Sáng kiến kinh nghiệm: Chuyên đề - Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học
lượt xem 43
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Chuyên đề - Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học nhằm đưa ra phương pháp giúp cho học sinh Tiểu học có thể đọc đúng, đọc nhanh, lưu loát, trôi chảy, đọc diễn cảm và thông hiểu được những điều mình vừa đọc, biết cách tóm tắt nội dung của đoạn đọc. Mời các bạn tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Chuyên đề - Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net PHẦN I : MỞ ĐẦU I.Nhiệm vụ của dạy học tập đọc ở tiểu học 1. Đọc là gì? Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ “Đọc là gì?”. Trong thực tế dạy đọc, người ta thường hay phiến diện và cực đoan, không hiểu khái niệm “đọc” một cách đấy đủ. Nhiều khi người ta thường nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghĩa là đã đọc thì phải thành tiếng. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất : đếm xem có bao nhiêu em được đứng dậy đọc. Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là để hiểu những nghĩa lý những gì được đọc, tức là tìm hiểu bài. Vì vậy, thầy trò sa vào hỏi đáp về văn bản, sa vào bình giá mà không chịu đọc chính văn bản đó. Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc. Trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988), Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa : “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”. Đây là một định nghĩa rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học. Định nghĩa này thể hiện một quan điểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã bậc hai : chữ viết → âm thanh và chữ viết (âm thanh) → nghĩa. Như vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này. 2. Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em 1 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dung trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khă năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này – đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. 3. Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở tiểu học Phân môn Học vần (thực hiện nhiệm vụ dạy học chữ) cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng mới dạy đọc ở mức sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ âm. Hết lớp 1, học sinh có nhiệm vụ phải đọc trơn tiếng (âm tiết). Việc đọc trơn các từ, ngữ đoạn, câu chưa trở thành yêu cầu bắt buộc. Việc thông hiểu văn bản chỉ đặt ra ở mức độ thấp và chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa (đọc thầm). Như vậy, Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học mà Học vần đạt được, năng lên đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Tính đa nghĩa của đọc kéo theo tính đa nghĩa của “biết đọc”. “Biết đọc” được hiểu theo nhiều mức độ. Một em bé mới đi học, biết đánh vần “cờ o co”, ngập ngừng đọc từng tiếng một, thế cũng gọi là đã biết đọc. Đọc, thâu tóm được tư tưởng của một cuốn sách trong vài ba trang cũng là biết đọc. Chọn trong biển sách báo của nhân loại những gì mình cần, trong một ngày nắm được tinh thần của hàng chục cuốn sách cũng gọi là biết đọc. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Không thể chờ đợi gặt hái những gì mà ta không gieo trồng. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. 3.1. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc : đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu 2 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên đọc là giải mã chữ âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ chìa khóa, câu “chìa khóa” (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn ; với những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản (bài khóa) ở các tầng bậc khác nhau : nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt. Bốn kỹ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc : đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được. Cũng như khó mà nói ra được con gà đẻ ra quả trứng hay quả trứng nở ra con gà, nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc, không thể xem nhẹ kỹ năng nào cũng như không thể tách rời chúng. 3.2. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách vở là một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác, thông qua việc dạy học phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. 3 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net 3.3. Vì việc học không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh những nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh… Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách , thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. II.Các cơ sở khoa học để tổ chức dạy học tập đọc ở tiểu học Phương pháp dạy học Tập đọc phải dựa trên những cơ sở khoa học. Nó phải dựa vào những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học, tâm lý ngữ học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất của đọc và cách thức tạo ra chúng không tách rời các cơ sở khoa học này. Thuộc ngôn ngữ học là vấn đề về chính âm, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học) ; vấn đề nghĩa của từ, câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học) ; vấn đề dấu câu, các kiểu câu… (thuộc ngữ pháp học) ; vấn đề lý thuyết giao tiếp và tiếp nhận văn bản (thuộc dụng học). Các cơ sở văn học sẽ giúp cho việc đọc hiểu văn bản văn chương. Những hiểu biết về lý thuyết dạy học hiện đại và cơ chế của đọc sẽ giúp chúng ta tổ chức dạy học Tập đọc một cách có hiệu quả. Vai trò quyết định chất lượng dạy học chính là ở giáo viên. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dạy Tập đọc chưa tốt cũng chính là ở những hạn chế của giáo viên. Nhìn chung, hiện nay giáo viên của chúng ta vẫn còn thiếu hụt các kỹ năng đọc, vì vậy không làm chủ được các nội dung dạy học Tập đọc. Nhiều giáo viên đọc không đúng chính âm, đọc không hay, hiểu không đúng những điều được đọc từ cấp độ từ đến câu, đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn 4 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net văn bản. Nhiều giáo viên cảm thụ văn học còn yếu. Giáo viên cũng bị thiếu hụt các kỹ năng dạy học Tập đọc, không làm chủ được các phương pháp, thủ pháp dạy học Tập đọc ở tiểu học. Nhiều giáo viên không biết chữa các lỗi phát âm cho học sinh, không có biện pháp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc diễn cảm, cũng như không biết một cách nào khác để tổ chức hoạt động “chiếm lĩnh” nội dung văn bản được đọc ngoài cách nói ra những điều mình hiểu biết, cảm nhận về tác phẩm. Sau đây, chúng ta đi vào nghiên cứu các cơ sở cũng như những căn cứ của dạy học đọc, xác định những kiến thức và kỹ năng người giáo viên cần có để tổ chức dạy học đọc ở tiểu học. 1.Cơ chế của đọc Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc đã diễn ra như thế nào và bản chất của kỹ năng đọc là gì. Cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy đọc vì nó sẽ giúp chúng ta xác định mục đích, nội dung của quá trình đọc, cũng như xác định mục đích, nội dung của quá trình dạy học đọc. Đọc là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người đọc, người nghe hiểu được những điều mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc là hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Chúng ta đi vào xem xét đặc điểm của quá trình này. Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện. Thứ nhất, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ nghĩa, tức là mối lien hệ giứa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu. 5 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các ký hiệu văn tự thành các ký hiệu âm thanh. Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng trước hết được đo bằng hai phẩm chất : đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy). Đó cũng chính là hai kỹ năng đầu tiên của đọc. Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là làm rõ nghĩa các ký tự, làm rõ nội dung và đích thông báo của văn bản. Lúc này quá trình đọc không chỉ là sự vân động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà còn là sự vận động của trí tuệ. Vì vậy, đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của đọc, trở thành một kỹ năng của đọc. Ở đây ta gọi là kỹ năng đọc hiểu. Giao tiếp có hai bình diện : tiếp nhận và sản sinh. Đọc hiểu là tiếp nhận, đọc cho mình. Đọc thành tiếng khác đọc hiểu ở chỗ nó không chỉ là hoạt động tiếp nhận nhằm cho mình mà còn là hoạt động nhằm làm cho người khác cũng tiếp nhận được văn bản giống mình. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc đã tham gia vào quá trình tái sinh văn bản. Lúc này anh ta còn có nhiệm vụ truyền cảm xúc của văn bản mà mình đã tiếp nhận được đến người nghe. Chính vì vậy, diễn cảm (có người gọi là truyền cảm) là một phẩm chất cần có của đọc thành tiếng và trở thành một yêu cầu của kỹ năng đọc. Như vậy, đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Càng ngày những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn. Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân biệt người mới biết đọc với người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, chính xác và biểu cảm bấy nhiêu. Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ “đọc” được sử dụng trong nhiều nghĩa : theo nghĩa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc (tức là việc chuyển dạng thức chữ viết của từ thành âm thanh) ; theo nghĩa rộng, đọc được hiểu là kỹ thuật đọc cộng với sự thông hiểu điều được đọc (không chỉ hiểu nghĩa 6 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net của những từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài). Ý nghĩa hai mặt của thuật ngữ “đọc” được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học và phương pháp dạy học. Từ đây, chúng ta sẽ hiểu đọc với nghĩa thứ hai – đọc được xem như là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố : ●Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ. ●Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh, nghĩa là phát âm các từ theo từng chữ cái (đánh vần) hay là đọc trơn từng tiếng tùy thuộc vào trình độ nắm kỹ thuật đọc. ●Thông hiểu những gì được đọc (từ, cụm từ, câu, bài). b. Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài. T.G.Egôrôp (dần theo TLTK 35 ; tr. 101) chia vi ệc hình thành kỹ năng này ra làm 3 giai đoạn : ●Phân tích. ●Tổng hợp (còn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành một cấu trúc chỉnh thể của hành động). ●Giai đoạn tự động hóa. Giai đoạn dạy học vần (lớp 1) là sự phân tích các chữ cái và đọc từng tiếng theo phát âm. Giai đoạn tổng hợp thì đọc thành cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận “từ” bằng thị giác và phát âm hầu như trùng với nhận thức ý nghĩa. Tiếp theo, sự thông hiểu ý nghĩa của “từ” trong cụm từ hoặc câu đi trước sự phát âm, tức là đọc được thực hiện trong sự đoán các nghĩa. Bước sang lớp 2, lóp 3, học sinh bắt đầu đọc tổng hợp. Trong những năm cuối cấp, đọc ngày càng tự động hóa, nghĩa là người đọc ngày càng ít quan tâm đến chính quá trình đọc mà chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn bản (bài khóa) : nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt của nó. Thời gian gần đây, người ta đã chú trọng hơn đến những mối quan hệ quy định lẫn nhau của việc hình thành kỹ năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc với 7 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net văn bản, nghĩa là đòi hỏi tổ chức giờ Tập đọc sao cho việc phân tích nội dung của bài đọc đồng thời hướng đến việc hoàn thiện kỹ năng đọc, hướng đến đọc có ý thức bài đọc. Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức. Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu được những điều mình đọc. Đọc là hiểu nghĩa cảu chữ viết. Nếu trẻ không hiểu những từ ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thú học tập và không có khả năng thành công. Do đó, hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho việc đọc. Việc đọc không thể tách rời khỏi việc chiếm lĩnh một công cụ ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt). Mục đích này chỉ có thể đạt được thông qua con đường luyện giao tiếp có ý thức. Một phương tiện luyện tập quan trọng, cũng đồng thời là một mục tiêu phải đạt tới trong sự chiếm lĩnh ngôn ngữ chính là việc đọc, cả đọc thành tiếng và đọc thầm. Quy trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau : Hiểu nghĩa các từ, các ngữ. Hiểu các câu. Hiểu các khối đoạn, những là những tập hợp câu dung để phát biểu một ý trọn vẹn mà phức hợp. Hiểu được cả bài. Học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều mình đọc. Hầu như toàn bộ sức chú ý của các em đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát thành âm. Còn nghĩa thì chưa có đủ thì giờ và sức lực để nhận biết. Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế, nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn. Đây là cơ sở để xuất hiện các biện pháp hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học. 2. Bình diện ngữ nghĩa của văn bản và luyện đọc hiểu ở tiểu học 2.1. Ý nghĩa của dạy đọc hiểu 8 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net Như ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không tách tời với việc đọc hiểu những gì được đoc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn khác của nhà trường. Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên. Các tài liệu dạy học của nước ngoài cũng nhấn mạnh sự thông hiểu trong khi đọc. “Đọc là để hiểu nghĩa chữ in” và đề lên thành nguyên tắc phải cho trẻ hiểu những từ đang học đọc, xem việc hiểu những được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công học đọc của trẻ (xem TLTK 35). Ngay cả giai đoạn đầu lớp 1, khi mục đích chính của dạy học là dạy kỹ thuật đọc, chú trọng mặt phân giải âm thanh của tiếng, cũng vẫn phải chú ý đến việc chọn ngôn liệu để học âm, vần, thanh sao cho việc dạy chữ gắn với việc dạy nghĩa. Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lý thông tin. Chính vì vậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy đọc nói riêng, trong dạy học ở tiểu học nói chung. Trong khi đó, việc quan sát thực trạng dạy học Tập đọc trên cả hai đối tượng giáo viên và học sinh cho thấy rằng kỹ năng đọc hiểu của cả thầy và trò tiểu học đều yếu. Ngay cả giáo viên cũng có những cách hiểu và giải thích rất sai về các bài đọc ở tiểu học. 9 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net Học sinh đọc mà không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản. Kết quả học đọc của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành một kỹ năng giao tiếp quan trọng. Nguyên nhân chính của hạn chế này là do giáo viên chưa nắm chắc nội dung và phương pháp dạy đọc hiểu. Sau đây chúng ta đi vào xem xét các cơ sở để xác định nội dung dạy đọc hiểu một bài. 2.2. Văn bản với vấn đề đọc hiểu Để làm rõ dạy đọc hiểu nghĩa là làm gì, chũng ta cần hiểu rõ đối tượng mà đọc hiểu tác động : văn bản. + Văn bản là một sản phẩm của lời nói, một chỉnh thể ngôn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, nhất quán về chủ đề và trọn vẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản có tính chỉnh thể. Tính chỉnh thể này thể hiện ở hai phương diện : +Về mặt nội dung : nó biểu hiện tính nhất quán về chủ đề, ở sự phát triển mạch lạc, chặt chẽ của nội dung và bộc lộ ở tính nhất quán và rõ rệt ở mục tiêu văn bản. + Về mặt hình thức : tính chỉnh thể thể hiện ở kết cấu mạch lạc và chặt chẽ, giữa các bộ phận trong văn bản có các hình thức liên kết và toàn văn bản có một tên gọi. Tính nhất quán chủ đề thể hiện ở chỗ toàn văn bản tập trung vào một chủ đề thống nhất, chủ đề này được triển khai qua các chủ đề bộ phận (các tiểu chủ đề) của từng phần, từng chương, từng mục, từng đoạn. Văn bản (bài) được dạy đọc ở tiểu học có dung lượng không lớn nên cấp độ dưới văn bản thường chỉ là đoạn văn, khổ thơ. Để xác định nội dung của bài lại phải tìm nội dung của đoạn. 10 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net Tính nhất quán của văn bản thể hiện ở mục tiêu văn bản. Văn bản là sản phẩm của quá trình giao tiếp. Mục đích của giao tiếp cũng chính là mục đích của văn bản. Hoạt động giao tiếp nhằm vào các mục đích : thông tin (thông báo tin tức), tự biểu hiện, giải trí, tạo lập quan hệ và đích hành động. Những mục tiêu này được thực hiện đồng thời trong từng văn bản nhưng trong từng phong cách, kiểu loại văn bản, các mục tiêu không được thể hiện đồng đều. Tất cả các văn bản xét cho cùng đều hướng đến mục đích hành động vì dù là đích thông tin hay tự biểu hiện, tạo lập quan hệ hay giải trí, thực chất vẫn là nhằm tác động vào lý trí để thuyết phục hoặc là tác động vào tình cảm để truyền cảm, hướng người đọc, người nghe đến một hành động nào đó. Chính mục đích giao tiếp làm cho văn bản luôn chứa đựng nội dung thông tin và nội dung này tạo ra các bình diện ngữ nghĩa của văn bản. Trước hết, đó là nội dung miêu tả, hay còn gọi là nội dung sự vật, là những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và về chính bản thân con người. Nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản. Tiếp theo là nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người viết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham gia hoạt động giao tiếp. Nội dung này tạo ra nghĩa liên cá nhân của văn bản. Xét cách thức biểu hiện các thông tin ngữ nghĩa thì cần phân biệt : thông tin ngữ nghĩa tường minh (còn gọi là hiển ngôn) và thông tin ngữ nghĩa hàm ẩn (còn gọi là hàm ngôn). Nghĩa tường minh là các thông tin được biểu hiện bằng các từ ngữ có mặt trong văn bản, và bằng các cấu trúc ngữ pháp của cum từ, của câu, của đoạn văn, của văn bản. Các thông tin này được biểu hiện trên bề mặt của câu chữ và người đọc tiếp nhận nó thông qua nguyên văn từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Nghĩa hàm ẩn là các thông tin được suy ra từ thông tin tường minh và từ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của văn bản. Để hiểu được thông tin hàm ẩn của văn bản, 11 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net người đọc phải tiến hành phân tích và suy ý dựa vào yếu tố ngôn ngữ hiện diện trong văn bản và hoàn cảnh giao tiếp để rút ra thông tin hàm ẩn. Có thể nói đó là phương pháp đọc những gì ẩn dưới các hàng chữ. Các văn bản nghệ thuật thường chứa đựng thông tin này. 2.3. Tác phẩm văn học đối với vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật Trong số các văn bản dung để dạy đọc hiểu ở trường tiểu học, loại văn bản nghệ thuật có một vị trí đặc biệt không những bởi tấm quan trọng của loại văn bản này mà còn do tỷ lệ văn bản nghệ thuật được đưa vào chương trình rất cao và nhiệm vụ dạy hiểu loại văn bản này phức tạp hơn. Đọc văn bản nghệ thuật, học sinh không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn phải cảm thụ được một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Vì vậy, đọc văn bản nghệ thuât thực hiện nhiệm vụ kép : dạy một kỹ năng tiếng Việt và dạy văn. Từ đây có thể suy ra dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật gồm công việc làm cho học sinh nắm được nội dung của văn bản, mục tiêu của văn bản đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng văn chương làm nên nội dung văn bản. với nghĩa đó, dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học hay còn gọi là dạy cảm thụ văn học. Để dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật, người giáo viên tiểu học phải hiểu rõ đặc trưng văn chương và đặc trưng tiếp nhận văn chương. Lý thuyết tiếp nhận văn học đã chỉ ra ba cấp độ trong tiếp nhận văn học : + Người đọc tri giác, hiểu ngôn từ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để cảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn của các chi tiết, các lien hệ. + Người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của người nghệ sỹ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc tư tưởng và tình cảm của tác giả. + Người đọc đưa hình tượng vào đời sống và kinh nghiệm riêng của mình để thể nghiệm, đồng cảm. Cuối cùng nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và 12 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật mang tính đa nghĩa, tính biểu tượng, tượng trưng, gợi cảm. ● Tính nhân văn của văn bản nghệ thuật “Văn học là nhân học”. Nội dung văn bản nghệ thuật chủ yếu nói về con người, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người. Dù nhà văn có quan tâm, có miêu tả hiện tượng nào của cuộc sống đi nữa, một cái cây, một cánh rừng, một ngôi chùa, một ngọn núi, một dòng sông, một đêm trăng, một đàn chim, một bầy cá… thì điều mà nhà văn tìm hiểu, điều làm học ngạc nhiên, xúc động và muốn nói lên để người khác cũng quan tâm, ngạc nhiên, xúc động như mình không phải là bản thân các hiện tượng đó mà là mối liên hệ của chúng với con người, ý nghĩa cuộc sống của con người mà những hiện tượng đó thể hiện, cách nhìn, sự rung động của con người trước những hiện tượng cụ thể và trước cuộc sống. Vì vậy, đoạn văn, câu chuyện, bài thơ nói về các con vật, về các loại cây… thì cũng là nói về con người. Mà con người thì giàu xúc động, giàu tình cảm và tình yêu. Cũng vì vậy, đích cuối cùng của dạy cảm thụ văn chương không cỉ là cho thấy bài văn đã ghi chép hiện thực gì mà trước hết phải cho thấy bài văn là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực. ● Tính chủ quan của văn bản nghệ thuật Tác phẩm văn chương là nơi người nghệ sỹ bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống. Tác phẩm nghệ thuật “là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”, là con đẻ tinh thần của nhà văn, là sự sáng tạo, là bản thông điệp để nhà văn gửi tâm tình của mình đến bạn đọc. 13 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net Chính tính chủ quan, đặc điểm tình cảm, cảm xúc này của tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi khi tiếp nhận văn chương, học sinh không chỉ phải hiểu nội dung sự việc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, giá trị biểu hiện, chất trữ tình, tức là thái độ, tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả, cái làm nên chức năng bộ lộ văn bản. Không chú ý đến điều này chúng ta sẽ không hướng dẫn học sinh hiểu được nghĩa liên cá nhân của tác phẩm nghê thuật. ● Tính biểu trưng, hình tượng, độc đáo, khác thường của văn bản nghệ thuật Như đi trong vũ ba lê bằng đầu ngón chân chứ không đi bằng bàn chân như trong đời thường, văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, nó đi tìm cho mình một ngôn ngữ riêng, một cách thể hiện riêng, một cách thức “kí mã” riêng khác với đời thường và khác với các nghệ thuật khác. Chính vì vậy khi tiếp nhận văn chương, học sinh phải tiếp nhận khác với logic thông tục của đời thường. Đó là năng lực biết nghe được, đọc được những bí ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ hay chính là năng lực giải mã nghệ thuật. Để giải mã văn chương, phải chú trọng các đặc điểm diễn đạt hàm ẩn, cách nói biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến “gây ấn tượng” khác với ngôn ngữ đời thường. Nếu chỉ biết tư duy “thật thà” theo lối đời thường, ta không thể hiểu được văn. Khi nói nghệ thuật nhận thức và tái hiện cuộc sống bằng hình tượng, một mặt cần nhấn mạnh rằng tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách sinh động, cụ thể, cảm tính, có hình khối, đường nét, âm thanh chứ không phải phản ánh một cách trừu tượng, bằng khái niệm như trong khoa học. Như vậy, không hiểu được cái nghĩa, cái lý, cái tình của văn chương, không hiểu được đặc điểm phản ánh bằng hình tượng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa đa nghĩa, vừa mang tính độc đáo, mới mẻ của văn chương, chúng ta sẽ không tìm 14 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net được chìa khóa mở cửa “văn”, không hướng dẫn học sinh hiểu văn bản văn chương được. ● Văn bản nghệ thuật – nghệ thuật của ngôn từ Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhờ chất liệu ngôn ngữ mà chất nhân văn, tính hình tượng, tính cảm xúc và độc đáo của văn chương còn có những sắc thái riêng mà các nghệ thuật khác không có. Ngôn ngữ văn chương phải trau chuốt, cô đọng, hàm súc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh. Nếu không, nghĩa, tình, lí của văn chương chỉ là nắm xương khô. Một tác phẩm văn học có giá trị phải là sự hài hòa của nội dung và hình thức, tình ý chứa chan mà lời lẽ phải dạt dào. Vì vậy, ngoài việc giải mã nghĩa, lí, tình, dạy đọc hiểu văn bản văn chương còn phải cho học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, khả năng phát hiện được tín hiệu nghệ thuật và cao hơn nữa là cho các em đánh giá được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung. Đây cũng chính là nội dung dạy cảm thụ văn học ở trường tiểu học. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức không chỉ hiện ra trong toàn bôn văn bản mà ngay trong từng yếu tố, từng cấp độ của văn bản ở trên tất cả các bình diện : từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Việc tìm hiểu tác phẩm văn học phải bắt đâu từ việc khám phá văn bản ngôn từ của nó. Không có chì khóa để mở cánh cửa đi vào cấu trúc ngôn từ của tác phẩm thì chúng ta chỉ có thể đứng ngoài ngôn nhà văn chương. Từ ngữ trong văn bản văn chương thường mang tính gợi tả, gợi cảm, chúng “đi lại”, “nhảy nhót” trong tác phẩm. Chính vì thế, trong các bài miêu tả, lớp từ láy được sử dụng rất nhiều. Về mặt ngữ nghĩa, từ trong văn bản văn chương có biên độ nghĩa được mở rộng tối đa, tạo ra những nghĩa văn cảnh, nghĩa bóng rất đa dạng. Các nhà văn đã vận dụng những nét nghĩa khác nhau và đã sử dụng từ rất là đắc địa. Khi giải mã văn chương, phải nắm được các thế đối lập về nghĩa của từ 15 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net trong hệ thống ngôn ngữ mới hiểu văn bản và chỉ ra được sự tài tình của việc dùng từ. Trong văn chương, các từ không chỉ được dựng đứng lên, có hình, có khối, gợi tả rợn người mà chúng còn được sử dụng với tất cả nghĩa biểu thái để bộc lộ hết cái tình của người dùng từ. Vì muốn gây ân tượng, mà các nhà văn nhà thơ đã đi chệch ra khỏi chuẩn mực thông thường của từ toàn dân, sáng tạo ra bao từ mới chẳng hề có trong từ điển. Phải có hiểu biết về ngôn ngữ mới thấy được vẻ đẹp của các từ. Nếu việc nắm các thế đối lập của từ trong hệ thống ngôn ngữ là rất cần thiết, nó cho phép chúng ta chỉ ra cái “đắc địa”, sự tài tình của việc lựa chọn từ trong trục dọc của ngôn ngữ, thì những hiểu biết về những nét nghĩa chung của một trường từ vựng cũng không kém phần quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta giải mã được nhiều bài tập đọc ở tiểu học. Giá trị của tác phẩm văn chương không chỉ là ở cái hay riêng của từng từ đơn lẻ mà còn lá sự hài hòa , lan tỏa, cộng hưởng của cả một trường từ. Chính nét nghĩa chung, sự hòa đồng, cộng hưởng này sẽ tạo ra những giá trị ngữ nghĩa mới của văn bản. Một đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật là sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong các bài tập đọc ở tiểu học là so sánh, ẩn dụ (so sánh ngầm), hoán dụ, nhân hóa, hòa hợp. Những cách dùng từ đặc sắc cùng với các biện pháp tu từ đã làm cho lớp ngôn từ nghệ thuật kết lại thành những hình ảnh văn chương lung linh sắc màu tạo nên vẻ đẹp của phần Tập đọc trong bộ SGK tiểu học suốt từ lớp 1 đến lớp 5. Chính vì vậy, khi xác định những từ ngữ quan trọng trong những bài tập đọc thuộc phong cách văn chương, không thể không đi tim những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, nên điều quan trọng đối với tác phẩm văn học không chỉ ở chỗ nó nói về cái gì mà còn ở chỗ nó nói về cái đó bằng cách nào, như thế nào. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh chỉ đặt ra khi đọc 16 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net hiểu văn bản nghệ thuật. Đó chính là việc chỉ ra cái hay của việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật hay chính là cách đánh giá giá trị của các yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật đối với việc biểu đạt nội dung. Đây chính là một nội dung của dạy cảm thụ văn học trong trường tiểu học. Dạy cảm thụ văn học là dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều tế nhị, sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ, câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, câu chuyện. PHẦN II : NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ TRONG CÁC BÀI THƠ TRỮ TÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 5 I. Thơ và các đặc trưng của thơ 1. Thơ là gì ? Thơ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Thơ là một thể loại văn học hết sức quen thuộc và gần gũi với con người ở mọi thời đại, ở phương Đông cũng như ở phương Tây....Thế nhưng, khi ta đặt ra và trả lời câu hỏi thơ là gì thì câu hỏi này hoàn toàn không dễ trả lời. Khác với loại tác phẩm truyện, kí, kịch, thơ trực tiếp gắn với tâm hồn con người, mà tâm hồn con người là một thế giới tinh vi, phức tạp, mờ ảo nên thơ có thể dễ dàng cảm nhận bằng trực giác nhưng rất khó đúc kết, khái quát thành một định nghĩa thật sự hoàn chỉnh. Nhà lí luận phê bình văn học Lưu Hiệp quan niệm : "Thơ là để nói lên cái chí, lời ca là để làm cho lời nói được lâu dài. (...) Ở trong lòng thì gọi là chí, nói ra lời thì gọi là thơ" [25,76] , nhằm nhấn mạnh vào mục đích làm thơ. Học giả Lê Quý Đôn cho rằng "làm thơ có ba điều chính: một là tình , hai là cảnh, ba là sự .(...) Tình là người, cảnh là tự nhiên, sự là hợp nhất cả trời và đất. Lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng" [27; 99]. Nhà thơ cách mạng Tố Hữu nhấn mạnh " Thơ là tiếng lòng hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời, trước trời đất. Thơ là tiếng hát của tình cảm thiết tha mãnh liệt...Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy. 17 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net Bài thơ hay là bài thơ làm cho người ta không còn cảm thấy câu thơ mà chỉ thấy tình người...Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu". Nhà thơ Xuân Diệu cũng chung cảm nghĩ ấy khi viết "Thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu". Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng của Valêri khi cho rằng "Thơ là sự phân vân giữa nhạc và ý" [20 ;30]. Nhà văn Nguyễn Tuân quan niệm "...thơ là ảnh, là nhân ảnh , thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một điểm nhất định , nó mở được ra một cái diện không gian, thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp...Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó vẫn như là bị phong kín"[25; 172]. Trong bài Tựa tự viết cho tập thơ của mình, nhà thơ Sóng Hồng đã đưa ra những định nghĩa rất sâu sắc và toàn diện về thơ : "Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp". Thơ là thơ đồng thời là vẽ là nhạc, là chạm khắc theo cách riêng "Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng". Thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên một nhạc điệu khác thường" . "Thơ là một viên ngọc kim cương long lanh dưới ánh sáng mặt trời". “Thơ cũng như nhạc có thể trở thành một sức mạnh phi thường khi nó chinh phục được trái tim của quần chúng nhân dân” [ chuyển dẫn theo 29; 43]. Tuy khác nhau nhưng hầu hết các nhà thơ cũng như các nhà nghiên cứu phê bình đều thống nhất ở thơ có hai đặc điểm quan trọng sau đây: + Thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc , nỗi lòng , suy nghĩ của tác giả : tức là khẳng định thơ thuộc phương thức trữ tình, đồng thời nhấn mạnh vai trò của cảm xúc và khả năng tạo nên sức đồng cảm mạnh mẽ đối với người đọc của thơ. + Thơ có một hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt . 18 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net Thơ : là một loại hình nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Thơ là loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng, tuân theo các quy luật nhất định. Thơ thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Có thể phát biểu một cách ngắn gọn : Thơ là một loại hình văn học tồn tại bên cạnh truyện và kịch, là hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua một tổ chức ngôn từ đặc biệt thành những câu văn vần giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm. 2. Những đặc trưng cơ bản của thơ 2.1. Nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) Chủ thể phát ngôn trong thơ Lời văn trong truyện kí đều có chung một đặc tính là lấy việc mô tả, kể lại những câu chuyện, những sự việc diễn ra trong cuộc sống xã hội làm chính. Cảm nghĩ thái độ , cách đánh giá của nhà văn thường giấu kín trong bản thân câu chuyện chứ không được làm nổi bật lên chiếm vị trí chủ đạo thành đối tượng thưởng thức trực tiếp của người đọc. Lời thơ là sự bộc lộ trực tiếp tâm tư, là tiếng nói tha thiết của tâm hồn, tiếng gọi nồng nhiệt của trái tim của nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) . Phát ngôn thơ lời thơ do vậy không lấy chức năng thông báo làm chính mà chủ yếu là hướng đến chức năng biểu hiện. Đó có thể là những nỗi niềm riêng tư về hạnh phúc ; niềm vui gặp gỡ ; nỗi buồn chia li. Đó cũng có thể là những cảm xúc, những suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về Tổ quốc, đất nước, dân tộc, nhân loại. 19 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
- Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho HS Tiểu học tincanban.com – choque24h.net Tâm hồn nhà thơ như một chiếc cần ăngten thu nhận tất thảy những tín hiệu buồn vui của con người, là chiếc "bình thu hợp trí muôn phương" (Xuân Diệu) . Muốn chinh phục được tâm hồn của độc giả trước hết cảm xúc của nhà thơ phải chân thành ; niềm yêu ghét của nhà thơ phải xuất phát từ chính trái tim nhạy cảm, thành thực của mình. Cảm xúc của nhà thơ, phải ở mức độ mãnh liệt, dồi dào nồng cháy. Mỗi khi có điều gì chất chứa trong lòng không nói ra không chịu được lúc đó là thi sĩ tìm đến thơ để giải tỏa nổi chất chứa ám ảnh đó (theo Tố Hữu) Vì cảm xúc là yếu tố hàng đầu của thơ nên mọi nhà thơ đều rất coi trọng cảm hứng sáng tạo. Cảm hứng làm cho nhà thơ có thể lóe sáng được những ý nghĩ mới lạ, chắp cánh cho trí tưởng tượng của nhà thơ bay bổng, hình thành một cách xuất thần những lời đẹp, tứ hay. Ngoài cái lớn lao của cuộc đời thực, thơ cũng tìm đến thế giới của ước mơ và mộng tưởng. Nó mở rộng thế giới thực để người đọc có thể cảm nhận đến nhiều phạm vi rộng rãi hơn, bao la hơn của hôm qua, hôm nay và ngày mai, của cái có thật và cái có thể có và nên có, của cái ta đang sống và cái mà mọi người mong ước. Thơ mở rộng biên độ sống của con người! Một đêm tháng 4/1948, tại Việt Bắc, được trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, Hoàng Cầm xúc động và ngay đêm ấy viết bài thơ "Bên kia sông Đuống", một trong những bài thơ hay nhất của ông, là "chứng minh thư" để ông đi vào ngôi vị những nhà thơ sống mãi trong lòng bạn đọc. Cảm xúc của nhà thơ đồng thời lại phải có tính tiêu biểu điển hình. Cảm xúc trong thơ nhất định là của một con người cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể nhưng đồng thời nó không đóng kín, khép lại cho riêng nhà thơ mà cảm xúc đó còn là sự đại diện phát ngôn cho tâm tình, suy nghĩ của nhiều người .Vichto Hugô từng cho rằng "Lầm lẫn thay nếu anh tưởng tôi không phải là anh". Cảm xúc thơ càng có tính tiêu biểu, điển hình thì càng tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. 20 Trịnh Thị Thu Hương, Cao học K18, khoa GDTH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm chuyên đề dao động cơ
43 p | 147 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Chuyên đề công tác chủ nhiệm mỗi giáo viên chủ nhiệm là tấm gương đạo đức và sáng tạo
33 p | 151 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Chuyên đề quy nạp trong hình học
45 p | 167 | 19
-
Chuyên đề phổ biến sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
12 p | 363 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy – học trên lớp và hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM ở môn Tin học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh THPT
67 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức dạy học phân môn kể chuyện nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 2
11 p | 73 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT
100 p | 78 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua giờ kể chuyện và các trò chơi dân gian
26 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giải bài toán hóa học lớp 9
19 p | 48 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện
8 p | 70 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phần mềm Adobe Flash thiết kế mô hình động mô tả thuật toán trong dạy học Pascal và Ngôn ngữ lập trình C
41 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi
23 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Quan Hoa
13 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Phó Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
26 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương án thí nghiệm phần: Điện – Từ trong chuyên đề ôn thi học sinh giỏi Quốc gia
67 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Hoàng Lâu
21 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo tốt hoạt động các tổ chuyên môn ở trường Tiểu học
20 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn