Phong-Tục Hôn-Nhân của Dân Việt
lượt xem 83
download
I. Hôn-Nhân của Dân Việt Theo phong-tục Việt, cái gốc của gia-đình gọi là hôn-nhân. Có hôn-nhân mới có vợ chồng và con cái. Mục-đích của hôn-nhân là để duy-trì gia-thống nên việc lập gia-đình là việc quan trọng của đại gia-đình. Việc lấy vợ lấy chồng gọi là hôn-nhân....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong-Tục Hôn-Nhân của Dân Việt
- Phong-Tục Hôn-Nhân của Dân Việt Khải-Chính Phạm Kim-Thư I. Hôn-Nhân của Dân Việt Theo phong-tục Việt, cái gốc của gia-đình gọi là hôn-nhân. Có hôn-nhân mới có vợ chồng và con cái. Mục-đích của hôn-nhân là để duy-trì gia-thống nên việc lập gia-đình là việc quan trọng của đại gia-đình. Việc lấy vợ lấy chồng gọi là hôn-nhân, cưới xin, hôn- thú, hôn-thư, hay giá-thú. Trên các giấy tờ chứng-nhận, người Việt thường dùng chữ “giá-thú.” “Giá” là lấy chồng, “thú” là lấy vợ. Còn hôn-thú chỉ có nghĩa là lấy vợ thôi. “Hôn” có nghĩa là bố mẹ nàng dâu, “nhân” có nghĩa là bố mẹ chàng rể. Nghĩa tổng-quát của từ “hôn-nhân” là cưới xin (marriage). Theo truyền-thống dân Việt, cha mẹ thường lo cho con đầy-đủ mọi thứ kể cả việc kén vợ kén chồng cho con. Chính vì thế, việc hỏi vợ và gả chồng là bổn-phận của cha mẹ như đã trình-bày trong các câu tục-ngữ sau đây: “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng, cha mẹ đặt đâu ngồi đấy.” Vì muốn gia-đình xứng- hợp, tức là “môn đăng (đang, đương) hộ đối,” nên đã có trường hợp ngay khi những đứa trẻ còn là bào-thai trong bung mẹ, đôi bên cha mẹ đã đính-ước với nhau rằng nếu về sau một bên sinh con trai và một bên sinh con gái thì sẽ gả con cho nhau. Ngoài vấn đề hai gia đình phải có “môn đăng hộ đối”(gia đình hai bên xứng đáng với nhau), trai gái còn phải tốt-nghiệp trường cao-đẳng thì mới thành vợ thành chồng vì “Phi cao-đẳng bất thành phu phụ.” Ở Việt-Nam trước đây, con trai mười sáu tuổi và con gái mười ba tuổi đã bắt đầu có thể lấy vợ lấy chồng vì vào lứa tuổi đó, trai gái đã hiểu sự đời, bắt đầu có tinh- khí, và biết giao-cấu (to have sexual intercourse). Chính vì thế mà người Việt ta có câu tục-ngữ là “nữ thập tam, nam thập lục.” Ở Bắc Mỹ này, trai 21 tuổi và gái 18 thì được quyền tự do lấy nhau. Nếu gái 16 tuổi và trai 18 tuổi mà muốn lấy nhau thì phải được phép của cha mẹ. Từ ngàn xưa, ở Việt-Nam chúng ta, tuy rằng việc dựng vợ gả chồng là quyền của cha mẹ, nhưng cha mẹ vẫn hỏi ý-kiến con cái trước khi quyết-định và việc thuận-tình của con cái ít khi bị cha mẹ cản-trở. Vì cha mẹ hết lòng thương yêu và lo cho con cái nên con cái đã hết sức vâng lời cha mẹ và cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Ngày nay, các bậc cha mẹ chỉ đóng vai-trò cố-vấn và thực-hiện cưới-xin khi con cái đã đến tuổi hiểu biết trong việc kén chọn nhau. Theo truyền-thống dân Việt, việc kén vợ kén chồng rất quan-trọng. Sau đây là các phong- tục mà những gia-đình người Việt đã từng áp-dụng để kén vợ kén chồng cho con: lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống, kén con ông cháu cha, và kén gia đình có luân-lý đạo- đức. Kén vợ cho con, các bậc cha mẹ chú-trọng đến đức-hạnh hơn là nhan-sắc vì “cái nết đánh chết cái đẹp.” Thêm vào đó, các bậc cha mẹ còn phải xem trai gái có hợp tuổi với nhau không vì có hợp tuổi nhau thì mới hòa-thuận, làm ăn mới thịnh-vượng, và sinh con
- mới tốt lành. Trai gái không hợp tuổi nhau thì khi lấy nhau sẽ có rất nhiều điều đáng tiếc như hay gây sự với nhau, làm ăn hay bị thất-bại, con cái bị hư hỏng, và vợ chồng sẽ bị ly- thân rồi ly-dị. Trong sách tử-vi tướng-số có bốn nhóm tuổi mà mỗi nhóm gồm có 3 loại tuổi hợp nhau gọi là tam-hợp và có ba nhóm tuổi mà mỗi nhóm có bốn loại tuổi xung- khắc nhau gọi là tứ-hành-xung. Bốn nhóm tuổi tam-hợp gồm có: “Thân, Tý, Thìn” hợp nhau ; “Tỵ Dậu, Sửu” hợp nhau; “Dần, Ngọ, Tuất” hợp nhau; và “Hợi, Mão Mùi” hợp nhau. Ba nhóm tuổi tứ-hành-xung gốm có: “Tý, Ngọ, Mão, Dậu” xung-khắc nhau; “Thìn, Tuất, Sửu, Mùi” xung-khắc nhau; và “Dần, Thân, Tỵ, Hợi” xung-khắc nhau. Chính vì thế, các bậc cha mẹ của hai gia-đình bao giờ cũng phải so đôi tuổi của cặp trai gái trước khi làm lễ đính-hôn, tức là Lễ Ăn-Hỏi. Khi hai bên gia-đình nhà trai nhà gái ở xa nhau mà muốn hiểu rõ về tình-trạng mỗi gia- đình và tính-nết tài-năng và đức-hạnh của con trai và con gái, họ phải nhờ người làm mai-mối (Ông Mai Bà Mối) để giúp việc cưới-xin. Người làm mai-mối thường là người quen cả đôi bên gia-đình hoặc có liên-hệ gia-đình với một bên. Lời nói của mai-mối rất quan-trọng và có ảnh-hưởng mãnh-liệt để hai bên gia-đình hiểu rõ nhau hầu tiến tới việc quyết-định hôn-nhân cho con cái. II. Tục-Lệ (Customs) về Hôn-Lễ (Marriage, Wedding Ceremony) của Người Việt Ở thời xa xưa, tục-lệ về hôn-lễ của nước Việt ta rất phức-tạp, tiền-nhân ta đã có đến sáu (6) tiến-trình về hôn-lễ: Lễ Nạp-Thái (kén chọn), Lễ Vấn-Danh (hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của cô gái), Lễ Nạp-Cát (so đôi tuổi được tốt), Lễ Nạp-Tệ (ăn-hỏi), Lễ Thỉnh- Kỳ(xin cưới), và Lễ Thân-Nghênh hay Nghênh-Hôn (lễ cưới). Tuy-nhiên, từ đầu thế-kỷ thứ 20 (190 đến nay (2004), Nước Việt Tự-Do của chúng ta chỉ có ba tiến-trình về hôn-lễ như sau: Lễ Chạm- Ngõ, Lễ An-Hỏi, Lễ Cưới. Khi đã làm Lễ Cưới ở nhà, nếu sau đó không nhờ nhà thờ hay nhà chùa chính-thức làm Lễ Cưới thì phải đến khai tại cơ-quan chính quyền địa-phương để xin tờ giá-thú (hôn-thú hay hôn-thư). 1. Lễ Chạm-Ngõ (The Pre-engagement Ceremony, a Promise to Marry) Sau khi hai bên gia-đình đã ưng-thuận việc hỏi vợ gả chồng cho con, Lễ Chạm-Ngõ mới được cử-hành. Lễ Chạm-Ngõ còn được gọi là Lễ Xem-Mắt vì đây là dịp để trai gái biết rõ nhau hơn và thân-nhân của gia-đình nhà trai có cơ-hội tìm hiểu tuổi, thai-độ, và tư-cách của cô dâu tương lai lúc còn ở nhà gái ra sao để có quyết-định làm Lễ An-Hỏi và Lễ Cưới.
- Ở Việt-Nam trước đây, khi tổ-chức Lễ Chạm-Ngõ, nhà trai thường đem trầu cau, rượu, trà, và các loại bánh để nhà gái dâng cúng gia-tiên rồi đem biếu chú bác cô dì cậu mợ. Ở hải-ngoại hiện nay, lễ-vật Chạm-Ngõ của người Việt ta thường gồm có những bó hoa, những tái cây, những chai rượu, và những hộp trà, v.v. Sau khi đến nhà gái, vị đại-diện nhà trai (ông bố của chú rể tương lai) ngỏ lời với nhà gái về Lễ Chạm-Ngõ. Sau đó, vị đại-diện của nhà gái (ông bố của cô dâu tương lai) đáp lời chào mừng và ưng-thuận. Tiếp theo đó, việc cúng gia-tiên của nhà gái được cử-hành, các vị đại-diện gia-đình nhà trai và nhà gái cùng chú rể và cô dâu tương lai đều cùng nhau cúng bái. Sau khi cúng gia-tiên nhà gái, mọi thân-nhân của hai gia-đình hiện-diện trong buổi Lễ Chạm-Ngõ đều được nhà gái mời dự tiệc-trà ăn mừng Lễ Chạm-Ngõ. Sau bữa tiệc-trà, họ nhà trai ra về. Từ Lễ Chạm-Ngõ đến Lễ Ăn-Hỏi không có khoảng thời-hạn nhất-định, tùy theo gia-đình nhà trai và nhà gái định-đoạt có khi trong vòng 3 tháng, nửa năm, hay cả năm trời. Sau ngày Lễ Chạm-Ngõ, nhà trai thường lui tới nhà gái vào những dịp lễ, tết, hoặc các ngày kỵ-nhật (ngày giỗ) của nhà gái và mang các lễ-vật đến để cúng lễ. Nếu sau Lễ Chạm-Ngõ mà mọi việc đều tốt đẹp giữa nhà trai nhà gái, nhất là gia-đình nhà trai hoàn-toàn ưng-thuận nàng dâu tương-lai, thì Lễ Ăn-Hỏi sẽ được tiến-hành. 2. Lễ Ăn-Hỏi (Betrothal, An Engagement to Marry) Lễ Ăn-Hỏi (Lễ Đính-Hôn) là lễ rất quan-trọng của việc hôn-nhân. Theo phong-tục của Việt-Nam, nhà trai phải đáp-ứng lời đòi-hỏi của nhà gái về việc đưa đầy-đủ những phần lễ-vật vào ngày Lễ Ăn-Hỏi như những quả cau, những lá trầu, những hộp trà, những gói nem, bánh chưng, bánh dày, những hộp bánh quế, bánh bích-quy, bánh ngọt, heo quay, xôi gấc, và rượu, v.v. để nhà gái làm lễ cúng gia-tiên và biếu thân-bằng quyến-thuộc với mục-đích báo tin mừng. Khi đem lễ-vật đến nhà gái trong dịp Lễ Ăn- Hỏi, nhà trai tổ- chức dẫn lễ-vật một cách thật trang-trọng bằng cách để các lễ-vật vào hộp, xếp vào mâm, và bao-phủ bằng giấy bóng (glassine paper, cellophane) màu vàng và màu đỏ rồi cử người ăn mặc chỉnh-tề để đi cùng với gia-đình nhà trai đưa lễ-vật đến nhà gái. Nếu nhà trai ở gần nhà gái thì đi bộ, nếu ở xa thì đi bằng xe hơi. Nếu đi bằng xe hơi thì khi gần đến nhà gái, mọi người phải xuống xe để đi bộ thành đoàn người mang lễ-vật đến nhà gái một cách trang-trọng và chỉnh-tề. Ở Việt-Nam trước đây, trầu cau, trà, và rượu là các lễ-vật chính-yếu của Lễ An-Hỏi. Hiện này ở hải ngoại này, những lễ-vật ăn-hỏi của người Việt ta thường gồm có những bó hoa, những tái cây, những chai rượu, những hộp bánh, và những hộp trà, v.v. Khi các thân-nhân của nhà trai đến nhà gái để làm Lễ Ăn-Hỏi, cả nhà trai và nhà gái phải cử người đứng ra giới-thiệu các thân-nhân của mình trước khi cha mẹ của nhà trai ngỏ lời về Lễ Ăn-Hỏi. Sau đó, cha mẹ nhà gái đáp lời ưng-thuận và chào mừng nhà trai. Tiếp đó, cha mẹ nhà trai và nhà gái cùng chú rể và cô dâu tượng-lai đều cúng gia-tiên của nhà gái. Sau khi cúng gia-tiên tại nhà gái, mọi người hiện-diện sẽ được cha mẹ nhà gái mời ăn tiệc-trà ngay ở đó.
- Khi nhà gái nhận Lễ An-Hỏi tức là đã chính-thức chấp-nhận việc gả con gái cho nhà trai. Sau ngày Lễ Ăn-Hỏi, khi nhà gái đem các lễ-vật ăn hỏi như quả cau đi biếu thân-bằng quyến-thuộc thì phải biếu mỗi phần 3 quả hay một quả chứ không bao giờ biếu hai quả vì hai quả có ý nghĩa thô-tục. Ngày nay, nhà gái còn kèm theo lễ-vật một tấm thiệp báo-hỷ để tặng thân-bằng quyến-thuộc. Sau Lễ Ăn Hỏi, chàng rể tương-lai còn phải đem lễ-vật đi lễ tết (sêu tết, to present gifts to one’s bride’s family) bố mẹ vợ tương-lai vào những ngày tết và vào 4 mùa bằng cách mùa nào thức ấy. Điều này có nghĩa là vào dịp Tết Nguyên-Đán, Tết Thanh-Minh, Tết Đoan-Ngọ, Tết Trung-Nguyên, Tết Trung-Thu, và những ngày giỗ chính của nhà gái, chàng rể tương-lai phải mang đồ lễ tới gia-đình nhà vợ tương-lai để biếu và lễ bái; vào mỗi mùa có hoa quả bánh trái đặc-biệt, chẳng hạn như vào tháng ba có quả vải vỏ đỏ vị ngon ngọt; vào tháng năm có dưa hấu; vào tháng bảy có quả na và quả nhãn; vào cuối tháng chín sang tháng mười có cốm, hồng, và gạo mới, v.v.; và vào tháng chạp thì có cam có mứt. Sau khi chàng rể tương-lai mang lễ-vật lại, bao giờ nhà gái cũng lấy một nửa số lễ-vật, còn một nửa lễ-vật nhà gái biếu lại nhà trai, gọi là “lại-quả.” Ngày xưa, sau Lễ Ăn-Hỏi, ở một vài nơi tại Việt-Nam còn có tục-lệ “gửi rể” (a future son-in-law living in his future wife’s family). Chú rể tương-lai phải đến ở nhà gái và đi học trong vòng bốn năm năm để thi đỗ rồi mới được cưới vợ. Chính vì thế mà ta mới có câu tục-ngữ: “Phi cao-đẳng bất thành phu phụ.” Sau Lễ Ăn-Hỏi và sêu-tết, nhà trai phải bàn-thảo và đề-nghị với nhà gái đề ấn-định ngày làm Lễ-Cưới. 3. Lễ Cưới (Wedding, The Ceremony of Marriage with its Accompanying Festivities) a.Thách-Cưới Hồi trước đây ở Việt-Nam, khi đồng-ý để nhà trai làm Lễ-Cưới, nhà gái có lệ “thách- cưới” nhà trai. “Thách-cưới” có nghĩa là nhà gái đòi các thứ cho cô dâu và gia đình nhà gái gồm các đồ trang sức và quần áo cưới cho cô dâu và các đồ lễ-cưới cho gia đình nhà gái như tiền-bạc, trà rượu, trầu cau, bánh-trái, thịt heo thịt bò, và gạo nếp gạo tẻ, v.v. để làm tiệc thiết-đãi bà con và bạn-hữu. Việc thách-cưới này có khi làm cho nhà trai thật đau buồn; nhiều khi, nhà trai phải yêu-cầu nhà gái để giảm bớt việc thách-cưới đi vì không có đủ tiền bạc để rước dâu. Nếu nhà gái không đồng-ý thì nhà trai phải đi vay mượn tiền-bạc để lo đám cưới. Việc thách-cưới đã làm cho nhiều người dân buồn-phiền nên họ đã làm các câu ca-dao hài-hước như sau: “Em là con gái nhà giầu, / Mẹ cha thách-cưới ra màu xinh sao. Cưới em trăm tấm gấm đào, / Một trăm hòn ngọc hai mươi tám ông sao trên trời.” “ Con gái là con người ta, / Con dâu mới thật mẹ cha mua về.” Ngày nay, việc thách-cưới không là vấn-đề quan-trọng vì nhà trai và nhà gái thường cộng-tác tích-cực với nhau để làm Lễ-Cưới cho cô dâu chú rể thật chu-đáo.
- b. Chọn Ngày Làm Đám Cưới Sau khi nhà trai và nhà gái đã thỏa-thuận mọi việc, hai bên phải ấn-định ngày làm đám cưới bằng cách chọn ngày tốt có ghi rõ trong âm-lịch. Trong các tấm lịch ta (âm- lịch), ở mỗi tờ lịch, các chi-tiết sau đây đều được ghi rõ: ngày này là ngày nào trong năm, các tuổi nào kỵ với ngày này, ngày này nên làm những việc gì và nên kiêng-cữ (không nên làm) những việc gì, giờ tốt là giờ nào, và giờ xấu là giờ nào, v.v. Tuy trong lịch có ngày được ghi là nên làm đám cưới (nên cưới gả) nhưng đồng-thời cũng có ghi về việc kỵ (không hợp) tuổi cho một số tuổi. Nếu cô dâu chú rể có tuổi kỵ trong ngày đó thì không nên cử-hành lễ cưới trong ngày đó dù là ngày đó được ghi là nên “cưới gả.” Tóm- lại là ngày làm Lễ-Cưới phải không xung không kỵ với các tuổi của chú rể và cô dâu. Trước năm 1954, ở Miền Bắc Việt-Nam, mọi người chỉ làm đám cưới vào các tháng mười, tháng một (tháng1, tháng chạp (thàng 12), và tháng giêng (tháng vì các tháng này có thời- tiết rất tốt và thuận-tiện cho đám cưới. Hầu hết các nơi ở Miền Bắc không tổ-chưc đám cưới vào tháng bảy ta (tháng ngâu) vì tháng này có mưa dầm suốt tháng (mưa ngâu) và hay có gió bão. Ngoài ra, mọi người phải kiêng-cữ tổ-chức đám cưới trong tháng bảy ta vì theo sự-tích, vợ chồng Ngưu-Lang Chức-Nữ bị trời phạt không cho sống gần nhau, vợ chồng chỉ được phép gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày mưa ngâu mùng 7 tháng 7 ta mà thôi. Mỗi năm tháng bảy trời đổ mưa-ngâu, / Yêu nhau xin hãy nhớ nhau một vài, / Lất-phất mưa-ngâu ướt đẫm bờ vai, / Tơ-duyên chẳng trọn thương hoài nhớ lâu. c. Thiệp Báo-Hỷ và Thiệp Mời Hiện nay, sau khi ấn-định ngày làm đám cưới, nhà trai và nhà gái còn cùng nhau làm những tấm thiệp báo-hỷ và thiệp mời để gửi cho thân-nhân, bằng-hữu, và đăng báo. Muốn có tấm thiệp báo-hỷ và thiệp mời đúng cách, chúng ta phải nhờ chuyên-viên làm cho. Thông-thường thì tấm thiệp báo-hỷ và thiệp mời có nội-dụng viết bằng song-ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh. Trong phần “Cước-Chú số 1” ở phía dưới bài này là tài-liệu hướng-dẫn về nội-dung và hình-thức của tấm thiệp báo-hỷ và thiệp mời được viết bằng tiếng Việt. d. Chuẩn-Bị Lễ Rước Dâu và Đưa Dâu Sau khi đã ấn-định ngày làm đám cưới và đã gửi thiệp báo-hỷ và thiệp mời, nhà trai phải chuẩn-bị Lễ-Cưới, tiệc-cưới, tiệc-trà, máy chụp ảnh, máy quay phim, mua nhẫn cưới cho cả chú rể và cô dâu, và chuẩn-bị lễ rước dâu. Nhà gái cũng phải chuẩn-bị việc đón-tiếp nhà trai đến rước dâu, chuẩn-bị máy chụp ảnh và máy quay phim, chuẩn bị lễ gia-tiên, lễ Tế Tơ-Hồng, tiệc trà, và lễ đưa dâu. Hiện nay, tiệc cưới thường do nhà trai và nhà gái cộng-tác tổ-chức tại nhà hàng sau khi đã làm lễ cưới để thiết-đãi bà con và bằng-hữu. Nếu nhà trai và nhà gái theo Đạo Phật hay Đạo Thiên-Chúa, sau khi rước dâu về nhà chồng, hai gia-đình còn phải làm hẹn với Nhà Thờ (Catholic Church) hay nhà Chùa (Buddhist Temple) để nhờ các cha hay các thầy chùa làm lễ-cưới ngay tại nhà thờ hay tại chùa để chính-thức có giấy giá-thú. đ. Rước Dâu
- Nếu nhà trai ở gần nhà gái trong cùng làng xóm thì khi các thân-nhân của nhà trai đem các lễ-vật đi đón dâu, mọi người đi bộ thành đoàn người tề-chỉnh; nếu ở xa thì dùng xe hơi hay thuyền (ở vùng quê) để chở lễ-vật và thân-nhân đến nhà gái. Nếu dùng xe di đón dâu, xe đón cô dâu phải được kết hoa ở phía ngoài xe cho đẹp vì “xe hoa” tượng-trưng cho xe đám cưới. Người Việt ta thường tin là nếu đi ra ngõ mà gặp đàn bà con gái thì thật là xui-xẻo. Chính vì thế mà khi gia-đình nhà trai bắt đầu mang lễ-cưới đi đón dâu, gia đình nhà trai phải nhờ người đàn ông vui-vẻ và dễ tính ra đón ngõ để khi mọi người vừa đi ra đón dâu thì được gặp đàn ông con trai ngay trước ngõ cho may-mắn. Nếu đi bằng xe hơi để đón dâu thì khi đến gần nhà gái, cách khoảng độ 200 thước Tây, mọi người phải xuống xe để xếp thành đoàn người đi cho chỉnh-tề để dẫn lễ-cưới đến nhà gái. Người đi đầu đám rước dâu phải là một ông già cầm hương hoa. Để có người chính- danh dẫn đầu đám rước dâu này, nhà trai phải nhờ một ông già hiền-lành, phúc-hậu, có địa-vị, có vợ chồng song-toàn, có lắm con nhiều cháu, và không có tang để dẫn đầu đoàn người đến nhà gái rước dâu về nhà trai. Sự lựa chọn này có ý mong cho cô dâu chú rể khi lấy nhau sẽ được bách-niên giai-lão (vợ chồng cùng sống với nhau đến già), có lắm con nhiều cháu, và công-thành danh-toại. Ông già này mặc áo dài khăn đống hay áo thụng xanh, che lọng, và cầm một bó hoa cùng một bó hương thắp cháy hay bưng một lư-hương nhỏ có đốt trầm. Đi liền sau ông già này là ba của chú rễ và những người mang lễ-vật dẫn cưới. Tiếp theo đó là chú rể, hai cậu phù-rể, và chú bác cô dì cậu mợ của chú rể, v.v. Chú rể mặc quần áo và đội khăn hay đội mũ rất lịch-sự. Quần áo cưới của chú rể mặc vào ngày cưới không giống quần áo mặc thường ngày. Ở Việt-Nam chú rể thường mặc quần trắng, mặc áo the hay áo đoạn kép, đội khăn đống, đội khăn lượt, hay nón chóp quai tua; chân đi đôi giày Gia-Định bóng ngời. Hiện nay ở hải ngoại, chú rể thường mặc quần áo theo kiểu Tây-Phương hay mặc áo dài đội khăn đống theo phong-tục Việt. Y-phục của hai cậu phù-rể cũng tương-tự như y-phục của chú rể. Theo phong-tục Việt, người mẹ của chú rể không bao giờ đi đón dâu tại nhà gái, người mẹ chỉ ở nhà chờ khi rước dâu về tới nhà thì bà mẹ chú rể mới ra đón con dâu vào nhà. Hiện này ở hải-ngoại, có một số gia-đình khi đi rước dâu và đưa dâu về nhà chồng thì cả bố mẹ chú rể đều đi cho vui vẻ và trang-trọng. Khi đám rước dâu đến trước cửa nhà gái, có khi cả nhà trai nhà gái đều đốt pháo ăn- mừng và bắt đầu quay phim và chụp hình trong suốt Lễ Vu-Quy. Khi vào trong nhà gái, xướng-ngôn-viên của nhà trai và nhà gái giới-thiệu các thành-viên của mỗi gia-đình kể cả chú rể và cô dâu tương lai. Sau khi trao lễ-vật rước dâu, người chủ-hôn, bố chú rể, đứng ra ngỏ lời là đã chọn được ngày lành tháng tốt để xin đón dâu. Sau đó, gia-trưởng nhà gái, bố cô dâu, đứng lên đáp lời chào mừng, ưng-thuận, và cám-ơn. Tiếp theo đó, gia-trưởng nhà gái làm lễ cáo gia-tiên và mời gia-trưởng nhà trai cùng chú rể tương-lai và con gái ông ta, cô dâu tương-lai, đến lễ gia-tiên nhà gái. Sau khi lễ gia-tiên nhà gái, có đôi-khi nhà gái yêu-cầu chú rể và cô dâu Lễ Tơ-Hồng ngay tai nhà gái. Thường-thường thì việc Lễ Tơ-Hồng chỉ được tổ-chức tại nhà trai mà thôi. Sau khi lễ gia-tiên nhà gái, chú rể và cô dâu lại phải đến chào mừng ông bà và bố mẹ vợ cùng các thân-nhân của nhà gái. Khi chú rể đến chào mừng ông bà, bố mẹ vợ, và chú bác cô dì cậu mợ nhà gái, các vị này thường tặng chú rể một món tiền hoạc vàng bạc hay các món quà.
- Sau khi chú rể và cô dâu đã lễ gia-tiên và chào mừng mọi thân-nhân của nhà gái, nhà gái mời mọi người của nhà trai và nhà gái đến dự bửa tiệc trà. Sau bữa tiệc-trà này và đến giờ hoàng đạo (giờ tốt), nhà trai xin rước dâu. Lúc này cô dâu đã mặc quần áo và trang-điểm thật chỉnh-tề. Cô dâu thường mặc quần lĩnh hoa tranh, mặc áo dài, và đội khăn vành hay nón thúng quay thao và đi dép nhung cong. Ngày nay ở hải-ngoại, cô dâu có thể mặc quần áo theo lối Tây-phương cũng được. Đồng thời cô dâu cũng đã xếp những đồ của mình trong những cái “va-li”(suitcase) để mang ra xe về nhà chồng. Những đồ của cô dâu gồm có áo quần, chăn gối, nữ-trang, sách-vở, và các dụng cụ cá nhân, v.v. Theo phong tục Việt, ở thôn-quê, họ nhà gái cử một số người đi tiễn cô dâu về nhà chồng trong khi cha mẹ cô dâu không bao giờ đưa con về nhà chồng. Tuy nhiên, ở các tỉnh-thành trong nước trước đây, nhất là ngày nay ở hải-ngoại, cha mẹ cô dâu thường đi theo con gái về nhà chồng để cho vui vẻ và trang-trọng. Trong số những người tiễn cô dâu về nhà chồng có hai cô phù-dâu. Y-phục của các cô phù-dâu cũng na-ná như y-phục của cô dâu. Theo tục-lệ Việt, những cô phù-dâu và những cậu phù-rể phải là những người độc-thân, tức là chưa lập gia-đình. Chính vì lý do này mà sau khi phù-dâu phù-rể, các cậu phù-rể có thể kết-duyên với các cô phù-dâu. Trước khi đi về nhà chồng, cô dâu đến chào và lậy cha mẹ đẻ. Đã có nhiều cô dâu khóc sướt-mướt khi rời cha mẹ để về nhà chồng vì thương nhớ cha mẹ. e. Lễ Vu-Quy Lễ đưa dâu cũng được gọi là Lễ Vu-Quy, nghĩa là lễ đưa con gái về nhà chồng. Khi đưa dâu về nhà chồng, nhà gái cũng nhờ một ông già cầm hương hoa đi trước cùng với ông già dẫn cưới của họ nhà trai. Đoàn người đưa dâu về nhà chồng đông đảo gấp đôi vì có thêm nhiều người của họ nhà gái. Trước khi khởi-hành, nhà trai và nhà gái cũng đốt pháo ăn-mừng. Nếu đón dâu bằng xe thì sau khi đi bộ từ nhà gái ra xe, mọi người đều lên xe, xe đi đầu là xe của các cụ già cằm hương hoa, xe kế-tiếp là xe hoa dành cho cô dâu chú rể. Cũng có nơi, xe hoa dành riêng cho cô dâu với các cô phù-dâu, còn chú rể ngồi một xe khác với các cậu phù-rể. Tiếp theo đó là các xe của thân-nhân nhà trai và nhà gái. Ở Việt- Nam trước đây có trường hợp là đôi khi nhà trai ở cùng một đường phố với nhà gái, chỉ cách nhau vài trăm thước, nhà trai vẫn dùng xe hơi để rước dâu để đi vòng-vo qua những đường phố khác trước khi rước dâu về nhà. Đây là cách để phô-trương cho mọi người biết. Trong khi rước dâu ngoài phố và khi làm lễ-cưới ở nhà trai, việc quay phim và chụp hình đều tiến-hành để có hình-ảnh làm kỷ-niệm suốt đời cho cô dâu chú rể. Khi về đến ngõ nhà trai, nhà trai thường đốt pháo để tỏ vẻ vui-mừng đón cô dâu vì tiếng pháo nổ là tượng-trưng cho sự vui-mừng. Tiếp đó là bà mẹ chồng ra đón tiếp con dâu và thân-nhân nhà gái. Có nhiều nơi, khi cô dâu về nhà chồng, bà mẹ chồng không ra đón con dâu mà trước đó đã xách bình vôi đi lánh mặt một lúc rồi mới về để chào mừng và tiếp khách. Vì bình vôi tượng-trưng cho sự coi-sóc gia-đình, nên bà mẹ mang bình vôi về để giao trách-nhiệm cho cô dâu hoàn-thành nhiệm-vụ: “Lấy chồng gánh vác giang-sơn nhà chồng.” g. Lễ Gia-Tiên tại Nhà Chồng
- Sau khi được đón tiếp về tới nhà chồng, cô dâu theo chú rể đến chào ông bà và cha mẹ chồng rồi vào lễ gia-tiên. Sau khi lễ gia-tiên xong, chủ-hôn nhà trai và nhà gái đeo nhẫn cưới cho cô dâu chú rể. Có nhiều nơi, việc đeo nhẫn cưới cho cô dâu chú rể được thực- hiện trong khi Lễ Tơ-Hồng, và còn được đeo nhẫn cưới ở nhà thờ và ở nhà chùa nữa. Sau khi chào ông bà cha me chồng, lễ gia tiên nhà trai, và đeo nhẫn cưới, cô dâu và chú rể lại đến Lễ Tơ Hồng. h. Lễ Tơ-Hồng Theo truyền-thống người Việt ta, Nguyệt-Lão là vị thần-chủ của hôn-sự nên các đám cưới đều có tục-lệ lễ Tơ-Hồng để tỏ lòng biết ơn Nguyệt-Lão đã dùng dây tơ-hồng xe cho cô dâu chú rể nên duyên vợ chồng. Bàn thờ Tơ-Hồng có thể lập ở trong nhà hay giữa sân. Trên bàn thờ Tơ-Hồng có lư-hương, đèn, nến, hoa quả, xôi gà, ly rượu, và cơi trầu. Cô dâu chú rể đứng hàng ngang trên chiếu trải trước hương-án để lạy 4 lạy, vái 3 vái, rồi quỳ nghe người đại diện nhà trai đọc văn-tế Tơ-Hồng (xem mục Cước-Chú số 2 ở phía dưới bài này về Văn-Tế Tơ-Hồng). Khi người ta đọc xong văn-tế, chú rể cô dâu lại lễ-tạ Nguyệt-Lão rồi cùng uống chung một ly rượu và ăn một miếng trầu đã có sẵn trên bàn thờ Tơ-Hồng. Uống chung ly rượu này có nghĩa là hai người sẽ là một và sống tới khi đầu bạc răng long. Sau khi Tế Tơ-Hồng, cô dâu chú rể đều đến chào mừng chú bác, cô dì, cậu mợ, thím, và anh chị em của chú rể. Khi đến chào mừng ông bà, cha mẹ, cô dì, bác, cậu mợ, chú thím, và anh chị em nhà trai, cô dâu chú rể đều được quý vị này tặng tiền hay quà và ngỏ lời khuyên mừng như: “ Ăn ở thuận-hòa, trên kính dưới nhường, / Sắt cầm hòa-hợp, bách- niên giai-lão, / Bằng rày sang năm có cháu cho bà bế, / Đầu năm sinh con trai, cuối năm sinh con gái, v.v.” i. Tiệc Cưới Tại Nhà Trai Sau khi cô dâu chú rể lễ-bái và chào mừng mọi người, chủ nhà trai mời những người hiện-diện của nhà trai và nhà gái trong đám cưới vào dự tiệc cưới tại nhà trai. Sau buổi tiệc cưới ở nhà trai, các thân-nhân của nhà gái ra về. Sau lễ cưới ở nhà và ở nhà thờ hay nhà chùa, các bằng-hữu, thân-nhân, và quan-khách của hai họ đều được mời đi dự tiệc cưới tại tiệm ăn, cao-lâu, hay quán cơm (restaurant). Thiệp mời tiệc-cưới này đã đã được gửi đến cho mọi người trước khi làm đám cưới. k. Lễ Động-Phòng hay Giao-Duyên Ngay buổi tối hôm đám cưới, có lễ động-phòng hay giao-duyên cho cô dâu chú rể. Theo tục-lệ, trước khi động-phòng (phòng cưới tức là phòng của đêm tân-hôn để cô dâu chú rể nằm ngủ với nhau lần đầu tiên sau đám cưới), một bà già vẫn còn có chồng và đông con nhiều cháu đứng ra phụ trách sắp-đặt giường chiếu chăn gối màn, mâm rượu, cơi trầu cho cô dâu chú rể dùng. Sau đó cô dâu chú rể dắt nhau vào trong phòng làm lễ hợp-cẩn, tức là cùng nhau uống chung một chén rượu và cùng ăn một miếng trầu trước khi ngủ với nhau trong đêm cưới. Sau đó uống rượu và ăn trầu, cô dâu lạy chồng hai lạy và chồng đáp lại
- một vái. Trước khi vợ chồng ngủ với nhau trong đêm tân-hôn, cô dâu thường kiếm cách ngồi trên đầu giường và vắt quần áo của mình lên trên quần áo của chồng. Việc làm này cô dâu có ý là làm cho chồng chiều-chuộng và phục tòng mình trong suốt cuộc đời làm vợ. l. Lễ-Cưới Tại Nhà Thờ (Catholic Church) hay Nhà Chùa (Buddhist Temple) Sau khi rước dâu về nhà chồng, ngay ngày hôm sau nhà trai và nhà gái còn có hẹn đến làm lễ-cưới tại chùa hay nhà thờ. Mọi nghi-lễ đều do vị hòa-thượng của chùa hay đức cha của nhà thờ định đoạt. Lễ-cưới ở nhà chùa hay nhà thờ cũng có nghi-lễ đeo nhẫn cưới cho chú rể và cô dâu. Nếu chú rể và cô đâu đã đeo nhẫn cưới ở nhà thì trước khi đến nhà thờ hay nhà chùa, phải tháo nhẫn cưới đó ra trước khi lên gặp các cha hay các thầy để đeo nhẫn cưới cho. Ở hải-ngoại này, nếu lễ-cưới được cử hành ở nhà chùa hay nhà thờ thì nhà chùa hay nhà thờ đã thừa lệnh của chính-phủ địa-phương để làm giấy giá-thú cho chú rể cô dâu ngay tại nhà thờ hay nhà chùa trong khi làm lễ-cưới. m. Lễ Từ-Đường Tại làng xóm Việt-Nam trước tháng 4 năm 1975, dân Việt đều có lập đền-thờ cho mỗi họ với cái tên là “từ-đường” (ancestral hall). Như thế, họ nhà trai và họ nhà gái đều có từ- đường riêng của họ. Chính vì thế mà ở làng xóm tại Miến Bắc Việt-Nam trước trước năm 1945, khi nhà trai đến nhà gái rước dâu thì chú rể và cô dâu đều phải đến từ-đường của họ nhà gái để lễ xong rồi mới trở về nhà gái để lễ gia-tiên nhà gái. Khi cô dâu về tới nhà trai thì chú rể và cô dâu cũng lại phải ra từ-đường của nhà trai để lễ trước rồi mới về làm lễ gia-tiên tại nhà chú rể. Ở hải-ngoại này chúng ta không có từ-đường cho mỗi họ nên cô dâu chú rể chỉ cần lễ gia- tiên của nhà gái và nhà trai tại nhà mà thôi. n. Tiệc-Cưới Tại Nhà Hàng Dành Cho Bằng-Hữu, Thân-Nhân, và Quan-Khách của Nhà Trai Nhà Gái Khi làm lễ vu-quy ở nhà gái và lễ cưới ở nhà trai, chỉ những thân-nhân và những bằng- hữu của hai họ đã tham-dự lễ vu-quy và lễ-cưới ở nhà gái và nhà trai mới được mời tham- dự tiệc-trà hay tiệc-cưới ngay sau buổi lễ gia-tiên tại mỗi gia-đình nhà trai và nhà gái. Còn đối với bằng-hữu, thân-nhân, và quan-khách không đến tham-dự lễ vu-quy và lễ- cưới thì sau khi làm lễ cưới ở nhà trai và nhà thờ hay nhà chùa, các bằng-hữu, thân-nhân, và quan-khách của nhà trai và nhà gái kể các cha và các thầy đều được mời đến dự tiệc cưới tại nhà hàng, tiệm ăn, quán cơm, hay cao-lâu (restaurant). Trong tiệc-cưới ở nhà hàng, ngoài bằng-hữu và quan-khách, mọi thân-nhân của hai họ cũng được mời tham dự tiệc-cưới tại nhà hàng này. Ngày tháng tổ-chức tiệc-cưới và địa điểm của nhà hàng dùng để tổ chức tiệc-cưới này đã ghi trong thiệp-mời gửi bằng hữu, bà con, và các quan-khách trước khi làm lễ-cưới cả tháng. Về việc tổ-chức tiệc-cưới tại nhà hàng, nhà trai và nhà gái phải nhờ thân-nhân làm ban tổ-chức để tiếp-tân và điều-khiển nghi-lễ. Công-việc của ban tiếp-tân là ghi danh các
- quan-khách, bằng-hữu, và thân-nhân đến dự, nhận quà do mọi người biếu cô dâu chú rể, và chụp hình cùng quay phim khi gặp mọi người đến tham-dự. Việc chụp hình và quay phim còn thực hiện trong suốt buổi tiệc cưới tại nhà hàng để có tài liệu làm kỷ-niệm cho cô dâu chú rể. Cần phải có ban nhạc để giúp thân-nhân của hai họ cùng bằng-hữu và cô dâu chú rể tình-nguyện trong việc hát giúp vui cho tiệc-cưới. Trước khi bắc-đầu tiệc-cưới, cha mẹ cô dâu và cha mẹ chú rể phải lên sân-khấu chào mừng và giới-thiệu quan-khách, bằng-hữu, cùng thân-hân hai họ nhà trai và nhà gái. Sau đó, ban tổ-chức phải đặc biệt giới thiệu cô dâu và chú rể. Ở hải-ngoại này, nếu các gia-đình người Việt dốc lòng tranh-đấu cho tự-do dân-chủ và nhân-quyền của đồng bào trong nước, họ đều tổ-chức lễ chào cờ bản-xử và cờ Việt Nam Tự Do trong các buổi tiệc-cưới ở nhà hàng vì đây là trường-hợp tập-thể của người Việt sum-họp với nhau đông-đảo tại cộng-đồng thì phải có lễ chào cờ. Trong khi mọi người đang ăn uống tại bữa tiệc-cưới này, bố mẹ chú rể cùng với bố mẹ cô dâu phải dẫn cô dâu chú rể đi đến từng bàn ăn để chào mừng quan-khách, bạn-bè, và thân-nhân. Trong lúc này, người phụ-trách chụp hình và quay phim cần phải thực-hiện cho chu-đáo. Sau khi mọi người ăn-uống xong trong tiệc-cưới tại nhà hàng, có những gia-đình nhà trai và nhà gái tổ-chức khiêu-vũ hay nhảy đầm ngay tại đây để giúp cho kết-quả tiệc-cưới vui-vẻ một cách hoàn-hảo. Khi quan-khách và bằng-hữu cùng thân-nhân ra về, bố mẹ cô dâu cùng với bố mẹ chú rể cần phải ra đứng ở cửa để cám ơn và tiễn quan-khách, bằng-hữu, và thân-nhân. o. Lễ Lại-Mặt Theo lệ thường của dân Việt, sau khi cưới được 3 ngày, hai vợ chồng phải đem xôi, chè, rượu, và trầu cau về nhà bố mẹ vợ để cúng gia-tiên. Lễ này được gọi là Lễ Lại-Mặt hay Tứ-Hỷ. Nếu vợ chồng đem lễ về nhà bố mẹ vợ ngay hôm sau ngày cưới thì tên lễ này cũng được gọi là Lễ Lại-Mặt hay Nhị-Hỷ. Sau khi cô dâu chú rể lễ gia-tiên, bố mẹ vợ có lời dặn-dò cô con gái (cô dâu) phải đối-xử trọn-vẹn bổn-phận với chồng và gia-đình nhà chồng vì từ nay cô dâu sẽ là người của nhà chồng. Chính vì thế mà ca-dao Việt có câu: “ Con gái là con người ta, / Con dâu mới thật mẹ cha mua về.” p. Giấy Giá-Thú (marriage licence) Giấy giá-thú hay giấy hôn-thú rất quan-trọng để vợ-chồng sống với nhau một cách hợp- pháp hầu hưởng mọi quyền-lợi của gia-đình và trợ-cấp của chính-phủ, nhất là ở nơi hải- ngoại này. Ở hải-ngoại này, khi đã làm lễ-cưới tại chùa hay nhà thờ, giấy giá-thú của cô dâu chú rể đều được nhà thờ hay chùa cấp cho vì nhà thờ hay nhà chùa đều được chính-phủ địa- phương chấp-thuận cho làm việc này. Nếu không làm lễ-cưới tại chùa và nhà thờ thì gia
- đình nhà trai và nhà gái phải tới văn-phòng “City Clerk’s Office” của “City Hall” (Tòa Đô-Chánh) hay văn-phòng luật-pháp ở địa-phường để làm giấy giá-thú (marriage licence). Còn ở Việt-Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi làm lễ-cưới, chủ nhà trai và nhà gái phải đến văn-phòng hộ-tịch tại địa-phương để làm giấy giá-thú cho con, nếu không thì việc hôn-nhân có thể bị tiêu-hủy. q.Tuần Trăng-Mật (Honeymoon) Sau khi cưới, vợ chồng thường nghỉ một tuần hay một tháng để đi chơi chung với nhau. Đi chơi chung với nhau một tuần gọi là hưởng tuần trăng-mật, đi chơi chung một tháng với nhau gọi là hưởng tháng trăng mật. Suốt một tháng trời sau ngày cưới là tháng ngọt- ngào tuyệt-vời (the first month of marriage is the sweetest). Ở Bắc-Mỹ này, trong 30 ngày của tháng đầu-tiên sau ngày cưới, vợ chồng đều uống ly thuốc bổ có mật-ong để hưởng thú-vui hợp-cẩn (a newly married couple drink a potion containing honey on each of the first 30 days of the marriage to enjoy the pleasure of wedding feast). Tuần trăng- mật hay tháng trăng-mật này rất quan-trọng cho hạnh-phúc của cuộc đời đội vợ chồng từ sau ngày cưới cho đến khi đầu bạc răng long. r. Cưới Chạy Tang Trước đây, tiền-nhân ta có luật-pháp cấm nhà trai nhà gái không được làm lễ-cưới gả trong khi gia-đình để tang thân-nhân kể từ tiểu-tang cơ-niên (để tang 1 năm) đến đại-tang (để tang 3 năm). Chính vì thế mà sau Lễ Ăn-Hỏi, nếu nhà trai hay nhà gái có ông, bà, cha, me, hoặc chú bác bị bệnh nặng có thể chết thì gia-đình phải lo làm lễ-cưới cho con trước khi nhà có người chết. Khi gặp trường-hợp bất-đắc-dĩ, gia-đình phải làm lễ-cưới ngay sau khi có ông, bà, cha, hay mẹ chết bất thình-lình. Việc làm lễ-cưới vội-vã trước khi làm đám tang có tên là cưới chạy tang. Đám cưới chạy tang rất giản-dị và nhanh chóng đối với cả hai gia-đình nhà trai và nhà gái vì mọi người còn phải dành thì giờ để lo đám tang cho thân-nhân. London, ngày 21 thang 6 năm 2004
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN
11 p | 741 | 198
-
Trầu cau trong lễ nghĩa của người dân đất Việt
2 p | 364 | 83
-
Tục Ăn Trầu và Tục cưa răng
5 p | 189 | 39
-
Rước Chúa gái - Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương
2 p | 180 | 23
-
Tục bắt vợ - nét độc đáo trong hôn nhân của người Mông
4 p | 113 | 16
-
10 phong tục lạ về cưới hỏi của người Trung Quốc
8 p | 131 | 10
-
Truyền thuyết hoa văn trên trang phục của người Dao Tiền
5 p | 136 | 9
-
Tục khao lão
6 p | 152 | 8
-
Danh nhân Việt Nam: Trần Cảnh
4 p | 72 | 7
-
Văn hóa Nõ Nường :Lễ hội ông Đùng bà Đà
14 p | 79 | 7
-
Gốm Thanh Hà
10 p | 84 | 5
-
Tục hát cưới trong hôn nhân của người Giáy
4 p | 105 | 4
-
Tục "ngủ mèo" trước hôn nhân của người Chơ ro
3 p | 102 | 4
-
Làng Rèn Bảo Ngũ
8 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn