intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quả chiêu liêu

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quả Chiêu liêu (còn gọi là Kha tử - Fructus Terminaliae) là quả chín đã phơi, sấy khô của cây Chiêu liêu (hoặc Chiều liêu). Tên khoa học: Terminalia chebula Retz, họ Bàng (COMBRETACEAE). Chiêu liêu là một cây gỗ cao 15 – 20m. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành bông, tràng hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hình trứng, 2 đầu nhọn có 5 cạnh dọc. Đường kính 2,5 – 3cm; dài 3 – 5cm. Vỏ màu nâu nhạt. Hạch (hột) cứng chắc, thịt dày (khi khô chỉ còn 2 –...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quả chiêu liêu

  1. Quả chiêu liêu Quả Chiêu liêu (còn gọi là Kha tử - Fructus Terminaliae) là quả chín đã phơi, sấy khô của cây Chiêu liêu (hoặc Chiều liêu). Tên khoa học: Terminalia chebula Retz, họ Bàng (COMBRETACEAE). Chiêu liêu là một cây gỗ cao 15 – 20m. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành bông, tràng hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hình trứng, 2 đầu nhọn có 5 cạnh dọc. Đường kính 2,5 – 3cm; dài 3 – 5cm. Vỏ màu nâu nhạt. Hạch (hột) cứng chắc, thịt dày (khi khô chỉ còn 2 – 4mm), vị chua chát. Cây Chiêu liêu mọc hoang và được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên
  2. thế giới, cây Chiêu liêu mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện), Ấn Độ. Trước đây, Trung Quốc phải nhập vị Kha tử ở Ấn Độ và Việt Nam, nay đã trồng được ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. Trong thịt quả Chiêu liêu có: Tanin 51,3% gồ m các axit: galic, egalic, luteolic, chebulinic có tác dụng kháng sinh trị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus); các chất Chebutin, terchebin có tác dụng chống co thắt cơ trơn (trợ tim, chống ho, chống co thắt dạ dày, ruột…). Theo Đông y: Kha tử vị chua, chát, đắng, vào các kinh phế, đại tràng có tác dụng liễ m phế, chỉ khái (sạch phổi, trừ ho), trị phế hư, ho hen, viêm hầu họng, khản tiếng. Săn ruột cầm ỉa chảy lâu ngày: chữa viêm ruột, ỉa ra máu, lòi dom, đái ra máu. Một số bài thuốc: Chữa ho khản tiếng do phế hư: Kha tử giã dập, bỏ hạt 8g, Cát cánh 10g, Cam thảo 6g. Sắc 3 nước, cô lại còn 200ml chia làm 4 lần uống trong ngày. Dùng thuốc đến khi khỏi.
  3. Chữa ỉa chảy mãn tính, lỵ mãn tính: Kha tử nướng chín, bỏ hạt, tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 6g bột mịn Kha tử với nước cơm. Ngày uống 2 lần, đến khi khỏi. Chữa ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn, ỉa chảy mãn tính, lỵ mãn tính có sốt: Kha tử nướng chín bỏ hạt 8g, Hoàng liên 5g, Mộc hương 5g làm bột mịn. Chia làm 3 lần uống trong ngày, chiêu với nước sôi để nguội. Kha tử chữa viêm họng đỏ cho người lớn: Bổ quả Kha tử làm 4 miếng, mỗi lần ngậ m 1 miếng, sau 10 phút nhấm nhẹ cho bong miếng hạt (bỏ hạt đi). Tiếp tục ngậm thịt quả và nuốt từng chút nước. Ngậm liên tục (hết miếng nọ đến miếng kia, trừ lúc ăn, uống, nói chuyện, giao tiếp với người khác); 24 giờ hết khoảng 2 – 4 quả (tuỳ quả to hay nhỏ), kết hợp dùng thuốc nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Vitamin A 5000UI x 1 viên/ngày, Vitamin C 100mg x 3 viên/lần x 3 lần/ngày. Mỗi liệu trình dùng thuốc từ 2 đến 5 ngày tuỳ từng trường hợp.
  4. Khi đi công tác xa hay đi du lịch bạn nhớ mang theo Kha tử để phòng viêm họng đỏ, ngộ độc thức ăn, nhiễ m khuẩn và chống táo bón. Nên có sẵn 100g Kha tử bảo quản trong lọ kín, khô, sạch, không sợ mối mọt để dùng khi cần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2