Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học chủ đề Các thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10-THPT
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm giúp học sinh có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn hơn về vấn đề mình đang tìm hiểu, từ đó giúp các em luôn tự tin trong cuộc sống tương lai. Giúp các em có kiến thức, hiểu biết về những căn bệnh không lây nhiễm luôn rình rập xung quanh mình và cách phòng tránh những căn bệnh đó thông qua chế độ ăn uống hợp lý, có một môi trường sống lành mạnh để bảo vệ bản thân mình cũng như người thân và xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học chủ đề Các thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10-THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO”- SINH HỌC 10- THPT Môn: Sinh học
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TÍCH HỢP VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO” SINH HỌC 10- THPT. Môn: Sinh học Tác giả:Nguyễn Thị Hoài Tổ: Khoa học tự nhiên Năm học: 2020-2021 Số điện thoại: 0973182462 NĂM 2021 1
- MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đóng góp mới của đề tài..................................................................................... 3 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 4 1.2.1. Thực trạng dạy học ....................................................................................... 5 1.2.2. Phân tích thực trạng ...................................................................................... 6 1.3. Tìm hiểu một số căn bệnh không lây nhiễm..................................................... 7 1.3.1.Thừa cân – Béo phì........................................................................................ 7 1.3.2. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ................................................................ 8 1.3.3. Bệnh Gout .................................................................................................. 11 1.3.4. Một số bệnh về tim mạch ........................................................................... 13 2. Ứng dụng vào quá trình dạy học ....................................................................... 14 2.1. Nguyên tắc tích hợp lồng ghép ...................................................................... 14 2.2. Quy trình xây dựng câu hỏi, tình huống tích hợp, lồng ghép.......................... 15 2.2.1. Quy trình thiết kế câu hỏi, tình huống khi tích hợp ..................................... 15 2.2.2. Cách thực hiện ............................................................................................ 15 2.3. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 15 2.3.1. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi, tình huống tích hợp vào dạy học có hiệu quả:............................................................................................................... 15 2.3.2. Vận dụng câu hỏi, tình huống tích hợp thông qua dạy học chủ đề .............. 16 2.4. Đánh giá kết quả ............................................................................................ 35 3. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................... 37 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 38 1. Kết luận ............................................................................................................ 38 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 40
- ĐỀ TÀI TÍCH HỢP VẤN ĐỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO”- SINH HỌC 10- THPT Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, con người và xã hội đang phải gồng mình đối phó với các thiên tai, dịch bệnh đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất rất lớn về người và của. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội là mặt trái trong cách sống và ăn uống vội vã, thiếu lành mạnh, không khoa học là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, phát sinh các bệnh tật. Đặc biệt là gia tăng các bệnh không lây nhiễm, làm thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam, với 73% tỷ lệ tử vong là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch ( xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp), đái tháo đường, gout, béo phì… Ở học sinh THPT, cung cấp những hiểu biết và cách phòng tránh những căn bệnh đó là một vấn đề cấp thiết mà các nhà giáo dục cần quan tâm, vì chất lượng sức khỏe của toàn cộng đồng trong tương lai. Thế nhưng trong nội dung chương trình các môn học không được đề cập tới cho nên hầu hết học sinh còn rất mơ hồ về nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của các căn bệnh đó. Hơn nữa, học sinh THPT là lứa tuổi đang phát triển, hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần và được xem như “Lứa tuổi vàng” của xã hội và đây cũng chính là “đội quân tuyên truyền viên” tốt nhất , có ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức sinh học cho đúng với bản chất của nó thì giáo viên cần tích cực thực hiện phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức lý thuyết với thực tiễn đời sống. Có như vậy mới phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh, đồng thời bài giảng mới trở nên hiệu quả, sinh động, hấp dẫn, khơi dậy được hứng thú học tập của học trò. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường THPT hiện nay có nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đến vấn đề này, giảng dạy còn quá coi trọng kiến thức lý thuyết. Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy - học còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, cứng nhắc khiến cho tiết học trở nên nhàm chán. Nghiêm trọng hơn là với cách dạy - học đó sẽ làm cho học sinh trở nên thụ động tiếp nhận kiến thức, sẽ lúng túng khi xử lý các vấn đề mang tính thực tiễn đời sống. 1
- Mặc dù , hiện nay nhiều giáo viên lựa chọn phương pháp sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho bài học như máy tính, máy chiếu… Bằng cách sử dụng các video, các hình ảnh trực quan sinh động sẽ làm cho học sinh thấy thích thú với tiết học hơn. Tuy nhiên nếu giáo viên không khéo léo khi sử dụng phương pháp này dẫn đến tình trạng lạm dụng các thiết bị dạy học, biến tiết học trở thành những giờ “xem phim” không mang lại hiệu quả giáo dục như mong đợi. Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài: Tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học chủ đề “Các thành phần hóa học của tế bào”- Sinh học 10-THPT 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tích hợp vấn đề giáo giục bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi dạy các bài học về “Các thành phần hoá học của tế bào” - sinh học 10-THPT, ban cơ bản, trên các mặt: - Lý luận về phương pháp. - Hệ thống câu hỏi, tình huống, vấn đề, hình ảnh có liên quan đến thực tiễn đời sống được khai thác nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh. Nhằm giúp học sinh có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn hơn về vấn đề mình đang tìm hiểu, từ đó giúp các em luôn tự tin trong cuộc sống tương lai. Giúp các em có kiến thức, hiểu biết về những căn bệnh không lây nhiễm luôn rình rập xung quanh mình và cách phòng tránh những căn bệnh đó thông qua chế độ ăn uống hợp lý, có một môi trường sống lành mạnh để bảo vệ bản thân mình cũng như người thân và xã hội. Rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh: kĩ năng làm việc hợp tác, phân tích trao đổi vấn đề, kĩ năng làm việc thực tiễn và kĩ năng công nghệ thông tin. Thông qua “đội quân tuyên truyền viên” này để tăng cường giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 3. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu Phạm vi: Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức bộ môn gắn với thực tiễn giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng để dạy phần “ Các thành phần hoá học của tế bào” -Sinh học 10. Thời gian, đối tượng nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2020 và được áp dụng thực nghiệm với đối tượng là học sinh lớp 10 (A, B,G, H) trường THPT Đặng Thai Mai và một số trường khác trong huyện Thanh Chương năm học 2020 – 2021 2
- 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp từ các nguồn tài liệu: tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp khảo sát: Khảo sát sự hứng thú của học sinh về việc tìm hiểu các bệnh không lây nhiễm, mức độ hiểu biết về các bệnh không lây nhiễm và khảo sát về việc hiểu bài, vận dụng kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm sau khi học xong phần “ Các thành phần hóa học của tế bào”- Sinh học 10 Phương pháp tổng hợp đánh giá: Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được , tiến hành tổng hợp đánh giá. 5. Đóng góp mới của đề tài Thiết kế các câu hỏi, tình huống tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng vào quá trình dạy học chủ đề “ Các thành phần hóa học của tế bào”, Sinh học 10-THPT. 3
- Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận Dựa trên bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá với mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh. Tại nhiều trường, nhiều giáo viên đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tiễn bộ môn theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Tại Việt Nam trong chiến lược quốc gia phòng chống ung thư, tim mạch, đái tháo đường và một số bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025 ban hành theo theo quyết định số 376/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 20/3/2015 có nêu rõ các các mục tiêu và giải pháp trong vấn đề này. Một trong các mục tiêu đó là nâng cao sự hiểu biết của toàn dân trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Một số kiến thức về bệnh không lây nhiễm đã được đưa vào nội dung giáo dục của nhà trường bằng cách lồng ghép vào nội dung một số môn học . Tuy chưa nhiều, nhưng các nội dung này đã và sẽ tiếp tục thể hiện trong nội dung các môn học đặc biệt là môn Sinh học. 1.2. Cơ sở thực tiễn Tích hợp các kiến thức của bài học với vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc tìm hiểu các bệnh không lây nhiễm, giúp các em có cái nhìn đúng đắn với cách sống và có thói quen vận dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của chính bản thân. Với cách này bài học sẽ trở nên gần gũi, dễ hiểu và tự nó sẽ trở nên hấp dẫn với học trò. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng thực hiện được vấn đề này, bởi nó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, có sự hiểu biết về sức khỏe bệnh lý và đầu tư soạn bài một cách nghiêm túc bài bản. Mặt khác không phải với phần kiến thức nào giáo viên cũng thể tích hợp và liên hệ vào thực tiễn được ngay ở một tiết học. Trong chương trình sinh học 10 cơ bản nhiều giáo viên chỉ tập trung khai thác kiến thức liên hệ thực tế ở phần sinh học vi sinh vật, còn các phần học khác như phần “thành phần hoá học của tế bào” thì ít được giáo viên khai thác tích hợp kiến thức vào giáo dục các vấn đề thực tiễn. Chính vì vậy phần kiến thức này đối với nhiều học sinh nó rất khô khan, nhàm chán vì cấu trúc của các bài 4
- học hầu như tương tự nhau ( trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần hóa học của tế bào như : nước, cacbohidrat, lipit, prôtêin, axitnuclêic). Cho nên, với kiến thức về sinh học ở trên lớp các em có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác về cấu trúc, chức năng các thành phần hóa học của tế bào. Thế nhưng, khi được hỏi “Tại sao có thể xác định được quan hệ “cha-con” và truy tìm tội phạm bằng cách xét nghiệm AND?”, “Cacbohdrat, lipit, protein có trong các loại thực phẩm nào?” thì nhiều học sinh còn rất lúng túng, không trả lời được. Thậm chí, nhiều học sinh còn không thể giải thích được “tại sao người già, người cao huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật?”, “Vì sao trẻ em ngày nay hay bị bệnh thừa cân, béo phì?” Mặt khác, thực tế hiện nay tôi nhận thấy học sinh đặc biệt là học sinh các trường nông thôn đang có biểu hiện mất đi động cơ học tập. Nguyên nhân là vì tình trạng thất nghiệp của rất nhiều sinh viên Đại học, cao đẳng sau khi ra trường, cùng với sự nhận thức không đầy đủ của bản thân học sinh và sự thiếu quan tâm của phụ huynh dẫn đến tư tưởng chán học, học đối phó thậm chí nhiều em bỏ học giữa chừng. Trong số học sinh theo học thì có rất nhiều em vẫn còn những nhận thức lệch lạc về mục đích của quá trình học tập, đa số các em cho rằng “học là để thi, để lấy điểm”, nên các em không quan tâm đến việc vận dụng kiến thức được học vào phục vụ cuộc sống. Hơn nữa, khi nhìn vào cuộc sống quanh ta và thực tế sống động của đất nước cho thấy: nếu không trang bị kiến thức về mối liên hệ giữa môi trường, chế độ dinh dưỡng và phát sinh bệnh lí cho thế hệ trẻ hiểu biết sẽ đặt họ trước những hiểm họa về sức khỏe. Giáo dục bảo vệ sức khỏe là “chiếc chìa khóa” giúp thanh niên thời đại chủ động điều khiển những hành động phù hợp, có thói quen về dinh dưỡng hợp lí để phòng thân, để tự bảo vệ mình. Trăn trở với những vấn đề trên trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm cách để khắc phục vấn đề đó. Đây chính là động lực thúc đẩy tôi tiến hành sáng kiến kinh nghiệm này. 1.2.1. Thực trạng dạy học Thực trạng trước khi thực hiện đề tài, tôi tìm hiểu một số học sinh về thái độ đối với giáo dục bảo vệ sức khỏe và cách phòng tránh một số căn bệnh không lây nhiễm phổ biến ở các lớp học sinh khối 10 trường THPT Đặng Thai Mai mà tôi được phân công giảng dạy bằng phiếu thăm dò như sau: Phiếu số 1: Thái độ khi đề cập tới vấn đề muốn tìm hiểu Tỉ lệ ( Chung ở các lớp khảo các bệnh không lây nhiễm và cách phòng tránh sát với 171 em) Rất hứng thú 38% Hứng thú 55% Không quan tâm 7% Phiếu số 2: 5
- Mức độ đã hiểu biết về các bệnh không lây Tỉ lệ ( Chung ở các lớp khảo nhiễm và cách phòng tránh sát với 171 em) Hiểu rất rõ 0% Hiểu 23,4% Hiểu mơ hồ 43,9% Không hiểu 32,7% Qua khảo sát ta thấy số lượng lớn học sinh hứng thú khi đề cập tới vấn đề muốn tìm hiểu các bệnh không lây nhiễm và cách phòng tránh nhưng mức độ đã hiểu biết của học sinh về các vấn đề này lại còn rất hạn chế. Đây là một tồn tại lớn và gây nhiều trăn trở cho người dạy. Vì vậy, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu các giải pháp áp dụng dạy học tích hợp các câu hỏi, tình huống vận dụng vào thực tiễn để giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về việc bảo vệ sức khỏe thông qua lối sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời giúp học sinh hiểu kiến thức một cách toàn diện, sâu sắc và hứng thú hơn khi học môn Sinh học. 1.2.2. Phân tích thực trạng a. Thuận lợi Tích hợp vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua dạy học đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết với học sinh THPT. Đối tượng có nhu cầu hiểu biết, nhận thức được vấn đề đó chính là cơ sở tốt để giáo dục. Thông tin về những loại bệnh không lây nhiễm đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài , tivi, các trang mạng,… Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT của Bộ GD&ĐT (kèm theo công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) thì nội dung kiến thức về “Các thành phần hóa học của tế bào” có phần được giảm nhẹ nên điều kiện để tích hợp lồng ghép được thuận lợi hơn. b. Khó khăn Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng chưa cao, chưa thật sự hiểu sâu về cơ chế của các loại bệnh và việc tích hợp lồng ghép còn chưa nhuần nhuyễn. Việc giảng dạy tích hợp lồng ghép chưa đồng bộ trong các môn nên học sinh còn lúng túng trong phối hợp hoạt động. Thời gian cho một tiết học ít. Kiến thức về giáo dục sức khỏe thông qua các các bệnh không lây nhiễm còn ít được đề cập tới trong các môn học. 6
- 1.3. Tìm hiểu một số căn bệnh không lây nhiễm 1.3.1.Thừa cân – Béo phì Cùng với các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư thì thừa cân- béo phì đang được xem là một “ đại dịch” của thế kỷ 21 và đang thực sự trở thành mối lo ngại của y học bởi tuổi của người mắc thừa cân-béo phì ngày càng trẻ hóa và mức độ ngày càng gia tăng. a. Cơ chế Thừa cân- béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một số vùng trên cơ thể hoặc tòa thân do chế độ ăn uống dư thừa vượt quá mức yêu cầu hoặc ít tiêu hao năng lượng (khi vào cơ thể các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ). Một trong những phương pháp để xác định người mắc bệnh thừa cân-béo phì là dựa vào chỉ số BMI: chỉ số khối cơ thể Hình 1.3.1. Công thức xác định chỉ số khối cơ thể b. Nguyên nhân - Thói quen sống: Những người có thói quen ít vận động, thức quá khuya nhưng ăn nhiều có nguy cơ gây béo phì cao hơn. - Khẩu phần, thói quen ăn uống: Cung cấp năng lượng quá mức yêu cầu như ăn uống nhiều, thức ăn nhiều đường, thức ăn nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng, đồ ăn nhanh, giải khát có ga, lạm dụng bia rượu… - Hoạt động thể lực: Béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống, không chịu vận động hay ít vận động, nghỉ ngơi quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì. - Yếu tố di truyền: trong số trẻ bị béo phì 80% cha mẹ bị béo phì. c. Biểu hiện thường gặp (Triệu chứng) - Khó ngủ, ngáy khi ngủ, ngủ ngưng thở…. 7
- - Đau lưng hoặc xương khớp - Ra mồ hôi quá nhiều, luôn cảm thấy nóng… - Phát ban hoặc nhiễm trùng trong các nếp da - Cảm thấy hụt hơi khi gắng sức nhẹ - Hay buồn ngủ hoặc mệt mỏi vào ban ngày - Trầm cảm d. Hệ lụy (Các biến chứng) Bệnh béo phì nó lại làm phát sinh một số vấn đề về sức khỏe, phát sinh một số bệnh khác như: Tiểu đường (đái tháo đường), Tim mạch, Gout….. Hình 1.3.2. Hệ lụy của bệnh thừa cân- béo phì e. Cách phòng tránh -Tập thể dục thường xuyên hợp lí, tích cực vận động, ngủ đủ giấc - Có chế độ ăn uống hợp lí, nên ăn kiêng khi đã bị béo phì, ăn nhiều hoa quả tươi, rau các loại… ít ăn các loại thức ăn giàu đường, protein, lipit… - Uống ít hoặc không uống rượu, bia, chất kích thích, đặc biệt không nên uống đồ uống có ga, không nên ăn nhiều đồ ngọt và thức ăn nhanh… 1.3.2. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. theo thống kê của Bộ Y tế trong 10 năm qua, số ca mắc ở nước ta tăng 211%. Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế 8
- giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. Nguy hiểm hơn là không phải ai cũng biết mình mắc bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý. Hình 1.3.3. Thống kê về tình hình bệnh tiểu đường ở Việt Nam a. Cơ chế Ở người cân bằng chuyển hóa tùy thuộc vào nồng độ Glucose máu khoảng 90 mg/100 ml. Duy trì nồng độ đường máu gần mức bình thường là chức năng cân bằng nội môi quan trọng được đảm nhận bởi hai loại hoocmon đối kháng chính là Insulin và Glucagon . Khi cơ chế cân bằng nội môi này bị mất đi dẫn đến bệnh lí. Có 2 loại : Tiểu đường type1 và tiểu đường type2 -Tiểu đường type1: Các tế bào bêta của tuyến tụy bị phá huyrkhoong thể bài tiết insulin phục vụ cho quá trình vận chuyển Glucozo vào tế bào làm lượng đường trong máu tăng cao - Tiểu đường type2: Tuyến tụy bài tiết đủ insulin nhưng các tế bào trong cơ thể kháng insulin hoặc do lượng đường glucozo đưa vào cơ thể quá nhiều làm insulin do tuyến tụy tiết ra không đủ đáp ứng. Kết quả lượng đường trong máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ đào thải ra nước tiểu gây tình trạng đái tháo đường b. Nguyên nhân Bệnh tiểu đường type 1 thường do di truyền bẩm sinh. Ở đề tài này chủ yếu đề cập đến bệnh tiểu đường type 2,phát sinh bệnh do một số nguyên nhân sau: -Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường type 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất Insulin của tuyến tụy. - Do lối sống: + Lười vận động 9
- + Ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường, tinh bột, thiếu chất xơ….. + Thừa cân- béo phì + Hút thuốc lá c. Biểu hiện thường gặp (Triệu chứng) - Đi tiểu nhiều lần trong ngày - Liên tục khát nước, khô miệng và ngứa da - Sụt cân bất thường - Hay cảm thấy đói và mệt mỏi - Dễ nhiễm trùng và nhiễm nấm, tê bì và mất cảm giác ở chân - Thị lực yếu, huyết áp cao d. Hệ lụy (Các biến chứng) Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO ) cho biết, tiểu đường có thể gây những biến chứng về mắt, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, loét chân dẫn đến cắt cụt, nhiễm trùng, bệnh tim và đột quỵ ở các nước phát triển.Trong đó bệnh võng mạc do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Hình 1.3.4. Biến chứng của bệnh tiểu đường 10
- e. Cách phòng bệnh: Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh chúng ta có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó. - Quản lí cân nặng - Gia tăng vận động thể chất và tăng cường thể lực - Ăn ít cacbohidrat, ăn nhiều chất xơ, hạn chế thức ăn nhanh và nước ngọt. - Cafe, bột quế là những người bạn tốt giúp phòng tránh tiểu đường. - Tránh căng thẳng, stress kéo dài. - Không hút thuốc lá - Chia nhỏ bữa ăn. 1.3.3. Bệnh Gout a. Cơ chế Bệnh Gout (thống phong) là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin diễn ra trong thận khiến thận suy yếu và không thể tiếp tục đào thải axit uric tích trong mấu dẫn đến tích tụ ở các khớp. Khi axit uric máu tăng đến một mức nào đó ( mức độ này thay đổi ở từng cá thể ), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng ở các mô, khớp, thận gây nên các triệu chứng của bệnh Gout. b. Nguyên nhân. - Yếu tố di truyền - Chế độ ăn các thực phẩm nhiều purin như: Thịt trâu, thịt bò, thịt chó, hải sản, nội tạng động vật….. - Thừa cân, béo phì - Thói quen sinh hoạt lười vận động, ít uống nước - Uống nhiều bia, rượu… c. Biểu hiện thường gặp (Triệu chứng) - Xuất hiện cơn đau các khớp ở: bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay - Khớp bị viêm và sưng đỏ - Sốt nhẹ, mệt mỏi - Phát triển các nốt tophi( nốt u sần quanh khớp) 11
- Hình 1.3.5. Triệu chứng của bệnh gout d. Hệ lụy (Các biến chứng) Bệnh gout gây tổn thương nhiều khớp, mất vận động, đau mãn tính, bệnh tim mạch, suy thận….. Hình 1.3.6. Biến chứng của bệnh gout. e. Cách phòng bệnh. - Ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học, ăn nhiều các loại rau củ quả… - Giảm ăn các thức ăn giàu đạm, mỡ, giảm cân, uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm. - Hạn chế thực phẩm giàu purin như: nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản. 12
- - Hạn chế uống rượu bia, nước uống có ga. - Duy trì cân nặng hợp lý, tích cực vận động rèn luyện thể lực. - Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái… 1.3.4. Một số bệnh về tim mạch a. Cơ chế - Bệnh cao huyết áp Là một bệnh lý mãn tính khi áp lực trong máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn bình thường và kéo dài. Huyết áp cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim…… - Bệnh xơ vữa động mạch Xơ vữa động mạch la tình trạng lòng động mạch hẹp do các mảng bám xơ vữa xuất phát từ sự lắng đọng chất béo, cholesteron, canxi và nhiều chất khác làm giảm hoặc ngừng lượng máu và oxi cung cấp trong cơ thể, đặc biệt như tim, não…gây nên những hậu quả ngiêm trọng như : đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…..thậm chí là tử vong - Bệnh nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là một vùng mô cơ tim bị hoại tử do sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc nhiều nhánh động mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột làm cho tế bào cơ tim dần chết đi do bị “bỏ đói” oxi dẫn đến sự tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi. - Bệnh tai biến mạch máu não (Đột quỵ) Tai biến mạch máu não xuất hiện khi tuần hoàn máu lên não bị gían đoạn, suy giảm nghiêm trọng gây thiếu oxi và dinh dưỡng mô não làm chết tế bào não dẫn đến các di chứng nặng nề thậm chí tử vong. b. Nguyên nhân - Thói quen hút thuốc, uống nhiều bia rượu - Căng thẳng kéo dài, ít vận động - Thừa cân, béo phì - Chế độ ăn nhiều muối, chất béo và cholesterol - Tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường…. - Tuổi cao, yếu tố gia đình. 13
- c. Biểu hiện thường gặp (Triệu chứng) - Khó thở, cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực - Cơ thể bị tích nước, phù nề ( phù tím, mềm) - Thường xuyên thấy mệt mỏi, kiệt sức - Nhịp tim nhanh, thở gấp, hồi hộp, lòng bàn tay đổ mồ hôi - Chóng mặt, ngất xỉu d. Hệ lụy (Các biến chứng) Các bệnh về tim mạch thường gây ra những biến chứng hết sức nặng nề như là bại liệt bộ phận hay toàn thân, mức độ nặng thường dẫn tới tử vong. e. Cách phòng tránh - Ăn nhiều rau, quả và cá - Cắt giảm chất béo có hại và cholesterol - Chăm chỉ luyện tập, kiểm soát cân nặng - Không hút thuốc, hạn chế rượu bia - Hạn chế sử dụng muối, đường - Bổ sung đủ nước theo yêu cầu - Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng - Theo dõi huyết áp kiểm soát hàm lường cholestrol máu. 2. Ứng dụng vào quá trình dạy học 2.1. Nguyên tắc tích hợp lồng ghép - Phải đảm bảo thực hiện được việc tích hợp vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề có nội dung liên quan tới bài học đồng thời rèn luyện thêm một số năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo… - Đảm bảo tính khoa học chính xác của các kiến thức kỹ năng sinh học. - Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông môn Sinh học, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Đảm bảo tính sư phạm dựa trên các yếu tố cơ sở về tâm lý, cơ sở lý luận giáo dục, cơ sở lý luận dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực phát triển năng lực học sinh. - Vấn đề tích hợp phải có mối quan hệ logic chặt chẽ trong bài học. - Đảm bảo tính vừa sức , phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của học sinh. Các vấn đề tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học tường minh hơn và tạo được hứng thú cho người học 14
- 2.2. Quy trình xây dựng câu hỏi, tình huống tích hợp, lồng ghép 2.2.1. Quy trình thiết kế câu hỏi, tình huống khi tích hợp Bước 1. Xác định các năng lực nhận thức của học sinh như: phân tích – tổng hợp, thảo luận, trình bày, so sánh….. Bước 2. Nghiên cứu thực tiễn: giáo viên luôn luôn chủ động khi đưa ra vấn đề và kết luận vấn đề cần tích hợp có liên quan đến bài dạy, đặc biệt chú ý các câu hỏi, tình huống sẽ đưa vào các bài trong chủ đề “ Các thành phần hóa học của tế bào”. Bước 3. Xây dựng câu hỏi, tình huống để phục vụ mục tiêu giảng dạy Bước 4. Câu hỏi, tình huống nhằm rèn luyện kĩ năng nhận thức của học sinh Bước 5. Hình thành ở học sinh kĩ năng nhận thức, tiếp nhận thông tin, thể hiện sự hiểu biết và vận dụng vào cuộc sống của mình. 2.2.2. Cách thực hiện a. Nhiệm vụ của người dạy - Tích lũy kiến thức qua nghiên cứu tài liệu liên quan và qua quá trình dạy học. - Xây dựng cấu trúc kiến thức liên quan đến vấn đề cần tích hợp trong các bài dạy một các có chọn lọc, có hệ thống. - Nắm vững kiến thức liên quan cần tích hợp. - Xây dựng câu hỏi, tình huống có có nội dung thích hợp để vừa ứng dụng trong khi học nội dung bài đó vừa thấy được kiến thức liên quan đến các loại bệnh và cách phòng tránh. - Tích hợp , lồng ghép kiến thức thực tế vào bài học một cách khéo léo, phù hợp để giáo dục học sinh về một số căn bệnh và cách phòng tránh chúng, chuẩn bị hành trang hiện tại cũng như tương lai cho các em. b. Nhiệm vụ của học sinh - Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp - Trả lời theo nhận thức của mình hoặc phối hợp nhóm cùng giải quyết vấn đề - Có thể đưa ra những câu hỏi liên quan để cùng giáo viên giải quyết. 2.3. Tổ chức thực hiện 2.3.1. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi, tình huống tích hợp vào dạy học có hiệu quả: - Dùng để dẫn dắt vào bài mới ( Khởi động) 15
- Tiết dạy có hấp dẫn và gây sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào sự dẫn dắt của giáo viên rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một vấn đề, câu hỏi, tình huống thực tiễn hoặc giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích thì bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh ngay từ những giây phút đầu tiên này. - Dùng để dẫn dắt, chuyển ý (chuyển sang các mục khác ) trong bài học Để bài dạy trở nên loogic, liền mạch lôi cuốn người học phần lớn do cách dẫn dắt, chuyển ý để nội dung bài học của người dạy. Mỗi người có thể dùng một cách khác nhau nhưng tôi nhận thấy việc dùng các câu hỏi vận dụng thực tiễn liên quan đến kiến thức cần truyền thụ tới học sinh để gợi mở nêu vấn đề là một cách có hiệu quả đặc biệt là câu hỏi, vấn đề kích tính hứng thú tìm hiểu cho học sinh. - Dùng liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn trong quá trình dạy Trong quá trình thực hiện nội dung bài dạy, khi học xong vấn đề hoặc một đơn vị kiến thức nào đó mà giáo viên đưa các vấn đề cần ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu, dễ nhớ hơn nên việc dạy – học sẽ rất hiệu quả. - Dùng để củng cố, luyện tập, tìm tòi mở rộng Để khắc sâu kiến thức hoặc đánh giá được khả năng tiếp thu bài học cũng như mức độ hiểu bài của học sinh tới đâu thì giáo viên thường dành một lượng thời gian nhất định để củng cố, luyện tập và mở rộng kiến thức. Giáo viên có thể dùng nhiều cách khác nhau (sơ đồ phân nhánh, sơ đồ tư duy, câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ…) trong đó việc sử dụng các câu hỏi tích hợp kiến thức được học vào thực tế đời sống để củng cố, luyện tập, mở rộng cho bài học là một giải pháp hay, lôi cuốn được sự tập trung suy nghĩ của học sinh qua đó giúp giáo viên nắm bắt được khả năng nhận thức của người học. 2.3.2. Vận dụng câu hỏi, tình huống tích hợp thông qua dạy học chủ đề “ Các thành phần hóa học của tế bào”- Sinh học 10. Sinh học 10 là môn học mà học sinh thường ít đầu tư thời gian, ít tìm hiểu tài liệu nên tôi nghĩ là một giáo viên cần phải thường xuyên thay đổi cũng như cập nhật những thông tin, hình ảnh để lôi cuốn, gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giảm sự căng thẳng trong từng tiết học. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý khi nêu các vấn đề cần tích hợp liên quan nên khéo léo trong giải thích vấn đề cho phù hợp, vì cấp độ bộ môn sinh ở THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng cần tích hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan trọng của các vấn đề đó mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn. 16
- Kết quả là sau khi tôi đưa thêm một số hình ảnh cùng với những thông tin liên quan và những câu hỏi, tình huống cụ thể vào dạy học thì tiết học rất sôi nổi và học sinh hoạt động rất tích cực. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, tình huống, hình ảnh có liên qua đến vấn đề cần tích hợp vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chỉ ra được vị trí áp dụng, mục đích các câu hỏi tình huống. Cụ thể như sau: 2.3.2.1. Ví dụ 1. Các nguyên tố hóa học Tình huống 1: Nếu cơ thể thiếu hụt Canxi, iôt, sắt, kẽm thì gây nên hậu quả gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu các nguyên tố đó? Gợi ý trả lời: - Thiếu canxi gây còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn - Thiếu iôt gây bệnh bướu cổ - Thiếu sắt gây thiếu máu - Thiếu kẽm gây nhiều bệnh mãn tính, đặc biệt gây vô sinh * Cách khắc phục tình trạng thiếu các nguyên tố đó: - Thiếu canxi: bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá, sụn xương, các loại đậu, bắp cải, sữa, phomat…và sưởi nắng buổi sáng sớm 10 -15 phút mỗi ngày. - Thiếu iốt: sử dụng muối iôt và các thực phẩm chứa nhiều iot như: rau chân vịt, cải xoong, hải sản, trứng gà, khoai tây….. - Thiếu sắt: sử dụng các thực phẩm chứa nhiều sắt như: Gan động vật, các loại thịt đỏ, ức gà, các loại đậu, các loại rau màu sẫm…. - Thiếu kẽm: bổ sung các thực phẩm từ động vật có vỏ( hàu,cua,ốc, hến…), thịt bò, thịt lơn, thịt gà, các loại hạt, nấm, rau chân vịt, suplơ….. Áp dụng: Liên hệ thực tế khi dạy vai trò các nguyên tố hóa học Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu vai trò các nguyên tố hóa học và hiểu được tác hại khi thiếu một số nguyên tố để từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tình huống 2: Tại sao cần thay đổi món ăn cho đa dạng hơn thay vì chỉ ăn một số món yêu thích dù nó rất bổ dưỡng? Gợi ý trả lời: Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể Áp dụng: Để củng cố về vai trò các nguyên tố hóa học Mục đích: Giáo dục học sinh thực hiện chế độ ăn uống khoa học. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 58 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 75 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 63 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn