Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên" gồm các biện pháp chính sau: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tạo đề, trộn đề trắc nghiệm kiểm tra đánh giá thường xuyên của giáo viên; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và hoạt động học tập của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT GIA VIỄN B ___________________ SÁNG KIẾN CÁC BIỆN PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NHẰM GIẢM TẢI LƯỢNG CÔNG VIỆC CHO GIÁO VIÊN Tác giả: Đặng Thị Huệ Bộ môn: tiếng Anh Email: jasmine.laguna@gmail.com Điện thoại: 0975.028.624 Trường: THPT Gia Viễn B Ninh Bình, tháng 5 năm 2022
- MỤC LỤC Trang Phần 1: Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 1 1. Tên sản phẩm, lĩnh vực áp dụng 1 2. Nội dung 1 a. Giải pháp cũ thường làm 1 b. Giải pháp mới cải tiến 2 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 4 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 5 Phần 2: Phụ Lục 1 Giải pháp 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tạo đề, trộn 1 đề trắc nghiệm kiểm tra đánh giá thường xuyên của giáo viên. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy 7 và hoạt động học tập của học sinh. Phần 3: Kết luận và kiến nghị 14 1. Kết luận 14 Kết quả của giải pháp 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác 14 tạo đề, trộn đề trắc nghiệm kiểm tra đánh giá thường xuyên của giáo viên. Kết quả của giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác 14 giảng dạy và hoạt động học tập của học sinh. 2. Kiến nghị 16
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng thẩm định sáng kiến, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Tôi (hoặc chúng tôi) ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh vụ chuyên đóng góp môn vào việc tạo ra sáng kiến 1 Đặng Thị Huệ 10/04/1982 THPT Gia Viễn B TPCM Thạc sĩ 100% 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên”. - Lĩnh vực áp dụng: đề tài được áp dụng cho học sinh THPT các khối, lớp, và cho giáo viên dạy các môn học khác nhau. 2. Nội dung 1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1 Thực trạng dạy học ngoại ngữ ở trường THPT Gia Viễn B: Đối với giáo viên: a. Trong công tác giảng dạy: - Dạy theo chủ đề của SGK, theo cấu trúc của các đơn vị bài học đã có sẵn, thời lượng 45 phút / tiết học. - Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng các bài tập photo củng cố bài học. - Một số nhỏ GV có ứng dụng công nghệ, phần mềm học tập để kết hợp giao bài tập, nhưng công việc đòi hỏi mất nhiều thời gian nghiên cứu ứng dụng, tạo bài tập trên các ứng dụng, nên hiệu quả chưa cao b. Trong kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh bằng hình thức kiểm tra trên giấy cùng chung một mã đề, hoặc đảo các câu hỏi thủ công để tạo các mã đề khác nhau. Đối với học sinh: - Sự quan tâm và đầu tư của gia đình đối với việc học ngoại ngữ trong những năm gần đây đã tăng rõ rệt. 1
- - Sức hút của các trường ĐH về các ưu tiên dành riêng cho môn ngoại ngữ, sự phân hóa mạnh về trình độ của HS đối với môn học ngày càng mạnh mẽ. - Một bộ phận nhỏ HS không có nhu cầu học hoặc khả năng ghi nhớ ngôn ngữ yếu hơn, các bài học trên lớp lại thiếu sự sinh động lôi cuốn nên khó kích thích sự tò mò và hứng thú học tập. Sự phân hóa về mức độ nhận thức và nhu cầu học tập của học sinh càng cao thì đòi hỏi về thay đổi linh hoạt các hoạt động của giáo viên càng lớn. 1.2 Ưu điểm của giải pháp cũ - Đảm bảo đủ nội dung thời lượng theo phân phối chương trình SGK, đủ các bước theo quy định chung cho mọi đối tượng. - Giáo viên luôn chủ động, kiểm soát được các hoạt động các định hướng được chuẩn bị từ trước theo kế hoạch. 1.3 Hạn chế của giải pháp cũ - Phù hợp với những HS tích cực, có ý thức tinh thần tự giác và có lượng kiến thức nhất định tương ứng với yêu cầu của môn học. - Chưa tạo ra hứng thú và lôi kéo một bộ phận học sinh yếu kém ngại học, ngại suy nghĩ, không có nhu cầu, và tính tự giác còn hạn chế đối với môn học tham gia vào quá trình học tập. - Các hoạt động học tập chủ yếu diễn ra trên lớp học, chưa thực sự tạo dựng thói quen tự học cho học sinh. - Trong công tác tạo đề, trộn đề kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì, còn tồn tại nhiều hạn chế cụ thể: + Trong đề thi có nhiều câu bị trùng lặp hoặc mất nội dung câu hỏi, thứ tự câu hỏi, thứ tự các phương án trả lời do thao tác cắt dán… + Định dạng câu hỏi của bài kiểm tra còn chưa đồng nhất như không cùng font chữ, các đáp án lựa chọn không cùng form đậm, nhạt khác nhau, các lựa chọn không được “tap” đều nhau… + Tốn nhiều thời gian công sức cho việc trộn đề và sinh đề. 2. Giải pháp mới cải tiến: Giải pháp mới là kết hợp của các phương pháp dạy học truyền thống với ứng dụng CNTT trong việc rèn luyện, học tập trau dồi của HS, khai thác điểm mạnh của 2
- công nghệ, đồng thời giảm bớt lượng công việc cho GV trong việc tìm tòi, ứng dụng, kiểm tra đánh giá thường xuyên HS. 2.1. Giải pháp 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tạo đề, trộn đề trắc nghiệm kiểm tra đánh giá thường xuyên của giáo viên Sử dụng phần mềm “SmartTest” trong việc trộn đề, sinh đề trắc nghiệm kiểm tra đánh giá thường xuyên của giáo viên. - Mỗi đề trắc nghiệm khách quan, từ 50 đến 80 câu hỏi, ở các môn học khác nhau có nhóm câu hỏi khác nhau. Ở lĩnh vực tự nhiên và xã hội, câu hỏi được xếp vào cùng một kiểu nhóm câu hỏi (01 nhóm), đối với môn tiếng Anh, số lượng nhóm là 12. Giáo viên muốn tạo ra các mã đề khác nhau phải mất từ 20 - 30 phút để cắt dán một đề hoàn chỉnh bằng phương pháp thủ công, và mất thời gian tương tự cho một ứng dụng công nghệ thông tin khác (như McMix hay TestPro) trong tạo đề và trộn 01 đề. Cứ như vậy số lượng đề muốn sinh càng nhiều thì thời gian tạo đề càng lớn. - Ngay cả khi ứng dụng SmartTest người sử dụng cũng phải mất khoảng 15-20 phút để định dạng văn bản (cho 01 đề có 50 câu hỏi) theo yêu cầu của phần mềm để chạy ứng dụng trộn và sinh đề, chẳng hạn như copy kí hiệu mà phần mềm yêu cầu (ảnh minh họa) cho tổng số câu hỏi và nhóm câu hỏi. Vậy số lượng câu hỏi bài tập càng lớn thì thời gian để copy thủ công ký hiệu cho nhóm câu hỏi càng nhiều. ảnh minh họa: định dạng file văn bản đề thi môn tiếng Anh theo yêu cầu của SmartTest. 3
- - Tôi sử dụng SmartTest kết hợp với ứng dụng khác nữa hỗ trợ để khai thác thế mạnh của công nghệ trong việc trộn đề và sinh đề, để việc định dạng kiểu câu hỏi mà phần mềm yêu cầu chỉ còn tính bằng giây, và cả quá trình định dạng, trộn và sinh đề chỉ còn tính bằng giây hoặc phút (nếu số lượng đề lớn từ 8 -> 24 mã). - Việc ứng dụng và kết hợp này giúp giáo viên giảm tải thời gian cho việc trộn đề, số lượng câu hỏi trắc nghiệm không giới hạn, thời gian chỉ bằng 1/50 so với các ứng dụng khác và nhanh hơn tới cả 100 lần so với trộn thủ công. Khắc phục tất cả các lỗi mà phương pháp đảo thủ công còn tồn tại như không còn tình trạng câu bị trùng lặp hoặc mất nội dung câu hỏi, thứ tự câu hỏi, thứ tự các phương án trả lời. Định dạng các câu hỏi của bài kiểm tra đồng nhất font chữ, các đáp án lựa chọn cùng form đậm / nhạt , và các lựa chọn được “tap” đều nhau, tiết kiệm thời gian và công sức trộn đề, sinh đề cho giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì. 2.2. Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và hoạt động học tập của học sinh. 2.2.1 Trong công tác giảng dạy: Trong quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp học, đặc biệt quãng thời gian học sinh học trực tuyến do dịch bệnh, tôi ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ giảng dạy học tập cơ bản như: Shubclassroom, Quizz, Blooket, Kahoot, … hỗ trợ bài giảng trực tiếp trên lớp trong các hoạt động học tập của học sinh. Các hoạt động học tập thực hành, làm bài tập của học sinh được thiết kế bằng các ứng dụng games lồng ghép trong giờ dạy trực tiếp và trực tuyến tạo không khí sôi động hấp dẫn, và lôi kéo được những học sinh tham gia đầy đủ vào quá trình tương tác và học tập. Khi triển khai một hoạt động thực hành bài tập, giáo viên sẽ điều khiển cuộc chơi và kiểm soát số lượng thành viên tham gia, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu đạt được của từng học sinh, từ đó nắm bắt được kết quả học tập của học sinh ngay trong giờ học. Để tạo được một bài test (khoảng 20 câu trắc nghiệm) trên Quizz, người thiết kế cần có tài khoản đăng nhập, bộ câu hỏi trắc nghiệm, và đáp án. Thực hiện các thao tác sao chép từng câu hỏi, đưa lên hệ thống, kiểm tra độ chính xác của từng đáp án, đánh dấu đáp án trên hệ thống và thực hiện một số yêu cầu của ứng dụng như cài đặt thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi, tên bài kiểm tra… và cuối cùng là tạo bài test. Như 4
- vậy để tạo được một bài test với số lượng câu hỏi nhỏ (20 câu) thì người tạo mất khoảng 10 phút và với bài test có số lượng câu hỏi càng lớn thì thời gian tạo càng nhiều. Trong nghiên cứu của mình tôi kết hợp với các ứng dụng hỗ trợ khác cùng với Quizz để tạo bài test. Để rút ngắn thời gian thực hiện các thao tác, trước hết cần có file mẫu của ứng dụng yêu cầu (ảnh minh họa), sao chép các câu hỏi để tạo bài test (số lượng câu hỏi không giới hạn), sau đó sử dụng ứng dụng kết hợp hỗ trợ để tạo định dạng như phần mềm yêu cầu. Thực hiện thao tác cuối cùng đó là đưa bài lên hệ thống. Như vậy tổng thời gian thực hiện tất cả các thao tác chỉ còn tính bằng giây, với số lượng câu hỏi không giới hạn, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho người thiết kế. File Quizz - Kahoot mẫu 5
- Định dạng Quizz để đưa lên hệ thống Tương tự như Quizz, tôi kết hơp sử dụng Blooket, Kahoot, … hỗ trợ bài giảng trực tiếp trên lớp trong các hoạt động học tập của học sinh để bài giảng bớt nhàm chán. Để tạo bài trên Kahoot hay Blooket, người thiết kế phải sao chép thủ công từng câu hỏi đưa lên hệ thống, đánh dấu đáp án và thực hiện các thao tác khác mà ứng dụng yêu cầu. Thời gian thiết kế cho một bài test (khoảng 20 câu hỏi trắc nghiệm) mất từ 10 đến 15 phút, và số lượng câu hỏi càng nhiều thì thời gian thực hiện càng lớn. Tôi cũng sử dụng kết hợp các công cụ hỗ trợ khác để rút ngắn thời gian tương tự như thực hiện với Quizz. Trước hết cần chuẩn bị bộ câu hỏi đã có đáp án và file mẫu (ảnh minh họa). Thực hiện một số thao tác sao chép câu hỏi sang file mẫu, chuyển sang định dạng mà ứng dụng yêu cầu, sau đó đưa bài lên hệ thống. Tất cả các thao tác trên được thực hiện trong vài giây và đặc biệt hơn cả, các ứng dụng có thể đồng bộ và liên thông các câu hỏi cho nhau. Do đó việc tạo bài trên các ứng dụng games học tập đã trở thành công việc nhẹ nhàng và không tốn nhiều thời gian công sức cho người thiết kế. 6
- Định dạng Kahoot để đưa lên hệ thống Xuất câu hỏi từ Quizz sang Blooket trên hệ thống 2.2.2 Trong công tác giao bài tập củng cố cho học sinh, và quản lí hoạt động tự học của học sinh. Năm học 2021-2022 tôi kết hợp nhiều hình thức khác nhau trong việc giao bài tập cho học sinh, từ bài tập photo trên giấy, đến các dạng bài tập trên các ứng dụng công nghệ như Shubclassroom và games học tập như Quizz, Blooket, Kahoot. Tôi sử dụng Shubclassroom để giao bài tập củng cố cho học sinh sau mỗi giờ dạy với các dạng bài khác nhau trên các file bài tập khác nhau như Mp3, PDF, video… 7
- Cũng giống như các phần mềm hỗ trợ khác việc đưa câu hỏi lên hệ thống và tạo đề trắc nghiệm, bài kiểm tra hoặc bài tập củng cố giáo viên thường tốn thời gian và công sức để thực hiện các thao tác đưa câu hỏi lên như sao chép thủ công và chọn đáp án cho từng câu hỏi, hoặc tải cả file word lên nhưng vẫn chọn đáp án cho từng câu. Số lượng câu hỏi càng lớn thì thời gian thực hiện càng nhiều. Thời gian thực hiện cho mỗi bài trắc nghiệm 100 câu khoảng 10 phút. Trong nghiên cứu của mình, tôi dùng một số thủ thuật khác nhau để mỗi file đề 100 câu trắc nghiệm chỉ còn tính bằng giây để tạo thành một bài test hoàn chỉnh, sẽ nhanh gấp 20 lần so với người sử dụng cùng một ứng dụng. Ngoài ra các ứng dụng games học tập như Quizz, Blooket, Kahoot cũng được hỗ trợ giao bài tập về nhà cho học sinh và kiểm tra đánh giá việc tự học thường xuyên của học sinh. Ở mỗi ứng dụng tôi đều sử dụng các thủ thuật khai thác công nghệ để việc đưa bộ câu hỏi có nhiều câu hỏi trắc nghiệm lên nhanh nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Thông thường mỗi ứng dụng tôi dùng đều giảm thời gian từ 10 đến 100 lần nhanh hơn so với các cách thông thường. 2.3. Tính mới và sáng tạo của giải pháp 2.3.1 Trong công tác trộn đề, sinh đề kiểm tra đánh giá thường xuyên của giáo viên: Các đề kiểm tra đánh giá của giáo viên được thiết kế khoa học, đủ nội dung, chuẩn hình thức, với tốc độ hoàn thiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian tối ưu cho giáo viên. Khắc phục các lỗi mà công tác đảo thủ công còn tồn tại như không còn tình trạng câu bị trùng lặp hoặc mất nội dung câu hỏi, thứ tự câu hỏi, thứ tự các phương án trả lời. Định dạng các câu hỏi của bài kiểm tra đồng nhất font chữ, các đáp án lựa chọn cùng form đậm / nhạt , và các lựa chọn được “tap” đều nhau. 2.3.2 Trong công tác giảng dạy và hoạt động học tập của học sinh. - Tạo môi trường học sinh động, sân chơi trí tuệ thách đấu, lôi kéo được nhiều học sinh tham gia học tập. - Hỗ trợ học sinh tự học ở nhà một cách linh hoạt, hứng thú, giúp khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên nhẹ nhàng. - Tạo bài tập với số lượng câu hỏi lớn một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian tối ưu cho giáo viên, đặc biệt thích hợp với việc giao bài tập theo chuyên đề 8
- chuyên sâu cho học sinh đội tuyển, học sinh khá giỏi (số lượng câu hỏi > = 100 câu / bài) - Tạo bài kiểm tra trực tuyến qua các ứng dụng games học tập nhanh chóng nhất, tiết kiệm thời gian nhất - Kiểm soát được việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, đánh giá và nắm bắt được sự tiến bộ của người học. 3. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được: 3.1. Hiệu quả kinh tế: Nghiên cứu của tôi có giá trị hỗ trợ giáo viên trộn đề, sinh đề kiểm tra đánh giá dạng trắc nghiệm, tiết kiệm thời gian công sức (giảm đến 100 lần so với làm thủ công), giảm gấp nhiều lần thời gian so với sử dụng các ứng dụng khác. Phần mềm trộn đề và sinh đề có thể tải miễn phí trên mạng internet. Sử dụng các games học tập để giao bài tập củng cố cho học sinh giúp tiết kiệm kinh tế trong việc in sao bài tập, chuyên đề của học sinh, có thể sử dụng nhiều lần và linh hoạt thời gian học tập của học sinh. Đồng thời hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và học tập của HS, tạo hứng thú học tập cho các em, song song với đó là hỗ trợ giáo viên trong việc tìm tòi thiết kế bài giảng, khai thác phần mềm học tập có hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức. 3.2. Hiệu quả xã hội: - Đối với giáo viên: giảm bớt công sức và thời gian cho việc soạn bài giảng, đề kiểm tra đánh giá, tạo thêm hứng thú và sự say mê đối với nghề. Việc đánh giá học sinh trở nên khách quan hơn, cũng như có thêm động lực để tìm tòi, sáng tạo để công việc giảng dạy của giáo viên trở nên nhẹ nhàng và sinh động. - Đối với học sinh: Hấp thụ kiến thức một cách tự nhiên, sân chơi trí tuệ sinh động đa dạng, không nhàm chán, không mệt mỏi, đầy thách thức nhưng cũng rất lôi cuốn. Tạo được động lực và niềm tin cho các em đặc biệt là HS chậm tiến bộ, HS yếu, HS mất gốc, HS ngại suy nghĩ… giúp các em xóa đi những mặc cảm trong học tập, tạo sự gần gũi thân thiết giữa người với người, khiến các em càng học tập chăm chỉ để thể hiện mình trong lớp học, xóa bớt đi khoảng cách giữa HS giỏi với HS yếu hơn, không ai bị bỏ lại phía sau. Khi kết quả học tập tiến bộ hơn, các em trở nên ngoan hơn, chăm chỉ hơn, đoàn kết hơn tránh xa các vấn nạn học đường. Đó là hiệu quả xã hội vô giá mà mô hình trên hy vọng sẽ mang lại. 9
- 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Khả năng áp dụng: Có khả năng áp dụng trong tất cả các tiết học, ở tất cả các khối lớp và mọi đối tượng HS. 4.2 Điều kiện áp dụng: Để phát huy tối đa tính hiệu quả của mô hình đa dạng này, người GV phải đầu tư vào nội dung lựa chọn câu hỏi cho bài giảng, nghiên cứu tìm tòi các hoạt động cho phù hợp với thời gian, đồng thời phải luôn tự học tự bồi dưỡng cho chính mình để có thể vững vàng hướng dẫn người học theo định hướng mới. Đây là bản sáng kiến của tôi đã thực hiện trong suốt năm học vừa qua tại các lớp mà tôi đảm nhiệm. 4.3 Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Nơi Họ và Ngày tháng Chức Trình độ TT công Nội dung công việc tên năm sinh danh chuyên môn tác Đặng Thị 10/04/1982THPT TPCM Thạc Sĩ 1. Soạn bài, soạn câu hỏi Huệ Gia củng cố theo các đơn 1 Viễn B vị bài học / chuyên đề cần củng cố 2. Thiết kế và dạy… Trên đây là kinh nghiệm thực tiễn tôi đã áp dụng trong năm học 2021-2022 đối với học sinh các lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Kính đề nghị Hội đồng sáng kiến thẩm định và công nhận cho tôi. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Gia Viễn, ngày 10 tháng 5 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) ĐƠN VỊ CƠ SỞ Đặng Thị Huệ 10
- PHẦN II: PHỤ LỤC I. GIẢI PHÁP 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tạo đề, trộn đề trắc nghiệm kiểm tra đánh giá thường xuyên của giáo viên Để thực hiện trộn một đề trắc nghiệm kiểm tra đánh giá thường xuyên, tôi tải và cài đặt phần mềm ứng dụng Smarttest. Chuẩn bị đề dạng file word để tiến hành trộn. Đề thi cần có đủ số câu hỏi theo yêu cầu mình muốn trộn (50 câu, 60, 80 hoặc 100 câu), đủ các phương án trả lời A, B, C và D, gõ và dấu cách đúng theo tiêu chuẩn của một file word. Một đề thi không cần gõ dấu tap căn đều các phương án trả lời, có thể file dạng như nháp, các phương án trả lời không tô đậm đều nhau. Tôi dùng lệnh “chuẩn hóa tài liệu” để file được căn đều và chỉnh đẹp như ý. Sau khi file đạt được chuẩn đẹp như ý, chúng ta tiến hành trộn. Dưới đây là file ảnh minh họa, một đề thi chưa được chuẩn mực, các câu hỏi chưa được “tap” đều và “tô đậm” các đáp án, khiến cho người đảo sẽ mất thời gian tô từng đáp án và cách đều các phương án trả lời. Thực hiện nút “ chuẩn hóa tài liệu” để có được file word chuẩn mực. 1
- Và bây giờ, file word chuẩn của một đề thi đã sẵn sàng để trộn. Đề thi cần phải có đáp án, để tiết kiệm thời gian cho tất cả các ứng dụng mà tôi thực hiện trong năm học vừa qua tôi sử dụng chung một kiểu dạng đánh dấu đáp án đó là tô mầu đỏ. Bước 1: mở ứng dụng Smarttest, chuyển đổi file đề thi sang định dạng Smarttest. Nếu đề thi thuộc nhóm tự nhiên hoặc xã hội (có một loại nhóm câu hỏi) chúng ta chỉ nhấn một lệnh chung là “ chuyển đổi sang định dạng smarttest”. Còn đối với môn ngoại ngữ 2
- (có nhiều nhóm câu hỏi) phải kiểm tra việc chuyển đổi theo từng nhóm để không bỏ sót câu hỏi sau khi chuyển đổi. 3
- File mẫu định dạng Smarttest đối với môn ngoại ngữ (có nhiều nhóm câu hỏi) 4
- Bước 2: Sau khi chuyển đổi xong sang định dạng smarttest, chúng ta mở cửa sổ smarttest và chuyển file lên đảo. Các thầy cô điền thông tin trên thanh công cụ như tổng số mã đề muốn sinh, thời gian làm bài, tên đề thi… phần mềm sẽ tạo đề trong vài giây và xuất cả file đáp án dạng excel cũng như ma trận và phiếu chấm trắc nghiệm. Ở giao diện này các thầy cô nhấn vào mục “ra đề từ file word”, và tải file đã định dạng phía trên lên. Chờ trong vài giây, chúng ta sẽ có những sản phẩm theo yêu cầu. Bằng việc ứng dụng này, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc sử dụng các ứng dụng khác. 5
- Với môn tiếng Anh, bộ môn có nhiều nhóm câu hỏi thì định dạng có khác hơn so với các môn tự nhiên và xã hội. Sau khi chuyển sang định dạng smarttest chúng ta chú ý tới các kí hiệu riêng của từng nhóm câu hỏi để phần mềm nhận dạng được và việc đẩy file lên mới thành công. 6
- Bước 3: Điền các thông tin yêu cầu trong đề thi như số lượng đề muốn in sao, thời gian làm bài, khối thi, môn thi, đợi trong vài giây, các thầy cô đã có được số lượng các đề thi, ma trận, đáp án và phiếu trả lời trắc nghiệm. II. GIẢI PHÁP 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và hoạt động học tập của học sinh. 1. Phần mềm Shubclassroom: Tôi sử dụng ứng dụng này trong phần lớn thời gian dạy trực tuyến thông qua các nền tảng như Zoom và Google.meet. Sau bài học, học sinh 7
- được thực hành các dạng bài tập củng cố dưới dạng bài tập bình thường hoặc bài kiểm tra trắc nghiệm. Ưu điểm vượt trội của ứng dụng này là giáo viên có thể tải file bài kiểm tra dưới định dạng PDF, file ảnh, hoặc video… ngoài file word. Tuy nhiên những file này thích hợp với bài tập tự luyện hơn là bài kiểm tra kiến thức của học sinh. Với một người sử dụng ứng dụng này, thầy cô thường tải câu hỏi lên trang web bằng cách sao chép câu hỏi trên file word, sau đó đánh dấu đáp án, hoặc tải cả file lên, đánh dấu đáp án cho từng câu hỏi trên ứng dụng. Thời gian thực hiện cho một file đề thi với số lượng câu hỏi lớn sẽ chiếm từ khoảng 10-20 phút. Trên ứng dụng này tôi vẫn sử dụng những thủ thuật để giảm bớt lượng thời gian soạn bài và tạo đề cho học sinh thực hiện, với tổng thời gian cho một file văn bản 100 câu hỏi khoảng 01 phút. Như vậy nếu khai thác được những điểm mạnh mà công nghệ thông tin mang lại cho chúng ta thì việc soạn đề, chuyên đề, các dạng bài tập khác nhau không còn là gánh nặng đối với giáo viên. Khó mà tưởng tượng ra được chỉ trong 1 phút các thầy cô có thể tạo được một bài tập chuyên đề số lượng 100 câu hỏi cho học sinh. Dưới đây là file mẫu gồm 100 câu trong một bài test cho học sinh giỏi làm theo chuyên đề. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn