Quản trị chiến lược - Chương 1
lượt xem 65
download
Thuật ngữ chiến lược xuất hiện đầu tiên trong hoạt động quân sự và nó được hiểu như sau: - Chiến lược quân sự là tổng hợp các yếu tố như tham vọng bành trướng bằng vũ lực, chuẩn bị lực lượng, hậu cần, phương án tác chiến trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu có tính quyết định đã đề ra. - Chiến lược quân sự thể hiện tầm nhìn của các tướng lĩnh, của bộ chỉ huy chiến tranh về tổng thể tương quan lực lượng, biết người biết ta, nắm chắc thiên thời địa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị chiến lược - Chương 1
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc Chương I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1. Những vấn đề cơ bản về chiến lược 1.1. Khái niệm về chiến lược 1.1.1. Chiến lược trong quân sự Thuật ngữ chiến lược xuất hiện đầu tiên trong hoạt động quân sự và nó được hiểu như sau: - Chiến lược quân sự là tổng hợp các yếu tố như tham vọng bành trướng bằng vũ lực, chuẩn bị lực lượng, hậu cần, phương án tác chiến trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu có tính quyết định đã đề ra. - Chiến lược quân sự thể hiện tầm nhìn của các tướng lĩnh, của bộ chỉ huy chiến tranh về tổng thể tương quan lực lượng, biết người biết ta, nắm chắc thiên thời địa lợi… - Chiến lược quân sự còn được quan niệm là một ngh ệ thuật ch ỉ huy của bộ tham mưu cấp cao nhằm giành thắng lợi trong chiến tranh. Nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn tính khoa học. Để thực hiện mục tiêu chiến lược có tính chất tổng quát, quy ết định, chủ yếu và lâu dài, trong quân sự thường mở các chiến dịch với qui mô l ớn thời gian dài, bao gồm nhiều trận đánh nhằm giải quyết các mục tiêu có tính bộ phận trong từng thời đoạn cụ thể. Tương tự, trong từng trận đánh cụ thể, quan sự phải áp dụng cách th ức tiến hành thích hợp để giành thắng lợi. Cách thức giành th ắng l ợi đó đ ược g ọi là chiến thuật. 1.1.2. Chiến lược trong kinh doanh Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp phương pháp (sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian (th ời cơ, thách thức) theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng ngu ồn lực của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài, phù h ợp với xu hướng pht triển của doanh nghiệp. Chiến lược thực chất là một kế hoạch mà trong đó: - Các mục tiêu là cơ bản, dài hạn, chỉ rõ định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Khoa Quaûn trò kinh doanh 1 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc - Các quyết định về những biện pháp chủ yếu để đạt được những mục tiêu đã đặt ra - Các chính sách lớn, quan trọng nhằm huy động, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực. Vì ứng dụng từ chiến lược quân sự nên chiến lược kinh doanh cũng có nhiều nét đặc trưng giống với chiến lược quân sự. Chẳng hạn, để đạt được mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp thường xuyên mở các chiến dịch tính chất và qui mô hoạt động tập trung rầm rộ nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. 1.2. Mục đích và vai trò của chiến lược 1.2.1. Mục đích của chiến lược - Chiến lược kinh doanh vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, triển vọng, qui mô, vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai. - Chiến lược vạch ra một khuôn khổ hướng dẫn các nhà quản trị tuy duy và hành động. - Chiến lược tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh với đ ỉnh cao vị thế cạnh tranh trên thương trường. 1.2.2. Vai trò của chiến lược - Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể và đạt hiệu quả cao, là kim chỉ nam cho các hoạt động chức năng của doanh nghiệp - Giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường thêm sức mạnh doanh nghiệp, phát triển thị phần. - Giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, bất trắc đến m ức th ấp nh ất và t ạo điều kiện cho doang nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phát tri ển một cách, lâu dài, bền vững. 1.3. Sự phát triển tư tưởng chiến lược trong kinh doanh - Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ sản xuất, sự hoàn thiện trong quản trị doanh nghiệp và xu thế toàn cầu hóa v ề các hoạt đ ộng kinh tế, tư tưởng và kỹ thuật phân tích chiến lược trong kinh doanh cũng trải qua nhiều biến đổi. Cụ thể như sau: - Lúc đầu, tư tưởng chiến lược xuất hiện ở Hoa kỳ. Lúc đó, tư tưởng chiến lược còn đơn giản, chủ yếu tập trung vào phân tích điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, cơ hội và rủi ro của môi trường để đưa ra quy ết đ ịnh chi ến lược kinh doanh. - Vào những năm 60 của thế kỷ XX đã mở ra một cách nhìn về chi ến lược có tính chất toán học hơn. Điển hình là việc các nhà doanh nghiệp biết sử dụng các kỹ thuật phân tích ma trận BCG, ma trận M. Kinsey…để đi đến quyết định đầu tư mang tính chiến lược. Khoa Quaûn trò kinh doanh 2 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc - Sang thập niên 70, người Nhật là người đầu tiên đưa ra tư tưởng chi ến lược “đáp ứng nhanh” với yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trong mô hình chiến lược “sản xuất đúng lúc” – JIT (Just - in - time Production system) - Đến thập niên 80, để khắc phục những hạn chế trong việc ứng dụng các mô hình phân tích băng ma trạn, M. Porter đã đưa ra mô hình phân tích môi trường để xác định vị thế cạnh tranh chiến lược của doanh nghiệp. - Hiện nay, tư tưởng chiến lược đã có nhiều thay đổi. Trong điều kiện môi trường có nhiều biến động, việc hoạch định được một chiến lược tối ưu vẫn chưa đủ để đảm bảo cho thành công mà còn phải thường xuyên điều chỉnh chiến lược. Từ vấn đề này mà quản trị chiến lược đã ra đời. 1.4. Tư duy chiến lược 1.4.1. Khái niệm về tư duy chiến lược Trước hết, tư duy là một phạm trù triết học dùng để chỉ các hoạt động thuộc về tinh thần mà theo đó làm cho người ta nh ận th ức m ột cách đúng đ ắn về sự vật, hiện tượng. Tư duy, thông thường là là s ự gi ải quy ết v ấn đè thông qua những tri thức đã nắm bắt được từ trứớc. Như vậy, tư duy chiến lược thực chất là quá trình nh ận biết các v ấn đ ề đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại, rồi sau đó vận d ụng kh ả năng t ưởng tượng, suy lý để cấu tạo lại các vấn đề theo một tổng th ể có h ệ th ống t ốt nhât, có lợi nhất. Tư duy là một hoạt động sáng tạo phi thường, giúp cho con ng ười nh ận biết những gì thuôc về bản chất, cốt lõi trên nh ững cái cũ đã có và sáng t ạo ra những cái mà trước đay chưa có. Có thể hình dung tư duy chiến lựợc qua 5 giai đoạn như sau: 1/- Cần đưa ra một quyết định mang tính chiến lược trước các vấn đề bức xúc. 2/- Thăm dò, tìm hiểu, thu thập thông tin có liên quan 3/- Trừu tượng hóa, khái quát hóa để rút ra các vấn đề có tính cốt lõi 4/- xác định cách tiếp cận để tìm ra giải pháp tối ưu. 5/- Hình thành kế hoạch và xác định giải pháp thực hiện kế hoạch 1.4.2. Phương pháp tư duy chiến lược Thông thường, cách làm tiết kiệm và hiệu quả nhất là sử dụng các s ơ đồ phân tích vấn đề. Từ vấn đề chung, tổng quát tìm ra các vấn đề bộ phận cấu thành. Từ các vấn đề bộ phận cấu thành tìm ra các vấn đề bộ phận cấu thành c ấp 1, c ấp 2, cấp 3… và cứ như thế cho đến khi nào tìm ra vấn đ ề chi ti ết cu ối cùng c ần giải quyết. Khoa Quaûn trò kinh doanh 3 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc Như vậy, từ một vấn đề lớn tưởng chừng như không thể giải quy ết được, nhưng khi phân chia thành nhiều phân hệ vấn đề nhỏ, bộ phận thì s ẽ tìm được cách giải quyết một cách dễ dàng. Ví dụ: VẤN ĐỀ CHUNG VẤN ĐỀ BỘ VẤN ĐỀ BỘ PHẬN C I PHẬN CI VẤN ĐỀ BỘ VẤN ĐỀ BỘ VẤN ĐỀ BỘ VẤN ĐỀ BỘ PHẬN CII PHẬN CII PHẬN CII PHẬN CII ……………. ……………... ……………... ……………... VẤN ĐỀ VẤN ĐỀ VẤN ĐỀ VẤN ĐỀ CHI TIẾT CHI TIẾT CHI TIẾT CHI TIẾT 1.4.3. Tầm nhìn chiến lược Tầm nhìn chiến lược là tầm nhìn có tính bao quát, rộng lớn, lâu dài. Nó giúp người lãnh đạo vựợt lên mọi biểu hiện thiển cận, trước mắt, nh ỏ nhen… để đi đến quyết định và kiên trì quyết định mang tính chiến lược. Nhà quản trị có tầm nhìn chiến lược là nhà quản trị không bao gi ờ b ị mất tất cả. Họ có thể chuyển từ tình trạng khủng hoảng bất ổn sang ổn đ ịnh và phát triển, sớm ngăn chặn và chuyển hướng trước khi quá muộn có th ể d ẫn đến đổ vỡ hoàn toàn. Có thể thấy nhà quản trị có tầm nhìn chiến lược thông qua hai cách xử lý sau: 1/- Đối với doanh nghiệp trên đà phát triển đi lên, th ấy đ ược thành công trong tầm tay, nhà quản trị triển khai rốt ráo các biện pháp nh ằm th ực hi ện mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Khoa Quaûn trò kinh doanh 4 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc 2/- Đối với doanh nghiệp đạng trong thời kỳ khóa khăn, đi xuống hoặc đang phải đương đầu với một thảm họa nào đó thì nhà chiến lược phải thấy hết những khả năng xấu nhất có thể xảy ra để tìm ra con đường và ph ương tiện tốt nhất để thoát khỏi thảm họa hoặc chí ít cũng hạn ch ế được thiệt hại đến mức thấp nhất. 1.5. Các loại chiến lược trong thực tiển 1.5.1. Các chiến lược tăng trưởng tập trung a. Đặc điểm của chiến lược: Đặc điểm chung của chiến lược tăng trưởng tập trung là không thay đ ổi hiện trạng của doanh nghiệp, giữ nguyên các yếu tố mà tập trung nguồn lực của doanh nghiệp vào các hoạt động sở trường của mình để khai thác điểm mạnh, phát triển qui mô trên nguyên tắc chuyên môn hóa tuyệt đối. b. Các loại chiến lược cụ thể 1/- Chiến lược thâm nhập thị trường - Biện pháp thực hiện chiến lược: + Tăng cường đội ngũ nhân viên bán hàng + Tăng cường tuyên truyền quảng cáo + Tăng cường khuyến mãi - Mục tiêu chiến lược: + Giữ chân khách hàng truyền thống + Tăng thêm lượng khách hàng mới + Tăng lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ bình quân trên mỗi khách hàng - Điều kiện áp dụng chiến lược: + Thị trường chưaq bảo hòa + Tốc độ tăng trưởng về cầu hàng hóa, dịch vụ cao + Thị phần các đối thủ cạnh tranh sụt giảm nhưng doanh thu toàn ngành không thay đổi + Khi tốc độ doanh thu doanh nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí marketing của doanh nghiệp. + Khi tiết kiệm trong các lĩnh vực chuyên môn hóa tạo ra lợi th ế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 2/- Chiến lược phát triển thị trường - Biện pháp thực hiện chiến lược: Khoa Quaûn trò kinh doanh 5 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc Đưa hàng hóa, dịch vụ hiện có của doanhnghiệp vào thị trường mới. Ơ đó, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn do khách hàng ti ềm năng còn lớn và ít đối thủ cạnh tranh. - Mục tiêu chiến lược: Tăng cường doanh thu, khai thác hết khả năng sản xuất hiện có, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội phát triển qui mô. - Điều kiện áp dụng chiến lược: + Các kênh phân phối trên thị trường mới đã được thiết lập và hoạt động hiệu quả. + Thị trường cũ đã bảo hòa trong khi còn nhiều thị trường mới có triển vọng đối với sản phẩm doanh nghiệp + Khi doanh nghiệp còn thừa khả năng sản xuất kinh doanh + Khi doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chinh ph ục th ị trường mới. 3/- Chiến lược phát triển sản phẩm - Biện pháp thực hiện: + Thông qua các sản phẩm mới hoặc cải tiến s ản ph ẩm hiện có đ ể tiêu thụ ngay trên thi trường hiện tại. + Việc phát triển sản phẩm được thực hiện thông qua tự nghiên cứu sản xuất hoặc chuyển giao của doanh nghiệp khác. - Mục tiêu của chiến lược: + Tăng cường doanh thu, khai thác hết khả năng sản xuất hiện có, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. - Điều kiện áp dụng chiến lược: + Sản phẩm của doanh nghiệp đang trong tình trạng bảo hòa + Doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc cải tiến sản phẩm hoặc phát triển sản phẩm mới. + Doanh nghiệp có năng lực nghiên cứu phát triển tốt + Khi đối thủ cạnh tranh tung ra thị trường sản phẩm ưu thế hơn + Doanh nghiệp hoạt động trong ngành có sự phát triển về công nghệ 1.5.2. Các chiến lược phát triển hội nhập a. Khái quá về chiến lược Chiến lược phát triển hội nhập thực chất là chiến lược liên minh đ ể tồn tại và phát triển. Khi doanh nghiệp không thể mở rộng th ị trường hay phát triển sản phẩm mới do gặp khó khăn như thị trường bảo đã b ảo hòa, c ạnh tranh gay gắt…thì con đường tốt nhất là liên kết với các doanh nghi ệp n ằm Khoa Quaûn trò kinh doanh 6 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc trong “tuyến chu chuyển” hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với việc thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp củng cố được vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường. Có thể hình dung “tuyến chu chuyển” sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghiệp như sau: Nhà sản xuát Hoạt động Nhà tiêu thụ sản và cung cấp các sản xuất của phẩm đầu ra yếu tố đầu vào doanh nghiệp doanh nghiệp b. Các chiến lược cụ thể 1/- Chiến lược hội nhập ngược chiều - Đặc điểm của chiến lược: Đây là chiến lược hội nhập về phía sau. Tức là, doanh nghi ệp tìm ki ếm sự tăng trưởng bằng cách trực tiếp tham gia vào các hoạt động s ản xu ất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp - Biện pháp thực hiện chiến lược: Doanh nghiệp có thể mua lại để sở hữu một phần hoặc tăng cường công tác kiểm soát đối với các nguồn cung ứng. - Điều kiện áp dụng: + Nguồn cung cấp đầu vào không ổn định + Có ít nhà cung ứng trong khi đối thủ cạnh tranh lại nhiều + Lợi nhuận biên tế của các nhà cung ứng còn cao + Khi doanh nghiệp có đủ vốn và nhân lực + Khi doanh nghiệp mong muốn tạo ra những nguyên liệu đặc thù đ ể tạo ra các sản phẩm độc đáo. 2/- Chiến lược hội nhập thuận chiều - Đặc điểm chiến lược Khác với hội nhập ngược chiều, hội nhập thuận chiều là hội nh ập về phí trước. Tức là, doanh nghiệp tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách trực tiếp tham gia vào các hoạt động phân phối sản phẩm đầu ra của doanh nghi ệp. Đây là loại chiến lược thường được áp dụng ở các doanh nghiệp s ản xu ất và cung ứng sản phẩm trung gian. - Biện pháp thực hiện: Doanh nghiệp có thể mua lại để sở hữu một phần hoặc tăng cường công tác kiểm soát đối với các kênh phân phối, các nhà tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cho đến khi tiếp cận với khách hàng cuối cùng. - Điều kiện áp dụng: Khoa Quaûn trò kinh doanh 7 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc + Các nhà phân phối không đáng tin cậy + Hệ thống phân phối hoạt động kém hiệu quả + Lợi nhuận biên tế của các nhà phân phối còn cao + Khi doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính, nhân lực. 1.5.3. Các chiến lược phát triển đa dạng hóa Khi sản phẩm của doanh nghiệp đã bảo hòa trên thị trường hoặc đang trên giai đoạn suy thoái, trong khi doanh nghiệp vẫn đang còn nhiều khả năng về tài chính và mong muốn mở rộng qui mô thì nên áp dụng chiến lược phát triển đa dạng hóa. Các chiến lược cụ thể: 1/- Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm - Đặc điểm của chiến lược: Tìm kiếm sự tăng trưởng thông qua sản phẩm hay dịch vụ mới trên thị trường mới nhưng vẫn có mối liên hệ với công nghệ và h ệ th ống marketing hiện có của doanh nghiệp. Sự phát triển này chủ yếu dựa vào lợi thế hiện có nên tiết kiệm được chi phí đầu tư mới. - Điều kiện áp dụng: + Doanh nghiệp hoạt động trong ngành cạnh tranh tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng + Khi đưa ra sản phẩm mới có liên hệ với công ngh ệ và h ệ thống marketing sẵn có. + Khi doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng có tính thời vụ + Khi sản phẩm hiện có của doanh nghiệp đang trong thời kỳ suy thoái + Khi doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi. 2/- Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang - Đặc điểm của chiên lược: Chiến lược này tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đưa những sản phẩm, dịch vụ mới không liên quan gì đến sản phẩm, dịch vụ hiện có ra th ị trường truyền thống. - Điều kiện áp dụng chiến lược: + Khi doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có tính cạnh tranh cao hoặc không tăng trưởng. + Khi có thể sử dụng kênh phân phối hiện có để phân ph ối sản ph ẩm mới vào thị trường hiện tại. + Khi sản phẩm mới của doanh nghiệp có thể khắc phục tính thời vụ của sản phẩm hiện có. Khoa Quaûn trò kinh doanh 8 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc 3/- Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp - Đặc điểm của chiến lược: Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp tìm kiếm tăng trưởng bằng cách đưa các sản phẩm mới không liên quan gì với sản phẩm hiện có ra th ị tr ường m ới, có thể bằng công nghệ mới thậm chí là chuyển sang ngành mới. Loại chiến lược này chứa đựng rất nhiều rủi ro do ph ải đối mặt với nhiều yếu tố mới. - Điều kiện áp dụng chiến lược: + Khi doanh thu và lợi nhuận của ngành mà doanh nghi ệp đang tham gia ngày càng bị giảm sút. + Doanh nghiệp có cơ hội lớn để thực hiện được chiến lươc đầy khó khăn này + Doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt + Khi thị trường hiện tại đã bảo hòa sản phẩm doanh nghiệp. Bảng tóm tắt thay đổi của các chiến lược phát triển Yếu Sản Thị Cấp Công tố phẩm trường Ngành ngành nghệ Chiến lược 1. Thâm nhập thị Không Không Không Không Không trường đổi đổi đổi đổi đổi 2. Phát triển thị Không Mới Không Không Không trường đổi đổi đổi đổi 3. Phát triển sản Mới Không Không Không Không phẩm đổi đổi đổi đổi 4. Hội nhập Không Không Không Mới Không ngược chiều đổi đổi đổi đổi 5. Hội nhập Không Không Không Mới Không thuận chiều đổi đổi đổi đổi 6. Đa dạng hóa Mới Mới Không Không Không đồng tâm đổi,M đổi đổi,M ới ới 7. Đa dạng hàng Mới Không Không Không Mới ngang đổi đổi,M đổi ới 8. Đa dạng hóa Mới Mới Mới Không Mới hỗn hợp đổi,M ới 1.5.4. Các chiến lược đặc biệt khác 1/- Chiến lược liên doanh - Đặc điểm chiến lược: Khoa Quaûn trò kinh doanh 9 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc Thực chất, liên doanh cũng là một loại chiến lược phát triển. Nó được thực hiện bằng cách hai hay nhiều doanh nghiệp thỏa thuận cùng nhau thành lập một công ty liên doanh hoặc cùng nhau thực hiện một hợp đồng h ợp tác kinh doanh, hợp tác nghiên cứu, hợp đồng chuyển giao công nghệ.. - Điều kiện áp dụng: + Khi doanh nghiệp cần tăng cường về vốn + Khi doanh nghiệp cần tăng cường về công nghệ + Khi doanh nghiệp cần mở rộng thị trường + Khi doanh nghiệp cần chia sẻ rủi ro 2/- Chiến lược suy giảm Chiến lược suy giảm thích hợp với các doanh nghiệp cần tạm dừng sự phát triển một thời gian nhằm củng cố, sắp xếp lại doanh nghiệp sau một th ời gian tăng trưởng quá nóng đã xuất hiện nhiều vấn đề bất ổn. Chiến lược này cũng được các doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp nền kinh tế quốc dân hoặc khu vực rơi vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái. Trong thực tế thường có bốn loại chiến lược suy giảm là: - Chiến lược cắt giảm chi phí: Chiến lược này có tính tạm thời được triển khai trong ngắn h ạn. Mục đích là cắt giảm một số hoạt động kém hiệu quả để, sản phẩm,d ịch vụ ph ụ ít khả năng sinh lời, tinh giảm biên chế gián tiếp. Thực chất của chiến lược là thực hiện biện pháp cắt giảm vốn đầu tư ở mức độ thấp - Chiến lược rút bớt vốn đầu tư: Chiến lược này được thực hiện thông qua bán bớt một vài bộ ph ận hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, trở thành gánh nặng của doanh nghiệp. Qua việc làm này, doanh nghiệp vừa trút được gánh nặng thua lỗ vừa thu hội được một số vốn cần thiết để đầu tư vào các hoạt động hiệu quả khác. - Chiến lược thu hoạch: Thực hiện chiến lược này là nhằm khai thác tối đa khả năng thu ti ền mặt trong giai đoạn trước mắt mà không quan tâm đến hậu quả của các đơn v ị kinh doanh chiến lược. Vấn đề ở đây là cần cắt giảm chi tiêu đến mức thấp nhất trên cơ s ở c ắt giảm biên chế, ngừng nhập vật tư nguyên liệu đồng th ời giảm giá bán đ ể tiêu thụ nhanh sản phẩm nhằm tận thu đến đồng tiền cuối cùng cho doanh nghiệp. - Chiến lược thanh lý: Chiến lược thanh lý được thực hiện bằng cách bán đi lần lượt từng tài sản của doanh nghiệp theo kế họach sát với giá trị còn lại của chúng. Khoa Quaûn trò kinh doanh 10 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc Việc thanh lý toàn bộ doanh nghiệp là việc thừa nhận thất bại của doanh nghiệp nhưng đó là con đường tốt nhất hầu tránh được tình trạng thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất có thể dẫn đến phá sản. Đồng thời, với số tiền thu được có thể dùng cho việc đầu tư mới hiệu quả hơn. 1.6. Mối quan hệ giữa chính sách và chiến lược 1.6.1. Những vấn đề cơ bản về chính sách a.Khái niệm về chính sách: Chính sách là những khuôn khổ, những điều khoản, những qui đ ịnh chung để hướng dẫn, khai thông cách suy nghĩ và hành động khi đ ưa ra các quyết định. Nhờ có chính sách mà các quyết định được bảo đảm nằm trong một hành lang, khuôn khổ nhất định phục vụ đắc lực cho đương lối chiến l ược. Nói cách khác, chính sách là những chỉ dẫn, những biẹn pháp thực thi chi ến lược. b. Vai trò của chính sách: - Chính sách là cơ sở đảm bảo cho việc phát huy chiến lược. Nó là khuôn mẫu để giải quyết các vấn đề có tính lập đi lập lại trong quá trình th ực thi chiến lược. - Chính sách là sự đảm bảo cho ủy quyền của các nhà quản trị cấp cao và có tác dụng khuyến khích tính chủ động, sáng tạo c ủa các nhà qu ản tr ị c ấp dưới, khích lệ, cổ vũ những người thừa hành. - Chính sách còn là cơ sở pháp lý, là ch ỗ d ựa đ ể ki ểm tra và t ự ki ểm tra trong quản trị. 1.6.2. Mối quan hệ giữa chính sách và chiến lược Chính sách không phải là một phần của chiến lược nh ưng là m ột y ếu t ố không thể thiếu trong thực thi chiến lược. Chiến lược chứa đựng những cam kết sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu kỳ vọng còn bản chất là m ột hàng lang pháp lý vừa đủ rộng cho phép việc lựa chọn thực hiện các cam kết chiến lược một cách linh hoạt, hiệu quả. Một cách khái quát, có 3 yếu tố khác biệt nhau nhưng luôn g ắn k ết nhau là: 1) Mục tiêu chiến lược: Là cái dích cần phải đến trong tương lai. 2) Chiến lược: Là biện pháp để thực hiện mục tiêu 3) Chính sách: Những hướng dẫn, quy định hỗ trợ cho việc thực thi chiến lược 2. Quản trị chiến lược 2.1. Khái niệm về quản trị chiến lược Khoa Quaûn trò kinh doanh 11 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc Quản trị chiến lược là một quá trình thực hiện liên tục các ch ức năng quản trị thể hiện qua ba giai đoạn quan trị chiến lược là hoạch đ ịnh chi ến lược, thực thi chiến lược và kiểm tra đánh giá chiến lược. Quản trị chiến lược là một sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định có liên quan đến nhi ều ch ức năng khác nhau, đamt bảo cho doanh nghiệp tiến dần đến mục tiêu đã đ ề ra trong khoảng thời gian định trước. Quản trị chiến tập trung vào việc hợp nhất quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, nghiên cứu phát triển cùng với h ệ th ống thông tin trong các lĩnh vực để đạt tới sự thành công. 2.2. Các giai đoạn của quản trị chiến lược 2.2.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh doanh, phân tích và nghiên cứu mối trường kinh doanh để xác định những khó khăn và thuận lợi từ bên ngoài và những điểm mạnh yếu từ bên trong, để từ đó đề ra mục tiêu chiến lược và lựa chọn những giải pháp tối ưu để thực hiện các m ục tiêu chiến lược đã đề ra. Chiến lược được hoạch định phải nói lên được vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Trong ba giai đoạn của quản trị chiến lược thì giai đoạn hoạch định chiến lược là quan trọng nhất, nếu không làm tốt giai đoạn này thì doanh nghiệp không thể triển khai thực hiện thành công cũng nh ư không th ể đánh giá kết quả một cách chuẩn xác. 2.2.2. Giai đoạn thực thi chiến lược Đây là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược. Để thực hiện kế hoạch, doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức tương ứng để đảm đương được nhiệm vụmới và huy động quản trị viên và nhân viên thừa hành bắt tay vào công việc. Trong gia đoạn này, doanh nghiệp phải tiến hành ba hoạt động cần thi ết là: Thiết lập mục tiêu hàng năm; Đề ra các chính sách để đeo đuổi và bảo đảm thực hiện dúng mục tiêu và cuối cùng là phân phối sử dụng h ợp lý nh ất các nguồn lực. Đây lại là giai đoạn khó khăn nhất của quản trị chi ến l ược. Nó bi ến các chỉ tiêu, số liệu thành những kết quả cụ thể nên nó đòi hỏi tính kỹ thuật rất cao, sự tận tụy hy sinh của mỗi cá nhân trong tổ chức. Khoa Quaûn trò kinh doanh 12 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc 2.2.3. Giai đoạn kiểm tra chiến lược Đay là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược. Có ba hoạt đ ộng chính trong giai đoạn này là: Xem xét lại các tiền đề của chiến lược; Đo lường và đánh giá kết quả; Tiến hành các công việc điều chỉnh. Tuy là giai đoạn cuối cùng của quá trình quản trị chất lượng nhưng không có nghĩa là nó chỉ tiến hành vào thời điểm cuối cùng mà nó phải được tiến hành đồng thời với các bước triển khai và thực hiện kế hoạch. 2.3. Mô hình quản trị chiến lược Phân Thiết Xây tích lập dựng bên m ục m ục ngoài tiêu tiêu xác chiến hàng định lược năm cơ hội, đe dọa Xemxét Đo lại chức Phát Phân lường năng, triển ph các ối đánh nhiệm chức ngu tài ồn giá vụ năng nguyên chiều nhiệm chiến chỉnh vụ lược hiện tại Phân Đề ra tích Lựa các bên chọn chính trong ph ươn sách xác g án để định chiến theo điểm lược đuổi m ạnh, tối chiến yêu lược Hoạch định chiến lược Thực thi chiến lược Kiểm tra Sơ đồ mô hình trên đây cho thấy mối quan hệ giữa các giai đoạn và công việc chủ yếu của quá trình quản trị chiến. Khoa Quaûn trò kinh doanh 13 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
- Quaûn trò chieán löôïc Chöông I. Toång quan veà quaûn trò chieán löôïc Quá trình quản trị chiến lược phải năng động và liên tục, b ất c ứ một s ự thay đổi nào ở các thành phần trong mô hình trên đ ều có th ể làm thay đ ổi m ột, một số hoặc tất cả các thành phần khác trong mô hình. Trong thực tế, các quá trình quản trị chiến lược không hoàn toàn được phân đoạn một cách rõ ràng như trong mô hình mà có thể xen kẻ hoặc ch ồng lấn nhau. Ơ các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ đơn gi ản thường không tiến hành quản trị chiến lược một cách qui cũ như đã trình bày ở phần trên đây. 2.4. Vai trò của quản trị chiến lược trong kinh doanh Quản trị chiến lược có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và các nhà quản trị. Cụ thể: 1/- Quá trình quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp ổn đ ịnh và kiên trì mục tiêu và hướng đi lâu dài của mình. Đồng thời, quản trị chi ến l ược còn giúp cho các nhà quản trị tập trung sự chú ý vào việc lãnh đạo t ập th ể hành động theo hướng nào và khi nào thì phải đạt được mục tiêu nào. 2/- Dự báo trước những biến đổi của môi trường kinh doanh trong lâu dài cũng như trước mắt. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chủ động và sẵn sàng t ập trung khai thác cơ hội để thu lợi cũng như phòng tránh những rủi ro. Đ ồng thời nó còn giúp doanh nghiệp thích nghi kịp thời với những bi ến động c ủa môi trường. 3/- Quản trị chiến lược là phương pháp tiếp cận một cách hợp lý, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật cao để dạt được mục tiêu c ơ b ản và toàn diện theo hướng mà doanh nghiệp đã định trước. Khoa Quaûn trò kinh doanh 14 Th.S Nguyeãn Hoàng Gaám
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng quản trị chiến lược part 1
13 p | 1044 | 456
-
Bộ đề thi môn Quản Trị Chiến Lược
12 p | 836 | 165
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Bài 1 - Tổ hợp GD TOPICA
26 p | 278 | 65
-
Giáo trình Quản trị chiến lược: Phần 1 - PGS.TS Ngô Kim Thanh (năm 2015)
198 p | 72 | 26
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Bài 1 - TS. Hà Sơn Tùng
30 p | 93 | 17
-
Giáo trình Quản trị chiến lược (Tái bản lần thứ 5): Phần 1
20 p | 27 | 12
-
Phát triển vị thế cạnh tranh thông qua quản trị chiến lược: Phần 1
187 p | 19 | 11
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 1 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc
112 p | 47 | 10
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc
108 p | 42 | 10
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Tuần 1 - Lê Mạnh Đức
20 p | 115 | 9
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Bài 1: Đại cương về quản trị chiến lược
20 p | 81 | 9
-
Giáo trình Quản trị chiến lược: Phần 1 - TS. Lục Mạnh Hiển
187 p | 11 | 7
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Nội dung 1 - PGS. TS. Nguyễn Khắc Hoàn
21 p | 13 | 7
-
Giáo trình Quản trị chiến lược: Phần 1 - TS. Nguyễn Xuân Điền
53 p | 12 | 6
-
Tài liệu học tập Quản trị chiến lược: Phần 1 - TS. Cảnh Chí Hoàng
192 p | 20 | 5
-
Giáo trình Quản trị chiến lược (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
82 p | 12 | 5
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chapter 1: Busines strategy
8 p | 94 | 4
-
Giáo trình Quản trị chiến lược: Phần 2 - TS. Nguyễn Xuân Điền
56 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn