Phê bình phim
lượt xem 31
download
Một bộ phim khi ra đời, luôn trải qua một tiến trình dài và đầy truân chuyên ở giai đoạn tiền kỳ trước lần thành phẩm; người làm phim cũng đã phải chăm chút biết bao cho “đứa con tinh thần” ấy như người nông dân nhọc nhằn thương khó cùng cây lúa của mình, trên cánh đồng đợi mùa giáp hạt. Vì vậy, người phê bình phim khi đến với một bộ phim cũng nên lần lượt khám phá mọi thứ, trong tâm thế đồng hành và cộng cảm với người làm phim, theo các chuẩn mực nhất định...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phê bình phim
- Phê bình phim Một bộ phim khi ra đời, luôn trải qua một tiến trình dài và đầy truân chuyên ở giai đoạn tiền kỳ trước lần thành phẩm; người làm phim cũng đã phải chăm chút biết bao cho “đứa con tinh thần” ấy như người nông dân nhọc nhằn thương khó cùng cây lúa của mình, trên cánh đồng đợi mùa giáp hạt. Vì vậy, người phê bình phim khi đến với một bộ phim cũng nên lần lượt khám phá mọi thứ, trong tâm thế đồng hành và cộng cảm với người làm phim, theo các chuẩn mực nhất định về mặt nghề nghiệp. Về điều này, có vẻ như đây vẫn còn là một hành trang nhiều phần “xa xỉ”, đến độ gần như không hề có trong sự chuẩn bị, nơi cuộc hành trình của những người phê bình phim ở Việt Nam hiện nay!
- Thật vậy, lẽ ra phải “giải mã” một bộ phim bằng cách phân tích cấu trúc về mặt nghệ thuật theo đúng ngôn ngữ loại hình của nó, những người phê bình phim lại chọn nhiều phương thức “ông chẳng bà chuộc” chẳng có gì là “ăn nhập” mấy với điện ảnh. Để rồi cuối cùng, càng lúc những nhận xét ấy chỉ càng dẫn người đọc/ người xem/ người nghe rơi vào một “ma trận” nhì nhằng không lối ra; và xa rời dần hình thái gốc ban đầu của tác phẩm được chọn lựa khi định lượng. Cảnh trong phim “Áo lụa Hà Đông” Phê bình phim theo các giác độ mang tính văn học là chính. Đó là cách hay gặp nhất, đặc biệt là ở các bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn hay tiểu thuyết, hoặc dựa theo các motif dân gian; những người phê bình phim dùng “sự hiểu biết” của mình trong các tác phẩm văn học gốc, rồi “áp” vào các xuất phẩm điện ảnh. Sự khuôn định này vô tình gây nhiễu loạn đến sai lệch, tạo nên cách nghĩ tiêu cực và ảnh hưởng trầm trọng đến việc thưởng thức một bộ phim, nơi công chúng. Còn nhớ, với phim Mê Thảo- Thời vang bóng (chuyển thể từ tác phẩm Chùa Đàn của cố nhà văn Nguyễn Tuân) sản xuất năm 2003, nữ đạo diễn Việt Linh đã phải hứng chịu rất nhiều “búa rìu dư luận” từ những người phê bình phim trong nước, khi phim vừa ra mắt. Dù không thể phủ nhận tình cảm của người đọc dành cho tác phẩm hay nhà văn mình hâm mộ, nhưng khi phải so đọ giữa sách với phim- vốn là một định dạng hòan tòan khác, sự so sánh này đã tạo nên một sự khập khiễng lộ rõ. Ngay chính người viết kịch bản của phim này là nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân
- cũng đã lên tiếng chính thức, về việc sẵn sàng chịu trách nhiệm với công việc chuyển thể của mình. Chỉ với điều kiện duy nhất: phải và chỉ nên xét về mặt kết cấu của văn bản kịch bản, qua quan điểm riêng của người chuyển thể. Và khi thành phim, nó cũng đã trở nên là một tác phẩm hoàn toàn độc lập với tác phẩm gốc (tiểu thuyết ban đầu). Hay như một trận “cuồng phong” từ rất nhiều bài viết phê bình phim, trên khắp các mặt báo cả nước, chống đối mạnh mẽ về sự hoán chuyển motif dân gian trong phim Hồn Trương Ba, da hàng thịt (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) sản xuất năm 2006. Để chuyển tải được ý đồ cần thiết trong phim của mình, đạo diễn trẻ này đã “tung hê” mọi thứ bằng cách xáo trộn kết cấu quen thuộc của motif dân gian, nhào nặn thành hình ảnh khác trên phim. Nhập nhằng với chuyện phân biệt thể loại khi mải “bám đuổi” vỏ bọc câu chuyện cũ, những người phê bình phim đã thiếu tỉnh táo đến nỗi bỏ qua sự cách tân về mặt hình thức và thủ pháp trong phim (những lời thoại nháy về các “chiêu thức” trong quảng cáo, cách tạo hình vũ-điệu-mổ-thịt qua trường đoạn ở lò mổ của nhân vật chính...)- điều vốn dĩ cũng là một đặc trưng ngôn ngữ trong tác phẩm điện ảnh. Phê bình phim theo kiểu nệ thực, do chịu ảnh hưởng từ tư duy hiện thực phê phán khá đơn tuyến của một thời, cũng là một trong những cách vô tình “hủy diệt” phim nhanh nhất! Như trong buổi giao lưu giữa người làm phim Mùa len trâu và khán giả mới đây, tại khán phòng IDECAF (chương trình “Phim Việt Nam được hỗ trợ bởi Quỹ Fonds Sud”), nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã có ý kiến phản ứng gay gắt với đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Ông cho rằng nhân vật nam chính (Kìm) đã lạm dụng tiếng chửi thề khi xuất hiện trên phim, rồi cả việc nhân vật này đái vào ngôi miếu hoang thờ Thủy Thần để phản kháng vận mệnh... là những điều không thể nào chấp được. Và càng không đúng với bối cảnh xã hội thời đó (khoảng những năm trước Đệ nhị Thế chiến), về cách hành xử của người Việt xưa. Đạo diễn phim đã hồi đáp ngay, rằng khi mình viết kịch bản và khi tiến hành làm phim đều đã có tham khảo qua nhiều ý kiến của những người già cùng thời đó rồi. Và cũng được biết là có những điều đó hiện hữu trong thực tế thời bấy
- giờ. Nhưng thực ra cho dù những điều ấy có hay là không, cũng đâu đã là quan trọng gì! Bởi một lẽ đơn giản, người làm phim sử dụng những chi tiết đó chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh tính cách nhân vật hiện diện trong bối cảnh, đặc biệt là trong những hoàn cảnh “sống còn” như thế! Và đây cũng chỉ là một cuốn phim truyện với một câu chuyện nhiều tính hư cấu không hơn không kém. Nó không phải là một cuốn phim tài liệu giáo khoa thư, nên không cần thiết phải thật quá đúng với sự thật lịch sử của vùng miền nơi đó. Trong bài phê bình về bộ phim Áo lụa Hà Đông, nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh cũng đã có chiều hướng quá “sát phạt” bằng việc bắt bẻ các chi tiết thuộc về bối cảnh lịch sử của phim. Có thể, phim còn nhiều lỗi sai sót về thời gian lẫn không gian của câu chuyện phim trong hoàn cảnh lịch sử (sự xuất hiện của chiếc áo dài ở đâu và khi nào? chuyến đi “Nam tiến” năm 1954 của nhân vật đúng với hành trình thực tế hay không? cuộc nổi dậy của nông dân có hợp lý ở nơi xuất phát hay chưa?...). Nhưng như đã nói, đây dù sao đi nữa cũng chỉ là một bộ phim hư cấu, lại càng không phải là một phim tiểu sử về một nhân vật có thật hay nổi tiếng trong lịch sử. Vậy nên những chi tiết mà người phê bình phim này vạch ra theo cách “chỉ mặt đặt tên” để phân định đúng sai, nói cho cùng cũng chỉ là cái nhìn duy ý chí. Cảnh trong phim “Mùa len trâu”
- Phê bình phim nặng về cảm tính, rất dễ dẫn những người phê bình đến tình trạng áp đặt những nhận định chủ quan. Như phim Dòng máu anh hùng (đạo diễn Charlie Trí Nguyễn) dù được những người làm phim xác định thể loại khá rõ ràng, lại được đầu tư rất chuẩn về mặt kỹ thuật (đủ tiêu chuẩn quốc tế về hình ảnh, âm thanh...)- hãng Weinsteins của Mỹ thương lượng mua lại để phát hành tại Mỹ và Anh quốc; vẫn nhận phải những lời phê bình phiến diện và đầy ác ý: phim “giống phim này phim nọ”, phim “thiếu tính này tính nọ”! Không nhận chân ra được quan niệm lẫn phương cách chuyên nghiệp ấy của người làm phim, chỉ bởi những người phê bình phim đã luôn tự cho mình quyền phán xét trên/ trước “như Thánh phán”! Cũng vậy, phim Sài Gòn nhật thực (đạo diễn Othello Khánh) khi vừa công chiếu đã bị công kích dữ dội, với “tội danh” là làm sai lệch văn hóa dân tộc! Theo nhà biên kịch Đoàn Tuấn: “Nhìn chung những lời chê này đều có điểm giống nhau là các tác giả (nhà báo) đều lấy mình hoặc những hiểu biết của mình làm chuẩn để rồi “cân, đong, đo, đếm” tại sao những vấn đề hay cách giải quyết của các nhà làm phim lại không giống mình! Từ đó quy kết cho tác giả bộ phim bao nhiêu là thứ tội. Nguy hiểm nhất, cũng không thể không báo động là cách phê bình phim mang nặng tính qui chụp và suy diễn. Nó gây ra nguy cơ về việc không những “giết chết” phim mà còn cả người làm phim! Bài viết 2 kỳ của Tiến sỹ Trần Trọng Đăng Đàn về phim Áo lụa Hà Đông đã khiến công chúng cả nước sửng sốt về sự quá khích đến cực đoan của mình. Ngoài việc xem phim chưa kỹ, dẫn chứng sai lầm thì bài viết còn tự bộc lộ cho người đọc thấy sự hời hợt và vô cùng ấu trĩ về cách hiểu ngôn ngữ điện ảnh của người viết. Tuy thế, cách lên án bộ phim và người làm phim với những “tội danh trên trời” bằng lời lẽ đanh thép của một quan tòa trong phiên xử ấy, cũng gây nên một “hiệu quả” sút giảm doanh thu phòng vé trong thời điểm phim này đang công chiếu! Hơn thế nữa, bài phê bình này còn tạo ra một “hiệu ứng” hoang mang cho những đạo diễn người Việt ở nước ngoài, về cảm giác thiếu nhất quán từ các chính sách đoàn kết dân tộc của nhà nước Việt Nam.
- Vậy cho nên, điều quan trọng hàng đầu vẫn phải là một cái nhìn mở từ những người phê bình phim- bằng chính hệ thống lý luận từ học thuật điện ảnh của mình. Chỉ có như vậy, nhà phê bình mới trở thành nhịp cầu nối hữu hiệu giữa bộ phim và khán giả; cũng như là người bạn đồng hành thực sự với người làm phim (đạo diễn). Châu Quang Phước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghệ thuật dựng phim
5 p | 522 | 207
-
Ánh sáng với nhiếp ảnh
7 p | 229 | 42
-
Tính chất cơ bản của nhiếp ảnh nghệ thuật
5 p | 102 | 22
-
Một số vấn đề nhiếp ảnh Việt Nam
4 p | 115 | 17
-
Khái niệm về mầu sắc
6 p | 136 | 17
-
French New Wave
5 p | 172 | 16
-
Đạo diễn Jia Zhangke: Chân thật với cuộc sống
12 p | 113 | 11
-
Phải đến tuần phim Đức mới được, ít nhất là để xem SASCHA!
12 p | 65 | 9
-
Nhờ Brad Pitt chăm làm việc tốt, phim tài liệu hay đã ra mắt
4 p | 76 | 6
-
Đi câu hay đi săn
6 p | 52 | 6
-
Những thứ được đề cao quá đáng khi một bộ phim thành công
9 p | 76 | 6
-
Hội chứng choáng váng sau xem phim
5 p | 83 | 5
-
CHÂN DUNG ĐẠO DIỄN PHẠM THANH PHONG
4 p | 127 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn