Phòng chống bệnh nấm
lượt xem 13
download
1. Đường lây truyền của bệnh nấm da. Bệnh nấm da lây truyền theo kiểu exogen(yếu tố ngoại lai) do các nguyên nhân sau: Tiếp xúc với bào tử , sợi nấm trong thiên nhiên, không khí, đất, nước hoặc từ các nguồn khác như thực vật... Tiếp xúc với xúc vật bị nấm (mèo, chó, trâu bò...). Thông thường nhất là lây truyền giữa người và người do tiếp xúc với nha bào, sợi nấm từ tổn thương của người bị bệnh nấm, do người bệnh gãi sợi nấm, nha bào vương vãi ra quần áo, chăn chiếu (nằm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng chống bệnh nấm
- Phòng chống bệnh nấm PGS Nguyễn Ngọc Thụy 1. Đường lây truyền của bệnh nấm da. Bệnh nấm da lây truyền theo kiểu exogen(yếu tố ngoại lai) do các nguyên nhân sau: Tiếp xúc với bào tử , sợi nấm trong thiên nhiên, không khí, đất, nước hoặc từ các nguồn khác như thực vật... Tiếp xúc với xúc vật bị nấm (mèo, chó, trâu bò...). Thông thường nhất là lây truyền giữa người và người do tiếp xúc với nha bào, sợi nấm từ tổn thương của người bị bệnh nấm, do người bệnh gãi sợi nấm, nha bào vương vãi ra quần áo, chăn chiếu (nằm chung, tắm giặt chung dùng chung quần áo lót, giường tất, lược, mũ...). Nấm lây truyền cũng cần có những yếu tố thuận lợi như: da bị sang chấn, mồ hôi lép nhép, làm bở lớp sừng, cọ sát da làm xung huyết nhất là điều kiện thiếu
- vệ sinh, ít tắm giặt, để cho nha bào, sợi nấm bám vào da có đủ thời gian nảy nở và phát triển thành bệnh. Yếu tố nội tại . Cũng trong hoàn cảnh điều kiện sinh hoạt vệ sinh như nhau tại sao có người bị mắc bệnh nấm da có người không bị mắc ? Phải chăng là yếu tố cơ địa của từng cơ thể và liên quan đến yếu tố sinh lý da, vì khả năng đáp ứng miễn dịch cơ thể với nấm da là qua trung gian tế bào, vì vậy ở từng cơ thể có khác nhau nên có ảnh hưởng đến phát sinh phát triển của bệnh nấm da. Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường và ngược lại KNKK và KNTHK ở những người không mắc bệnh nấm da, thì cao hơn so với những người bị bệnh nấm da., nghĩa là chất lượng lớp sừng của da kém thì dễ mắc bệnh nấm da. Người ta đã nghiên cứu và thừa nhận do không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nấm với các tế bào tạo kháng thể của hệ liên võng nội mạc nên có thể" dự đoán" về mặt lý thuyết là nồng độ kháng thể trong dịch thể sẽ thấp hoặc không phát hiện được bằng các phương pháp huyết thanh học có độ nhậy thấp. Nhưng với các phương pháp xác định kháng thể có độ nhậy cao người ta vẫn có thể phát hiện có kháng thể kháng nấm ở trong huyết thanh. Người ta thấy ở những bệnh nhân có IgE tăng là những bệnh nhân cũng có test trichophytin (+) trong 30 phút đầu .
- 2. Biện pháp giáo dục tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường: Bệnh nấm da lây truyền theo hướng trực tiếp và gián tiếp. Trong đó hướng trực tiếp là chủ yếu. Vì vậy để đề phòng nấm da lan truyền xâm nhập vào da của cơ thể thì khâu vệ sinh cá nhân rất quan trọng. + Phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch, nhiệt độ nước tuỳ theo từng mùa, tắm dùng xà phòng phải thích hợp, tránh xà phòng có nhiều chất kiềm quá làm khô da, giảm sức chống đỡ của da (pH của da khoảng 4, 5- 5, 5). + Sau khi tiếp xúc với môi trường bẩn nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay dầu mỡ thì phải rửa chân, tay, kỳ cọ sạch sẽ, chú ý các kẽ nếp da. + Đối với người làm công tác chế biến thực phẩm hoa quả, bia thì cần phòng nhiễm nấm men gây viêm móng, viêm da, nên phải có găng tay, chân đi ủng. Sau giờ làm việc phải rửa sạch tay chân và lau khô, chú ý ở đầu móng, nếp, kẽ tay, kẽ ngón chân, tất phải thay hằng ngày. + Ngăn ngừa nhiễm nấm da lây lan, khi có người bị nấm da thì nên cách ly, luộc quần áo, phơi nắng, quần áo sau khi giặt cần lộn trái trong khi phơi nắng. + Không dùng chung quần áo, giường chiếu, chăn đắp, mũ, lược, khăn quàng, giầy tất.
- + Tránh mặc quần áo ẩm ướt, quần lót không nên dùng vải ni lông và quá chật gây xây xát, bí mồ hôi ( 80% nấm gây tổn thương da ở bẹn, mông, thắt lưng). + Khi đã xây xát phải rửa sạch bằng thuốc sát khuẩn, tránh điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn, nhiễm nấm xẩy ra. + Không được cạo da và bôi các thuốc linh tinh như pin đèn, kiến khoang, khi bị ngứa viêm da cần đi khám chuyên khoa và điều trị theo đúng phác đồ, thời gian, đúng thuốc và liều lượng dùng. + Tránh nấm da ở đầu và tóc: cá nhân phải luôn luôn giữ sạch da đầu, tóc tránh bụi, tránh ẩm ướt, cần đội mũ nón, thích hợp, tránh quá chật và quá bí phải gội đầu sạch hàng tuần, trường hợp tóc nhờn quá thì cần gội nhiều lần hơn. Khi tóc khô và nhiều gầu thì nên gội đầu ít hơn. Không nên dùng các loại xà phòng gội đầu có nhiều chất kiềm vì nó làm tóc khô và dễ rụng. Nên gội bằng nước bồ kết, xà phòng thơm xong xả bằng nước sạch, có thể gội bằng chanh, nước lá dứa, lá bưởi. + Môi trường: nơi ở phải thoáng mát, nhà cửa phải cao ráo, sạch sẽ, tránh bụi bậm, nước tắm đủ dùng phải sạch (nước mưa, nước máy, nước giếng) phải có xô, chậu, phải có dây phơi ngoài nắng. Chăn chiếu phải định kỳ giặt giũ, tránh để ẩm mốc. 3.Biện pháp phòng bệnh nấm da bằng kỹ thuật.
- Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh nấm da ở nhiều nước tiên tiến người ta đã tìm ra các biện pháp kỹ thuật để phòng nấm. Phòng nấm kẽ ở chân những người đi dầy dép thì dùng hơi focmol để diệt nấm hoặc rắc bột talctamin- boric 10% vào kẽ chân. Quân đội Mỹ đã dùng loại bột ( foot powder) có chứa axit undecylenic rắc vào giầy, tất đề phòng nấm kẽ cho binh lính ở Nam Việt Nam trước đây thu được kết quả tốt). ở Đức người ta dùng smotilon A.M để đề phòng nấm da bằng cách tẩm dệt vào tất. ở Liên Xô trước đây người ta đã dùng một số hoá chất có tác dụng diệt nấm không gây hại cho người, tẩm vào sợi vải rồi dệt thành quần áo lót phòng nhiễm nấm da, nấm men và vi khuẩn. ở Hungari sử dụng dung dịch NaPCP(natripentachlorophenolat) 1% kết hợp với kẽm sulfat ( ZnSO4) 1% phun vào các thảm chùi chân, thảm trải trong nhà để phòng nấm kẽ. Người ta còn dùng bột mikofen chứa 1% NaPCP với bột tale, rắc vào tất để phòng nấm (gần đây đã được sử dụng rộng rãi ở Hungari). + Dùng xà phòng nizoral phòng nấm, xà phòng sastid phòng chữa nấm lang ben, đang được ứng dụng. + Những dung dịch hoá chất khác có tác dụng chống nấm: Axit benzoic 0,2% ( 2 gam trong 1000 ml). Natri benzoat 0,1%. Axit salisilic 0,1- 0,2%.
- Nipagin. Nipazol dung dịch 1%. Axit tactric 7 gam / 1000 ml. Formaldehyt 30 ml + 970 ml nước. Formalin 1-2% Iodofor 20 ml + 980 ml nước. + ở Việt Nam bộ môn- khoa Da liễu- H.V.Q.Y đầu tiên đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp trên của Hungari để tẩm NaPCP và ZnSO4 vào quần lót phòng chống nấm ở thắt lưng, mông, bẹn cho bộ đội đã thu được kết quả tốt, giảm được 3 lần mắc nấm da mới so với lô đối chứng không tẩm NaPCP và ZnSO 4. Phương pháp tiến hành như sau: Nhúng 2 quần lót ( đã giặt sạch) vào dung dịch NaPCP 1%, vắt ráo rồi nhúng vào dung dịch ZnSO4 1%, phản ứng giữa 2 chất sẽ tạo ra Zn (PCP)2 (kẽm pantachlorphenolat) bám vào vải và ít tan trong nước. 2 NaPCP + ZnS04 ® Zn (PCP) 2 + Na 2S0 4. Sau đó phơi khô quần để mặc thay đổi trong 2 tuần. Mỗi quần ngày giặt một lần bằng nước thường (không giặt bằng xà phòng). Sau 2 tuần lại nhúng lại
- quần vào dung dịch hoá chất trên. Chú ý loại trừ không sử dụng cho các trường hợp đang nhiễm trùng cấp tính hoặc viêm, loét ở khu vực quần lót, người bị bệnh gan, thận. Bằng phương pháp trên có thể hạ tỷ lệ mắc bệnh nấm da từ 2,5 đến 3,3 lần so với đơn vị chứng không nhúng thuốc. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng hỗ trợ cho thuốc điều trị bệnh nấm rút ngắn được thời gian điều trị. Nhược điểm của phương pháp một số người có cảm giác nóng rát ở vùng hạ nang trong lần mặc đầu tiên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hướng dẫn phòng chống bệnh tay – chân – miệng
17 p | 159 | 32
-
Bài giảng Module 1 Phòng chống bệnh không lây: Gánh năng bệnh và khái niệm cơ bản sàng lọc - PGS.TS.BS. Lê Hoàng Ninh
32 p | 164 | 21
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam
27 p | 111 | 13
-
Kiến thức thái độ thực hành phòng chống bệnh cúm gia cầm của người dân và một số yếu tố liên quan tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, năm 2006
6 p | 94 | 6
-
Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh dại của học sinh và đánh giá hiệu quả sau khi triển khai truyền thông tại 2 trường trung học cơ sở tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2012
4 p | 104 | 5
-
Bài giảng Bệnh phong trong chương trình phòng chống bệnh phong
92 p | 66 | 5
-
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh thủy đậu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum năm 2018
12 p | 94 | 4
-
Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 10 tuổi tại thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng năm 2014
5 p | 34 | 4
-
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cúm A/H5N1 ở người của người dân tại 3 huyện Nam Đông, A Lưới và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
11 p | 32 | 3
-
Đánh giá công tác phòng chống bệnh dại tại tỉnh Cà Mau từ năm 2017 đến tháng 7 năm 2019
8 p | 51 | 3
-
Bài giảng Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
22 p | 13 | 3
-
Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 tại trạm y tế xã, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2019
5 p | 3 | 2
-
Kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại hai xã/phường thành phố Thái Bình
6 p | 4 | 2
-
Món ăn phòng chống bệnh gút
5 p | 109 | 2
-
Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh lao của người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Nghệ An năm 2022
6 p | 5 | 1
-
Kiến thức, thái độ về phòng chống bệnh bụi phổi silic của người lao động tại một công ty thuộc tỉnh Hải Dương năm 2018
5 p | 2 | 1
-
Thực hành của người lao động tại một công ty thuộc tỉnh Hải Dương về phòng chống bệnh bụi phổi silic năm 2018
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn