PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. lý do chọn đề tài.<br />
Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh và trí tuệ, cùng với sự phát triển như vũ bão<br />
của khoa học và công nghệ, đất nước ta đã và đang bước vào công cuộc công nghiệp<br />
hoá- hiện đại hoá đất nước với mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân<br />
chủ văn minh". Nhằm đưa đất nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu thành một<br />
nước có nền kinh tế phát triển về mọi mặt sánh vai với các nuớc trong khu vực và trên<br />
thế giới.<br />
Một đất nước muốn phát triển thì không đơn thuần chỉ dựa và nguồn tài nguyên<br />
thiên nhiên mà phải bằng cả nguồn tài nguyên trí tuệ, nguồn nhân lực … do đó quan<br />
điểm của Đảng và Nhà nước là: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển<br />
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng<br />
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu<br />
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang<br />
đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp<br />
cận kỹ năng sống đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và<br />
Học để cùng chung sống.<br />
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị<br />
kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Nội dung giáo dục kỹ<br />
năng sống đã được tích hợp trong một số môn học, việc giáo dục kỹ năng sống cho<br />
học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như:<br />
Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục phòng tránh<br />
tai nạn thương tích…Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là<br />
một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân<br />
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo<br />
dục và đào tạo chỉ đạo.<br />
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay ở các nhà trường<br />
đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. Để<br />
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và phát<br />
triển nhân cách toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn<br />
hiện nay, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng giáo dục trong xã<br />
hội mà tiên phong là đội ngũ giáo viên trong các nhà trường phổ thông.<br />
Trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục tại trường Trung học cơ sở Nậm<br />
Loỏng bên cạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đồng<br />
thời rút ra một số kinh nghiệm về “Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho<br />
học sinh THCS thông qua các hoạt động Đội”. Xin được đưa ra để hội đồng khoa<br />
học đánh giá và đồng nghiệp cùng tham khảo đóng góp ý kiến.<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:<br />
1. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các khối lớp trường THCS Nậm Loỏng – Thị<br />
xã Lai Châu – Tỉnh Lai Châu.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học<br />
sinh THCS thông qua các hoạt động Đội.<br />
1<br />
<br />
III. Mục đích nghiên cứu:<br />
Tăng cường các biện pháp chỉ đạo sâu rộng về nội dung, hình thức tổ chức,<br />
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Nậm Loỏng thông qua<br />
hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhằm hình thành các kĩ năng<br />
cần thiết ở người học phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Tạo dựng môi<br />
trường học tập thân thiện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh<br />
hướng tới hình thành và phát triển nhân cách toàn diện người học đáp ứng mục tiêu<br />
giáo dục toàn diện, phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO.<br />
Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống, đề ra các giải pháp<br />
nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả trong nhà trường<br />
THCS thông qua các hoạt động đội. Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội xây dựng<br />
môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:<br />
Phối hợp hài hoà các tổ chức đoàn thể trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học<br />
sinh, đặc biệt phát huy vai trò chủ lực của Đội Thiếu niên tiền phong trong việc tổ xây dựng<br />
kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đa dạng thu hút học sinh tham gia.<br />
Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thực hiện trong đề tài đã được đa dạng,<br />
sáng tạo hơn trong các năm học trước như các hoạt động tham quan thực tế, đền ơn,<br />
đáp nghĩa, giao lưu với liên đội trường bạn, hoạt động vui chơi lành mạnh, văn nghệ<br />
thể thao, hội thi tìm hiểu… Bên cạnh đó, còn đẩy mạnh các phong trào thi đua sôi nổi<br />
trong học sinh: Phong trào nói lời hay, làm việc tốt, phong trào nuôi lợn đất tình<br />
thương, đôi bạn cùng tiến, đôi bạn giúp đỡ nhau trong học tập… đã thu hút học sinh<br />
hưởng ứng tích cực, qua các hoạt động nhẹ nhàng giáo dục các em những phẩm chất<br />
đạo đức tốt đẹp, hình thành ở các em những hành vi, cử chỉ giao tiếp thân thiện, bồi<br />
dưỡng lòng nhân ái, tính mạnh dạn, tự tin trong học sinh, đặc biệt có sự chuyển biến<br />
rõ nét trong học sinh dân tộc thiểu số.<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lý luận:<br />
1. Cơ sở pháp lý của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường:<br />
Căn cứ chỉ thị 40/2008 /CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 của BGD&ĐT về việc<br />
phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”<br />
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.<br />
Căn cứ công văn số 142/KH-PGD&ĐT ngày 01/9/2008 của PGD&ĐT thị xã<br />
Lai châu về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện<br />
,học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.<br />
Căn cứ vào công văn số 447/PGDĐT-CM ngày 31 tháng 8 năm 2012 của<br />
Phòng GD&ĐT Thị xã Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục bậc<br />
THCS năm học 2012 – 2013.<br />
Thực hiệncông văn số 545/PGDĐT-CM ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Phòng<br />
GD&ĐT Thị xã Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, ngoại khoá<br />
và y tế trường học năm học 2012 – 2013.<br />
2. Cơ sở lý luận về kỹ năng sống:<br />
2.1 Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, song có thể thấy kỹ<br />
năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với<br />
những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của<br />
cuộc sống.<br />
2.2 Giáo dục kỹ năng sống: Là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển<br />
cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người<br />
xung quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của<br />
cuộc sống.<br />
2.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống: chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội<br />
dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng<br />
trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện<br />
kỹ năng sống ở học sinh.<br />
2.4. Phân loại kỹ năng sống:<br />
Kỹ năng sống bao gồm những nhóm sau:<br />
*Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kỹ năng như: tự<br />
nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự<br />
tin…<br />
*Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kỹ năng sống<br />
như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự<br />
thông cảm, hợp tác…<br />
*Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kỹ năng<br />
sống cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra<br />
quyết định, giải quyết vấn đề…<br />
2.5. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống:<br />
3<br />
<br />
Kỹ năng sống thức đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.<br />
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.<br />
Giáo dục kỹ năng sống, nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.<br />
=> Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho<br />
các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác<br />
và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống nhằm<br />
thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.<br />
2.6. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:<br />
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.<br />
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi thói quen lành mạnh, tích cực,<br />
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và<br />
hoạt động hàng ngày.<br />
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình,<br />
phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.<br />
2.7. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ<br />
thông:<br />
Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ<br />
năng ứng phó với căng thẳngkỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.<br />
Kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ<br />
năng thể hiện sự thông cảm, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ<br />
năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng kiện định, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ<br />
năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin…<br />
3. Vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục<br />
kỹ năng sống:<br />
Đội thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh là tổ chức của thiếu niên Việt Nam. Do<br />
Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và giao cho<br />
Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh trực tiếp hướng dẫn phụ trách<br />
Mục đích: Đội thiếu niên tiền phong tổ chức cho thiếu niên nhi đồng làm theo<br />
“Năm điều Bác Hồ dạy” trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, phấn đấu trở thành<br />
đoàn viên thanh niên cộng sản.<br />
Nhiệm vụ của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh<br />
+ Tập hợp và tạo điều kiện cho thiếu nhi phát huy mọi khả năng, sáng tạo trong<br />
các hoạt động xã hội, học tập, lao động, vui chơi bổ ích.<br />
+Xây dựng Đội vững mạnh, giúp đội viên phấn đấu trở thành đoàn viên<br />
+Đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi các nước anh em tích cực tham gia các phong<br />
trào thiếu nhi quốc tế.<br />
Ý nghĩa và tầm quan trọng của tổ chức đội trong nhà trường.<br />
+Hoạt động đội góp phần nâng cao chất lượng học tập.<br />
+Hoạt động Đội giúp đỡ các em xác định được động cơ, thái độ đúng đắn trong<br />
học tập.<br />
+ Hoạt động đội tạo hứng thú học tập, tạo niềm say mê tìm tòi, ham hiểu biết.<br />
4<br />
<br />
+Hoạt động Đội rèn luyện các em tính kỷ luật học tập, rèn nề nếp thói quen tốt<br />
trong học tập.<br />
+Hoạt động Đội giúp các em làm quen với sinh hoạt tập thể và tạo cơ hội phát<br />
triển năng khiếu sở trường của các em.<br />
+Hoạt động đội giúp các em gắn bó thương yêu nhau hơn.<br />
+Hoạt động Đội tạo điều kiện để các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện<br />
nhân cách của mình.<br />
Các hoạt động có tác dụng trực tiếp đến công tác giáo dục kỹ năng sống<br />
+Xây dựng Đội.<br />
+Công ích Xã hội.<br />
+ Hoạt động nhân đạo từ thiện.<br />
+Vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch.<br />
+Phân loại theo các chủ điểm, hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn.<br />
=>Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thực sự<br />
là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không có gì có thể thay<br />
thế được. Có thể nói, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội<br />
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với lứa tuổi Trung học cơ sở chiếm một vị<br />
trí quan trọng trong quá trình giáo dục. Rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp,<br />
ứng xử có văn hoá. Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể. Rèn<br />
luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội,<br />
kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa.<br />
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền<br />
phong Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân<br />
cách của học sinh, là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong<br />
môi trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân<br />
cách và có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc<br />
sống.<br />
II. Thực trạng của vấn đề:<br />
1. Đặc điểm tình hình:<br />
Trường Trung học cơ sở Nậm Loỏng thành lập từ tháng 3 năm 2005, trường<br />
nằm trên địa bàn xã Nậm Loỏng - Thị xã Lai châu cách trung tâm thị xã 5Km. Tổng<br />
số Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên nhà trường hiện nay là 27 đồng chí, trong đó có 02<br />
cán bộ quản lý, 19 giáo viên các bộ môn, 6 hành chính. Nhà trường, hiện có 8 lớp với<br />
143 em học sinh trong đó có 140 em là dân tộc thiểu số. Trong những năm qua thầy<br />
và trò nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc<br />
nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra, quyết tâm xây dựng trường Trung học cơ sở Nậm Loỏng<br />
ngày càng vững mạnh.<br />
2. Thuận lợi- khó khăn:<br />
2.1.Thuận lợi:<br />
Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm, động viên kịp thời<br />
của các cấp, các ngành cũng như của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa<br />
phương.<br />
5<br />
<br />