QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
lượt xem 87
download
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - Chính trị - xã hội. Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.256 km2, dân số 729.000 người, tương ứng với 146.571 hộ, trong đó dân số thành thị 576.000 người, dân số nông thôn 153.000 người, về địa giới hành chính được chia thành 05 quận, 01huyện và 01 huyện đảo. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa ₫ói giảm nghèo PHIÊN HỌP TOÀN THỂ II: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ông Văn Hữu Chiến Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng 24 — 26 tháng 11 năm 2004 Hà Nôi, Viêt Nam
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam I. Đặt vấn đề Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - Chính trị - xã hội. Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.256 km2, dân số 729.000 người, tương ứng với 146.571 hộ, trong đó dân số thành thị 576.000 người, dân số nông thôn 153.000 người, về địa giới hành chính được chia thành 05 quận, 01huyện và 01 huyện đảo. Sau khi được chia tách thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và đến nay là Đô thị loại I, thành phố đang tập trung đầu tư cải tạo, quy hoạch mới các khu dân cư, khu vui chơi văn hoá thể thao, khu du lịch, khu dịch vụ, thương mại, khu công nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu: Là một đô thị trung tâm cấp quốc gia, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng của khu vực; Là một trong những trung tâm văn hoá - thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ miền Trung; Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả nước. Tại Đà Nẵng, công tác quản lý đô thị trong những năm qua, đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Thành phố chủ trương vừa chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh vừa tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị. Nhiều công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và phục vụ dân sinh đã được đầu tư và đưa vào sử dụng, trong đó các khu đô thị mới được hình thành một cách đồng bộ, nhiều khu công nghiệp đang khẩn trương xây dựng để đưa vào sử dụng... đã góp phần tạo dựng dáng vẻ của một đô thị mới năng động. Đô thị hoá là quá trình phát triển đô thị cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội và các mặt khác của đô thị mà vấn đề nhà ở và hệ thống dịch vụ kèm theo là một trong những yếu tố quan trọng. Việc tổ chức quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới nhằm đáp ứng nhu cầu nêu trên là một trong những nhiệm vụ tất yếu của đô thị. Với gần 100 khu tái định cư, khu chung cư (khu đô thị mới) để di chuyển, ổn định chỗ ở cho hàng ngàn hộ dân, nhiều khu "nhà ổ chuột" đã được xoá bỏ trong một thời gian ngắn, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được nâng cấp và xây dựng mới một cách đồng bộ đã giải quyết khá nhiều vấn đề của đô thị. Cơ cấu xã hội cũng từng bước được sắp xếp một cách trật tự theo những chính sách hợp lý. Tại Đà Nẵng có được một lực lượng quản lý đô thị tương đối vững vàng, một hệ thống chủ trương chính sách phù hợp, sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân... đã là nền tảng pháp lý thiết yếu trong lộ trình hội nhập đô thị. Tuy nhiên sự phối hợp trong quản lý vẫn còn chưa thật sự đồng bộ. Thông tin quy hoạch vẫn chưa được cập nhật thường xuyên, những bất cập do thiếu sự ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực này vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Văn Hữu Chiến - 1
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Song song với việc đầu tư xây dựng của thành phố, việc đô thị hoá tự phát cũng phát triển nhanh chóng ở nhiều nơi trong khu vực nội thành do nhu cầu về nhà ở, đất ở của cư dân thành phố cũng như cư dân nông thôn chuyển lên thành phố định cư làm ăn. Tại nhiều khu dân cư xây dựng mới, tình trạng nhân dân xây dựng trái phép diễn ra ngày một phổ biến và mang tính chất đồng loạt. Bên cạnh đó, vấn đề giải toả và xây dựng nhà ở trong đô thị là công việc nặng nề. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh thì vấn đề giải toả nhà ở cũng diễn ra hết sức phức tạp, việc xây dựng các khu đô thị mới không kịp đáp ứng nhu cầu cư dân đô thị sẽ làm cho các dự án chậm tiến độ dẫn đến việc phát sinh nhiều vấn đề xã hội đô thị và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội và sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong việc phát triển đô thị nói chung. Để định hướng cho đô thị hoá thành phố cũng như phục vụ công tác quản lý đô thị, nhất là việc quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới trong đô thị tại Đà Nẵng, việc gấp rút đánh giá lại kết quả thực hiện các dự án trong thời gian qua và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực Quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này là vấn đề cấp bách hiện nay. II. Thực trạng và những đặc điểm chung Quản lý Nhà nước về đô thị ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua 1. Công tác lập, xét duyệt, quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng tại địa phương: • Trong thời kỳ từ năm 1997 đến tháng 4/2004 đã có 1.050 đồ án quy hoạch chi tiết lớn nhỏ (tỉ lệ 1/2000 đến 1/500) được lập, thẩm định và phê duyệt với tổng diện tích gần 10.000 ha. Trong đó có 109 dự án xây dựng khu dân cư và khu chung cư. • 10 tháng đầu năm 2004: Giới thiệu 137 địa điểm; cấp phép cho 1750 giấy phép xây dựng nhà ở tư nhân và công trình nhà nước; xác nhận quy hoạch cho 2015 trường hợp. Tuy nhiên, vì yêu cầu về tiến độ nên các đồ án quy hoạch chi tiết còn thiếu tính khớp nối, thiết kế đô thị chưa được quan tâm, một số đồ án quy hoạch còn thiếu tính khả thi, phải điều chỉnh nhiều lần. Do sức ép của tái định cư và hạn chế về vốn đầu tư nên các đồ án quy hoạch khu dân cư còn nặng về chia lô nhỏ cho từng hộ, mật độ xây dựng cao, các chỉ tiêu về công trình phúc lợi xã hội, cây xanh... chưa đạt yêu cầu. Lực lượng tư vấn nghiên cứu quy hoạch của địa phương còn yếu về chuyên môn và thiếu những thông tin cần thiết có liên quan. 2. Tình hình quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố: UBND thành phố đã ra một số quy định về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó lưu ý nâng cao chất lượng pháp lý của một số Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Văn Hữu Chiến - 2
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam quy định đã và đang thực hiện, một số văn bản Pháp quy khác và các Chỉ thị về Quản lý đô thị nhưng vẫn chưa đủ lực và tính đồng bộ trong thực hiện. 3. Tình hình quản lý và đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố: Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố: Thành phố tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nâng cấp và chỉnh trang đô thị. Nhiều công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội, phục vụ dân sinh đã được đầu tư và đưa vào sử dụng. Hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp tập trung và gần 100 khu tái định cư, khu chung cư. Đền bù, di chuyển ổn định chỗ ở và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn hộ dân. Triển khai cải tạo nâng cấp hầu hết các tuyến đường nội thị, bê tông hóa đa số các kiệt hẻm tại các quận trung tâm, phần lớn các dự án này đều được áp dụng theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Thành phố đang triển khai dự án cấp nước giai đoạn I 120.000 m3/ngày đêm để nâng công suất cấp nước lên 200.000 m3/ngày đêm đến năm 2005, đạt chỉ tiêu 120 lít/người/ngày đêm. Dự án thoát nước vệ sinh môi trường cũng đang được khẩn trương xây dựng, sẽ cơ bản giải quyết tình trạng ngập lụt trong thành phố vào mùa mưa, thu gom và xử lý phần lớn nước thải sinh hoạt. Hình thành hệ thống trung chuyển rác và xây dựng nhà máy xử lý rác thải hoàn chỉnh cho toàn thành phố. Ngoài các công trình kỹ thuật đô thị nêu trên, thành phố đã xây dựng mới 2 khu nghĩa trang tập trung có quy mô gần 400 ha, đã đưa vào sử dụng 150 ha và đang tiến hành lập dự án xây dựng Đài hỏa táng nhằm giải quyết áp lực ô nhiễm môi trường đô thị. 4. Nhận xét chung Tại Đà Nẵng trong những năm qua, tình hình phát triển đô thị tuy có nhiền chuyển biến khá tốt song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: cơ sở kinh tế kỹ thuật là động lực phát triển đô thị còn yếu, tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động chưa có việc làm ở đô thị vẫn còn cao. Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị còn tuỳ tiện, nhà ở trong đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất và lượng. Quá trình đô thị hóa trên từng khu vực đang đặt ra những nhiệm vụ khẩn thiết đối với công tác bảo vệ môi trường, do tài nguyên thiên nhiên sử dụng không hợp lý làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên môi trường, cảnh quan thiên nhiên đô thị giảm. Quản lý đô thị thời gian quan nhìn chung vẫn chưa làm chủ được tình hình phát triển đô thị, tình hình phát triển đô thị vẫn còn lộn xộn không theo quy hoạch. Định hướng quy hoạch kiến trúc hiện đại kết hợp với bản sắc văn hóa dân tộc chưa rõ nét, các chính sách, cơ chế và biện pháp tạo vốn để tạo điều kiện phát huy sức mạnh cộng đồng vào mục đích xây dựng đô thị còn thiếu. Các thủ tục hành chính trong quản lý chuyên ngành tuy đã có những bước chuyển biến nhưng chưa thật đồng bộ và hiệu qủa. Công tác quản lý đô thị từ các khâu nghiên cứu, quy hoạch đến quản lý xây dựng Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Văn Hữu Chiến - 3
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam chưa đồng bộ, kỷ cương kỷ luật xây dựng đô thị chưa cao, các quy định quản lý xây dựng chưa thật sát thực tiễn. III. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực Quản lý Nhà nước về đô thị tại thành phố Đà Nẵng 1. Xây dựng tầm nhìn chiến lược: Đây là một trong những khái niệm mới trong quản lý đô thị đối với các đô thị Việt Nam và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên lâu nay các đô thị vẫn có những cách làm tương tự để thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển đô thị. • Để xây dựng một tầm nhìn chiến lược có chất lượng và đúng mục tiêu phát triển, chúng ta cần thiết phải hiểu và chuẩn bị các bước sau: – Cần thiết đánh giá đúng mức hiện trạng thành phố – Xác định vị trí, điểm đứng thực tại – Xây dựng các tiêu chí phát triển thành phố bền vững – Dự đoán trong tương lai về viễn cảnh của thành phố – Đề ra các mối liên hệ mật thiết giữa các bên tham gia – Căn cứ các đặc thù của thành phố để chọn lựa hướng đột phá – Xây dựng chính sách đúng – Tham khảo những thành tựu và bài học kinh nghiệm từ nhiều nơi trên thế giới. • Các vấn đề quan trọng trong xây dựng chiến lược phát triển đô thị: – Vấn đề môi trường: – Vấn đề cấp nước sạch – Vấn đề vệ sinh – Vấn đề nhà ở, nơi làm việc – Cây xanh, không gian giao tiếp cộng đồng, không gian mở của đô thị – Điều kiện vi khí hậu – Đặc thù của đô thị 2. Giải pháp về quy hoạch • Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết, cụ thể hóa Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế tình trạng "quy hoạch treo", quy hoạch kém chất lượng. Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu quy hoạch, Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Văn Hữu Chiến - 4
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm tham gia các ý tưởng tổ chức phát triển không gian đô thị và các dự án quy hoạch trọng điểm của thành phố. • Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, quy định thành phần hồ sơ trình duyệt tối thiểu, trong đó ngoài các bản vẽ kiến trúc, phần hạ tầng chỉ cần thực hiện bản vẽ kỹ thuật về định vị mạng lưới giao thông và cao độ các điểm khống chế. • Giao Sở Xây dựng chủ trì khớp nối để xem xét phủ kín quy hoạch chi tiết tại các khu vực trọng điểm, tập trung các hướng chính phát triển không gian đô thị và các vùng ven. • Chính quyền thành phố cần có quy định cụ thể vể quản lý kiến trúc - quy hoạch đối với các công trình có yêu cầu cao về kiến trúc - quy hoạch, có tầng cao từ 5 tầng trở lên. • Giao Sở Xây dựng tổ chức nhiều cuộc thi thiết kế cảnh quan - kiến trúc trên các trục đường chính mới xây dựng và giao cho các kiến trúc sư có kinh nghiệm tham gia quản lý kiến trúc - quy hoạch trên các trục đường đó để đồng bộ hoá bộ mặt đô thị ở các khu dân cư mới và tăng thêm diện mạo cho đô thị. • Thời gian thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch không qúa 25 ngày. Đối với đồ án quy hoạch có yêu cầu về tiến độ, thời gian thẩm định, phê duyệt không qúa 15 ngày. • Tổ chức tư vấn phản biện là Hội đồng Kiến trúc quy hoạch của thành phố do Giám đốc Sở Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng, được cấp vốn ngân sách hoạt động hàng năm. • Lúc lập quy hoạch phải thực hiện đúng các bước quy hoạch và phải quan tâm đến khả năng đầu tư, khả năng thực thi các ý đồ quy hoạch( ít thay đổi quy hoạch) • Quan tâm ý kiến cộng đồng • Tiến hành từng bước giải phóng các khu nhà "ổ chuột" bằng cách tổ chức di chuyển hoặc lập dự án tái định cư tại chỗ, ổn định cuộc sống lâu dài cho cư dân với cơ sở hạ tầng phù hợp. • Quan tâm đúng mức vấn đề bảo vệ môi trường, di sản đô thị 3. Giải pháp quản lý đầu tư xây dựng • Tiếp tục phát triển hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị một cách đồng bộ. Đề xuất các chính sách kêu gọi đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, các cụm chung cư cao tầng, nhà dãy phố liền kề..., lập chương trình phát triển nhà ở đến năm 2010 ÷ 2020, hình thành qũy nhà ở đô thị. Trước mắt tập trung giải quyết nhu cầu tái định cư phục vụ giải tỏa chỉnh trang đô thị. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Văn Hữu Chiến - 5
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam • Quản lý xây dựng trong đô thị đối với tất cả các công trình xây dựng nằm ở mặt đường chiều rộng 3 làn xe trở lên đều phải được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng, kể cả các công trình thuộc các khu vực có dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ các công trình thuộc các khu công nghiệp tập trung), các công trình còn lại phân cấp cho quận huyện cấp giấy phép xây dựng. • Tăng cường công tác thẩm định thiết kế - dự toán, tập trung các công trình trọng điểm, hạ tầng các khu tái định cư. Tổ chức hội nghị về quản lý chất lượng đầu tư xây dựng. 4. Giải pháp về tổ chức thực hiện • Sở Xây dựng và các Ban quản lý cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa". Thành lập Tổ Kiểm tra việc thực hiện công tác tiếp dân tại các đơn vị. • Thanh tra Sở Xây dựng thường xuyên phối hợp với Đội Kiểm tra quy tắc và Phòng Quản lý đô thị các quận huyện, kiểm tra tình hình xây dựng trên địa bàn, xử lý việc lấn chiếm, xây dựng trái phép trong khu vực đã có quy hoạch xây dựng các dự án trọng điểm. • Sở Xây dựng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan giải quyết đúng qui trình các khiếu kiện nếu có. • Cần phổ biến quy hoạch để nhận được ý kiến đóng góp của người dân và cần có sự tham gia ý kiến của tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm về quy hoạch. • Ứng dụng Công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học vào quản lý đô thị, cụ thể: – Tin học hoá văn phòng ở diện rộng – Nâng cấp hệ thống máy tính đủ mạnh có thể dung nạp được “Ngân hàng dữ liệu” khá lớn của Ngành Xây dựng. – Cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và có hướng trao đổi đa chiều giữa các ngành với nhau và với các cấp chính quyền địa phương có liên quan. 5. Tăng cường hiệu lực pháp lý: • Xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về quản lý đô thị • Tăng cường giám sát việc quy hoạch, đầu tư xây dựng trong đô thị. • Xây dựng bộ máy quản lý đủ mạnh năng động. • Xây dựng chế tài đủ mạnh để làm công cụ trong quản lý xử phạt hành chính về vi phạm trong đầu tư xây dựng đô thị. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Văn Hữu Chiến - 6
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam • Xây dựng các quy trình lập, xét duyệt và triển khai xây dựng các dự án một cách đồng bộ. • Tổ chức tập huấn và áp dụng thành thạo Luật Xây dựng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. • Tăng cường nghiên cứu các giải pháp chuyên môn phục vụ Quản lý nhà nước về đô thị: – Kiến thức về quy hoạch đô thị luôn được nghiên cứu cập nhật để tạo ý tưởng cho một đô thị tiên tiến hiện đại. Mặt khác trong qúa trình đô thị hóa nhanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nếu không có sự nghiên cứu thấu đáo sẽ có nguy cơ làm đô thị đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc của mình; với sự phá hủy các di ản kiến trúc, xuất hiện các công trình kiến trúc lai căng và khai thác bừa bãi đến cảnh quan thiên nhiên. – Tăng cường công tác cán bộ có đầy đủ kiến thức, có phẩm chất và năng lực đồng thời tranh thủ sự tham gia của các cơ quan tư vấn quy hoạch đô thị của nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng, tuân thủ theo quy hoạch và được sử dụng quy hoạch như một văn bản pháp luật, mà toàn dân phải chấp hành. Tuyên truyền phổ biến công bố công khai các đồ án quy hoạch được duyệt để dân biết và thực hiện để hạn chế tình trạng xây dựng trái phép, tranh thủ ý kiến đóng góp của nhân dân trong lĩnh vực này. – Tạo cơ chế huy động nguồn vốn nội lực từ nguồn đất đai đô thị, nguồn khai thác cơ sở hạ tầng đô thị, nguồn từ dân qua chính sách "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và các nguồn khác, cùng với việc tranh thủ nguồn vốn nước ngoài qua các hình thức vốn viện trợ, vốn ưu đãi, trực tiếp nước ngoài. IV. Một số kiến nghị : • Đề nghị Bộ Xây dựng sớm có kế hoạch dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng. • Tiếp tục chỉ đạo xem xét đổi mới quy trình lập và xét duyệt quy hoạch. Hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho công tác nghiên cứu quy hoạch ở địa phương, đặc biệt đối với các đô thị loại I. Mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và phổ biến thông tin có liên quan cho lực lượng cán bộ làm quy hoạch xây dựng ở địa phương. • Cần có chủ trương chỉ đạo thống nhất sự phối hợp của các ban ngành ở địa phương có liên quan trong lĩnh vực quản lý xây dựng đô thị, đặc biệt trong việc quản lý xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Văn Hữu Chiến - 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam: Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hóa của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay
21 p | 647 | 167
-
Bài giảng Quản lý Nhà nước về văn hóa - thông tin: Bài 3.2 - Quan điểm, nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
31 p | 136 | 23
-
Quản lý nhà ở, xây dựng và Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân: Phần 1
80 p | 116 | 18
-
Phát triển nông thôn mới - Quy hoạch xây dựng và phát triển: Phần 1
120 p | 50 | 10
-
Bài giảng Xây dựng và quản lý dự án: Chương 3 - GV. Đặng Xuân Trường
41 p | 47 | 8
-
Quy hoạch và quản lý xây dựng vùng ven đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Bài học kinh nghiệm phát triển từ Singapore
4 p | 56 | 8
-
Đề cương chi tiết học phần: Xây dựng và quản lý dự án
6 p | 75 | 7
-
Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế, giai đoạn 2011-2021
4 p | 60 | 7
-
Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương - Chuyên đề 22: Quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị
22 p | 80 | 6
-
Động lực phát triển bền vững - Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Phần 1
281 p | 17 | 6
-
Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự - Chuyên đề 22: Quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị
22 p | 39 | 5
-
Phát huy vai trò nhân dân trong xây dựng và quản lý đô thị qua kinh nghiệm thực tiễn ở thành phố Đà Nẵng
14 p | 49 | 4
-
Xây dựng và phát triển kĩ năng cho sinh viên thông qua hoạt động khởi nghiệp, qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế
11 p | 29 | 4
-
Ban hành nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
3 p | 103 | 4
-
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều kiện tiên quyết cho hoạt động quản trị địa phương theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
6 p | 16 | 4
-
Tác động của xây dựng và phát triển khu kinh tế đến quản lý sử dụng đất tại khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
10 p | 42 | 3
-
Chỉ số chất lượng môi trường (EPI) với các mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
25 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn