intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

quy phạm pháp luật

Chia sẻ: Letronglan Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:70

345
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và trình tự luật định, trong đó có những quy tắc xử sự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: quy phạm pháp luật

  1. Văn bản quy phạm pháp luật * Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và trình tự luật định, trong đó có những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (Theo Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002)
  2. Giảng viên: Hứa Thị Minh Hồng Khoa NN & PL Thái Nguyên, tháng 12 năm 2007    
  3. Kết cấu bài giảng I. Quy phạm pháp luật 1. Khái niệm, đặc điểm 2. Cấu trúc 3. Phân loại II. Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa 1. Khái niệm, đặc điểm 2. Cấu trúc 3. Phân loại 4. Sự kiện pháp lý
  4. Mục đích - Yêu cầu 1- Nắm được những nội dung cơ bản của bài. Hiểu rõ quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật để từ đó phân biệt được với các loại quy phạm xã hội, quan hệ xã hội khác. 2- Thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu chuyên đề đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật
  5. Tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung); 2. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành: Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội…; 3. Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị ,Nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính tập 1 – Nhà xuất bản lý luận chính trị - 2004; 4. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội; 5. Tạp chí Nhà nước và pháp luật…
  6. NỘI DUNG I. Quy phạm pháp luật 1. Khái niệm, đặc điểm a. Khái niệm - Quy phạm: là quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, là chuẩn mực có tính chất lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và đời sống tự nhiên. - Quy phạm xã hội: là những quy tắc xử sự, quy tắc hành vi, những giá trị chuẩn mực phản ánh các quy luật vận động khách quan của đời sống xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội duy trì ổn định, trật tự xã hội
  7. NỘI DUNG I. Quy phạm pháp luật 1. Khái niệm, đặc điểm a. Khái niệm  Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc phê chuẩn thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các quan hệ xã hội. VD: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật ( Điều 52 Hiến pháp 92)
  8. b. Đặc điểm quy phạm pháp NỘI DUNG luật So sánh 2 quy định sau: 1. “ Chàng ơi thiếp có lỗi lầm Xin chàng đóng cửa âm thầm bảo nhau” ( Ca dao Việt Nam) 2. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. ( K1, Đ21 Luật HN&GĐ)
  9. b. Đặc điểm quy phạm pháp NỘI DUNG luật Sự giống nhau  Là khuôn mẫu xử sự trong quan hệ vợ chồng  Cùng là tiêu chí để đánh giá hành vi của vợ chồng với nhau  Không đặt ra cho riêng ai, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa vợ chồng, nhằm đảm bảo gia đình phát triển bền vững và hoà thuận.
  10. NỘI DUNG b. Đặc điểm quy phạm pháp luật Sự khác nhau Quy phạm đạo đức Quy phạm pháp luật - Được hình thành trong - Do nhà nước ban hành XH trên cơ sở quan niệm trong quá trình quản lý xã về đạo đức. hội. - Thể hiện ý chí, mong - Thể hiện ý chí nhà nước muốn của cộng đồng xã (ý chí của giai cấp thống hội. trị). - Đảm bảo thực hiện bằng - Đảm bảo thực hiện bằng biện pháp mang tính giáo biện pháp cưỡng chế nhà dục, thuyết phục. nước.
  11. b. Đặc điểm quy phạm pháp luật §Æc ®iÓm chung: QPPL là một dạng của QPXH nên nó mang tính chất vốn có của một QPXH  Là khuôn mẫu Là quy tắc để mọi người xử sự làm theo chung Là tiêu chuẩn xác định&đánh giá hành vi con người
  12. b. Đặc điểm quy phạm pháp luật Đặc điểm riêng của QPPL  QPPL chỉ do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước Cho phép Tính cưỡng chế của QPPL Bắt buộc
  13. b. Đặc điểm quy phạm pháp luật Đặc điểm riêng của QPPL  QPPL là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung  Tính bắt buộc chung được hiểu là bắt buộc đối với mọi chủ thể nằm trong hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm đó quy định VD: Công dân phải trung thành với Tổ quốc. ( Đ76 HP 92 )
  14. b. Đặc điểm quy phạm pháp luật Đặc điểm riêng của QPPL  QPPL vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội + Tính giai cấp: QPPL do Nhà nước ban hành và thừa nhận, do đó thể hiện ý chí của Nhà nước. QPPL được đặt ra để bảo vệ giai cấp thống trị. + Tính xã hội: Trong các quy định của QPPL đều hướng tới việc duy trì, bảo vệ đời sống cộng đồng nói chung.
  15. b. Đặc điểm quy phạm pháp luật Đặc điểm riêng của QPPL  QPPL thường có hiệu lực lâu dài. Tuy nhiên chúng cũng có thể bị huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung trong quá trình xây dựng pháp luật. VD: - HP 1980 quy định: “nền KTQD chủ yếu có 2 thành phần: KT quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và KT hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động”. - HP 1992 quy định: “ Nhà nước phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN”.
  16. b. Đặc điểm quy phạm pháp luật  Đặc điểm riêng của QPPL  QPPL có hình thức xác định: Là quy phạm thành văn, được thể hiện theo ngôn ngữ, trật tự nhất định.  Nội dung chặt chẽ, rõ ràng và luôn được hiểu thống nhất.
  17. Tóm llạii Tóm ạ  QPPL là một dạng QPXH, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện; là công cụ không thể thiếu để nhà nước thực hiện chức năng của mình nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, để chúng phát triển theo một trật tự nhất định.
  18. 2. Cấu trúc của QPPL Cấu trúc của QPPL là các bộ phận hợp thành QPPL  Giả định của QPPL  Quy định của QPPL  Chế tài của QPPL
  19. a. Giả định của QPPL Chủ thể là ai?  Khái niệm: Trong hoàn cảnh, Là bộ phận của QPPL điều kiện nào? nêu lên những hoàn Không gian,thời cảnh, điều kiện có gian nào? thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân, tổ chức nào ở vào hoàn cảnh , điều kiện đó phải chịu tác động của QPPL.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2