intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ_2

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'rèn luyện kĩ năng tính toán trong địa lí_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ_2

  1. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ * Để vẽ cho chính xác ta nên đổi số phần trăm (%) sang độ ( 0 ) để đo cho chính xác 100% = 3600, 1% = 3,60 2. Biểu đồ Cột. * Vẽ trục toạ độ. - Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục. - Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị * Đánh số đơn vị. - Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ. - Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) tuy không yêu cầu chính xác tuyệt đối như biểu đồ đồ thị nhưng phải đảm bảo tính tương đối hợp lí. * Vẽ theo đúng trình trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp tới cao hoặc ngược lại trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại. * Không nên vạch ba chấm (…) hoặc gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt thành nhiều khúc không có thẩm mĩ. * Cột đầu tiên phải cắt trục từ 1 đến 2 ô vở (trông được sát trục trừ
  2. biểu đồ đồ thị) * Độ rộng hay bề ngang của các cột phải bằng nhau tốt nhất là ngang bằng một ô tập. * Ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét (chỉ ghi số không ghi chữ, đơn vị ở cột) * Kí hiệu : - Nếu chỉ có một loại thì nên để trắng hoặc cho kí hiệu giống nhau. - Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (nên cho kí hiệu đơn giản) * Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng tay và viết tắt. 3. Biểu đồ đồ thị. * Vẽ hệ trục toạ độ chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác - Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục. - Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị * Đánh số đơn vị. - Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ. - Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) chia tỉ lệ chính xác theo từng năm hoặc tháng. * Vẽ năm đầu tiên ở sát trục để đồ thị liên tục không bị ngắt quãng. * Xác định toạ độ giao điểm giữa trục đứng và ngang theo từng năm và theo giá trị bài cho bằng những vạch mờ, chổ giao nhau ta chấm
  3. đậm. * Nối các chấm toạ độ lại liên tiếp theo thứ tự năm ta được đường biểu diễn. * Ghi số trên từng chấm toạ độ đã xác định. * Kí hiệu : - Nếu chỉ có một loại thì chấm toạ độ nên chấm tròn. - Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (nên cho kí hiệu đơn giản) chấm toạ độ có thể hình tròn, vuông, tam giác… Để phân biệt. * Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng tay và viết tắt. 4. Biểu đồ miền: Vẽ tương tự biểu đồ đồ thị. Nhưng lưu ý mỗi miền thì chiếm một phần riêng và tổng các miền trong một năm là bằng 100% Một số lỗi thường gặp phải khi tiến hành vẽ biểu đồ. 1. Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên không đúng và đủ. Ví dụ tên đề bài: “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong thời kì: 1980 –1998” Học sinh thường ghi: Biểu đồ công nghiệp, vẽ biểu đồ công nghiệp…
  4. mà tên đúng phải là: biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong thời kì: 1980 – 1998. 2. Chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt hoặc ghi cả giá trị. 3. Đối với biểu đồ tròn: - Chia tỉ lệ không đúng sai giá trị. - Số ghi trong biểu đồ không rõ ràng. - Hay dùng móc que và mũi tên minh toạ cho biểu đồ. 4. Đối với biểu đồ cột : - Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ. - Cột đầu tiên vẽ sát trục. - Trên đầu các cột không ghi giá trị. - Dùng các vạch chấm hoặc các vạch mờ nối từ trục vào cột. - Chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác. - Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục. - Kí hiệu cho các cột quá phức tạp và rườm rà. 5. Đối với biểu đồ đồ thị : - Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ. - Năm đầu tiên không vẽ sát trục.
  5. - Chia tỉ lệ trên trục ngang không chính xác. - Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục. - Thiếu giá trị trên đầu các toạ độ giao điểm và giá trị ghi không thông nhất (số thì ghi trên, số thì ghi dưới các các toạ độ giao điểm). Gợi ý nhận xét biểu đồ. 1. Biểu đồ hình cột và đồ thị, biểu đồ miền có nhận xét tương tự nhau. a. Nhận xét cơ bản: Tăng hay giảm? - Nếu tăng thì tăng như thế nào? (nhanh hay chậm hay đều) - Nếu giảm cũng vậy. (nhanh hay chậm hay đều) Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng? Không ghi từng năm một trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi. Hoặc mốc thời gian từ tăng châm qua tăng nhanh hay ngược lại. b. Khi giải thích (nếu đề bài yêu cầu) thì cần tìm hiểu xem tại sao nó tăng hay nó giảm, cần dựa vào nội dung bài học có kiên quan mà giải thích, nếu không biết rõ thì thôi không giải thích bừa. 2. Biểu đồ cột và đồ thị có 2, 3 yếu tố. Thì ta nêu từng yếu tố một như nhận xét trên sau đó so sánh chúng
  6. với nhau. 3. Biểu đồ cột, miền chỉ thể hiện vùng kinh tế, các quốc gia… a. Nhận xét cơ bản: Cao nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì) Tấp nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì). b. So sánh giữa các yếu tố với nhau, đặc biệt lưu ý khi so sánh giữa cái cao nhất (lớn nhất) với cái thấp nhất (nhỏ nhất) xem chúng gấp nhau mấy lần? 4. Biểu đồ tròn. a. Có một vòng: nhận xét cơ bản như sau: Yếu tố nào lớn nhất và yếu tố nào nhỏ nhất? Lớn nhất so với nhỏ nhất thì gấp nhau mấy lần? b. Có hai hoặc ba vòng (theo năm) Nhìn chung các vòng về thứ tự lớn nhỏ? Có thay đổi không? Thay đổi thế nào? Nhận xét cho từng vòng So sánh từng phần giữa các vòng xem tăng hay giảm tăng nhiều hay ít, giản nhiều hay ít?
  7. LƯU Ý: NHẬN XÉT NGẮN GỌN VÀ ĐẦY ĐỦ, KHI NHẬN XÉT THÌ KHÔNG GIẢI THÍCH (NẾU BÀI YÊU CẦU GIẢI THÍCH THÌ LÀM RIÊNG RA)VÀ NHẠN XÉT BUỘC PHẢI CÓ SỐ LIỆU KÈM THEO. KHAI THÁC TRI THỨC ĐỊA LÝ QUA BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU NGUYÊN TẮC ĐỌC BẢNG THỐNG KÊ 1. Phải sử dụng hết số liệu đã cho. 2. Nhận xét theo hàng ngang để có kết luận chung về sự phát triển chung nhất. 3. Nhận xét từng giai đoạn & giải thích. 4. Nếu cột dọc có nhiều đối tượng thì xem số lượng từng cột để xếp hạng đối tượng. 5. Sau khi xếp hạng tìm mối quan hệ của các cột kế bên để đưa ra nhận xét. 6. Tìm những cực đại, cực tiểu. 7. Khi cần phải biết thực hiện phép tính hợp lý để tìm ra tỉ số mới & sử dụng tỉ số này để so sánh. 8. Khái quát hết mọi mối liên hệ cơ bản nhất để đưa đến kết luận chung. ST
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2