intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quả tim bị tổn thương khi bị stress

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Căng thẳng tâm lý thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch Căng thẳng tâm lý được cho là một yếu tố gây bệnh vữa xơ động mạch quan trọng. Những người hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quả tim bị tổn thương khi bị stress

  1. Stress và bệnh tim mạch Kỳ II: Quả tim bị tổn thương khi bị stress Căng thẳng tâm lý thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch Căng thẳng tâm lý được cho là một yếu tố gây bệnh vữa xơ động mạch quan trọng. Những người hiểu biết về stress, có sức khỏe và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống. Ngược lại, những người có cơ thể ốm yếu, suy sụp, không vượt qua và thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi stress, dẫn đến đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn trong cuộc đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1998, sức khỏe của những người có công ăn việc làm thì tốt hơn những người thất nghiệp. Nhưng sự tổ chức công việc của xã hội, kiểu quản lý và những mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Kiểm soát công việc kém có liên quan trực tiếp, rõ ràng với đau thắt lưng, nghỉ ốm và bệnh tim mạch. Kiểm soát tốt công việc làm giảm 2,3 lần nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
  2. Stress làm tăng tần số co bóp cơ tim dễ gây đột qụy. Bên cạnh 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây vữa xơ động mạch là tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và hút thuốc lá, căng thẳng tâm lý cũng được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Căng thẳng về tâm lý gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và do vậy gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, làm rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ gây tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc và do vậy làm tăng nguy cơ lắng đọng LDL-C gây hình thành và phát triển vữa xơ động mạch. Có thể đột tử vì stress Đột tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến của các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch, đặc biệt là vữa xơ động mạch vành. Do vậy tác động tích cực lên quá trình vữa xơ động mạch sẽ làm giảm nguy cơ
  3. đột tử. Có giả thuyết cho rằng khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thất và đột tử, do kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến làm giảm đột ngột trương lực phó giao cảm. Thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim. Trong khi đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim dẫn đến làm tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành, làm tăng nguy cơ bị rung thất và đột tử. Có thể chết nếu stress diễn ra quá dài Khái niệm stress cơ thể được dùng để chỉ các hiện tượng mất sức hoặc kiệt quệ về sức lực sau một thời gian lao động nặng nhọc kéo dài, hay cơ thể bị nhiễm lạnh, say nắng, say nóng, hay bị nhiễm khuẩn nặng, bị mất máu nhiều. Stress tâm lý xảy ra sau những cơn sợ hãi, căng thẳng, lo âu hoặc những niềm vui, phấn chấn quá mức chịu đựng của cơ thể... Rung thất dễ dẫn đến đột
  4. Quan niệm về stress liên quan đến sức qụy. khỏe bắt nguồn từ các nhà sinh học. Năm 1927, Cannon là nhà nghiên cứu đầu tiên mô tả khái quát một phản ứng đối với sự đe dọa mà ông gọi là phản ứng "chống lại hoặc chạy trốn" (fight or flight). Ông cho rằng, khi một sinh vật đương đầu với một sự đe dọa cho sự sống của mình thì các biến đổi sinh lý sẽ xảy ra theo một mô hình đã được cài đặt trước. Tim đập nhanh, tăng huyết áp, tăng nhịp thở. Máu được phân bố đến các cơ lớn và các quá trình tiêu hoá bị ngừng trệ. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho cơ thể sinh vật đó thực hiện được những hành động mạnh mẽ nhằm đáp ứng với sự đe doạ: hoặc chống trả hoặc chạy trốn. Sự thay đổi ấy là một khả năng được cài đặt sẵn bên trong cơ thể, tạo ra cơ may sống còn dưới những điều kiện bị đe dọa. Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua sự kích hoạt này. Ngay khi thoát khỏi một tai nạn cận kề, bạn thấy tim mình đập thình thịch, cảm giác nôn nao và lòng bàn tay ướt mồ hôi. Năm 1956, Selye gọi các đáp ứng này là Hội chứng thích nghi tổng quát, được chia làm ba giai đoạn: báo động, thích nghi và kiệt quệ. Trong giai đoạn báo động, có sự tăng tiết liên tục các hormon của tuyến thượng thận, mà điều này được cho là để bảo vệ cơ thể sinh vật chống lại các kích thích có hại. Nếu các kích này vẫn không giảm bớt, những hormon tuyến thượng thận sẽ bắt đầu gây ra những tác hại cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Nếu
  5. các yếu tố gây stress tiếp tục kéo dài đủ lâu, sinh vật sẽ bị chết vì tiềm năng thích ứng của nó sẽ bị kiệt quệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2