớp nhận xét, đánh giá và chỉnh lí.<br /> c. Sử dụng SĐTD hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài tập hóa học để phát triển năng<br /> lực tự học<br /> Bài tập hóa học là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành năng lực cho HS. Để phát<br /> triển năng lực tự học cho HS, GV sử dụng SĐTD hướng dẫn HS tự lập kế hoạch giải bài tập. Để<br /> hướng dẫn HS, GV cần đưa ra SĐTD về kế hoạch chung khi giải các bài tập hóa học để giúp HS<br /> nắm được các bước giải bài tập hóa học và từ đó vận dụng để lập kế hoạch giải với từng dạng bài<br /> tập cụ thể.<br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ tư duy kế hoạch chung để giải bài tập hóa học<br /> sau:<br /> <br /> Giáo viên yêu cầu HS sử dụng SĐTD lập kế hoạch giải cho một số dạng bài tập hóa học<br /> - Dạng bài tập nhận biết, phân biệt các chất<br /> - Dạng bài toán hóa học<br /> - Dạng bài tập thực tiễn<br /> - Dạng bài tập thực nghiệm<br /> 139<br /> <br /> Lưu Thị Lương Yến, Nguyễn Thị Ngọc Bích<br /> <br /> Ví dụ 1: (Dạng bài tập thực tiễn) Trong các hầm mỏ khai thác than đá, nếu không cẩn thận<br /> sẽ xảy ra các vụ cháy nổ. Nguyên nhân gây ra các vụ nổ này là gì? Người ta thường phải ngăn ngừa<br /> các vụ cháy nổ này bằng biện pháp nào?<br /> <br /> Hình 2. Sơ đồ tư duy kế hoạch giải bài tập thực tiễn của HS<br /> <br /> Hình 3. Sơ đồ tư duy kế hoạch thực hiện dự án học tập của nhóm 1 lớp 11A2 trường THPT<br /> Thuận Thành 3<br /> d. Sử dụng SĐTD hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập của nhóm (thực hiện trong dạy<br /> học dự án)<br /> Khi hướng dẫn nhóm HS lâp kế hoạch thực hiện dự án, GV nên để HS tự lập kế hoạch của<br /> 140<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2