intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QuẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI - GVC.PHAN KẾ VÂN

Chia sẻ: Nguyen Son Hai | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:72

958
lượt xem
345
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cung cấp cho người học một số vấn đề chung nhất lý luận quản lý nhà nước về kinh tế và các vấn đề xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Từ lý luận được học và thực tiễn,người học vận dụng vào thực tế và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về kinh tế và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước nói chung và ở địa phương nói riêng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QuẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI - GVC.PHAN KẾ VÂN

  1. GVC.PHAN KẾ VÂN P.Tr. Khoa Nhà nước &pháp luật
  2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:   Cung cấp cho người học một số vấn đề chung  nhất lý luận quản lý nhà nước về kinh tế và các  vấn đề xã hội trong nền kinh tế thị trường định  hướng XHCN ở nước ta.  Từ lý luận được học và thực tiễn,người học vận  dụng vào thực tế và đề xuất giải pháp góp phần  nâng cao hiệu quả QLNN về kinh tế và các vấn  đề xã hội trên phạm vi cả nước nói chung và ở  địa phương nói riêng
  3. TÀI LiỆU THAM KHẢO  Tài liệu bồi dưỡng về QuẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ   NƯỚC( Chương trình chuyên viên chính) PHẦN III –  QuẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, LĨNH VỰC  ( Nxb khoa học và kỹ thuật,HN­2009 ) PGS­TS Nguyễn Hữu Khiển ­ Tìm hiểu về hành chính   nhà nước. ( Nxb Lao động, HN­ 2003) GS. Mai Hữu Khuê­ Lý luận quản lý nhà nước ( Hà   Nội­3003 ) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản   Việt Nam VI, VII, VIII, IX,X Luật Doanh nghiệp 2005  ….. 
  4. 1/ Quản lý nhà nước là gì ?.   2/ Nhà nước quản lý và quản lý nhà nước khác   nhau như thế nào ?. 3/ Căn cứ theo thẩm quyền, cơ quan hành   chính nhà nước có mấy loại ? Là những cơ  quan nào?
  5. A­ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG QuẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ   KINH TẾ I/ Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường   định hướng XHCN ở Việt Nam   Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ   chức nền kinh tế mà trong đó,sự vận hành của nó vừa  tuân theo những nguyên tắc và quy luật của bản thân hệ  thống kinh tế thị trường,lại vừa bị chi phối bởi những  nguyên tắc và những quy luật phản ánh bản chất xã hội  hóa – XHCN.
  6.  1.1­ Đặc trưng của kinh tế thị trường  a/ khái niệm kinh tế thị trường  Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ  chế thị trường,ở đó thị trường quyết định sản xuất và  phân phối.  b/ Đặc trưng của kinh tế thị trường  Một là,quá trình lưu thông hàng hóa chủ yếu bằng  phương thức mua – bán  Hai là, người trao đổi hàng hóa phải có quyền tự do nhất  định khi tham gia trao  đổi trên thị trường trên thị trường ở  3 mặt:  + Tự do lựa chọn nội dung sản xuất và trao đổi  + Tự do lựa chọn đối tác trao đổi  + Tự do thỏa thuận giá cả trao đổi, tự do cạnh tranh
  7.   Ba là,hoạt động mua bán được thực hiện thường   xuyên, rộng khắp, trên cơ sở một kết cấu hạ tầng  tối thiểu, đủ để việc mua –     bán diễn ra thuận lợi, an toàn, với một hệ thống thị  trường ngày càng đầy đủ. .    Bốn là, Các đối tác hoạt động trong nền KTTT  đều theo đuổi lợi ích của mình. Lợi ích cá nhân là  động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế
  8.       Năm là, tự do cạnh tranh là thuộc tính của KTTT, là   động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế  và xã hội, nâng cao  chất lượng sản  phẩm hàng hóa và dịch vụ, có lợi cho  người sản xuất và tiêu dùng.      Sáu là,Sự vận động của các quy luật khách quan của   thị trường dẫn dắt hành vi,thái độ ứng xử của các chủ thể  kinh tế tham gia thị trường, nhờ đó,hình thành một trật tự  nhất định của thị trường từ sản xuất, lưu thông, trao đổi,  tiêu dùng. Một nền kinh tế có được những đặc trưng cơ bản trên   được gọi là nền kinh tế thị trường.
  9. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sức sản   xuất trong từng quốc gia và sự hội nhập kinh tế mang  tính toàn cầu tạo điều kiện và khả năng để nền kinh tế  thị trường phát triển đạt tới trình độ cao­ kinh tế thị  trường hiện đại. Kinh tế thị trường hiện đại, ngoài những đặc trưng   chung của nền KTTT còn có các đặc trưng sau: + Một là, có sự thống nhất mục tiêu kinh tế với các mục   tiêu chính trị xã hội.  + Hai là, Có sự quản lý của nhà nước.   +  Ba là,Có sự chi phối mạnh mẽ của sự phân công và   hợp tác quốc tế ­ nền KTTT mang tính quốc tế
  10. 1.2­ Những ưu thế và những khuyết tật cơ bản của   nền kinh tế thị trường a­ Những ưu thế:  Tự động đáp ứng nhu cầu có thể thanh toán được của xã hội một cách linh   hoạt và hợp lý.  Có khả năng huy động tối đa mọi tiềm năng của xã hội  Tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đạt hiệu quả coa  và thông qua phá sản tạo ra cơ chế đào thải những doanh nghiệp hoạt động  yếu kém  Phản ứng nhanh, nhạy trước các thay đổi của nhu cầu xã hội và các điều  kiện kinh tế trong nước và quốc tế.  Buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên học hỏi lẫn nhau, hạn chế sai     lầm trong kinh doanh .   Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chống khoa học­ công nghệ ­ kỹ  thuật   
  11. b/ Những khuyết tật       Động lực lợi nhuận cao tạo ra nguy cơ vi phạm pháp   luật, thương mại hóa các giá trị đạo đức và đời sống tinh              thần     Sự cạnh tranh không tổ chức dẫn đến mất cân đối vĩ   mô, lạm phát, thất nghiệp     Tạo ra bất bình đẳng,phân hóa giàu nghèo      Lợi ích chung, dài hạn của xã không được chăm lo.      Phát sinh các tệ nạn xã hội: buôn gian bán lận, tham   nhũng..    Tài nguyên và môi trường bị tàn phá nhanh chóng.  
  12. Anh (chị) trao đổi – theo anh chị nền kinh tế thị   trường định hướng XHCN ở Việt Nam có những  đặc trưng gì?
  13. 2/ Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thi trường định   hướng XHCN ở Việt Nam  2.1­Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN  Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế ­ xã hội ở nước ta là: “ Dân  giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Quá trình  phát triển KTTT ở nước ta là quá trình thực hiện mục tiêu đó. Cụ thể:  a/ về mục tiêu kinh tế ­ xã hội – văn hóa    + Làm cho dân giàu, là bình quân đóng góp GDP/ đầu người tăng  nhanh; khoảng cách giàu nghèo ngày một thu hẹp.    + Nước mạnh, thể hiện đóng góp to lớn vào ngân sách quốc gia,gia  tăng ngành kinh tế mũi nhọn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn  tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi sinh, môi trường…    + Xã hội công bằng, văn minh, thể hiện xử lý lợi ích trong nội bộ nền  kinh tế,góp phần giải quyết các vấn đề xã hội… ,
  14. b/ Mục tiêu chính trị    làm cho xã hội dân chủ, biểu hiện ở dân chủ hóa  nền kinh tế, mọi người, mọi thành phần kinh tế có  quyền tham gia hoạt động kinh tế, vào SX­ KD, có  quyền sở hữu tài sản của mình
  15. 2.2­ Chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế   a/ Chế độ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập  thể, sở hữu tư nhân,trong đó sở hữu toàn dân,  sở hữu tập thể là nền tảng  b/ Thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh  tế tập thể, kinh tế cá thể,tiểu chủ, kinh tế tư bản  tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có  vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế  đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền  KTTT định hướng XHCN. 
  16. 2.3/ Cơ chế vận hành nền kinh tế:    là cơ chế thị trường để phân bổ hợp lý các lợi  ích và nguồn lực, kích thích phát triển các tiềm  năng kinh doanh, các lực lượng sản xuất tăng  hiệu quả và tăng năng suất lao động xã  hội.Đồng thời nhà nước XHCN­đại diện cho lợi  ích chính đáng của nhân dân lao động và xã hội  thực hiện quản lý vĩ mô đối với nền KTTT, hướng  dẫn sự vận hành nền kinh tế cả nước theo đúng  mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
  17. 2.4/ Về hình thức phân phối  Có nhiều hình thức phân phối đan xen.Trong đó ưu tiên   phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng và hiệu   quả Đảm bảo sự phân phối công bằng và hạn chế bất bình   đẳng trong xã hội. 2.5/Nguyên tắc giải quyết các mặt, các mối quan hệ.  Kết hợp ngay từ đầu quan hệ giữa lực lượng sản xuất với   QHSX, xây dựng lực lượng sản xuất mới kết hợp với  củng cố và hoàn thiện QHSX, quan hệ quản lý tiên tiến  nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất và CNH – HĐH  đất nước; nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết các  vấn đề xã hội
  18. 2.6/ Tính cộng đồng, tính dân tộc   Kinh tế thị trường định hướng XHCN mang tính  cộng đồng cao, trên cơ sở hài hòa lợi ích cá  nhân và lợi ích của cộng đồng, chăm lo làm giàu  không chỉ chú trọng cho một số ít người mà cho  cả cộng đồng, hướng tới xây dựng một cộng  đồng xã hội giàu có, đầy đủ về vật chất, phong  phú về tinh thần,công bằng dân chủ, văn minh,  đảm bảo ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
  19. 2.7/ Về quan hệ quốc tế   Kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa vào sự  phát huy tối đa nguồn lực trong nước và triệt để  tranh thủ nguồn lực ngoài nước theo phương châm  “ kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của  thời đại” và sử dụng chúng một cách hợp lý đạt  hiệu quả cao nhất để phát triển kinh tế đất nước
  20. Trao đổi vấn đề sau:   Sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường  định hướng XHCN ở Việt Nam là cần thiết khách  quan. Vì sao ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2