intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rủi ro từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

315
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vụ hợp tác kinh doanh đua ngựa giữa Câu lạc bộ Phú Thọ (TP HCM) và Thiên Mã là niềm mơ ước của không ít người 3 năm trước. Nhưng người trong cuộc lại đang dở khóc dở cười với thoả thuận đầu tư giữa hai bên, vốn được ký dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vào tháng 6/2003, khi Công ty Thiên Mã của ông Nguyễn Ngọc Mỹ, một doanh nhân Việt kiều, ký được hợp đồng hợp tác với Câu lạc bộ Phú Thọ để khai thác trường đua này thì nhiều người cứ ngỡ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rủi ro từ hợp đồng hợp tác kinh doanh

  1. Rủi ro từ hợp đồng hợp tác kinh doanh Vụ hợp tác kinh doanh đua ngựa giữa Câu lạc bộ Phú Thọ (TP HCM) và Thiên Mã là niềm m ơ ước của không ít người 3 năm trước. Nhưng người trong cuộc lại đang dở khóc d ở cười với thoả thuận đầu tư giữa hai b ên, vốn được ký dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vào tháng 6/2003, khi Công ty Thiên Mã của ông Nguyễn Ngọc Mỹ, một doanh nhân Việt kiều, ký được hợp đồng hợp tác với Câu lạc bộ Phú Thọ để khai thác trường đua này thì nhiều người cứ ngỡ ông Mỹ... trúng số. Điều này không phải không có cơ sở vì trước đó đã có nhiều công ty cả trong và ngoài nước tranh nhau xin đ ược hợp tác với Câu lạc bộ Phú Thọ, nhưng cuối cùng chỉ có Thiên Mã là về đích. Thế nhưng, trái với dự đoán, cả Thiên Mã lẫn đối tác lại đang trong cảnh dở khóc, d ở cười. Theo thỏa thuận đầu tư, Câu lạc bộ Phú Thọ góp vốn bằng mặt bằng trường đua, còn Thiên Mã bỏ vào 1,55 triệu đôla Mỹ để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dự án được thực hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có thời hạn bảy năm. Do hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không hình thành pháp nhân mới nên hai bên buộc phải thỏa thuận sử dụng pháp nhân, con dấu của Câu lạc bộ Phú Thọ, trực thuộc Sở
  2. Thể dục Thể thao TPHCM, để hoạt động. Việc làm này không trái luật nhưng chính từ đây bắt đầu nảy sinh những rắc rối cho cả hai b ên. “Đau đầu nhất đối với chúng tôi lúc này là vấn đề đối ngoại. Cứ mỗi lần gửi công văn đi đâu là “cha”, “con” phải gồng gánh đi theo giải trình đến đó. Thậm chí, ông Năng (Nguyễn Hoàng Năng, Giám đốc Sở Thể dục - Thể thao TP HCM) cũng phải đích thân lên Cục Thuế để trình bày, giải thích”, ông Nguyễn Ngọc Mỹ than thở. “Cha” mà ông Mỹ muốn nói là Sở Thể dục Thể thao TP HCM, cơ quan chủ quản của Câu lạc bộ Phú Thọ; còn “con” là Ban giám đốc dự án trường đua. Câu lạc bộ Phú Thọ chỉ là một đơn vị sự nghiệp có thu, nên không thể hạch toán như một đơn vị kinh doanh thuần túy. Trong khi đó, dự án lại hoàn toàn mang tính kinh doanh và lại được thực hiện dưới danh nghĩa pháp nhân của Câu lạc bộ Phú Thọ. “Hai năm rồi, chúng tôi vẫn chưa được chia lời do vướng mắc về cơ chế hạch toán. Đây là trường hợp gần như chưa có tiền lệ và chưa có một văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn”, ông Mỹ nói. Thậm chí, muốn trả lương cao cho nhân viên hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc cho dự án cũng không phải dễ dàng do vướng cơ chế. Bởi vậy mới có chuyện một số nhân viên làm việc một chỗ (tức dự án) nhưng lại phải nhận lương hai nơi, vừa lương của dự án, vừa trợ cấp thêm của Công ty Thiên Mã.
  3. Việc “mượn” pháp nhân còn kéo theo những rắc rối khác. Công ty Thiên Mã, người trực tiếp bỏ tiền ra, thì cảm thấy bị trói buộc, không chủ động vì m ọi việc đều phải thông qua con dấu của đối tác. Ngược lại, Câu lạc bộ Phú Thọ thì mang nỗi lo về trách nhiệm của người trực tiếp đóng con dấu. Mặt khác, đơn vị này còn có đặc thù là hoạt động theo cơ chế “chủ quản”, cấp dưới phải thường xuyên báo cáo, xin phép cấp trên. Vì vậy, đối với một doanh nghiệp 100% vốn tư nhân như Thiên Mã thì điều này thật khó chấp nhận. “Người ta gả con gái cho tôi mà còn cho bà m ẹ vợ kè kè đi theo để trông coi”, ông Mỹ ví von. Luật sư Trần Duy Cảnh (Văn phòng Luật sư Luật Việt) cho rằng lỗi ở đây xuất phát từ việc các bên đối tác trong dự án đã lựa chọn sai hình thức đầu tư. “Có quá nhiều rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong việc lựa chọn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Giả sử nếu do bất đồng mà một bên không cho sử dụng con dấu như đã thỏa thuận thì điều gì sẽ xảy ra? Đ ương nhiên, dự án sẽ phải dừng lại”, Luật sư Cảnh phân tích. Ông Nguyễn Ngọc Mỹ cũng thừa nhận là đã không lường hết bất trắc khi đặt bút ký kết hợp đồng. “Trước đó, UBND TP HCM có một công văn yêu cầu chỉ cho phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, lúc ấy quả thực chúng tôi đã không nghĩ đến rắc rối”. Ông Mỹ cho biết đang có nguyện vọng được chuyển sang hình thức đầu tư BOT. Tuy nhiên, theo Luật sư Cảnh, tốt hơn cả là nên thành lập một
  4. công ty TNHH để cùng khai thác dự án. Đây là hình thức đầu tư tối ưu vì nó không những tháo gỡ vướng mắc mà còn tạo sự chủ động cho cả hai bên. Mặt khác, với hình thức công ty TNHH, các b ên sẽ không còn b ị áp lực bởi cơ chế “chủ quản” nữa vì khi đó doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trong chuyện làm ăn của mình. (Theo TBKTSG)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2