intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

47
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu sẽ chỉ ra các lý thuyết về rủi ro chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng; trên cơ sở đó tác giả sẽ vận dụng để nhận dạng những rủi ro chính đối với chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu những rủi ro đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM SUPPLY CHAIN RISK MANAGEMENT OF VIETNAM’S COFFEE INDUSTRY ThS. Phan Đình Quyết & ThS. Nguyễn Phương Linh Đại học Thương mại TÓM TẮT Hoạt động quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nói chung và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nói riêng ngày càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả mọi khía cạnh của kinh doanh, bao gồm cả kế hoạch sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro chưa được các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam hiểu được hết. Nội dung nghiên cứu sẽ chỉ ra các lý thuyết về rủi ro chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng; trên cơ sở đó tác giả sẽ vận dụng để nhận dạng những rủi ro chính đối với chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu những rủi ro đó. Từ khóa: quản trị rủi ro, chuỗi cung ứng, công ty kinh doanh ABSTRACT Risk management activities in general and supply chain risk management in particular increasingly play important roles in all aspects of business, including production plans. However, these issues,which related to risk management are not fully understood by enterprises in general and SMEs in Vietnam in particular. This research will indicate the theory of supply chain risk and supply chain risk management; based on that, the author will identify the main risks of the Vietnamese coffee’s supply chain and propose some solutions to mitigate those risks. Key Words: risk management, supply chain, supply chain risk management, enterprises 1. Giới thiệu Rủi ro hình thành như một phần tất yếu trong chuỗi cung ứng và những rủi ro trong chuỗi cung ứng đang là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay quan tâm. Những nghiên cứu này thường tập trung vào một số các chủ đề chính như nhận thức rủi ro (Zsidisin, 2003), rủi ro và bài học cho tổ chức (Finch, 2004; Smeltzer và Sifert, 1998), rủi ro trong kinh doanh trực tuyến (Hunter và cộng sự, 2005), rủi ro môi trường (Cousins và cộng sự, 2004), rủi ro và những rắc rối của nó (Choi và Krause, 2006) và những rủi ro từ thuê khoán bên ngoài (Lonsdale, 1999). Rủi ro mua hàng từng thu hút một vài sự quan tâm trong nghiên cứu marketing về hành vi mua của khách hàng. Những cuộc thảo luận về hành vi mua khách hàng đã chỉ ra rủi ro là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng (Robinson và cộng sự, 1967; Sheth, 1973). Hơn thế nữa, rất nhiều những nghiên cứu đã được xuất bản trong lĩnh vực Marketing cũng đã đánh giá nhận thức của người mua về những rủi ro khi mua hàng, với mục đích giúp khách hàng có thể giảm những rủi ro từ nhận thức, ví dụ bằng cách cải thiện khả năng chia sẻ thông tin (Hawes và Barnhouse, 1987). Quản trị rủi ro là một mục tiêu trong nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng.Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu những nghiên cứu quản trị rủi ro cung ứng trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đưa ra khung lý thuyết về chuỗi cung ứng, nhận dạng các rủi ro trong chuỗi cung ứng và các phương thức của quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. Tiếp đó tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để đánh giá những rủi ro trong chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam. 2. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng 2.1. Chuỗi cung ứng 360
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Chuỗi cung ứng được hiểu làma ̣ng lưới của những tổ chức liên quan đế n những mố i liên kế t các dòng chảy ngươ ̣c và xuôi theo những tiế n trình và những hoa ̣t động khác nhau nhằ m ta ̣o ra giá tri ̣trong từng sản phẩ m và dich ̣ vu ̣ cho khách hàng (Christopher, 2011). Một định nghĩa khác cũng đã được đưa ra bởi Waters (2009) khi cho rằng một chuỗi cung ứng bao gồm những hoạt động và tổ chức liên kết với nhau giúp cho nguyên liệu dịch chuyển từ khâu đầu vào từ nhà cung ứng cho đến khách hàng cuối cùng.Và những định nghĩa này đều chỉ rõ rằng một chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.Nó không chỉ bao gồm nhà cung ứng, nhà sản xuất mà còn bao gồm hệ thống kho, vận chuyển, các nhà bán lẻ, bán buôn và khách hàng. Dựa trên lý thuyết này Wisner (2005) đã đưa ra mô hình chuỗi cung ứng thông thường như hình 3.1 Hình 1. Mô hình chuỗi cung ứng thông thường (Wisner, 2005) 2.2. Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng Các thuật ngữ như quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) hay quản trị rủi ro chuỗi cung ứng (SCRM) đang ngày phổ biến và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của mọi tổ chức doanh nghiệp (Olson và Wu, 2008).Khái niệm quản tri ̣ rủi ro trong chuỗi cung ứng đươ ̣c hiể u là việc huy động các nguồ n lực của doanh nghiệp để giảm thiể u rủi ro, cập nhật thông tin và kiế n thức một cách đồ ng bộ thông qua ma ̣ng lưới mố i quan hệ (Harland, 2001 và Christopher, 2011) Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nhận dạng và đánh giá những rủi ro và mức độ ảnh hưởng của những rủi ro đến với tổ chức. Tuy nhiên việc đánh giá những rủi ro trong chuỗi cung ứng, yêu cầu các doanh nghiệp không những phải nhận dạng được những rủi ro trực tiếp tới doanh nghiệp mà còn phải nhận dạng được những rủi ro tới những hoạt động cơ bản trong chuỗi, những rủi ro gây ra bởi sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi. Trong bối cảnh cụ thể, chúng ta cần xác định rõ bản chất của những rủi ro trong chuỗi cung ứng. Những rủi ro này thường xoay quanh những dòng chảy trong chuỗi cung ứng.Những dòng chảy này có thể đề cập là dòng thông tin, dòng nguyên liệu, dòng sản phẩm và dòng tiền. 361
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 2.3. Những nguồn rủi ro của chuỗi cung ứng Nguồn của rủi ro chuỗi cung ứng rất đa dạng và không thể dự đoán chắc chắn được. Mason – Jones và Towill (1998) đã đưa ra mô hình những rủi ro có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng. Dựa trên mô hình này có thể nhận ra có 5 loại rủi ro chính trong chuỗi cung ứng đó là rủi ro từ môi trường, rủi ro cung ứng, rủi ro từ nhu cầu, rủi ro trong quy trình, rủi ro trong kiểm soát Hình 2. Những nguồn của rủi ro chuỗi cung ứng (Josen và Towill, 1998) Những rủi ro môi trường là những tác động của các nhân tố từ môi trường bên ngoài tới chuỗi cung ứng, ví dụ như tác động của chính trị (sự khủng hoảng nguyên liệu,…), tác động của tự nhiên (động đất, cháy rừng, …) hoặc xã hội (sự tấn công khủng bố …). So sánh với những rủi ro môi trường thì rủi ro cung ứng và rủi ro nhu cầu xuất phát từ phía bên trong của doanh nghiệp tác động lên chuỗi cung ứng.Rủi ro cung ứng lien quan đến những hoạt động của nhà cung cấp và những mối quan hệ của nhà cung cấp.(Zsidisin và cộng sự, 2000). Rủi ro nhu cầu có thể xuất hiện trong một số trường hợp như thay đổi mùa, các biến động nhất thời tại một thời điểm, hoặc sản phẩm có chu kỳ sống ngắn (Johnson, 2001) Những quy trình có thể mở rộng hoặc giảm bớt các ảnh hưởng của các rủi ro trong chuỗi cung ứng và đề cập tới việc thiết kế và triển khai những quy trình trong và giữa những hoạt động trong chuỗi cung ứng.Một quy trình tốt cần xây dựng dựa trên sự hiểu biết về sự thay đổi, ví dụ như trong sản xuất hoặc dự báo, trong một vài trường hợp cần xây dựng những kế hoạch sản xuất thừa nếu cần thiết… Tương tự như vậy thì cơ chế kiểm soát chuỗi cung ứng cũng có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro. Những hoạt động liên quan đến kiểm soát chuỗi cung ứng như các quy định và chính sách liên quan đến số lượng đơn hàng … 3. Nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam 3.1. Giới thiệu khái quát về ngành cà phê và chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam Cà phê là một trong những sản phẩm xuất khẩu trọng điểm Việt Nam. Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan Việt Nam tính đến năm 2014, cà phê chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. 362
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 3. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản Việt Nam năm 2015 (Tổng cục Hải Quan) Theo báo cáo của hiệp hội cà phê Việt Nam (Vifoca), cà phê Việt Nam chiếm 20% thị phần về sản lượng nhưng giá trị xuất khẩu chỉ chiếm 2% thị trường cà phê thế giới. Để cải thiện vấn đề này, hiện nay các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cũng đã có những chuyển biến tích cức trong việc tăng giá trị xuất khẩu cà phê thông qua việc đầu tư vào ngành cà phê chế biến. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay có hơn 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay và 19 nhà máy chế biến cà phê hoà tan. Từ chỗ chiếm hơn 1% thị phần cà phê hoà tan, tính đến năm 2015 Việt Nam đã vươn lên thứ 5 trong số những nước xuất khẩu cà phê hoà tan lớn nhất thế giới, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ (Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2015). Tuy nhiên một thực trạng vẫn đang tồn tại đó là cà phê Việt hiện đang nằm trong phân khúc thấp nhất của chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi tạo ra giá trị gia tăng rất thấp.Những nguyên nhân này được chỉ ra rõ nét thông qua việc phân tích mô hình chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam (Hình 3). Căn cứ vào chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam (Hình3) có thể chỉ ra một vài lý do cơ bản sau. Lý do đầu tiên là sự sản xuất phân tán. Việc sản xuất chủ yếu được thực hiện bởi các hộ gia đình nhỏ, phân tán dẫn tới chi phí cao, chất lượng không đồng đều và không ổn định.Điều này được viện dẫn qua báo cáo của hiệp hội cà phê Việt Nam (Vifoca), 80 – 90 phần tram người trồng cà phê là hộ cá thể, trồng trên diện tích nhỏ (0.5 – 1 hecta). Hầu hết việc chế biến cà phê đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận mà không chú ý đến các tiêu chuẩn chế biến dẫn tới giảm chất lượng cà phê Việt Nam và giảm sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2012). Thứ hai là sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi lỏng lẻo. Hiện nay cũng có nhiều đại lý thu mua cà phê, tuy nhiên mức giá là khác nhau nên tạo ra sự cạnh tranh mạnh trên thị trường trong nước. Bên cạnh đó tâm lý người nông dân là thường xuyên bán cà phê sau khi thu hoạch để tái đầu tư vốn nên khi trường hợp giá cà phê tăng thì không còn cà phê để bán (Huyền, 2013). Một lý do nữa là hệ thống kênh phân phối. Hiện nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam hầu hết đều phải qua 26 đầu mối và DN nước ngoài chứ chưa tiếp cận được trực tiếp với các nhà rang xay cà phê thế giới. Trong khi đó, ở trong nước có đến 153 DN xuất khẩu cùng hơn 3.000 đại lý thu mua. Đây là một nghịch lý khiến các DN xuất khẩu cà phê VN luôn bị động. Thực tế, phần lớn doanh thu (hơn 100 tỉ USD/năm) của ngành cà phê toàn cầu đều rơi vào tay các nhà chế biến, rang xay thế giới. Trong khi các nước sản xuất cà phê (trong đó 363
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 có VN) chỉ được hưởng một phần rất nhỏ, chừng 11-13 tỉ USD(Báo cáo hiệp hội cà phê Việt Nam, 2015).Chính điều này dẫn tới giảm quyền lực thương lượng của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam. Hình 4. Chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam (Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn) 3.2. Những rủi ro của ngành café Việt Nam Theo báo cáo của bộ ngoại giao Việt Nam, những rủi ro chính trong ngành cà phê Việt Nam có thể đề cập như sau: Bảng 1. Các loại rủi ro chính trong chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam (Báo cáo Bộ ngoại giao Việt Nam) Rủi ro trong sản xuất Hạn hán Sâu bệnh bùng phát Lượng mưa thất thường Diện tích đất thu hẹp và thiếu vốn Rủi ro thị trường Rủi ro trong biến động giá cà phê Rủi ro từ biến động của giá đầu vào Sụt giảm giá trong thời gian dài 364
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Rủi ro từ mối quan hệ với đối tác Sự biến động của tỷ giá và lãi suất Rủi ro môi trường Rủi ro từ danh tiếng Trộm cắp 3.2.1. Rủi ro sản xuất Hạn hán: Nghiên cứu của Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành (2015) đã chỉ ra đây là một trong những nguy cơ đáng kể đối với ngành cà phê của Việt nam. Các hộ trồng cà phê cũng ngày quan tâm hơn công tác tưới tiêu cây cà phê tuy nhiên trong trường hợp hạn hán nghiêm trọng có thể dẫn tới việc các hộ trồng cà phê cần bổ sung nhiều hơn lượng nước tưới cho cà phê. Do đó họ phải gánh chịu những khoản chi phí bổ sung đáng kể bao gồm chgi phí nhiên liệu để bơm, chi phí lao động bổ sung, chi phí để làm sạch và đào thêm những giếng nước sâu hơn phục vụ tưới tiêu. Sâu bệnh bùng phát Tại Việt Nam đã có nhiều thời điểm sâu bệnh tấn công các cây nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng. Mùa cà phê năm 2006/2007 cà phê Việt Nam đã phải đối mặt với sự bùng phát mạnh mẽ của ve sầu cùng với bệnh vàng lá, dẫn đến thiệt hải sản xuất ước tính khoảng 112 triệu đô la. Với một nước nhiệt đới như Việt Nam thì rõ ràng những nguy cơ về bùng phát sâu bệnh là rất rõ ràng.Điều này đòi hỏi những người nông dân cũng cần có những chính sách phù hợp để phòng tránh. Lượng mưa thất thường Đối ngược hoàn toàn với hạn hán đó là lượng mưa thất thường.Mưa nhiều và không đúng thời điểm cũng là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất của cây cà phê.Mưa kéo dài trong thời gian cây cà phê ra hoa, cùng với đó là nhiệt độ giảm sẽ làm hoa rơi, từ đó giảm năng suất.Theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2015, khô hạn đã ảnh hưởng đến hơn 40.000 hecta cà phê (Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành, 2015). Diện tích đất thu hẹp và thiếu vốn Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, hiện nay diện tích đất trồng cà phê Việt Nam khoảng hơn 650 nghìn hecta (Hình 4). Và để đảm bảo duy trì sản lượng và thị phần xuất khẩu thì Việt Nam cần ổn định ít nhất 500.000 hecta diện tích khai thác cà phê. Tuy nhiên theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì trong năm năm tới, ước tính một phần tư diện tích trồng cà phê hiện tại tới độ tuổi cần chuyển đổi thay thế. Cũng theo hiệp hội cà phê Việt Nam, một trong những vùng có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước là Đăk lắk cũng đang rơi vào tình trạng là hơn 30% diện tích cà phê nằm trong diện cần tái canh. Tuy nhiên việc tái canh không dễ vì mỗi hecta muốn tái canh cần vài trăm triệu đồng và điều này nằm ngoài khả năng của người trồng cà phê. Và thời gian tái canh lại khá lâu, trung bình từ 5 năm sau tái canh thì cà phê mới cho thu nhập trở lại nên cũng là một trong những nguyên nhân khiến người nông dân không còn thiết tha với cây cà phê. 365
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Hình 5. Sản lượng cà phê và diện tích gieo trồng cà phê Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 (Tổng cục thống kê, 2015) 3.2.2. Rủi ro thị trường Sụt giảm giá trong thời gian dài Giá cà phê cao luôn là mong đợi của các hộ nông dân cũng như của những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê.Tuy nhiên luôn có một rủi ro đó là giá cà phê quốc tế có thể rơi xuống mức thấp và duy trì trong một thời gian dài. Điển hình như năm 2000 khi giá cà phê Robusta London giảm xuống dưới 1000 USD/tấn và duy trì suốt 5 năm. Đến năm 2005 giá cà phê Robusta London chỉ còn 384 USD/tấn. Điều này dẫn tới doanh thu xuất khẩu cà phê giảm mạnh và người nông dân cũng sẽ mất hứng thú với việc trồng cà phê. Rủi ro trong biến động giá cà phê Sự biến động giá cà phê được xem là rủi ro lớn nhất đối với người nông dân, người thu mua, thương nhân, nhà chế biến và xuất khẩu. Rủi ro này một phần do sự đầu cơ trong toàn bộ chuỗi cung ứng dẫn tới. Điều này chủ yếu được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia và các nhà xuất khẩu lớn.Và nguy cơ thiệt hại chủ yếu sẽ xảy ra với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Đặc biệt là những doanh nghiệp ký những hợp đồng dài hạn và có giá cố định. Do đó việc biến động giá cà phê tác động rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp này.Việc biến động giá cà phê cũng tác động mạnh đến động lực trồng cà phê của người nông dân. Theo chủ tịch hiệp hội cà phê Việt Nam Lương Quang Tự, điều này được thể hiện rõ trong năm 2015, khi mà giá cà phê rơi thấp xuống chỉ 30.000 đồng/kg, so với trung bình các niên vụ cà phê khác là 38.000 đến 40.000 đồng/kg. Với mức giá này chắc chắn những người nông dân bị lỗ và họ có tư tưởng chuyển đổi cây trồng dẫn tới nguồn cung cà phê cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam kém ổn định. Rủi ro từ mối quan hệ với đối tác Các mối quan hệ bền vững dựa trên sự hợp tác tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể vì sự thay đổi mức giá mà các đối tác họ sẽ tìm cách phá bỏ các hợp đồng.Điều này sẽ gây ra những tổn thất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt nam đang phải hoạt động trong một khoảng trống pháp lý, nơi mà người tham gia trong chuỗi chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm riêng. Rủi ro từ sự biến động tỷ giá và lãi suất 366
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đây là một rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê nói riêng. Hiện nay đông tiền trao đổi chính trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đó là đồng USD và tỷ giá hối đoái trong suốt thời gian qua là ổn định. Lãi suất ngân hàng cũng tương đối ổn định, tuy nhiên trước những áp lực lãi vay từ ngân hàng nên nhiều hộ nông dân trồng cà phê có thời điểm phải bán vội cà phê để tránh lãi suất tăng cao nên cũng ảnh hưởng tương đối đến giá cà phê nội địa và các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê. 3.2.3. Rủi ro môi trường Rủi ro về danh tiếng Thương mại quốc tế giữa các doanh nghiệp cà phê dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và để đảm bảo, thông thường giữa hai bên thường ký những hợp đồng dài hạn. Điều này đồng nghĩa với việc các bên sẽ tôn trọng nghĩa vụ của mình dù cho cuối cùng hợp đồng đó có sinh lợi nhuận hay thua lỗ. Hiện nay các hiệp hội cà phê là tương đối mỏng và việc bảo vệ những doanh nghiệp cà phê Việt Nam trước những tin đồn không chính xác là còn yếu. Thật khó để định lượng được tổn thất về rủi ro danh tiếng, tuy nhiên hậu quả của nó có thể sẽ nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt và điều này có thể gây giảm vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp cà phê trên thị trường quốc tế Trộm cắp Đây là rủi ro không đáng kể tuy nhiên các doanh nghiệp, các hộ nông dân cũng cần hết sức cảnh giác; đặc biệt là thời điểm giá cà phê cao. Ngoài việc gây ra tổn thất về tài chính cho người nông dân thì việc trộm những cây cà phê chưa đủ độ chín cũng dẫn đến suy giảm chất lượng cà phê nói chung. 3.3. Một số giải pháp quản trị rủi ro chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam Những rủi Các giải pháp ro Sự - Nghiêm khắc hơn trong kinh doanh biến động - Nâng cao hiểu biết về rủi ro và quản trị rủi ro ở tất cả các cấp độ quản trị trong chuỗi về giá giá trị - Tăng cường cơ chế quản trị rủi ro/ cơ chế bảo hiểm rủi ro trong việc trao đổi cà phê - Tạo điểu kiện để tiếp cận với các công cụ quản trị rủi ro quốc tế - Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như nâng cao tính thanh khoản của việc trao đổi nội địa để hạn chế các rủi ro - Nâng cao sự hiểu biết về sự khác biệt, các tác động tiềm năng của hoạt động đầu cơ trong nước và các rủi ro trong kinh doanh khác biệt hóa quá cao Hạn - Đưa ra những dự báo thời tiết chính xác/ hệ thống cảnh báo sớm hán và - Bảo vệ tài nguyên nước thông qua việc cải thiện các quy định và thực hành thủy lợi diện tích - Tăng cường giám sát, nghiên cứu và trao đổi thông tin, phối hợp với các tổ chức tìm đất trồng bị cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thu hẹp - Các có chính sách phát triển theo từng giai đoạn để đảm bảo việc tái sử dụng đất hợp 367
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 lý tránh trường hợp đất trở nên quá cằn cỗi nên chất lượng thấp. - Có các chính sách hỗ trợ hợp lý và đảm bảo cho người nông dân để họ đảm bảo trong việc duy trì trồng cây cà phê - Phối hợp cùng các tỉnh có diện tích trồng cây cà phê lớn tích cực tuyên truyền cho người nông dân nhằm đẩy mạnh thự hiện nông nghiệp bền vững. - Bảo hiểm Sự - Cải thiện năng suất cà phê sụt giảm - Giảm chi phí/ nâng cao hiệu quả giá kéo dài - Tăng cường và thúc đẩy sản xuất và thương mại cà phê một cách bền vững; ví dụ gia tăng xuất khẩu những sản phẩm cà phê đạt chuẩn 4C, cà phê đạt chuẩn UTZ, … - Tạo ra mối quan hệ thương mại dài hạn Danh tiếng- Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các doanh nghiệp trong ngành và đối tác- Thành lập cơ quan đại diện ở tất cả các cấp trong chuỗi cung ứng để cải thiện sự phối hợp trong ngành, trong đó có thể tiến hành tái cơ cấu và tăng cường sự ảnh hưởng của hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOFA) - Giới thiệu các thủ tục luật pháp phù hợp và thủ tục cấp phép, nhượng quyền. Thành lập hệ thống trọng tài độc lập để đối phó với những tranh chấp thương mại - Thúc đẩy sự tôn trọng đối với các hợp đồng Sâu - Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch ứng phó vệ sinh. bệnh bùng phát- Đảm bảo hỗ trợ nghiên cứu đầy đủ - Cải thiện dịch vụ khuyến nông - Tăng cường chuyển giao kiến thức cho nông dân thông qua việc phối kết hợp nhà nông với các nhà nghiên cứu. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông - Thắt chặt giám sát đầu vào nông nghiệp để loại bỏ các sản phẩm giả, kém chất lượng; đặc biệt loại bỏ những hóa chất bị cấm Lượng - Cần phối hợp đưa ra những dự báo thời tiết chính xác và đưa ra những sự cảnh báo mưa thất sớm thường - Tăng cường sử dụng các tầm vải nhựa, khay sấy để sấy khô cà phê - Sử dụng các công cụ, thiết bị sấy Sự - Hướng tới những hợp động dài hạn biến động của giá cả đầu vào 368
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tỷ giá và- Cho phép các nhà xuất khẩu duy trì tài khoản đồng USD lãi suất - Phát triển các sản phẩm tài chính phù hợp (lãi suất tiền vay cố định…) 4. Kết luận Như vậy, qua nghiên cứu trên tác giả đã chỉ ra được những lý thuyết cơ bản về rủi ro chuỗi cung ứng và vận dụng lý thuyết đó chỉ ra được 8 rủi ro cơ bản mà ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt. Trong những rủi ro đó, những rủi ro có ảnh hưởng lớn tới ngành cà phê Việt Nam như thời tiết, sự biến động về giá cả … Với từng rủi ro này tác giả cũng đã đề xuất một vài những giải pháp để giúp ngành cà phê Việt Nam nói chung cung như khu vực trồng cà phê lớn của Việt Nam như Đăk Lăk, Lâm Đồng … giảm thiểu những rủi ro. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Choi, T. Y., & Krause, D. R. (2006). The supply base and its complexity: Implications for transaction costs, risks, responsiveness, and innovation. Journal of Operations Management, 24(5), 637-652. [2] Christopher, M. et al. (2002), Supply Chain Vulnerability, Department for Transport, truy cập lần cuối tại at: www.line56.com ngày 8 tháng 8 năm 2016.
 [3] Cousins, Paul D. and Robert Spekman (2003). “Strategic Supply and the Management of Inter- and Intra-Organizational Relationships,” Journal of Purchasing and Supply Management, 9 (January), 19- 29. [4] David L. Olson, Desheng Dash Wu, (2010) "A review of enterprise risk management in supply chain", Kybernetes, Vol. 39 Iss: 5, pp.694 – 706 [5] Harland, C., Brenchley, R. and Walker, H. (2003), “Risk in supply networks”, Journal of Purchasing & Supply Management, Vol. 9 No. 1, pp. 51-62. [6] Hunter, L.M., Kasouf, C.J., et al., 2004. A classification of business-to- business buying decisions: risk importance and probability as a framework for e-business benefits. Industrial Marketing Manage- ment 33 (2), 145–154. [7] JM Hawes, SH Barnhouse (1987), How purchasing agents handle personal risk, Industrial Marketing Management, Vol.4, No.16, 287 – 293 [8] Johnson, E. (2001), “Learning from toys: lessons in managing supply chain risk from the toy industry”, California Management Review, Vol. 43 No. 3, pp. 106-24. [9] Lonsdale, C. (1999), “Effectively managing vertical supply relationships: a risk management model for outsourcing”, Supply Chain Management, Vol. 4 No. 4, p. 176. [10] Mason-Jones, R. and Towill, D.R. (1998), “Shrinking the supply chain uncertainty cycle”, Control, pp. 17-22. [11] Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân (2015), Biế n đổ i khí hâu ở Việt Nam: Một số kế t quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quố c tế , Khoa Khí tươ ̣ng Thuỷ văn và Hải dương ho ̣c, Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Tự nhiên, ĐHQGHN [12] Peter Finch, (2004) "Supply chain risk management", Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 9 Iss: 2, pp.183 – 196 [13] Robinson, P.J., Faris, C.W. and Wind, Y. (1967), Industrial Buying and Creative Marketing, 369
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Allyn & Bacon, Boston, MA. [14] Sheth, J.N. (1973), “A model of industrial buyer behavior”, Journal of Marketing, Vol. 37, October, pp. 50-6. [15] Smeltzer and Siferd (1998), “Proactive Supply Management: The Management of Risk,” International Journal of Puchasing and Materials Management, Vol. 34 (Winter), 38-45. [16] Việt Nam: Xuất khẩu cà phê tháng 10/2015 tiếp tục giảm cả lượng lẫn giá. Try cập lần cuối ngày 8 tháng 8 năm 2016 tại http://giacaphe.com/46399/viet-nam-xuat-khau-ca-phe-thang-10-2015-tiep-tuc- giam-ca-luong-lan-gia/ [17] Vicofa (2015), Báo cáo tổng quan cà phê Việt Nam 2015. [18] Waters D (2007) Trends in the supply chain, in Global logistics (5th edition), London: Kogan Page. [19] Wisner, J.D., Leong, G.K., Tan, K.-C. (2005), “Principles of supply chain management: A balanced approach”, South-Western Cengage, Mason. [20] Zsidisin, G. and Ellram, L. (2003), “An agency theory investigation of supply risk management”, Journal of Supply Chain Management, Vol. 39 No. 3, pp. 15-27. 370
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2