intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

217
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống của người Mường, người Thái, người Dao… từ bao đời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình

  1. Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình (HBĐT)- Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống của người Mường, người Thái, người Dao… từ bao đời. Mo Mường được truyền từ đời này qua đời khác chủ yếu bằng phương páap truyền miệng thông qua các thầy mo. Những giá trị quý báu đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng, rất ít được ghi chép lại thành văn bản. Bên cạnh những áng mo tuyệt vời của người Mường là Ẳm Ệt của người Thái, tiếng khèn của người Mông hay những bài dân ca, hát ru của người Dao… tạo nên một bức tranh sinh động của văn học, nghệ thuật dân gian vùng đất này. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả một số nét độc đáo trong đời sống văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc của tỉnh Hòa Bình. Phần I: Thần thoại Đáng chú ý nhất trong thể loại thần thoại phải kể đến thần thoại của người Mường. Thần thoại Mường nổi bật và bao quát nhất là ở trong Mo Mường- một hệ thống các tác phẩm "tang ca" tiễn đưa người chết, song lại chứa đựng cả một kho tàng trí tuệ, kiến thức cũng như tư tưởng của người Mường. Đây là một "thiên tình sử bi thảm nhất của văn học truyền khẩu Mường. Nó thuyết phục, giải thích, hướng dẫn hồn người chết, thậm chí cả giải trí nữa. Thái độ nương nhẹ đó đối xử với ma (người chết)- một thực thể mà người ta mến thương tuy sợ hãi- cách đối xử với ma như với người còn sống, sự săn sóc chu đáo của người sống đối với người chết, tất cả những biểu hiện tâm lý
  2. ấy vượt lên các hình thức méo mó của pháp luật, hé cho ta thoáng thấy một khía cạnh sâu kín của tâm hồn Mường, mối cộng cảm gắn bó với nhau, một thành viên của cộng đồng, thể hiện tình cảm thiết tha giữa người với người, và bên trên cái chết, duyên nợ khăng khít giữa các thế hệ nối tiếp nhau trên mặt đất" (Nguyễn Từ Chi trong cuốn Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người). Mo Mường trước hết là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Mường để đoàn kết người sống trước sự ra đi của một thành viên trong cộng đồng. Đây là dịp những người sống, với sự có mặt của tất cả mọi thế hệ, cũng tập hợp nhau lại để chia tay vĩnh viễn người chết. Sự tập hợp của cộng đồng trong giờ phút thiêng liêng này như một sợi dây tình cảm gắn bó chặt chẽ họ với nhau. Bằng những đêm mo, người ta nhắc nhở lại lịch sử nguồn gốc của người Mường, truyền dạy cho nhau những kinh nghiệm, những tri thức của cuộc sống, những phong tục tập quán. Họ truyền dạy bằng thực tế những công việc khi có người chết, cách tổ chức đám tang, cách ăn mặc trang phục, cách làm lễ vật dâng cũng cho hồn và những thái độ ứng xử tinh thần, sắp xếp thứ bậc trong lúc có đám… Từ đó, người đã được biết rồi thì khẳng định, ghi nhớ thêm điều mình đã biết; kẻ chưa biết thì qua đó mà biết, nghe đó mà nhớ. Cứ như vậy, năm này qua năm khác, thế hệ này đến thế hệ kia, những tri thức, kinh nghiệm, phong tục của dân tộc được lưu truyền, khẳng định và ghi nhớ vào tâm trí mỗi người. Đó là cách giáo dục tự nguyện, sâu sắc mà bền vững. Người ta đến đám tang để chia ly với người chết, chia sẻ với người sống, khẳng định vị trí của mỗi người trong cộng đồng, đồng thời cũng thấy được phần trách nhiệm của mình. Không những thế, người ta đến đám tang để nghe lại lịch sử dân tộc mình được kể qua nội dung của những đêm mo, để học lại kinh nghiệm của những người đi trước xem phải xử lý các trường hợp cụ thể ra sao, để biết được nguồn gốc của hiện tượng này, địa danh kia từ đâu mà có… Qua Mo Mường cả thế giới người Mường được thể hiện trong đó. Những bài mo răn dạy con người ứng xử với thế giới đó như thế nào. Điều thú vị hơn nữa là cả một kho tàng trí tuệ ấy được thể hiện dưới dạng nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật biểu diễn. Do đó, nó không chỉ có tác dụng giáo dục mà còn đáp ứng một nhu cầu sinh hoạt văn hoá đối với người tham dự. Những đêm mo không chỉ dừng lại ở một cuộc sinh hoạt cộng đồng với những triết lý khô khan, mà nó trở thành những sinh hoạt nghệ thuật, vì thế tác dụng truyền cảm của nó còn cao hơn rất nhiều bởi sự giáo dục được thông qua những nghi lễ mang màu sắc nghệ thuật. Nhân dịp chia tay với người chết cũng là lúc người ta nhìn nhận lại nguồn gốc lịch sử cũng như quá trình phát triển của dân tộc thông qua những áng mo. Nó nhắc nhở người chết rằng họ đã trải qua một chu trình của cuộc sống, an ủi người chết hãy yên tâm mà ra đi, đồng thời chỉ cho người sống hãy nhớ cội nguồn của mình và biết mình đang ở đâu để mà tiếp tục sống. Mặt khác, những đêm mo cũng là khi người sống vỗ về người chết hãy an tâm ra đi, hãy giúp đỡ người sống được yên lành và tốt hơn, đừng quấy rầy họ, đừng làm khó cho họ… Để bù đắp lại, người sống sẽ sống tốt hơn, sẽ luôn luôn nhớ đến người chết với lòng biết ơn sâu sắc và sẽ không bỏ một cơ hội
  3. nào để bày tỏ sự biết ơn đó. Bên cạnh tính chất nhân văn ấy, Mo Mường còn phản ánh một hệ thống thần thoại của người Mường hết sức phong phú. Đó là các truyện kể về nguồn gốc của trời, của đất, của muôn loài, nguồn gốc của con người cũng những hiện tượng sinh hoạt văn hoá của họ. Vũ trụ của người Mường trong Đẻ đất đẻ nước ra đời sau khi trời và đất tách khỏi nhau. Vũ trụ này được Bua Kloi (Vua trời) là vị thần tối thượng cai quản. Cũng theo thần thoại Mường thì con người sinh ra đầu tiên là Ta Cai (Tá Cài), Ta Can (Tá Cần) là hai anh em trai và Ya Kit (Dạ Kịt) là em gái út. Người anh cả là Tá Cài đã tiến hành mọi việc để làm nên cuộc sống của con người như bây giờ, song ông bị thất bại. Chỉ đến người em mới thành công được những công việc của anh mình và sau đó kết hợp với em gái mình để thành tổ tiên đầu tiên của loài người. Thần thoại của Mường cũng xây dựng vũ trụ riêng cho họ là Mường Trời, Mường Người, Mường Pưa Tín, Mường Vua Khú, mỗi mường đều có tổ chức chặt chẽ, trên dưới rõ ràng theo quan niệm của họ. Mọi vật được tập dượt bước đầu, được Tá Cần (có chỗ viết là Đá Cầm) làm và dạy cho mọi người: Đá Cầm chọn ngày lành tháng tốt Ra làm con kẻ song Ra làm leng kẻ Mường Ra nuôi Mường chiếm dân Đá Cầm từ dốc vàng hang trứng Điếng Dậy bước chân đi trước Nàng Dạ Kịt dậy cất bước theo sau. Ngoài tự mình làm thử, rồi hướng dẫn ngýời khác, Tá Cần, Dạ Kịt và các vị thần khác còn làm ra nhiều thứ khác như cuộc sống hôm nay. Tất cả những việc đó được thần thoại Mường kể đến qua các phần của Đẻ đất đẻ nước: Con trai Mường Trời đi đánh chài đánh lưới Còn gặp nhau với gái Mường Trần đi hái lá dâu Có Dạ Nhần mới có Theng Rẻ
  4. Đẻ Dạ Nhần mới đẻ Theng Rông Theng Rẻ có giỏ néo đồng Theng Rông có giỏ néo sắt Mới vắt được mặt trời lên cao Khung Mường Trời mới cao mới thoáng Khoảng Mường Bưa, Mường Trần mới rộng, mới xa Từ xưa đến nay người ta truyền miệng chuyện ấy Ông mo Mường kể vậy Cho người được biết được hay Sáng sớm trưa mai về ngày Người nhớ lấy Thần thoại của ngýời Thái chứa đựng trong pho sử thi Ẳm Ệt ở Mai Châu. Trong đó, Ẳm Ệt Luông kể về chuyện sinh ra những cái lớn: vũ trụ, trời đất, còn Ẳm Ệt Nọi kể về việc sinh ra cái nhỏ: lúa. Thần thoại về vũ trụ của ngýời Thái bắt đầu từ hỗn mang tăm tối, rồi Tạo Ính và nàng On có trýớc trời và đất ăn nằm với nhau đẻ ra mây gió. Tạo Ính chõi với nàng gió sinh ra mảnh đất bằng lá đa, mảnh trời bằng vẩy ốc. Mọi vật lần lượt được sinh ra, được hình thành trải qua những cuộc sinh nở thần kỳ... Nạn hồng thuỷ xảy ra do sự giận dữ của Then làm cho mọi vật bị tiêu huỷ. Chỉ có Tạo Cặp, nàng Kè kịp chạy vào hang đá mà thoát chết và cũng sau bao gian nan, vất vả và thử thách đôi trai, gái ấy mới trở về được Mường Trần mà tạo nên sự sống cho muôn loài trên mặt đất. Cuộc sống ở trần gian bắt đầu với bao nhiêu cuộc đấu tranh vật lộn để xây dựng xã hội các mường, các dân tộc như bây giờ. Lời kể của mo trong cộng đồng say sưa, có đầu có cuối để người ta nhờ rồi lại truyền lại cho đời sau: Ngày xửa ngày xưa Ngày xưa thời lâu Họ bảo: Cái gì có trước trời
  5. Cái gì có trước đất Tạo Ính, nàng On có trước trời Tạo Ính, nàng On có trước đất Ăn ở với nhau mới sính ra trời Ăn nằm với nhau mới sinh thành mây gió Tạo Ính ra chơi nàng Gió Ăn ở với nhau như cơm bữa Ăn nằm với nhau như cơm sáng cơm chiều Nàng Gió mới sinh ra Mảnh đất bằng lá đa Mảnh trời bằng "vảy ốc" Khe núi mới bằng chân gà Then bảo đất Mường Bằng Không ai xếp sắp Đất Mường Dưới không ai cai quản Then sai bảo Tạo Cặp và nàng Kè Đất Mường Bằng cho bay xuống xếp sắp "Chuồng" Mường Dưới cho bay xuống cai quản ... Có cây Then cho có lá Thành người cho cái đầu biết nghĩ Họ đi chặt cây về làm chày
  6. Giã đất cho đất tụt xuống Chọc trời cho trời cao lên. Qua hai bộ sử thi khá đồ sộ của người Mường và người Thái, có thể thấy rằng, thần thoại của các dân tộc này được xây dựng thành một hệ thống khá chặt chẽ. Ngoài việc giải thích sự hình thành vũ trụ và muôn loài đang tồn tại và sinh sôi nảy nở trên trái đất, thần thoại của người Mường, người Thái còn cho thấy một đời sống tinh thần phong phú, một lối tý duy nguyên thuỷ vừa hồn nhiên vừa hàm súc khi giải thích quan niệm về thế giới quanh mình. Quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh của người Mường, người Thái được trí tuệ con người tưởng tượng ra vừa thiêng liêng, dữ dằn, nhưng cũng thật gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người dân sơn cước. Các vị thần vừa nghiêm khắc nhưng lại hết sức bao dung, đồng cảm với con người và chứa đựng tình người sâu sắc mà vẫn không mất đi sự linh thiêng của họ. Nói như Nhiculin: "Sự linh thiêng của một vùng đất phụ thuộc vào số lượng các vị phúc thần cư trú ở đó và thế lực thần thánh của họ" Phần II: Truyền thuyết Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình Phần III: Giá trị văn hóa dân gian qua truyện cổ (HBĐT)- Kho tàng truyện cổ của người Mường khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường có những truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng riêng của từng địa phương, mỗi vùng một vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường, Sự tích ngôi nhà sàn của người Mường vùng Mường đều biết. Có những truyện giải thích do đâu nhà sàn có hình dáng dài có nhiều tình tiết và được sắp xếp rất giống con rùa. chặt chẽ, song cũng có những truyện ngắn kể về một sự tích nào đó mà thôi. Ở truyện cổ, mảng truyện về sự tích là rất phong phú. Đó là sự tích liên quan đến các công trình kiến trúc như: Sự tích nhà sàn; nói về nguồn các cảnh quan thiên nhiên như Sự tích thác Bờ, sự tích núi Bưa Phi, sự tích ba hòn nục, sự tích đá mỡ ở Sông Đà…; nói về sự hình thành các vùng Mường như sự tích Mường Bi; một vùng đất như Sự tích đất Do Nhân hoặc nói về sự hình thành thung lũng như Sự tích thung Giác… Bằng những câu chuyện này, người Mường giải thích những hiện tượng tự nhiên, sự xuất hiện của những sự vật gần gữi với họ hàng ngày. Chẳng hạn như việc làm nhà sàn, giống như con rùa là do sự giúp đỡ của rùa làm nhà bồn cột như bốn chân con rùa, mái nhà như mai rùa chia thành các “chốn ăn ngăn ở” vừa tránh được thú dữ, vừa tránh được gió bão, mưa dông qua việc kể lại những thất bại lần này đến lần khác phải rút
  7. kinh nghiệm mà làm lại, truyện cổ cho thấy sự phát triển tư duy nhận thức của người xưa giống như quá trình phát triển của lịch sử vậy. Con người từ chỗ sống ở các hang động đã vươn ra chiếm lĩnh các không gian và tạo dựng cuộc sống cho mình. Tất cả các chuyện liên quan đến các sự tích thiên nhiên đều phản ánh một quá trình chinh phục môi trường xung quanh đầy gian khổ của người Mường ở vùng núi hiểm trở. Tương tự như vậy là những truyện cổ về sự tích các loài vật nói về sự xuất hiện của chúng và những nét riêng biệt mà tạo hoá sinh ra chúng. Đó là các truyện Vì sao ve sầu không có ruột, Tại sao tê tê không có răng, Sự tích con thạch sùng… Trước những hiện tượng thiên nhiên khó hiểu, do trình độ tư duy còn chưa cao, người Mường có cách giải thích riêng của mình. Những cách giải thích đó một mặt cho thấy sự ngây thơ, hồn nhiên đến đáng yêu của họ, mặt khác cũng cho thấy tâm hồn lãng mạn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú của dân gian. Đồng thời, những truyện cổ ấy cũng phản ánh sự quan sát tinh tế của người Mường đối với thiên nhiên xung quanh. Thiên nhiên đối với họ vừa hãi hùng vừa bí hiểm, song cũng thật thân thuộc, gần gũi. Chỉ khi con người có thái độ xấu, ác ý, phá huỷ thiên nhiên thì mới bị trừng phạt, còn nếu con người có sự ân cần, có tình yêu tha thiết với thiên nhiên thì sẽ được thiên nhiên đền đáp một cách thoả đáng. Thiên nhiên luôn bên cạnh, bao dung, che chở và nuôi sống con người nếu con người biết sử dụng nó vì mục đích đúng đắn. Những nhỡ nhàng, sai lầm, thiếu thận trọng trong hành động đối với thiên nhiên ắt sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, ví như truyện ông Đùng lấp sông Đà và những truyện liên quan đến ông. Chỉ vì nhẹ dạ cả tin mà ông Đùng đã gánh núi đến bến Tháu để lấp sông Đà và phải bỏ dở công việc về trời, để lại hòn núi Rèvà núi Đùng phải nằm đó chưa lấp được sông. Truyện cổ tích thế sự có lẽ là thể loại phong phú nhất, liên quan đến đời sống hàng ngày của con người, như tình cảm gia đình, tình vợ chồng, con cái, tình yêu nam nữ… Những câu chuyện mộc mạc, chân thật mà chứa chan tình cảm như Nàng Sao Ả Sáng. Là tiên nữ, phải sống ở “trần gian” vất vả, mệt nhọc song hạnh phúc gia đình ấm cúng, tình yêu thương chồng con đã làm nàng Sao Ả Sáng cứ lần lữa khi bay về trời. Khi nàng đã về trời, vì con, vì tình yêu với vợ mà chồng nàng đã bất chấp vất vả để cùng các con đi tìm nàng cho bằng được. Khát vọng tình yêu chân chính và gia đình bền vững thể hiện rõ trong câu chuyện cảm động này cho thấy đời sống tinh thần vừa nhân bản vừa phong phú của người Mường. Tính nhân văn của truyện cổ còn được thể hiện ở truyện Hai chị em mồ côi. Sau bao nỗi vất vả và nghèo đói, tình cờ hai chị em mồ côi có một gia tài lớn, giàu sang. Câu chuyện là sự gửi gắm ước vọng vươn tới cuộc sống tươi đẹp của người Mường. Nói như người Việt: “Trời không cho ai tất cả”, hoặc “Sông có khúc, người có lúc” là vậy. Mặt khác, khát vọng vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cũng là khát vọng của tất cả mọi dân tộc trên trái đất này. Truyện Chàng Kẹ ca ngượi một tình yêu lý tưởng. Chuyện Chàng E Tắng thể hiện một triết lý nhân sinh về tình yêu, về lòng thuỷ chung, tình nghĩa trước, sau như một của con người. Dù là không lấy được nhau, nhưng tình nghĩa, lòng biết ơn những gì người khác đã làm cho mình luôn là ý thức thường trực ở mỗi con người. Đến khi có dịp, người chịu ơn tìm cách trả ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình- đó là đạo lý, là nếp sống cần có ở mỗi người. Truyện cổ tích của người Mường luôn hướng về việc giáo dục lối sống đó.
  8. Bên cạnh những ước vọng về tình yêu, lý tưởng, tình cảm gia đình, những truyện cổ tích của người Mường còn đặt ra nhiều vấn đề khác của cuộc sống như việc phê phán, răn dạy những kẻ lười biếng (Chàng lười), những thói ích kỷ tham lam, sống không có tình nghĩa (Cười ra vàng), phê phán những lối sống phi nhân tính. Tựu trung, truyện cổ tích thể hiện nỗi khát khao về một sự hoàn thiện cả về vật chất lẫn tinh thần- một ước vọng ngàn đời của con người trên trái đất này. Trong mảng truyện cổ tích thế sự, những truyện liên quan đến quan hệ giữa lang và dân chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Do điều kiện địa lý và xã hội, đất Mường xưa được chia thành nhiều khu vực cai trị khác nhau của nhà lang. Mỗi một lãnh địa có một vị quan lang đứng đầu được gọi là thổ lang. Các dòng họ lang này thay phiên nhau, cha truyền con nối mà cai quản đất Mường. Chế độ lang đạo kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX. Một người Việt khi thăm đất Mường đã nhận xét: “Ở đất Mường, lạ nhất và có khi cổ nhất, đặc biệt nhất mà cũng áp chế nhất, là cái sự người Mường phân chia tách bạch ra làm hai hạng: một hạng đem quá lên trời xanh gọi là lang, một hạng dìm hản xuống vực sâu tức là dân”. Lang thì được mọi quyền ưu đãi, sung sướng, nhàn hạ đời nối đời: Con lang thì lại làm lang Con nhà tầm thàng thì vẫn là dân Nhà lang giàu có, sung túc còn dân thì nghèo đói và luôn luôn là nô lệ, là con nợ của lang. Mọi việc ăn chơi, tiêu xài của lang đều đổ lên đầu dân như câu nói cửa miệng của vùng người Mường: “Lang đi chợ để nợ cho dân”. “Dân là chân tay sai khiên của lang, dân là đất ruộng bù đắp cho lang đủ ăn sung mặc sướng, dân là kho tiền cung cấp cho lang đủ chi tiêu mọi khoản. Dân phải đóng thuế, dân phải đi phu, dân phải làm đường, dân phải khiêng vác” (Nguyễn Văn Ngọc trong cuốn Người Mường) Chính vì thế, dưới sự áp bức của lang, người dân luôn luôn có một khát vọng tự do, vươn tới. Khi cuộc đấu tranh bằng sức mạnh chưa thực hiện được thì vũ khí đấu tranh của họ là những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. Trong những truyện kể ấy, hình ảnh nhà langđược vẽ ra là một kẻ tham lam, ích kỷ và tàn ác, luôn tìm cách bóc lột, chèn ép dân lành. Những tên quan lang ấy vừa thiếu nhân tính lại vừa đần độn, đần độn đến nực cười trong truyện Chàng Kho hay Trứng ngựa… Đặc biệt, người Mường có một hệ thống truyện cổ tích liên quan đến hai nhân vật Ót È và Cuội. Đây là hai nhân vật biểu tượng cho trí tuệ thông minh sắc sảo của người Mường để đối phó với nhà lang. Trong truyện Hai lần lang phải chịu thua Ót È, Ót È thông minh, khéo léo, lừa lang một mẻ vừa bị đi xa, len lỏi ở trong rừng, vừa bị bẩn, bị rách hết quần áo do gai góc cào vào chỉ vì lang tham muốn đi săn được con chõng cùn (một loài thú rừng). Lần khác, Ót È lại làm lang một mẻ hết hồn chạy nháo nhào kéo theo cái sanh gãy vì sợ hổ vồ mà lang vẫn phải trả cho Ót È một con bò. Tương tự như vậy là một loạt các truyện khác như Mười hai ông cai nà hổn hà hổn hển, Nứa sống
  9. bỗng thành nứa chết, Bắt trộm lợn to, đền cho lợn bé… Bên cạnh Ót È là một chàng Cuội vừa thông minh, dí dỏm mà lại vừa sắc sảo. Cuội nghĩ ra được đủ trỏ để nhạo báng, lừa, lỡm các quan lang cùng các ậu tay sai thân cận của nhà lang. Chẳng hạn như chuyện Chó Keo, với câu “ăng ẳng văng kẹo tao ăn”, Cuội đã lỡm tên ậu phải mua Cuội con chó khi kêu ăng ẳng văng ra kẹo, để Cuội thì có được một khoản tiền lờn, còn ậu thì cay đắng mua được con chó cún. Trong truyện Gậy tổ tiên, Cuội lại lừa nhà lang để lấu được một mẫu ruộng, nhà mới, trâu cày mà quan lang chỉ được một cây củi vô hồn, tuy thế vẫn không làm gì được Cuội. Tương tự như vậy, bằng trí thông minh của mình, Cuội còn lừa lang được nhiều vố khác, mỗi lần một cay cú hơn, từ việc bán cho lang cả một đàn vịt (Chăn vịt trời) đến việc lấy được vợ nàng của lang (Cuội lấy vợ nàng). Như vậy những câu chuyện kể này được người Mường sử dụng như một vũ khí chống áp bức bóc lột mình. Khi chưa có điều kiện vùng lên bằng sức mạnh vật chất thì họ gửi gắm vào những câu chuyện ấy sự căm ghét, lòng khát khao tự do, bình đẳng, khát khao về một xã hội công bằng hơn, nhân tính hơn. Cũng qua những truyện cổ này, có thể thấy trí tuệ dân gian của người Mường thật thông minh, sâu sắc lại không kém phần hóm hỉnh, hài hước. Điều này càng khẳng định đời sống tinh thần phong phú của người Mường. Bên cạnh các mảng đề tài lờn kể trên, truyện cổ Mường còn đề cập đến nhiều vấn đề khác nữa, từ việc răn dạy lối đối nhân xử thế của con người, nêu cao đạo đức xã hội… cho đến việc phê phán những thới hư, tật xấu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Nó thực sự là một bộ phận đáng kể trong kho tàng truyện cổ của các dân tộc Việt Nam. Tương tự như người Mường, các dân tộc anh em khác ở Hoà Bình như người Thái, Mông, Dao, Tày cũng có những hệ thống truyện cổ tương tự, tuy mức độ phong phú có khác nhau. Nếu như người Mường có những truyện cổ thế sự phê phán lang Mường thì người Thái có các truyện cổ lên án các phìa tạo, còn người Mông có các truyện vạch trần bộ mặt gian ác của các thống lý hay những nhân vật như thể ở người Dao, người Tày… Về cơ bản, nội dung đề tài truyện cổ của các dân tộc đều có những nét giống nhau, cùng phản ánh một thực trạng xã hội ở vùng đất này. Cái khác nhau ở các truyện cổ thể hiện ở phong tục, tập quán, tư duy, quan niệm của mỗi dân tộc do điều kiện địa lý và xã hội của họ quyết định. Sự phong phú, đa dạng của từng mảng nội dung của hệ thống truyện cổ của các dân tộc cũng có sự khác nhau. Sự phong phú ấy phụ thuộc vào số lượng dân số của mỗi dân tộc sống trên mảnh đất Hoà Bình. Vì vậy, có thể ở mảng nội dung này, truyện cổ của dân tộc này trội hơn truyện cổ của dân tộc khác, nhưng ở mảng nội dung khác lại có phần ít nổi trội hơn dân tộc kia. Người Mường là dân tộc sống chủ yếu ở Hoà Bình, còn các dân tộc khác chỉ chiếm một bộ phận không lớn. Điều đó giải thích vì sao có sự khác nhau về số lượng truyện cổ của các dân tộc. Trong hệ thống truyện cổ của các dân tộc ở Hoà Bình còn phải kể đến các truyện cườivà truyện ngụ ngôn. Với người Mường, những truyện cổ nói về hai nhân vật Ót È
  10. và Cuội được coi là những truyện cười rất thú vị. Bao giờ cũng vậy, kết cục của các câu chuyện đều làm cho người nghe bật lên những trận cười sảng khoái. Cái cười ở đây là cười sự ngờ nghệch, ngu dốt của những kẻ tham lam, ích kỷ như các lang, các ậu, cười về những kết thúc bất ngờ của câu chuyện vừa dí dỏm, hóm hỉnh mà lại có ý nghĩa sâu xa. Ví như truyện Ót È đi làm công cho nhà lang thay vợ và giả vờ lấy trộm lúa đem về. Hơn một chục ông ậu tay chân của nhà lang thi nhau đuổi Ót È khắp đồng ruộng để cuối cùng vỡ lẽ ra rằng cái anh ta lấy không phải là lúa mà chỉ là một bó rạ chẳng đáng giá một xu. Các ậu thì mệt bơ phờ, còn người nghe chuyện Ót È thì được một trận cười khoái chí. Với truyện ngụ ngôn, người Mường có những truyện khá đặc sắc như: Hổ, kẻ trộm và rùa, Cuội và hổ… Dù ít hay nhiều, ở mức độ cao hay thấp, mỗi dân tộc đều có những thể loại truyện phù hợp với đời sống tinh thần và xã hội của họ. Do điều kiện việc sưu tầm vốn truyện cổ dân gian ở dân tộc này, địa bàn này có thể thu được nhiều, được khá đầy đủ; còn ở dân tộc khác, địa bàn khác chưa đầy đủ hoặc không có, vì thế mà chúng ta chưa có một cái nhìn đầy đủ, trọn vẹn kho tàng truyện cổ dân gian ở mỗi dân tộc. Rất có thể có những truyện cổ trong kho tàng dân gian đã tiềm ẩn một thời nhưng do những lý do nào đó đã bị mất đi không bao giờ trở lại được nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0