Phát triển thương mại điện tử nông thôn từ “mô thức O2O” cho đặc sản vùng - mô hình “kilomet cuối cùng” của Trung Quốc và hướng phát triển ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Khách hàng sau khi mua sản phẩm đặc sản vùng (đặc biệt sản phẩm nông ngư nghiệp tươi sạch) thông qua hệ thống sàn TMĐT online – offline (mô thức TMĐT O2O), sản phẩm được chuyển đến trung tâm vận chuyển, sau khi được phân chia đi các nơi (theo địa điểm thuận tiện phát hàng), làm sao để đưa đến tay khách hàng nhanh nhất đảm bảo độ an toàn “xanh sạch tươi” là điều mong mỏi của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Bài viết đề ra hướng vận dụng để phát triển TMĐT nông thôn (đặc sản vùng) ở Việt Nam hiện nay và hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển thương mại điện tử nông thôn từ “mô thức O2O” cho đặc sản vùng - mô hình “kilomet cuối cùng” của Trung Quốc và hướng phát triển ở Việt Nam
- 573 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NÔNG THÔN TỪ “MÔ THỨC O2O” CHO ĐẶC SẢN VÙNG - MÔ HÌNH “KILOMET CUỐI CÙNG” CỦA TRUNG QUỐC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM TS. Trần Quang Yên, Đại học Kinh tế quốc dân NCS. Trần Nho Quyết, Du học sinh Trung Quốc TÓM TẮT Khách hàng sau khi mua sản phẩm đặc sản vùng (đặc biệt sản phẩm nông ngư nghiệp tươi sạch) thông qua hệ thống sàn TMĐT online – offline (mô thức TMĐT O2O), sản phẩm được chuyển đến trung tâm vận chuyển, sau khi được phân chia đi các nơi (theo địa điểm thuận tiện phát hàng), làm sao để đưa đến tay khách hàng nhanh nhất đảm bảo độ an toàn “xanh sạch tươi” là điều mong mỏi của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Mô hình “kilomet cuối cùng” của Trung Quốc không chỉ là cự ly nhận phát hàng 1km, mà thực tế mô hình là lựa chọn một giải pháp để tìm ra đoạn đường ngắn nhất với thời gian nhanh nhất để khách hàng có thể nhận hàng mình đã mua, kết thúc cho quá trình mua bán online - offline. Dựa trên việc phân tích thế mạnh mô hình“kilomet cuối cùng” của TMĐT Trung Quốc và căn cứ thực tế TMĐT nông thôn đặc sản vùng tại Việt Nam hiện nay, kết hợp mô thức TMĐT O2O hiện đại của thế giới, bài viết đề ra hướng vận dụng để phát triển TMĐT nông thôn (đặc sản vùng) ở Việt Nam hiện nay và hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Từ khóa: TMĐT (thương mại điện tử), O2O, đặc sản vùng, kilomet cuối cùng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ song hành giữa công nghệ số (điển hình là Internet vạn vật) và kinh tế số (điển hình là sự xuất hiện và phát triển của nhiều hình thức kinh doanh sáng tạo, đa dạng) đã tạo nên sự biến đổi to lớn, nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh tế số đã trở thành một thành phần kinh tế đóng góp cực kì quan trọng và là xu thế không thể thiếu trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số, trong đó kinh tế TMĐT là một phần quan trọng của xu thế đó. Tính tới hiện tại, kinh tế TMĐT nước ta đang có mức tăng trưởng không ngừng và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ trong thời gian tới. Xét trên thực tế, kinh tế TMĐT nông thôn Việt Nam mà cụ thể kinh tế TMĐT vùng miền có rất nhiều tiềm năng để phát triển, không những đưa sản phẩm đặc sản vùng đi rộng rãi ở trong nước, ra nước ngoài, mà còn góp phần quảng bá, buôn bán sản phẩm đặc sản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế -xã hội- chính trị -văn hóa -giáo dục của người dân trong vùng và cả nước.
- 574 Vậy làm thế nào để đưa các sản phẩm đặc sản vùng miền thuận lợi phát triển trên các sàn thương mại điện tử? Không chỉ là chính sách phát triển sản phẩm này xanh, sạch, đẹp tạo thế mạnh riêng cho mỗi vùng miền - tạo niềm tin an toàn chất lượng giá cả hợp lý với người tiêu dùng, kênh bán hàng hiện đại thuận tiện giữa người sản xuất - người mua người bán, một hệ thống thanh toán hiện đại (truy xuất nguồn gốc, mã QR an toàn bảo mật ngân hàng điện tử), còn rất cần tạo ra “một con đường TMĐT: ngắn nhất - đi đơn giản nhất - với thời gian nhanh nhất” để sản phẩm từ nơi sản xuất đưa đến người tiêu dùng. Mô hình “ kilomet cuối cùng” của TMĐT Trung Quốc là một chỉ đường để TMĐT nông thôn tại Việt Nam hướng tới và nhìn nhận nhiều nét tích cực từ đây: Mô hình “kilomet cuối cùng” của Trung Quốc và hướng phát triển ở Việt Nam. Bài viết dưới đây phân tích kĩ bối cảnh TMĐT trong nước, quốc tế đặc biệt đưa ra giải pháp “mô hình kilomet cuối cùng” của TMĐT Trung Quốc từ đó hướng vào áp dụng tại thị trường kinh tế TMĐT Việt Nam. Mục đích phát triển kinh tế TMĐT đặc sản vùng (miền) tại Việt Nam, với ý nghĩa phát triển kinh tế nông thôn, tạo thu nhập nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân tại Việt Nam. 2. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 2.1 Bối cảnh quốc tế Trung Quốc, một trong những ông lớn về kinh tế TMĐT vùng (miền), láng giềng của Việt Nam, kinh tế TMĐT phát triển như vũ bão càng lúc càng mạnh lên. (1) Từ thống kê Baidu, qua trang khoa học CNKI cuối năm 2019 có rất nhiều tác giả bài viết nghiên cứu mô thức TMĐT O2O.Nổi lên mạnh mẽ vượt biên giới vớirất nhiều sàn giao dịch TMĐT mạnh: Taobao nông thôn, Jingdong nông thôn, các mặt hàng ăn uống sẵn . . . . [ 11] . (2) Cùng với đó hệ thống ngân hàng điện tử đa dạng, app thanh toán di động nhanh gọn chỉ vài giây dù bạn đang ở trong nước hay ở ngước ngoài: wechat thanh toán, QQ thanh toán, và mạnh nhất trong app thanh toán điện tử zhifubao; thanh toán suning cực kỳ hiện đại khi có các chức năng đăng nhập qua mã, vân tay, nhận dạng khuôn mặt, . . . và nhiều hình thức thanh toán khác [ 11]. (3) Dịch vụ vận chuyển cực kì ấn tượng uy tín chất lượng độ an toàn, có thể kể đến 10 công ty vận chuyển tốt nhất nhanh nhất hiệu quả nhất an toàn nhất tại Trung Quốc: SF Express, Post EMS, Debon Express, YTO Express, Shentong Express, Yunda Express, Best Huitong, Zhongtong Express, Daily Express [4] . (4) Các cửa hàng tiện lợi mọc lên theo cự ly qui định khắp nơi từ nông thôn đến thành thị. Các làng xã thiết lập mạng lưới TMĐT địa phương rộng khắp đến
- 575 tận tay người sản xuất, người tiêu dùng.Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng, kiểm tra chất lượng an toàn giá cả qui định,… (5) Hệ thống giao thông (tàu điện ngầm, cao tốc, tàu siêu tốc, các sân bay,…) cực kì hiện đại, tốc độ cao, rút ngắn khoảng cách, vận chuyển nhanh chóng. (6) Có sự trang bị đầu tư đến vùng miền nông thôn rất mạnh, cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện người dân có thể đưa sản phẩm đặc sản sản xuất ra dễ dàng lên các sàn TMĐT taobao, jingdong,… có sự quản lý chặt chẽ về mua bán hàng online, có thể khẳng định đại bộ phận người dân nơi đây bán hàng thông qua các sàn giao dịch chính thống được sự bảo đảm qui định của các công ty, và pháp luật của chính phủ.Từ tháng 10/2014, "ông lớn" thương mại điện tử Alibaba đã kết hợp với Chính phủ Trung Quốc xây dựng sáng kiến Taobao nông thôn (Rural Taobao). Theo đó, Alibaba đầu tư 10 tỷ Nhân dân tệ với mục tiêu thành lập các trung tâm dịch vụ Taobao tại 100.000 ngôi làng trên toàn quốc, tập trung ở các vùng sâu vùng xa. Những trung tâm này được trang bị máy tính, nhân viên để giúp nông dân mở cửa hàng trên trang thương mại điện tử Taobao và thực hiện các đơn hàng online. Thậm chí, bà con nông dân ở một số khu vực còn được hỗ trợ tiền mua điện thoại thông minh có kết nối Internet để bán nông sản do chính mình làm ra trên các trang thương mại điện tử cho người dân thành phố. Không kém cạnh, đối thủ JD cũng mở các trung tâm tương tự tại 1.700 thị trấn hoặc khu vực nhằm thúc đẩy thương mại điện tử ở vùng quê. Đến năm 2016, Trung Quốc chính thức coi "Thương mại điện tử hóa nông thôn" là một chiến lược quốc gia, hướng tới mục tiêu hoàn toàn xóa nghèo vào năm 2020. Hàng tỷ Nhân dân tệ đã được chi ra để xây dựng đường, mạng lưới logistic, hạ tầng băng thông rộng tại các khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, hàng loạt chính sách cho vay lãi suất thấp, ưu đãi thuế cũng được áp dụng [16]. Ngoài Trung Quốc thì còn rất nhiều quốc gia khác cũng rất mạnh về kinh tế TMĐT, kể đến hàng đầu như Mỹ, Úc, Ấn Độ,… 2.2. Bối cảnh trong nước (1) Sàn giao dịch O2O tại nước ta cũng không ngừng phát triển, nhưng chưa tạo được niềm tin buôn bán của người tiêu dùng, đặc biệt chúng ta vẫn sử dụng giao dịch tự do trên facebook dẫn đến hàng giả, lừa đảo, thiệt hại . . . chính phủ phần nhiều chưa kiểm soát được người mua hàng và người bán hàng. Theo số liệu điều tra từ sách trắng điện tử Việt Nam thì sàn giao dịch TMĐT qua mạng xã hội chiếm 36% (chưa kể các loại hình cá nhân không đăng ký)[12].
- 576 (2) Cải tiến đổi mới và đưa vào nhiều hình thức thanh toán điện tử, một cuộc "cách mạng" về thanh toán di động, đặc biệt thanh toán trựctuyến qua mã QR đang có xu hướng bùng nổ tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới việc thanh toán này ngày càng trở nên phổ biến và góp phần quan trọng trong quá trình thanh toán không dùng tiền mặt. Ứng dụng vào thanh toán điện tử, QR code ngoài việc cung cấp những thông tin cơ bản (tên sản phẩm, doanh nghiệp, số điệnthoại, địa chỉ liên hệ...) còn giúp người tiêu dùng có thể mua hàng qua mạng hoặc trực tiếp tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, thậm chí là mua bán, thanh toán nhỏ lẻ,… nhưng vẫn còn hạn chế rất nhiều, đa số người dân Việt Nam vẫn phải dùng tiền mặt, ngoài ra thì Việt Nam chưa có được một số dịch vụ thanh toán điện tử mạnh uy tín như zhifubao, wechat, đáng tin cậy [13,14,15]. (3) Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi khắp tỉnh thanh trong nước: có sự cải thiện đáng kể từ thủ tục đến thời gian, độ an toàn, độ tin cậy, hình thức thanh toán, thống kê đến tháng 9 năm 2020 chúng ta có các đơn vị vận chuyển uy tín tốt nhất cả nước: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettel Post, Vietnam Post, Đơn vị vận chuyển ShipChung, Giao hàng SuperShip, Đơn vị vận chuyển Kerry TTC Express, 247 Express, sShip, Cổng vận chuyển qua Nhanh.vn, . . .[1]. (4) Các cửa hàng tiện lợi và hệ thống lấy hàng tự động: Cùng với sự phát triển các dịch vụ vận chuyển thì các cửa hàng tiện lợi tạiViệt Nam phát triển theo không ngừng nghỉ, từ năm 2012 đến năm 2018 tăng gấp 4 lần. Về quy mô, tỷ trọng và mật độ cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam vẫn còn tương đối thấp. Trong khi các cửa hàng tiện lợi thường chiếm khoảng 20% thị trường ở các nền kinh tế khác, thì con số này ở Việt Nam chưa đến 10%. Điều này cho thấy, tiềm năng mở rộng các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam còn rất lớn [2]. Không chỉ cần gia tăng số lượng mà chất lượng phục vụ cần phải đảm bảo đổi mới, có thể kể đến các tên tuổi: Chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K, Chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25, Chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart, Chuỗi cửa hàng tiện lợi 7- Eleven, Chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop, Chuỗi cửa hàng tiện lợi Cheers, Chuỗi cửa hàng tiện lợi Co.op Smile, Chuỗi cửa hàng tiện lợi Speed L,VinMart+, . . . [3]. Hạn chế về số lượng và chất lượng kéo theo việc phát triển TMĐT còn hạn chế và cần tiếp tục đổi mới hơn cả về lượng và chất. Việc mua hàng hóa từ các sàn TMĐT sau đó đến địa điểm cửa hàng tiện lợi tự động lấy hàng tại Việt Nam dường như chưa có (đã xuất hiện một số hệ thống tự động thử nghiệm tại các khu chung cư, nhưng chưa tạo ra thế mạnh và hấp dẫn người tiêu dùng bởi điều kiện cơ sở vật chất và số lượng hàng hóa ít ỏi). Việc
- 577 áp dụng mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn chưa được dùng phổ biến, nên khó kiểm soát các sản phẩm đặc sản vùng miền. (5) Hạ tầng giao thông tại Việt Nam, thiếu hụt nặng nề, hệ thống tàu cao tốc, tàu điện ngầm, đạt tiêu chuẩn để vận chuyển nhanh còn chưa có. (6) Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc phát triển TMĐT tại các vùng miền nhất là nông thôn (đặc sản vùng thường sản xuất tại đây) còn rất hạn chế và chưa có điều kiện đầu tư xứng tầm. Ngoài ra các sàn TMĐT nông thôn hiện nay chưa phát triển đồng đều đủ để đẩy mạnh đưa sản phẩm đặc sản vùng lên trang TMĐT chính thống (có nhiều rào cản đối với sản phẩm đặc sản vùng miền). Chủ yếu là các giao dịch TMĐT tự do (qua facebook) không có sự kiểm soát chất lượng, an toàn, uy tín, sự tin tưởng. Từ bối cảnh trong nước và so sánh nước ngoài (rất gần chúng ta là Trung Quốc) thì việc đưa sản phẩm đặc sản vùng lên sàn TMĐT và phát triển kinh tế TMĐT đặc sản trên mô thức O2O tại Việt Nam còn nhiều hạn chế đáng để tìm ra một giải pháp hợp lý thúc đẩy kinh tế TMĐT càng ngày càng là xu thế trong phát triển kinh tế quốc dân. 3. GIẢI PHÁP: VẬN DỤNG MÔ HÌNH “ KILOMET CUỐI CÙNG” CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRUNG QUỐC VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẶC SẢN VÙNG TẠI VIỆT NAM 3.1. Mô hình “ KILOMET cuối cùng” của thương mại điện tử Trung Quốc Sau khi khách hàng mua sắm thông qua thương mại điện tử, các mặt hàng đã mua sẽ được chuyển đến điểm phân phối và hàng hóa được chuyển đến khách hàng từ trung tâm phân loại thông qua một phương tiện vận chuyển nhất định để đạt được dịch vụ tận nơi. "KILOMET cuối cùng" của giao hàng không phải là một km thực, mà là quá trình cung cấp hàng hóa cho khách hàng thông qua các phương tiện vận chuyển từ trung tâm phân loại logistics đến khách hàng. Vì nó là một khoảng cách ngắn nhất có thể nên được gọi là giao hàng một km haythuật ngữ “ KILOMET cuối cùng” logistics. Sự phân bổ trong khoảng cách ngắn này là khâu cuối của toàn bộ liên kết logistics và là liên kết duy nhất liên hệ trực tiếp với khách hàng, điều này có ý nghĩa rất lớn. Không chỉ là chìa khóa thành bại của các doanh nghiệp thương mại điện tử mà còn là hoạt động logistics vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng thương mại điện tử.
- 578 3.2. Mô hình “ KILOMET cuối cùng” của Trung Quốc và hướng đến mô hình phát triển tại Việt Nam[23,24]: Hình 1. Quan hệ và nguồn gốc của các điểm mẫu chốt “ KILOMET cuối cùng” Logistics Nguồn: báo khoa học “kilomet cuối” của TMĐT Trung Quốc [23] 3.3. Thực trạng mô hình“ KILOMET cuối cùng” tại Trung Quốc trước đây những năm 2014, 2015 và tại Việt Nam hiện nay có nhiều điểm tương đồng (1) Cấm hoặc hạn chế xe tải xe hàng to kồng kềnh vào thành phố hoặc các khu nhỏ. Ngả đường nào thời gian nào thì đều sợ ách tách giao thông nên xe hàng to bị hạn chế thậm chí cấm vào. (2) Các khu vực dân cư ít các khách hàng nằm rải rác xa nhau khó sắp xếp xe hàng lớn đi đến. Do phí vận chuyển cao hàng lại ít dẫn đến lãng phí. (3) Xảy ra mâu thuẫn về thời gian công việc của người đưa hàng và khách hàng khi cùng làm việc theo thời gian hành chính, thời gian ban ngày học sinh sinh viên tại các nhà trường chuyên nghiệp đều đi học, đại đa số thời gian đến 90% là trùng nhau.
- 579 (4) Tồn tại một số vấn đề đạo đức nghề nghiệp, hệ thống thông tin theo dõi hàng hóa qua từng giai đoạn chuyển hàng, hay nhân viên giao hàng chưa được đào tạo nghiệp vụ mất hàng, lấy hàng, lộ hàng, . . . (5) Thời gian cao điểm chuyển hàng, công việc cường độ lớn, lực lượng giao hàng hiện nay chưa được chuyên nghiệp chưa được đào tạo tiêu chuẩn, nghề người giao hàng xuất hiện muộn tại nước ta, ngoài ra hệ thống TMĐT nước ta hiện nay chưa được hoàn thiện về thể chế,các thời điểm cao điểm khuyến mãi việc giao hàng dễ dẫn đến mất kiểm soát, ách tắc, quên sót, ... (6) Thiếu nguồn nhân lực giao hàng tại các vùng miền nông thôn. Để phát triển được kinh tế TMĐT nông thôn nhất là đặc sản vùng miền rất cần cơ sở vật chất và đội ngũ giao phát hàng ở đây. Mạng công nghệ ngày càng được phổ cập tại nông thôn và kéo theo càng ngày càng nhiều người dân các vùng nông thôn tham gia vào thị trường TMĐT, do đó đây là nơi phát triển rất tiềm năng trong tương lai không xa. 3.3. Vận dụng bài học mô hình “ KILOMET cuối cùng” TMĐT Trung Quốc áp dụng từ các nước có nền TMĐT lâu đời và hướng phát triển tại Việt Nam (1) Các cơ quan chính phủ nên loại bỏ các hạn chế đối với phương tiện vận tải hàng hóa Tại Hoa Kỳ, thay vì hạn chế việc đưa ô tô chở hàng vào các khu vực đô thị, quốc gia này đã liên tiếp ban hành một loạt luật và quy định kể từ những năm 1980 để nới lỏng quyền kiểm soát thị trường vận tải và giảm các hạn chế của luật liên bang đối với thị trường vận tải. Ngành giao thông vận tải ở Hoa Kỳ cung cấp một môi trường tốt.Logistics của Nhật Bản đã trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển. Dù nhìn theo cách nào, các chính sách và quy định về logistics của Elben là hoàn hảo. Chính phủ Nhật Bản đã tập trung đầu tư vào việc xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics cũng như xây dựng các đường cao tốc đạt tiêu chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển của các phương tiện vận tải hàng hóa, và đã dần hình thành mô hình pháp luật về logistics gồm luật cơ bản, luật toàn diện và luật đặc biệt. Để so sánh, chúng ta có thể thấy rằng các quốc gia hoặc thành phố có dịch vụ logisticsphát triển không nghiêm cấm các phương tiện vận tải hàng hóa đi vào thành phố. Mở luồng xanh để đảm bảo chuyển phát nhanh có thể nhanh chóng và kịp thời vào khu đô thị[23,24,25]. (2) Thực hiện giao hàng chung Phân phối chung là một mô hình phân phối mới nổi trong ngành logistics. Ở Châu Âu, tỷ trọng phân phối chung lên tới 90%; ở Hoa Kỳ, tỷ lệ phân phối chung đã lên tới 70%; ở Nhật Bản, tỷ lệ phân phối chung đã vượt quá 50%. Ở nước ngoài, phân phối chung đã trở thành mô hình phân phối chủ đạo. Tại Trung Quốc, ngành logistics bắt đầu muộn và
- 580 việc áp dụng phân phối chung lúc đầu gặp khó khăn nhưng hiện nay thì đã phát triển mạnh mẽ. Việc thực hiện phân phối chung còn một chặng đường dài. Chúng ta có thể phát triển mô hình phân phối chung của nước ta bằng cách học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và bài học của nước ngoài. Vấn đề cuối cùng trong ngành công nghiệp chuyển phát nhanh cũng có thể được giải quyết bằng cách áp dụng một phương thức chuyển phát chung, đó là thiết lập một mạng lưới phân phối chung trong cùng một khu vực và mỗi công ty chuyển phát nhanh gửi chuyển phát nhanh đến mạng lưới phân phối chung. Tập trung, phân loại và lưu trữ tạm thời được thực hiện tại một mạng lưới phân phối chung, và sau đó mạng lưới phân phối chung sẽ chuyển phát nhanh đến khách hàng hoặc điểm chuyển phát nhanh. Việc thực hiện chuyển phát chung cũng đòi hỏi một số công ty chuyển phát nhanh phải đoàn kết và cùng tài trợ cho một công ty mới theo các điều kiện công bằng và chính đáng, cụ thể là để đạt được sự thống nhất trong việc chuyển phát nhanh cuối cùng[23,24,25]. Việc thực hiện phân phối chung có thể làm giảm hiệu quả tổng số phương tiện chuyển phát nhanh trong thành phố, giảm ùn tắc giao thông do bốc dỡ hàng hóa trong thành phố, cải thiện điều kiện giao thông và vận tải, giảm đáng kể áp lực giao thông trong thành phố; thông qua việc xử lý tập trung này, hiệu quả tăng tải phương tiện. Khả năng tránh lãng phí nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả chuyển phát nhanh và hiện thực hóa dịch vụ logistics xanh. (3) Thiết lập "logistics cộng đồng", “logistics hợp tác xã” Ngày nay, cộng đồng là một tổng thể nhỏ trong thành phố, và các công ty chuyển phát nhanh cũng có thể sử dụng toàn bộ cộng đồng để phát triển mô hình logisticscộng đồng. Tài sản trong cộng đồng có thể được sử dụng như một điểm lưu trữ tạm thời để chuyển phát nhanh. Công ty chuyển phát nhanh sẽ chuyển phát nhanh đến tài sản cộng đồng, và tài sản cộng đồng sẽ tạm thời lưu giữ và chuyển phát nhanh cho đến khi nó được giao cho khách hàng. Tài sản cộng đồng có thể nhận được phí quản lý của công ty logistics. Trong toàn bộ quá trình, tài sản cộng đồng có thể thu được một phần lợi ích từ nó mà không cần đầu tư quá nhiều vốn. Đối với khách hàng, điều này không chỉ giúp loại bỏ thời gian giữa họ và người chuyển phát Xung đột, bạn cũng có thể sắp xếp thời gian giao hàng tự do hơn. Đối với các công ty chuyển phát nhanh, việc triển khai logistics cộng đồng tương đương với việc nhiều công ty chuyển phát nhanh tích hợp các khách hàng phân tán của họ thành một tổng thể, giúp giảm đáng kể chi phí giao hàng của các công ty chuyển phát nhanh và cải thiện đáng kể hiệu quả giao hàng của các công ty chuyển phát nhanh[23,24,25]. Việc thành lập logisticscộng đồng cũng có thể cho phép các cá nhân ký hợp đồng với một công ty chuyển phát nhanh để gửi và nhận chuyển phát nhanh trong một cửa hàng tiện lợi trong cộng đồng. Người vận hành có thể vận hành và bán một số nhu yếu phẩm
- 581 hàng ngày trong cộng đồng, mặt khác hỗ trợ các công ty chuyển phát nhanh thu tiền chuyển phát Khách hàng có thể kiểm tra thông tin chuyển phát nhanh và sắp xếp thời gian rảnh để thu tiền chuyển phát. Việc thực hiện logistics cộng đồng theo cách này không chỉ nâng cao hiệu quả vận chuyển của chuyển phát nhanh từ giao hàng đến thu tiền của khách hàng mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn. Biện pháp này cũng đòi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về công bố thông tin và minh bạch trong mọi khía cạnh của logistics. Yêu cầu phải trung thực và có trách nhiệm[23,24,25]. (4) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng “chuyển phát nhanh về nông thôn” Năm 2014, TMĐT Trung Quốc lần đầu tiên đề xuất dự án "Chuyển phát nhanh về nông thôn", khái niệm này phản ánh nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của người dân nông thôn. Ngành chuyển phát nhanh coi trọng thị trường nông thôn "béo" và nó cũng mở ra một hướng mới cho ngành chuyển phát nhanh. Thị trường khu vực nông thôn có diện tích rộng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn hơn, tuy nhiên, các cửa hàng thương hiệu và chuỗi cửa hàng rất hiếm ở các vùng nông thôn rộng lớn. Hầu hết người dân nông thôn chỉ có thể mua các mặt hàng thiết yếu hàng ngày chất lượng thấp từ các chợ với số lượng hàng hóa hạn chế. Khi thu nhập của cư dân nông thôn tiếp tục tăng, sức mua ở nông thôn tiếp tục tăng, các sản phẩm kém chất lượng được bày bán trên thị trường nông thôn không còn đáp ứng được nhu cầu của cư dân nông thôn nữa, khi Internet phổ biến, ngày càng nhiều nông dân sẵn sàng mua qua Internet. Tìm hiểu những gì bạn cần, điều này cũng cho thấy rằng người tiêu dùng nông thôn phụ thuộc vào mua sắm trực tuyến nhiều hơn thành phố. Do đó, thị trường nông thôn sẽ ngày càng thu hút nhiều công ty chuyển phát nhanh[23,24,25]. Do người dân nông thôn sống tương đối phân tán nên nếu quy trình giao hàng của chuyển phát nhanh là giao hàng tận nơi sẽ dẫn đến việc chuyển phát nhanh không hiệu quả. Về cơ bản, thông qua ủy quyền, cung cấp cho cư dân nông thôn một dịch vụ chuyển phát nhanh tương đối hoàn chỉnh. Và các nền tảng dịch vụ công cộng này sẽ được mở cho tất cả các công ty chuyển phát nhanh và người dân trong thôn có thể nhận chuyển phát nhanh kịp thời thông qua nền tảng thông tin của thôn. Nó đã mở ra nguồn thu nhập mới cho các nền tảng dịch vụ chính thức này. Việc dịch vụ chuyển phát nhanh không ngừng được cải thiện ở khu vực nông thôn cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và tiếp tục kích cầu tiêu dùng trong nước. (5) Giao thông Việt Nam cần cải thiện đường, cầu, phương tiện cho các vùng miền nông thôn đến thành thị
- 582 Một trong những lý do để sản phẩm đặc sản tươi xanh sạch chưa đến được nhiều người tiêu dùng là do quá trình vận chuyển quá mất nhiều thời gian, từ khi mua hàng trên sàn TMĐT cho đến khi người tiêu dùng nhận hàng thì sản phẩm có thể không còn đảm bảo chất lượng. (6) Các công ty TMĐT, tổ chức, cá nhân, chính phủ chung tay đầu tư nhiều hơn cơ sở vật chất TMĐT cho người dân tại các vùng miền trong cả nước. Để TMĐT đặc sản vùng miền lên sàn TMĐT phong phú hơn về loại hình đa dạng sản phẩm chất lượng kiểm soát thì người dân các vùng miền cần hiểu biết và có kiến thức về CNTT, luật TMĐT, . . . Từ tháng 10/2014, "ông lớn" thương mại điện tử Alibaba đã kết hợp với Chính phủ Trung Quốc xây dựng sáng kiến Taobao nông thôn (Rural Taobao). Theo đó, Alibaba đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ với mục tiêu thành lập các trung tâm dịch vụ Taobao tại 100.000 ngôi làng trên toàn quốc, tập trung ở các vùng sâu vùng xa. Những trung tâm này được trang bị máy tính, nhân viên để giúp nông dân mở cửa hàng trên trang thương mại điện tử Taobao và thực hiện các đơn hàng online. Thậm chí, bà con nông dân ở một số khu vực còn được hỗ trợ tiền mua điện thoại thông minh có kết nối Internet để bán nông sản do chính mình làm ra trên các trang thương mại điện tử cho người dân thành phố. Không kém cạnh, đối thủ JD cũng mở các trung tâm tương tự tại 1.700 thị trấn hoặc khu vực nhằm thúc đẩy thương mại điện tử ở vùng quê. Đến năm 2016, Trung Quốc chính thức coi "Thương mại điện tử hóa nông thôn" là một chiến lược quốc gia, hướng tới mục tiêu hoàn toàn xóa nghèo vào năm 2020. Hàng tỷ Nhân dân tệ đã được chi ra để xây dựng đường, mạng lưới logistic, hạ tầng băng thông rộng tại các khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, hàng loạt chính sách cho vay lãi suất thấp, ưu đãi thuế cũng được áp dụng[16]. (7) Nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ thanh toán TMĐT bằng quét app thanh toán, và cộng đồng chung tay xây dựng một số app được chính phủ, tổ chức uy tín trong lĩnh vực TMĐT lựa chọn làm tài sản chung cho cộng đồng. Tại Trung Quốc hiện nay một số ứng dụng thanh toán app cực kỳ uy tín về độ an toàn bảo mật tốc độ và rất tiện lợi trong cài đặt đăng nhập (wechat zhifu, zhifubao, . .. ). 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trung Quốc mấy năm gần đây có hệ thống logistics phát triển như vũ bão góp phần làm nên thắng lợi của TMĐT nông thôn Trung Quốc nói riêng và TMĐT Trung Quốc nói chung, TMĐT Việt Nam có tiềm năng phát triển vô cùng lớn trong tương lai gần để đi tắt đón đầu chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ nước bạn. Mô hình “ KILOMET cuối cùng” là rất hữu ích để áp dụng vào phát triển TMĐT tại Việt Nam, đặc biệt phát triển cho sản phẩm đặc sản vùng miền, phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam.
- 583 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Top 10 công ty vận chuyển tốt nhất năm 2020[OL], https://nhanh.vn/top-10-cong-ty-van-chuyen-tot-nhat-nam-2020-n39255.html, 11/9/2020. [2] Đức Minh. Thị trường cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng [OL]. https://congluan.vn/thi-truong-cua-hang-tien-loi-o-viet-nam-con-nhieu-tiem-nang- post60608.html, 20/4/2019. [3] TOP cửa hàng tiện lợi đang thống lĩnh thị trường Việt Nam [OL]. https://momo.vn/blog/diem-danh-nhung-cua-hang-tien-loi-dang-thong-linh-thi-truong- viet-nam-c102dt4,22/10/2019. [4] Danh sách công ty vận chuyển mới nhất đầy đủ nhất 2019 [OL]. https://www.chinabrands.cn/dropshipping/article-kuaidipaiming-1373.html, 3/12/2018. [5] Lin Fang, Wen Ming, E-commerce smart logistics system analysis under the background of "Internet +"[J], China Market, 2018. 33. 172. [6] Du Fengjun. Investigation and analysis of Yiyuan Apple’s O2O e-commerce model[J] . School of Economics and Management, Shandong Agricultural University, 2018. [7] Jin Yingze. Research on the Development of Rural E-commerce in my country [J]. Agricultural Science and Technology and Equipment. 2010 (03). [8] Lyu Chunyan. Research on O2O Model of Heyuan Agricultural Products Based on AHP Method [J]. Journal of Chongqing University of Arts and Science (Social Science Edition) 2019, Issue 3. [9] Chi-so-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-nam-2019[OL], www.dammio.com, 3/2019. [10] Zhang Xicai. The status quo, problems and countermeasures of e-commerce entering the countryside [J]. Agricultural Economics and Management, 2015, 03. [11] 2019 China Mobile Payment Industry Classic Enterprise Analysis-Alipay, WeChat Pay, Suning Pay, Huawei Wallet [OL]. https://www.iimedia.cn/c1020/67794.html; 7/1/2020. [12] Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2020. Bộ công thương cục thương mại điện tử và kinh tế số. Quý 3 năm 2020. [13]. Nguyễn Thu Hằng, Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động, Đại học quốc gia Hà Nội. 2015. [14]. Nguyễn Minh Sáng, Ứng ụng công nghệ giúp đơn giản hóa thủ tục ngân hàng tại Việt Nam, Đại học Ngân hàng TP.HCM.
- 584 [15]. Tạp chí tài chính[OL] , https://tapchitaichinh.vn , Cơ quan Thông tin của Bộ Tài chính, tháng 9 năm 2020. [16]Thương mại điện tử hóa nông thôn - Chiến lược quốc gia của Trung Quốc [OL], Anh Quang (Trung tâm Tin tức VTV24), 03/02/2020. [17] Nguyễn Thị Oanh, Hà Hiền Minh “Mô hình O2O là gì?”,Vietnam Logistics Review, [OL], 2016. [18] Lê Đức Anh (2020).Mô hình O2O [D], , 02/09/2020. [19] Hoàng Duy “Kinh doanh O2O: Xu thế tất yếu của bán lẻ, Tạp chí tài chính”, , (2018). [20] Tomorrow Marketers, “Kinh doanh Online to Offline (O2O), Tomorrow Maketers”, , 02/09/2020. [21] Adam Hayer (10/05/2019), “Online — to — Offline Commerce”,https://www.investopedia.com/terms/o/onlinetooffline-commerce.asp, 04/09/2020. [22] Digital crew (2020), “O2O and the Curious Case of U.S Omnichannel Retail”, PipeCandy blog, , 04/09/2020. [23] Yang Yan. Research on the Last Kilometer Distribution of my country's E-commerce Logistics[J]. Logistics Engineering and Management. 10/2014. [24] Tan Shufang. Research on the last mile of express delivery in my country [J]. Shopping mall modernization. 3/2015. [25] Wu Zhishan, http://www.iyiou.com/p/58273[OL], 2020.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Trần Minh Huy
121 p | 336 | 100
-
Phát triển Thương mại điện tử
178 p | 305 | 73
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Thái Kim Phụng
35 p | 224 | 47
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 p | 89 | 35
-
Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ Logistics Việt Nam
15 p | 123 | 19
-
Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
11 p | 64 | 17
-
Xu hướng phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 74 | 13
-
Quan điểm phát triển và Mục tiêu của thương mại điện tử
9 p | 228 | 12
-
Bài giảng Thương mại điện tử (Electronic Commerce) - Chương 2: Cơ sở để phát triển thương mại điện tử
42 p | 53 | 11
-
Bàn về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam
10 p | 47 | 11
-
Phát triển thanh toán điện tử gắn với thương mại điện tử của Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam
9 p | 54 | 10
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Phần 6 - Thái Thanh Sơn
53 p | 242 | 8
-
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
11 p | 14 | 8
-
Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
4 p | 14 | 8
-
Phát triển thương mại điện tử tại Kon Tum: Thực trạng và giải pháp
12 p | 30 | 7
-
Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình phục vụ phát triển và hội nhập
5 p | 85 | 4
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
38 p | 9 | 3
-
Cơ hội và thách thức trong phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
8 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn