Phóng xạ Lý Sinh Học
lượt xem 76
download
PHẦN I. PHÓNG XẠ, TIA PHÓNG XẠ VÀ BẢN CHẤT 1.Khái niệm về phóng xạ: a. Khái niệm: - Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi là nguyên tố phóng xạ. các tia...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phóng xạ Lý Sinh Học
- PHÓNG XẠ LÝ SINH HỌC
- PHÓNG XẠ PHẦN I. PHÓNG XẠ, TIA PHÓNG XẠ VÀ BẢN CHẤT 1.Khái niệm về phóng xạ: a. Khái niệm: - Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi là nguyên tố phóng xạ. các tia phóng xạ có từ tự nhiên có thể bị chặn bởi các tầng khí quyển của trái đất. - Tia phóng xạ theo nghĩa gốc là các dòng hạt chuyển động nhanh chóng từ các chất phóng xạ. Các hạt phóng ra có thể chuyển động thành các dòng định hướng. - Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton; mang điện âm như chùm electron (phóng xạ beta); không mang điện như hạt nơtron, tia gamma (có bản chất giống như ánh sáng nhưng năng lượng lớn hơn nhiều). Sự tự biến đổi như vậy của hạt nhân nguyên tử, thường được gọi là sự phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân. b. Các nguồn tia phóng xạ: Trong tự nhiên, tia phóng xạ được chia làm hai loại: -Tia phóng xạ có bản chất là hạt như các hạt beta β (electron mang điện âm), alpha α (nhân helium mang điện dượng)… -Tia phóng xạ có bản chất là sóng điện từ có bước sóng cực ngắn (λ
- Tia gamma và tia X tương tự sóng radio và tia sáng, nhưng là sóng điện từ có bước sóng ngắn. Vì sức xuyên thấu của nó rất lớn nên chỉ có thể chặn lại bằng vật liệu có nguyên tử lượng lớn như chì hoặc béton, nước. *Một số tia phóng xạ trong tự nhiên: 1. Mỗi người trung bình trong một năm nhận tia phóng xạ tự nhiên:khoảng 1,1mSv ( 1, 3mSv nhận từ Radon trong không khí thì con số này trở thành 2,4mSv). 2. Từ vũ trụ: khoảng 0, 38mSv . 3. Từ đất :khoảng 0, 46mSv từ đất. 4. Thông qua thực phẩm : khoảng 0.24mSv .Dù phải nhận một lượng tia phóng xạ tự nhiên như vậy nhưng sinh vật vẫn sống bình thường. 5. Mức độ của tia phóng xạ tự nhiên phụ thuộc khu vực.Ở Trung Quốc,Ấn Độ khoảng 10mSv một năm. Vậy thì phải chăng những người sống ở khu vực có mức độ phóng xạ tự nhiên cao như thế sẽ bị ung thư? Và phải chăng là tuổi thọ trung bình sẽ ngắn? Kết quả những cuộc điều tra từ trước tới nay cho thấy những hiện tượng như thế không hề xuất hiện. 6. Mức độ gấp 10 lần của phông phóng xạ tự nhiên trung bình cũng không có ảnh hưởng xấu nào đến sức khoẻ con người. 7. Các hoạt động chẩn đoán y tế gây nhiễm phóng xạ:Kiểm tra dạ dày bằng chụp tia X sẽ nhận 0,6mSv/lần, kiểm tra chụp tia X cắt lớp vùng ngực sẽ nhận 6,9mSv/lần, du lịch đi bằng máy bay khứ hồi New York - Tokyo sẽ nhận 0,19mSv 2.Cơ chế tác dụng sinh vật của bức xạ ion hóa: Giai đoạn hóa lý: Giai đoạn này có thời gian tồn tại rất ngắn, từ 10-16 đến 10-6 giây. Trong giai đoạn này các phân tử sinh học chịu sự tác dụng trực tiếp hoặc tác dụng gián tiếp của tia phóng xạ. Thuyết tác dụng trực tiếp cho rằng đối tượng trực tiếp bị chiếu xạ sẽ trực tiếp hấp thụ năng lượng của tia và dẫn đến tử vong. Thuyết tác dụng gián tiếp lại cho rằng đối tượng bị chiếu xạ không trực tiếp hấp thụ năng lượng của tia mà chúng tương tác với các sản phẩm
- của quá trình phân ly phóng xạ nước dẫn đến tổn thương hoặc tử vong. Đối với những thí nghiệm invitro thì quan niệm trên dễ phân biệt, còn với thí nghiệm invivo, các nhà nghiên cứu lại quy ước: khi bị chiếu xạ nếu là tác dụng trực tiếp thì các phân tử hữu cơ sẽ trực tiếp hấp thụ năng lượng của tia và bị tổn thương cấu trúc nên dẫn đến tổn thương chức năng. Giai đoạn sinh học: Giai đoạn này thường kéo dài từ vài ngày đến hàng chục năm sau khi bị chiếu xạ. Trong giai đoạn này những tổn thương hóa sinh không hồi phục được sẽ kéo theo những tổn thương chuyển hóa, dẫn đến những tổn thương hình thái và chức năng. a. Cơ chế tác dụng trực tiếp: Theo cơ ché này, năng lượng của các bức xạ trực tiếp chuyển giao cho các phân tử cấu tạo nên tổ chức sinh học mà chủ yếu là các phân tử hữu cơ và gây nên các quá trình kích thích và ion hóa các nguyên tử cấu tạo nên các phân tử hữu cơ này. Sau đó, giữa các phân tử mới tạo thành sau khi bị kích thích hoặc ion hóa xảy ra liên tiếp các phản ứng hóa học. Chỉ sau khoảng phần ngàn mili giây, các phân tử hữu cơ quan trọng đã bị tổn thương gây nên các tác dụng sinh học tiếp theo như tổn thương chức năng hoạt động, gây đột biến gen, đột biếnnhieemx sắc thể, hủy diệt tế bào… Sơ đồ tóm tắt: -->AB AB* AB + hµ --> AB AB*A* + B’ hoặc A’ + B* Ở trạng thái kích thích, phân tử AB* dễ kết hợp với các phân tử khác tạo ra phản ứng hóa học mới hoặc chuyển giao năng lượng đã tiếp nhận được (hµ) cho phân tử khác để trở về trạng thái ổn định ban đầu (AB). Cũng có khi phân tử AB* bị phân ly thành các phân tử nhỏ hơn và cũng ở trạng thái kích thích (A*, B*) dễ gây ra các phản ứng hóa học mới và các phân tử mới với những động năng nhất định (A’, B’) di chuyển trong môi trường. Các phân tử bị ion hóa theo sơ đồ sau: AB (AB)++ e A+, B’ hoặc B+, A’ A-, B’ AB + e B-, A’
- Năng lượng tia (-->) có thể ion hóa các phân tử hữu cơ tạo ra các ion dương hoặc các ion âm (AB+, AB-). Các ion này rất dễ kết hợp với nhau hoặc tự phân ly thành các ion (A+, B+, A-, B-) và các phân tử nhỏ hơn với những động năng nhất định (A’, B’). Các sản phẩm mới này dễ tạo ra các phản ứng hóa học với các phân tử hữu cơ khác trong tổ chức sinh học. Vì vậy, các tổn thương trước hết xảy ra ở những phân tử bị kích thích và có các phản ứng hóa học, sau đó mới lan truyền ra các phân tử khác ở xung quanh. b. Cơ chế tác dụng gián tiếp: Cơ chế tác dụng gián tiếp của các bức xạ ion hóa dựa trên vai trò trung gian của các phân tử nước trong tổ chức sinh hoạt. Bức xạ ion hóa tác dụng trên các phân tử nước, gây nên những biến đổi ở đó tạo ra các sản phẩm hóa học mới là các ion dương hoặc âm (H2O-, H2O+, H+, OH-) và các phân tử ở trạng thái kích thích (H2O*, H*, OH*, HO2*…) và các sản phẩm mới này sẽ gây nên các phản ứng hóa học với các phân tử hữu cơ của tổ chức sinh học và làm biến đổi chúng. Như vậy năng lượng của chùm tia đã tác dụng lên các phân tử hữu cơ, gián tiếp thông qua các phân tử nước có trong tổ chức sinh học. - Đầu tiên các phân tử nước bị kích thích: H+ --> H2O H2O* OH - - Sau đó là quá trình ion hóa phân tử nước: + Bức xạ đánh bật điện tử của phân tử nước và biến nó thành ion dương (H2O)+. --> H2O (H2O)+ + e H+ OH* + Hoặc phân tử nước nhận thêm một điện tử để trở thành ion âm - (H2O) . OH - H2O + e (H2O)- H* Các phân tử ở trạng thái kích thích H*, OH* rất dễ kết hợp với nhau tạo ra các sản phẩm hóa học mới: H* + H* H2* OH* + H* H2O* OH* + OH* H2O2 H2O2 là chất oxi hóa mạnh và là chất độc đối với các phân tử hữu cơ. Thực tế, lượng H2O2 sinh ra rất nhiều, nhất là khi hàm lượng oxy trong môi trường càng nhiều. H2O* + O2 OH* + H2O*
- H* + O2 HO2 HO2 + HO2 H2O2 + O2 Ngoài ra, các nguyên, phân ở trạng thái kích thích H*, OH* cũng dễ phản ứng với các phân tử hữu cớ (RH) gây nên những biến đổi tại đó và tạo ra thêm những phân tử H2O2: RH + H* R* + H2 RH + OH* R* + H2O2 Các gốc R* bị kích thích cũng dễ gây ra phản ứng hóa học mới làm cho số lượng các phân tử hữu cơ tăng lên rất nhiều: R * + O 2 R O 2* RO2 + RH ROOH + R* Các phản ứng dây chuyền này góp phần gây ra các tác dụng lan truyền ra xa, tác dụng kéo dài trên cá tổ chức sinh học sau khi chiếu xạ. Cho nên có thể nhận thấy rằng, vì cơ chế gián tiếp diễn ra phức tạp hơn nên nếu xét trong cùng một khoảng thời gian nhất định, những tổ chức sinh học có hàm lượng cao sẽ có mức độ tổn thương do bức xạ ion hóa thấp hơn so với những tổ chức có hàm lượng nước thấp. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, cơ chế tác dụng gián tiếp sẽ có tác dụng kéo dài, do đó những tổ chức có hàm lượng nước cao sẽ bị tổn thương ở mức độ nặng hơn. Để phân biệt cơ chế tác dụng trực tiếp và gián tiếp của tia phóng xạ, người ta sử dụng các hiệu ứng sau: Hiệu ứng tích lũy Hiệu ứng pha loãng Hiệu ứng oxy Hiệu ứng bảo vệ phóng xạ 3. Tác dụng của tia phóng xạ lên phân tử sinh học: a. Tác dụng của tia phóng xạ lên nước: Nước chiếm tỉ lệ cao trong cơ thể sống (70%). Dưới tác dụng của các bức xạ ion hóa phân tử nước bị ion hóa: H2O + hf H2O+ + e- H2O + e- H2O- H2O+ H* + OH* - H+ + OH- H2O Hoặc e- bị đánh bậc ra tác dụng với nước ban đầu H2O + hv H2O+ + e- H2O+ H* + OH* Như vậy dưới tác dụng của tia phóng xạ, trong nước hình thành số lượng lớn góc tự do H* và OH* Gốc H* có thời gian sống ngắn (10-6 – 10-5s), trong thời gian này chúng tác dụng với nhau: H* + H* H2 H* + OH* H2O H* tác dụng với phân tử hóa tan trong nuxocs giải phóng e-
- Khi có oxy: H* + O2 HO2* Sau khi hình thành các gốc tự do sẽ tham gia phản ứng hóa học với các chất khác trong hệ. Gốc OH* tham gia vào các phản ứng sau: Fe++ + OH* Fe+++ + OH- Tách phân tử H ra khỏi chất hữu cơ: CH3-CH2OH + OH* CH3-CH*OH + H2O Tạo liên kết với các liên kết đôi Khử các chất oxy hóa mạnh Gốc H* và OH* còn có khả năng gây phản ứng trùng hợp hoặc tách nguyên tử Hydro ra khỏi chất hữu cơ. Do đó, tia phóng xạ gián tiếp làm rối loạn các phản ứng trong cơ thể. b. Tác dụng của bức xạ ion hóa lên cơ thể sống: b1. Tổn thương ở mức độ phân tử: - Gây hiện tượng đứt mạch dẫn tới làm giảm trọng lượng của phân tử hoặc khâu mạch sẽ làm tăng trọng lượng phân tử. - Làm thay đổi tính chất hóa lý dung dịch bị chiếu xạ như thay đổi độ nhớt, thay đổi hệ số lắng… - Gây tổn thương cấu trúc hoặc phá hủy cấu trúc phân tử. - Làm thay đổi hoặc phá hủy chức năng sinh học của phân tử. Đối với các loại axit nucleic như DNA, RNA có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tích lũy, truyền thông tin và sinh tổng hợp. Khi DNA b ị chiếu xạ có thể xảy ra những khả năng sau: - Hai chuỗi xoắn kép bị đứt. - Các phân tử DNA kiên kết với nhau, hiệu ứng khâu dính các chuỗi polynucleotit với nhau. - Làm biến đổi các gốc bazơ nitơ của DNA, cac bazơ này có thể được giải phóng hoặc bị biến đổi. - Xảy ra các phản ứng amin hóa giải phóng phân tử NH3, gốc PO4. Kết quả của những biến đổi về cấu trúc và hóa học của các phân tử axit nucleic đều làm nó mất chức năng sinh học. Với các phân tử protein, tác dụng của tia phóng xạ lại càng phức tạp, bao gồm các loại biến đổi như sau: - Phá vỡ liên kết peptit trong mạch chính hoặc phá hủy cầu disunfit, dẫn tới làm giảm trọng lượng phân tử. - Xảy ra hiện tượng khâu mạch làm kết dính các phân tử protein với nhau làm tăng độ nhớt dung dịch. - Phá hủy cấu trúc phân tử làm mất chức năng sinh học. Từ những biến đổi trên đã làm thay đổi tính chất hóa lý của các phân tử protein dẫn đễn thay đổi hoạt tính sinh học của nó. Khi chiếu xạ, số phân tử bị Phá hủy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số các phân tử có trong
- tế bào nhưng cũng đuur gấy ra đột biến di truyền, làm tổn thương hình thái và chức năng, nếu nặng có thể giết chết tế bào. b2. Tổn thương ở mức độ tế bào: *Sự tổn thương tế bào bởi bức xạ, chủ yếu do các hiệu ứng trên DNA và có thể gồm 3 hiệu ứng chính sau: - Tế bào có thể chết - Chất lêiuj di truyền tế bào thay đổi và được truyền cho các tế bào mới. - Xảy ra trong tế bào dẫn tới phân chia dị thường. Mỗi loại tế bào đều có chức năng nhất định. Sữ mất chức năng của tế bào gắn liền với những phân tử nào đó. Người ta gọi các phân tử quyết định chức năng và đời sống của tế bào và “phân tử ô chủ chốt”. Nếu các phân tử đó bị thương, chức năng của tế bào bị rối loạn hoặc tế bào bị chết. Các phân tử chủ chốt nằm ở tâm nhạy của tế bào, nếu tâm nhạy bị hư hạithif tế bào chết. *Tác dụng phóng xạ vào tế bào có nhiều mức độ: - Phóng xạ không đủ sức làm hư hại tế bào. - Tế bào bị hư hại lúc đầu nhưng sau đó có thể tự sửa chữa được. - Tế bào bị phóng xạ, tự sửa chữa được nhưng không hoạt động bình thường như trước. - Phóng xạ nặng làm chết tế bào. Nhân là phần dex bị tổn thương nhất của tế bào. Tế bào chất ít bị tổn thương hơn nếu chiếu xạ nguyên sinh mà không có mặt của nhân. Màng tế bào rất nhạy cảm với phóng xạ, tủy theo liều lượng mà có thể làm thya đổi tính thấm chọn lọc của màng, làm rối loạn cân bằng ion trong và ngoài màng. b3. Tổn thương ở các mô: Sự hư hại của nhiều tế bào có thể dẫn đến tổn thương ở mô. Tổn thương mô do bức xạ bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố mà trước hết là do độ nhạy cảm phóng xạ khác nhau: - Rất nhạy cảm: tủy xương, tổ chức lympho, tổ chức sinh dục, niêm mạc ruột. - Nhạy cảm vừa: da và niêm mạc của các tạng. - Nhạy cảm trung bình: mô liên kết, mao mạch, sụn xương. - Nhạy cảm thấp: xương, các phủ tạng, tuyến nội tiết. - Rất ít nhạy cảm: cơ bắp, các nơron thần kinh. b4. Tổn thương toàn thân: Cơ thể con người là đối tượng quan trọng nhất khi nghiên cứu các hiệu ứng sinh học của bức xạ. Có 2 cách chiếu xạ lên cơ thể người là chiếu xạ ngoài từ bên ngoài cơ thể và chiếu xạ trong từ bên trong cơ thể.Cơ thể con người dựa trên một bộ xương. Bao phủ bên ngoài là lớp da có nhiệm vụ bảo vệ, trao đổi nhiệt và cân bằng thể dịch. Bên trong là các tạng có chức
- năng như hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, tiết niệu,… Về phương diện an toàn bức xạ, các cơ quan đó cũng là phương tiện, nhờ đó các nhân phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, vận chuyển bên trong đó và cuối cùng là bị thải ra ngoài. Hệ tuần hoàn Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở hoặc qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và da tới hệ tuần hoàn và đi khắp nơi trong cơ thể. Mức độ tác động của các chất phóng xạ lên mô, cơ quan phụ thuộc vào tính chất hóa học của nhân phóng xạ. Hệ hô hấp: Về mặt an toàn bức xạ, hệ hô hấp là đường xâm nhập vào cơ thể của các chất phóng xạ thể khí, mà đặc biệt là bụi phóng xạ. Các hạt bụi có kích thước lớn hơn 10µm thường bị ngăn cản ở phần ngoài đường hô hấp nhờ các lông mũi dày đặt. Những hạt bụi nhỏ hơn có thể xâm nhập sâu hơn, nằm lại trong hệ thống hô hấp và chỉ bị đẩy ra nhờ chuyển động quét của các mao lót thành phế quản (kết hợp hành động ho) hoặc bằng đường hóa học (bị hòa tan) và sau đó là hành động nuốt. Như vậy vật chất xâm nhập vào đường hô hấp sẽ đến hệ thống tiêu hóa. Những hạt bụi hòa tan được ở phế nang sẽ xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể. Những hạt bụi không hòa tan sẽ bị các tế bào lympho trong phôit “ăn” và tiêu diệt. Hệ tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa cũng là một trong các cửa ngõ chính bị các chất phóng xạ xâm nhập
- vào cơ thê cùng với trhuwcj phẩm và nước uống. nếu chất phóng xạ hòa tan được thì chúng theo hệ tuàn hoàn đi khắp cơ thể. Nếu không hòa tan được, chúng sẽ bị đầy ra ngoài cùng với phân. Da: Da có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại như vi trùng và hóa chất, bài tiết các chất thải của cơ thể, sấy ẩm hoặc làm lạnh cơ thể và điều chỉnh sự lưu thông máu. Khi lớp da bị tổn thuuwowng thì đây là cửa ngõ chất phóng xạ có thể xuất nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể. Hệ tiết niệu: Hệ thống tiết niệu là con đường bài tiết chủ yếu các địch thể dư thừa bao gồm cả các chất phóng xạ dạng hòa tan từ cơ thể ra ngoài. Nguồn nước thải từ đường tiết niệu là một trong các thành phần dùng để đánh giá lượng chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy nguồn nước thải này là đối tượng cần được xử lý chứa một lượng lớn chất thải phóng xạ từ cơ thể ra. Hệ thống bạch huyết: Hệ thống bạch huyết thực ra là một bộ phận của hệ thống tuần hoàn, có chức năng vận chuyển nguyên vật liệu giữa các tế bào với hệ tuần hoàn. Nó còn giữ vai trò bảo vệ, ngăn chặn, tiêu diệt các vi trùng, dị vật và độc tố xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn. Khi da bị tổn thương, chất phóng xạ sẽ xâm nhập qua hệ bạch huyết đến các vùng khác nhau của cơ thể. Các hệ thống khác. Một số ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với sinh vật: Hoạt độ phóng xạ là khả năng phát ra tia phóng xạ của nguồn phóng xạ .(Trong chương trình lớp 12 gọi là Độ phóng xạ) .Đơn vị của nó là Becquerel (viết tắt là Bq). Đơn vị lớn hơn là Curi (viết tắt là Ci; 1Ci=3,7. 10^10Bq). Đơn vị biểu thị ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với con người là Sievert (Sv). Các đơn vị nhỏ hơn là mSv (1Sv=103mSv= 106mSv).
- Hoạt độ phóng xạ 1 Bq là khả năng của nguồn phóng xạ mà 1 hạt nhân nguyên tử biến đổi trong 1 giây sau đó sinh ra 1 tia phóng xạ. Còn muốn biết xem con người bị nhiễm phóng xạ đến mức độ nào thì quy đổi ra đơn vị mSv. Khi nhận một lượng tia phóng xạ trong thời gian ngắn thì cơ thể con người sẽ có những biểu hiện như sau: Mức 0,2Sv : không có biểu hiện bệnh lý gì Mức 0,5Sv : giảm cầu lymph trong máu Mức 3Sv : làm rụng tóc Mức 5Sv : tỷ lệ tử vong là 50% Mức 10 Sv: tỷ lệ tử vong gần 100% Như vậy, mức độ nhiễm xạ của cơ thể con người (còn được gọi là liều chiếu) được đo bằng milisievert (mSv), tương tự đơn vị đo như lít, kg được quốc tế công nhận. Ngược lại dòng thời gian của lịch sử, sinh vật trên Trái đất tiến hóa được là nhờ có nước. Từ xa xưa, Trái đất không có oxy nhưng dưới biển có rất nhiều tảo sinh sôi. Sự quang hợp của tảo biển đã sinh ra oxy. Lượng oxy trong không khí ngày càng tăng lên và oxy ở tầng trên biến thành tầng ozon. Nhờ có tầng ozon này mà tia tử ngoại (có khả năng gây tổn thương cho sinh vật) từ vũ trụ chiếu xuống Trái đất bị hạn chế đi. Sinh vật đã có thể tiến từ biển lên đất liền và tiến hóa như ngày nay. Tia tử ngoại là sóng điện từ, về ý nghĩa rộng nó cũng được coi là tia phóng xạ. Một lượng tia tử ngoại phù hợp rất cần thiết cho cơ thể, nó tạo ra vitamin. Người dân nhiều nước rất thích tắm nắng. Nhưng nếu nhận một lượng lớn tia tử ngoại sẽ có khả năng bị ung thư da. Quay trở lại thời điểm sinh vật tiến hóa lên đất liền cách đây vài trăm triệu năm, khi đó lượng tia phóng xạ trên Trái đất lớn rất nhiều so với bây giờ. Có giả thuyết cho rằng, nhờ tia phóng xạ gây đột biến gen mà sinh vật có thể trở nên thích ứng với môi trường và tiến hóa được một cách nhanh chóng (ngược lại thì bị diệt vong). Nói khác đi, sinh vật nhờ lợi dụng một cách tài tình tia phóng xạ mà có được quá trình tiến hóa. Các triệu chứng của bệnh nhiễm xạ cấp tính(acute exposure) (trong 1 ngày)
- Biểu hiện toàn thân của tổn thương do bức xạ được gọi là bệnh nhiễm xạ cấp hoặc mãn. Chiếu xạ ở mức độ cao và trong thời gian ngắn gọi là chiếu xạ cấp tính. 0– 0.25 Sv (0 – 250 mSv): không có 0.25 – 1 Sv (250 – 1000 mSv): Buổn nôn và không muốn ăn. Tủy sống hạch bạch huyết và lách bị tổn thương,. 1 – 3 Sv (1000 – 3000 mSv): Buổn nôn, không muốn ăn, nhiễ m khuẩn.Tủy sống , hạch bạch huyết và lách bị tỗn thượng nhiều,khó hồi phục 3 – 6 Sv (3000 – 6000 mSv): Buổn nôn nhiểu, không muốn ăn, xuất huyết, nhiễm khuẩn, tiêu chảy, da tróc, vô sinh, chết nếu không chữa. 6 – 10 Sv (6000 – 10000 mSv): các triệu chúng trên kèm theo hệ thẩn kinh trung ượng bị tổn thượng, chờ chết Trên 10 Sv (10000 mSv): Tàn phế và tử vong 4. Tương tác bức xạ ion hóa đối với vật chất. Tương tác của bức xạ với vật chất có thể hoặc là khuếch tán hoặc hấp thu.. Nhưng cơ chế của sự hấp thu bức xạ đáng quan tâm hơn vì: khi bức xạ được hấp thu vào mô cơ thể nó sẽ gây tổn thượng - sự hấp thu là nguyên lý dùng làm cơ sở trong việc dò đo bức xạ - mức độ hấp thu là yếu tố chính để xác định các điểu kiện bảo vệ - hữu hiệu chống bức xạ. Sư truyển năng lượng từ bức xạ phóng thích sang cho vật chất xẩy ra theo hai cách chính là ion hóa và kích thích.Trong ion hóa, một electron được bứt ra khỏi nguyên tử làm cho phẩn nguyên tử còn lại có dương tính. Trong kích thích, năng lượng được cung cấp thêm cho nguyên tử để đưa nó từ trạng thái nển lên trạng thái kích thích. a. Tương tác tia γ, tia X với vật chất: Tia γ và tia X có bản chất vật lý giống nhau, chúng có bước sóng cực ngắn và E lớn, do tác động của chúng với vật chất giống nhau. Vì các tia X và γ không mang điện nên không ion-hóa trực tiếp vât chất như các hạt mang điện.Tuy nhiên các tia này có đủ năng lượng để tạo các hat mang điện thứ cấp làmion hóa vật chất. Tia gamma là một bức xạ điện từ tẩn số cao nên sức xuyên thấu vật chất của nó mạnh hơn các tia alpha vả beta nhiểu. Vì vậy khi bức xạ phóng xạ bắn tử nguổn bên ngoài vào cơ thể thì trong khi các tia alpha và beta chỉ gây tổn thượng khu trú (như phỏng da vì phóng xạ) tia
- gamma lại làm tổn thương khắp người tăng cao rủi ro ung thư. Khi xâm nhập vào trong cơ thể chất phóng xạ gamma gây nhiểu tỗn thương nhất khi năng lượng của tia gamma ỡ trong giải từ 3đến 10MeV. Các loại tia này khi đi qua vật chất đều tác động như nhau. Mối liên quan giữa cường độ của tia trước khi xuyên qua vật chất I0 và sau khi đi qua vật chất I được mô tả qua công thức: I = Io.e-kx - k: hệ số hấp thụ của chất. - I0: cường độ tia tới - I: cường độ đã xuyên qua vật chất. - X: quãng đường đi. Quá trình hấp thụ năng lượng của vật chất có thể thực hiện bởi một trong ba hiệu ứng cơ bản: hiệu ứng quan điện, hiệu ứng compton và hiệu ứng tạo cặp. a1. Hiệu ứng quang điện: Đây là hiện tượng các điện tử bị hút ra khỏi lớp vỏ điện tử của nguyên tử do tác dụng của tia γ và tia X. Năng lượng này một phần dùng làm công ion hóa, phần còn lại làm động năng của điện tử Ed. Ε = h.v = ω + Ed Như vậy, muốn biết điện tử ra khỏi nguyên tử thì năng lượng của tia γ (tia X) phải lớn hơn ω. Về phía nguyên tử vật chất, khi một điện tử bị bật ra khỏi quỹ đạo, điện tử khác ở ngoài có thể đến thế chỗ. Năng lượng dư thừa do sự chênh lệch của Eq giữa hai quỹ đạo, sẽ được phát ra dưới dạng một photon ( photon thứ cấp). h.v = Eq.L – Eq.K EqK và EqL là Eq của điện tử ở vành K và vành L. Người ta nhạn thấy hiệu ứng quang điện thường xảy ra với những chùm photon có năng lượng nhỏ hơn 0,1 MeV. a2. Hiệu ứng compton: Compton là hiệu ứng người đầu tiên phát hiện thấy rằng photon có năng lượng khoảng 0,1 – 2MeV đi qua vật chất sẽ tương tác với điện tử tự
- do trong đó điện tử này nhận toàn bộ năng lượng ε = h.v của proton tới giữ lấy một phần làm động năng của mình để dịch chuyển, phần còn lại sẽ phát ra dưới dạng một photon khác ở năng lượng nhỏ hơn và có một hướng truyền làm thành một góc với hướng truyền của nơtron tới. Người ta gọi là điện tử lùi và photon thứ cấp củ hiệu ứng photon thứ cấp của hiệu ứng compton. Ta có: hv = hv’ + Ed - hv: Năng lượng của photon tới. - hv’: năng lượng của photon thứ cấp. - Ed: động năng của điện tử tự do. Chính điện tử lùi với động năng Ed sẽ tiếp tục tương tác với vật chất gây hiện tượng ion hóa như phần trên. a3. Hiệu ứng tạo cặp: Những proton có năng lượng bằng hoặc lớn hơn 1,02MeV có thể gây ra hiệu ứng tạo cặp. Khi những photon đi đến gần hạt nhân có số Z lớn chúng tương tác với trường hạt nhân và biến mất, đồng thời xuất hiện một cặp pozitron – electron. Như vậy năng lượng của photn đã chuyển hóa thành 2 hạt e+ và e- và động năng của chúng. Hệ thức năng lượng của quá trình tạo cặp là: Hv = Ed+ + Ed- + 1,02MeV Trong ddos Ed+, Ed- là động năng của pozitron và electron tính theo công thức của Einstein E = mc2, trong đó E là năng lượng tương đương với khối lượng m, c là vận tốc ánh sáng (~300,000 km/h). Sau khi tạo thành các hạt này có khả năng tiếp tục ion hóa hay gây kích thích chất hấp thụ. Có khi chúng tương tác với nhau kèm theo giải phóng tia γ. Tia γ lại tác dụng với vật chất theo hiệu ứng quang điện hoặc hiệu ứng compton. b. Tương tác của các hạt vi mô tích điện với vật chất: Khi một hạt mang điện đụng vào một electron hành tinh cũa một nguyên tử thì electron này sẽ bị đánh bật ra khỏi nguyên tử và một cặp ion được tạo thành: nguyên tữ mang điện dương (vì mất đimột electron) và electron tư do mang điện âm. Vì khả năng tạo cặp ion như vậy nên loại bức xạ hat này được gọi là bức xạ ion hoá Các hạt alpha Hạt alpha là một nhân nguyên tử helium (tức là một nguyên tử helium bị lột hết các electron hành tinh). Hạt alpha được phóng ra
- với vận tốc bẳng 1/20 vận tốc ánh sáng và với năng lương từ 4 đến 9MeV. Hạt alpha tạo nhiểu cặp ion trên đường đi của nó nên chặng đường đi của hạt này rất ngắn.(khoảng vài cen-ti-mét trong không khí).Vỉ vậy nếu nguổn phóng xạ alpha ở bên ngoài cơ thể thì không có gì nguy hiểm cho con người.Nhưng khi đổng vị phóng xạ alpha xâm nhập vào trong cơ thể thì nó sẽ gây tổn thương cho các mô ở xung quanh nơi chất phóng xạ qui tụ Các hạt beta Giống như các hạt alpha,các hạt beta mất năng lượng do ion hoá và kích thích ,nhưng vì các cặp ion tạo trên đường đi của các hạt beta ít nên chặng đi trong vật chất của các hat này sẽ dài hơn các hạt alpha nhiểu .Ngoài ra hạt beta khi đụng vào các nhân nguyên tử trên đường đi của nó có thể phóng thích tia X. Như vậy hạt beta có thể gây nguy hại cho con người cả từ nguồn phóng xạ bên ngoài cơ thể bắn tới lẫn khi chất phóng xạ xâm nhập vào trong cơ thể. PHẦN II. THÍ NGHIỆM THỰC TIỄN TRÊN TẾ BÀO SỐNG ( ĐỐI VỚI THỰC VẬT). Bảng số liệu đo phân rã trong những khoảng thời gian đối với một số đối tượng và với các loại tia phóng xạ: Mẫu vật Loại tia Thời gian đo- số lượng phân rã phóng xạ 1 phút 10 phút 20 phút 25 297 524 Biểu bì tỏi 197 682 2659 80 860 1594 30 273 553 Biểu bì hành tím 242 635 2804 98 802 1663 HÌnh ảnh mẫu vật Nhận xét Chưa chiếu tia phóng xạ tế bào tròn, màng tế bào dính sát vào thành Bình thường chưa chiếu tia phóng xạ xenlulozo tế bào chưa có nhiều sự biến đổi chiếu tia 1 phút bắt đầu thấy màng sinh chất tách ra khỏi thành tế bào tế bào teo lại chiếu tia 10 phút màng tế bào tách xa khỏi thành tế bào co nguyên sinh tế bào chiếu tia 20 phút
- không có sự biến đổi rõ rệt chiếu tia 1 phút chiếu tia 10 phút thấy tác dung của tia đã làm tế bào co lại màng tế bào co nhúm lại hiên tượng rõ rệt chiếu tia 20 phút chưa có biến đổi rõ rệt chiếu tia 1 phút tế bào bắt đầu co lại chiếu tia 10 phút màng tế bào nhăn nheo và tách khỏi thành xenlulozo chiếu tia 20 phút thành tế bào dính sát vào màng tế bình thường chưa chiếu tia phóng xạ bào chưa có biến đổi rõ rệt chiếu tia 1 phút màng tế bào bắt đầu tách khỏi thành tế bào chiếu tia 10 phút màng tế bào co nhúm lại khoảng cách giữa thành tế bào và màng tế bào tăng lên chiếu tia 20 phút chưa có nhiều biến đổi chiếu tia 1 phút màng tế bào co lại chiếu tia 10 phút màng tế bào tách khỏi thành tế bào chiếu tia 20 phút chưa có biến đổi rõ rệt chiếu tia 1 phút co màng tế bào lại chiếu tia 10 phút màng tế bào tách khỏi thành xenlulozo màng tế bào bị phá hủy nhiều chiếu tia 20 phút Nhận xét chung: o Thực tế thực hành thí nghiệm đã chứng minh tinh đúng đắn của ly thuyết về tia phóng xạ đối với tế bào sông mà ở đây là đối với tế bào thực vật. o Tác dụng của tia phóng xạ đối với tế bào sống là lớn nhất điều này hoàn toàn trùng khớp với lý thuyết phóng xạ, vì tia có khả năng đâm xuyên mạnh nhất , tác dụng sinh học mang nhất so với hai tia phóng xạ trong thí nghiệm là , PHẦN III. ỨNG DỤNG CỦA PHÓNG XẠ SINH HỌC TRONG ĐỜI SỐNG. Một số ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ ở nước ta Ngày nay kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ được ứng dụng có hiệu quả vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Kể đến như: sản xuất đồng vị và điều chế dược chất phóng xạ phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh;
- sử dụng kỹ thuật nguồn kín để xây dựng các hệ đo đạc hạt nhân như đo mức chất lỏng, đo độ dày, độ ẩm của vật liệu; trong các dây chuyền tự động hóa của các nhà máy công nghiệp; phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân để tham gia vào các chương trình thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản và nghiên cứu, bảo vệ môi trường; sử dụng các đồng vị tự nhiên và nhân tạo để đánh giá một số quá trình trong tự nhiên như hiện tượng bồi lấp, xói mòn; sử dụng các nguồn bức xạ cường độ cao để khử trùng các dụng cụ, chế phẩm và bảo quản thực phẩm, dược phẩm; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và sinh học... 1. Phục vụ nhu cầu của ngành y tế Kỹ thuật nguồn kín dùng trong xạ trị được áp dụng từ những năm 1960 tại Bệnh viện K, Hà Nội, Trung tâm ung bướu Tp. Hồ Chí Minh và một số bệnh viện quân đội. Năm 1971, 2 khoa Y học hạt nhân tại Bệnh viện Bạch mai, Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh được hình thành. Từ thời điểm đó, kỹ thuật nguồn hở hay đồng vị phóng xạ được sử dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh với một số thiết bị đơn giản như máy quét hiện hình, xạ ký thận hay các máy đo độ tập trung của iốt trong tuyến giáp. Đáng kể là từ khi Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được đưa vào hoạt động với một trong các chức năng chủ yếu là nghiên cứu sản xuất đồng vị phóng xạ và dược chất đánh dấu thì số lượng các Khoa Y học hạt nhân ngày càng tăng nhanh và đến nay trên 20 Khoa Y học hạt nhân được hình thành trên phạm vi toàn quốc, nhiều thiết bị hiện đại được nâng cấp và trang bị. Nếu năm 1992 cả nước ta chỉ có 01 hệ máy hiện hình Gamma Camera thì đến cuối năm 1998 số lượng máy Gamma Camera và thậm chí có cả SPECT đã lên 9 hệ. Trung bình mỗi tháng khoảng 100 bệnh nhân đối với các khoa có quy mô nhỏ và gần 1.000 bệnh nhân với các Khoa có quy mô lớn đ ược chẩn đoán và điều trị bệnh. Các đồng vị phóng xạ và dược chất đánh dấu cung cấp cho các Khoa Y học hạt nhân được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoặc nhập ngoại. Các loại đồng vị chính được sản xuất tại Đà Lạt là tấm áp P-32 để điều trị các bệnh ngoài da; dung dịch I-131 dưới dạng tiêm hoặc uống để chẩn đoán và điều trị bệnh bướu cổ; Tc-99m để hiện hình tìm các khối u bất thường trong não và tuyến nước bọt; các dược chất phóng xạ dưới dạng kit in-vivo đánh dấu với Tc-99m để hiện hình chẩn đoán chức năng và bệnh lý các cơ quan nội tạng của cơ thể như thận, gan, phổi, hệ tiêu hóa. Hàng năm, khoảng 150 Ci chất phóng xạ các loại được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà lạt, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của Ngành Y tế. 2. Phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp
- Ứng dụng điển hình của kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp là sử dụng kỹ thuật nguồn kín để xây dựng các hệ đo và tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất của các nhà máy công nghiệp, chẳng hạn: - Đo mức cho các bể đựng phối liệu, đo độ ẩm và mật độ của sản phẩm giấy trong các nhà máy sản xuất giấy; - Đo mức chất lỏng trong các bể đựng phối liệu của nhà máy sản xuất xi măng; - Đo mức trong các hộp sản phẩm của các nhà máy sản xuất bia và nước giải khát; - Đo độ dày sản phẩm của các nhà máy sản xuất vật liệu sắt thép; - Các hệ đo phóng xạ trong các giếng khoan của công nghiệp dầu khí. Ưu điểm của các hệ đo bằng phương pháp hạt nhân là không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của các hệ công nghệ, cho phép đo trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, vì đầu đo không tiếp xúc với vật liệu cần đo nên cho phép đo mức cả các dung dịch hóa chất độc hại như axít đậm đặc, v.v... Bên cạnh kỹ thuật nguồn kín, kỹ thuật nguồn hở hay đồng vị phóng xạ đánh dấu cũng được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chẳng hạn, việc tối ưu hóa quy trình và thời gian pha trộn phế liệu trong các dây chuyền của các nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy hóa chất, v.v... Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, kỹ thuật đánh dấu phóng xạ đ ược sử dụng để xác định mặt cắt nước bơm ép trong các giếng bơm ép, nghiên cứu hiện tượng ngập lụt trong các giếng khai thác của mỏ dầu Bạch Hổ. 3. Phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân Một thế mạnh mang tính đặc thù của Ngành hạt nhân là sử dụng các chùm neutron của Lò phản ứng để tiến hành phân tích hàm lượng đa nguyên tố với độ chính xác cao. Kỹ thuật kích hoạt nơtron và các kỹ thuật phân tích hỗ trợ khác được sử dụng có hiệu quả kể từ ngày đưa Lò phản ứng Đà Lạt vào hoạt động, đó là các kỹ thuật kích hoạt neutron dụng cụ (INAA), kích hoạt neutron có xử lý hóa (RNAA), kích hoạt neutron gamma tức thời (PGNAA), huỳnh quang tia X (XRFA). Các kỹ thuật cực phổ, sắc ký lỏng cao áp, đo quang phổ vùng khả kiến và tử ngoại, quang kế ngọn lửa, v.v... cũng được phát triển trong ngành hạt nhân nhằm bổ trợ về phương pháp và đối tượng để mở rộng khả năng dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, nhiều quy trình phân tích ổn định cho các đối tượng khác nhau đã được xây dựng, cho phép triển khai các dịch vụ phân tích cho ngành địa chất để định lượng
- nguyên tố trong các mẫu thăm dò và khai thác; cho ngành dầu khí để xác định thành phần các nguyên tố vi lượng trong các giếng khoan nhằm xác định nguồn gốc của các mỏ dầu; cho ngành nông nghiệp và sinh học để xác định quá trình trao đổi chất và hấp thụ nguyên tố của các loại cây trồng; phân tích cho các đối tượng môi trường để đánh giá mức độ nhiễm bẩn môi trường khí và biển. Ngoài ra, phân tích để phục vụ công tác kiểm định hàng hóa, sản phẩm cũng là một trong các hướng có ý nghĩa thực tế. Trung b ình mỗi năm trên 3.000 mẫu các loại với trên 30.000 chỉ tiêu khác nhau được phân tích nhờ kỹ thuật hạt nhân. 4. Nghiên cứu các quá trình trong tự nhiên Sử dụng đồng vị phóng xạ môi trường kết hợp với kỹ thuật đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu diễn biến nhiều quá trình như sa bồi, bào mòn, trầm tích, rò rỉ, v.v... Các lĩnh vực và đối tượng được nghiên cứu và ứng dụng có thể kể đến như xác định quá trình di chuyển của sa bồi lớp đáy tại các cửa cảng, lòng sông với các thông tin quan trọng được biết là hướng, tốc độ và độ dày lớp sa bồi di chuyển nhằm giúp cho các nhà quản lý thực hiện việc duy tu, nạo vét hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đánh giá tốc độ và nguồn gốc bồi lấp của các lòng hồ; xác định vị trí và tốc độ rò rỉ của các hồ chứa nước và các đập thủy điện; xác định các nguồn nước ngầm và nghiên cứu đánh giá khả năng nhiễm bẩn các nguồn nước sinh hoạt v.v... Kết hợp với các thông tin về thủy văn và địa chất, các kết quả nghiên cứu của ngành hạt nhân cung cấp cho các nhà quản lý ngành nông nghiệp, thủy lợi các số liệu điều tra quan trọng và mang ý nghĩa thực tế cao. 5. Nghiên cứu và bảo vệ môi trường Nghiên cứu phóng xạ môi trường và ô nhiễm môi trường sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan cho phép theo dõi biến động của phông phóng xạ và tình hình ô nhiễm môi trường không khí đã được tiến hành trong nhiều năm qua ở một số khu công nghiệp và thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và thành phố Đà Lạt. Ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm môi trường biển cũng đang được tiến hành. Ngoài ra, các nghiên cứu khảo sát nồng độ các nhân phóng xạ nhân tạo sinh ra do các vụ thử vũ khí và sự cố hạt nhân trên thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam cũng được thực hiện trong thời gian qua, đã cung cấp bộ số liệu nền về hoạt độ Cs-137 trên toàn lãnh thổ nước ta. 6. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong khử trùng, bảo quản và biến tính vật liệu
- Lĩnh vực khoa học về công nghệ bức xạ nhằm các mục đích khử trùng, biến tính vật liệu, bảo quản thực phẩm và nông sản, cải tạo sinh khối, chế tạo một số chế phẩm bằng bức xạ như chất mang vacxin, màng chữa bỏng, chất kích thích tăng trưởng thực vật, chế phẩm phòng chống nấm thực vật, v.v... được nghiên cứu và triển khai khá thành công trong gần 20 năm qua. ứng dụng kỹ thuật hạt nhân cho các mục đích trên đưa lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn môi trường. Thiết bị chính phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu này là các nguồn gamma Co-60 cường độ cao. Nguồn Co-60 với hoạt độ ban đầu 16.5 kCi được lắp đặt tại Đà Lạt vào năm 1981 đã mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ ở Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, một nguồn quy mô bán công nghiệp với hoạt độ 110 kCi dùng cho mục đích bảo quản nông sản thực phẩm được lắp đặt tại Hà Nội vào năm 1989; nguồn quy mô công nghiệp đầu tiên với hoạt độ 400 kCi dùng cho khử trùng các dụng cụ và sản phẩm của ngành y tế và các ngành khác được lắp đặt và đưa vào hoạt động tại Tp Hồ Chí Minh từ tháng 2/1999. Kỹ thuật chiếu xạ liều cao để cắt mạch các polymer tự nhiên và các oligo để tạo ra các chế phẩm mới là một hướng ứng dụng tiên tiến của công nghệ bức xạ. Chế phẩm kích thích tăng trưởng thực vật từ alginat rong biển được chế tạo và đang triển khai thử nghiệm diện rộng trên phạm vi cả nước với diện tích hàng trăm hecta các loại cây rau quả, lương thực và cho năng suất tăng từ 15 - 30% so với đối chứng. Màng chữa bỏng từ PVP và chitosan vỏ tôm cua được sản xuất và đang thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện cho kết quả tốt. Các chế phẩm phòng chống nấm cũng được nghiên cứu và sản xuất. Ngoài ra các chế phẩm ống nhựa chịu nhiệt chất lượng cao, kính thủy tinh màu, v.v... được sản xuất nhờ kỹ thuật hạt nhân được người sử dụng ưa chuộng. Dùng bức xạ neutron từ Lò phản ứng Đà Lạt để chiếu xạ silic dùng trong công nghiệp chế tạo linh kiện điện tử, chiếu xạ làm lệch mạng tinh thể để tạo màu đá quý và bán quý như Topaz, Saphire là những hướng ứng dụng mang hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật sơn phủ bề mặt giấy và gỗ bằng bức xạ tia cực tím (UV) được nghiên cứu và triển khai thành công. Mỗi năm, hàng chục ngàn m2 các loại bao bì giấy được phủ láng bằng thiết bị UV. Hướng ứng dụng này đang được nhiều khách hàng quan tâm. 7. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và sinh học Nghiên cứu sinh học phóng xạ sử dụng bức xạ gamma kết hợp với những tác nhân khác để cải tạo giống cây trồng, sử dụng đồng vị đánh dấu để nghiên cứu các quá trình sinh học, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng cây, con
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề ôn thi Đại học môn Lý: Phóng xạ, hạt nhân - Vũ Đình Hoàng
50 p | 926 | 138
-
Nguồn gốc tên gọi các nguyên tố hóa học
6 p | 259 | 75
-
8 Đề thi HK1 môn Vật lý 12
32 p | 209 | 50
-
SKKN: Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường ở trường tiểu học
18 p | 1587 | 47
-
Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực-Bài 3
7 p | 289 | 42
-
Bài giảng Vật lý 12 bài 37: Phóng xạ
26 p | 340 | 36
-
Giáo án bài 37: Phóng xạ - Môn Vật lý 12 - GV.T.Cường Minh
8 p | 374 | 30
-
Bài 53 PHÓNG XẠ
7 p | 225 | 21
-
Các chuyên đề lý thuyết Vật lý 12
114 p | 89 | 17
-
Phóng xạ: Có mặt ở khắp nơi Sinh năm 1954. Năm1978, Tốt nghiệp Đôi nét về TS.
5 p | 121 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải nhanh bài toán phóng xạ trong chương trình Vật lý lớp 12
38 p | 45 | 10
-
TIẾT 80: SỰ PHÓNG XẠ
6 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT.
46 p | 7 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học chủ đề Các thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10-THPT
70 p | 37 | 5
-
Đề thi kiểm tra học kì II môn Vật lý năm học 2012 -2013 - Phòng GD & ĐT Krong Buk
9 p | 85 | 5
-
Hướng dẫn giải bài 2,3,4,5 trang 194 SGK Vật lý 12
4 p | 113 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Vật lý lớp 8 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu
1 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn