Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức dạy học phân môn kể chuyện nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 2
lượt xem 8
download
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là đề xuất được phương pháp, kĩ thuật dạy các dạng bài kể chuyện. Sử dụng hình thức để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả. Tạo cơ hội cho Hs được tham gia kể chuyện thường xuyên. Giúp học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác, tự tin, sáng tạo trong các hoạt động học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức dạy học phân môn kể chuyện nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 2
- TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN CHO LỚP 2 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 1. Lý do chọn biện pháp: Bồi dưỡng năng lực giao tiếp và năng lực ngôn ngữ cho HS trong dạy học Kể chuyện lớp 2 là một việc làm cần thiết, quan trọng và phù hợp với định hướng dạy học phát triển năng lực hiện nay. Kể chuyện không những giúp học sinh phát triển vốn từ mà còn giúp các em hoàn thiện ngôn ngữ của mình, các em biết cách giao tiếp sao cho hay hơn, bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của môn Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Trong quá trình dạy học phân môn kể chuyện, bản thân tôi luôn đổi mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mang lại hiệu quả tối ưu nhất . Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy HS lớp mình còn gặp một số khó khăn như sau: Các em chưa hứng thú, chưa yêu thích phân môn kể chuyện do chưa thuộc nội dung chuyện nên không tự tin mạnh dạn trong học tập. Một số em còn ngại ngùng, không dám bộc lộ hết khả năng của mình. Có em chưa biết chuẩn bị bài, vốn từ hạn chế, kể chưa thành câu, cố nhớ máy móc từng từ của truyện nên kể như đọc, không lưu loát. Kĩ năng đối thoại (kể phân vai) còn hạn chế do chưa phân biệt được các vai nên kể còn nhầm lẫn các vai với lời dẫn chuyện. Có một số học sinh chưa có kĩ năng sử dụng các yếu tố phụ trợ nên hiệu quả kể chuyện chưa cao. Khả năng duy trì sự chú ý lắng nghe bạn kể và nhận xét cách kể của bạn kể tiếp lời bạn còn hạn chế. Phụ huynh không quan tâm đến việc học kể chuyện của con em mình. Từ những bất cập và thực trạng học phân môn kể chuyện của học sinh lớp mình, tôi đã học tập, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu nâng cao chuyên môn, áp dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh.Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tích lũy của bản thân khi dạy phân môn kể chuyện. Đó chính là lý do tôi chọn biện pháp "Tổ chức dạy học phân môn kể chuyện nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 2". 2. Mục đích của biện pháp: Đề xuất được phương pháp, kĩ thuật dạy các dạng bài kể chuyện. Sử dụng hình thức để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả Tạo cơ hội cho Hs được tham gia kể chuyện thường xuyên. Giúp học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác, tự tin, sáng tạo trong các hoạt động học tập. 3. Cách tiến hành biện pháp 3.1 Các bước tổ chức dạy học kể chuyện lớp 2:
- 1. Khởi động: * Mục tiêu: Thời gian khởi động không nhiều nhưng giúp giáo viên nắm được thông tin ngược về năng lực kể chuyện của học sinh. Chính vì vậy tôi luôn lựa chọn nội dung, yêu cầu kể chuyện phù hợp, sát đối tượng học sinh để nắm bắt được chất lượng kể chuyện của các em qua mỗi tiết học. * Cách thực hiện: Tùy từng đối tượng mà tôi yêu cầu các em kể một đoạn hay cả câu chuyện hoặc phân vai. Dựng lại câu chuyện để khuyến khích, động viên học sinh kể chuyện. Khi học sinh kể xong tôi yêu cầu các em nêu ý nghĩa câu chuyện giúp học sinh khắc sâu nội dung văn bản. Như vậy trong thời gian ngắn tôi đã nắm được kĩ năng kể chuyện của học sinh. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài : * Mục tiêu: Việc giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh mạnh dạn, tự tin say mê kể chuyện thì điều tôi tâm đắc nhất là tạo tâm thế hứng thú, yêu thích, chờ đợi được học tiết kể chuyện của các em. Bí quyết thành công của giáo viên là tạo không khí lớp học tự nhiên để lôi cuốn tất cả học sinh hào hứng mong muốn, hòa nhập vào câu chuyện ngay từ khi mở đầu tiết học. * Cách thực hiện: Như vậy sự tài ba khéo léo của giáo viên để dẫn dắt, gợi mở phần giới thiệu mỗi bài học có ý nghĩa quyết định rất lớn đến hiệu quả tiết học nên tôi luôn chuẩn bị rất kĩ phương tiện, đồ dùng dạy học để dẫn mở đầu tiết học sao cho thật sinh động hấp dẫn . Trong các tiết học của tôi luôn luôn thay đổi hình thức giới thiệu bài phù hợp để thu hút học sinh như: sử dụng tranh ảnh; đặt câu hỏi gợi mở khám phá, nêu tình hình có vấn đề, giới thiệu mục tiêu tiết học nhằm gợi sự tò mò, kích thích hứng thú của các em . Ví dụ : Khi dạy bài : Khi dạy bài : CHUYỆN BỐN MÙA( TV2tập 2 trang 4 ) Tôi giới thiệu bài như sau: Tôi hỏi học sinh: Đố cả lớp tháng này là tháng mấy? Vậy để biết được tháng 2 là của mùa nào, một năm có mấy mùa và lợi ích của từng mùa như thế nào? Cô trò chúng mình cùng tìm hiểu qua câu chuyện “ Chuyện bốn mùa”. Hướng dẫn học sinh các kĩ năng kể chuyện phù hợp với từng dạng bài tập . So với phương pháp dạy kể chuyện trước đây trong một tiết học giáo viên dành một nửa thời gian để kể mẫu và tìm hiểu nội dung câu chuyện nên thời gian dành cơ hội kể chuyện cho học sinh rất hạn chế. Dạy kể chuyện theo phương pháp mới tất cả học sinh trong lớp đều được rèn kĩ năng nghe nói dựa vào hệ thống bài tập yêu cầu kể chuyện ở sách giáo khoa như: Dựa vào tranh,
- câu gợi ý hoặc tóm tắt nội dung để kể lại từng đoạn truyện; thêm chi tiết cho truyện; kể mở đầu và kết thúc câu chuyện theo nhiều cách. Những yêu cầu trên đã góp phần phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, mô phỏng, tưởng tượng cho học sinh. Đó là năng lực đặc trưng của phân môn kể chuyện và các năng lực cần thiết khác giúp học sinh học tập tốt hơn. Để giúp học sinh có năng lực kể chuyện tốt tôi hướng dẫn các em tập kể từ mức độ đơn giản đến khó dần ở mỗi tiết học để tạo điều kiện cho cả lớp được kể chuyện. 3.2. Các dạng bài kể chuyện lớp 2: * Dạng 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh ( hình ảnh minh họa) * Mục tiêu: Rèn học sinh năng lực kể chuyện dựa vào các bức tranh minh họa để kể từng đoạn câu chuyện. Cũng có bài yêu cầu học sinh sắp xếp lại các bức tranh minh họa cho đúng với diễn biến câu chuyện rồi kể. Mỗi bức tranh minh họa đều được thể hiện một đặc điểm hay một hành động, sự việc nào đó của nhân vật hoặc một cảnh tượng có trong truyện đã đọc làm điểm tựa giúp các em nhớ lại nội dung từng đoạn câu chuyện kết nối thành mạch truyện rồi kể. * Cách thực hiện: Để giúp học sinh dựa vào tranh rèn kĩ năng kể hiệu quả tôi luôn khai thác triệt để tranh minh họa SGK và tranh phóng to. Tôi yêu cầu các em quan sát kĩ mỗi bức tranh và nêu câu hỏi định hướng quan sát, giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa kênh hình và kênh chữ để các em lần lượt nhớ lại nội dung truyện đã học ở tiết tập đọc và kể lại câu chuyện. Khi học sinh nắm vững nội dung các bức tranh tôi gọi học sinh năng khiếu kể mẫu một đoạn theo tranh giúp học sinh học tập cách kể của bạn để kể tốt. Sau đó tôi tổ chức cho học sinh thực hành kể từng đoạn truyện tương ứng theo tranh minh họa trong nhóm và trước lớp. Để các nhóm kể chuyện hiệu quả tôi luôn phân nhóm có các học sinh có trình độ kể khác nhau sao cho học sinh khá giỏi giúp đỡ được học sinh trung bình kể được truyện. Tôi bao quát lớp giúp những học sinh lúng túng và lưu ý học sinh khi kể chỉ cần đúng nội dung chính không nên nhớ nguyên văn lời trong văn bản truyện đã đọc giúp học sinh mở rộng, tích cực hóa vốn từ, để rèn kĩ năng nói cho học sinh. Khi học sinh kể trong nhóm tôi luôn rèn các em biết kể giọng phù hợp vừa đủ nghe trong nhóm để không ảnh hưởng đến nhóm khác và lắng nghe bạn kể để sửa cho bạn. Còn khi kể trước lớp tôi rèn cho học sinh nói thành câu, nói to để cả lớp cùng nghe và nhận xét lời kể. Khi kể cần mạnh dạn, tự tin, biết thay đổi ngữ điệu tự nhiên và nhìn vào bạn để kể chuyện sẽ lôi cuốn người nghe. Ví dụ 1: Khi dạy bài : Mẩu giấy vụn (TV2_tập1 _trang 49) Bài tập 1 tôi tổ chức hướng dẫn học sinh kể như sau: Tôi yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài 1: Dựa theo tranh, kể lại câu chuyện mẩu giấy vụn. Sau đó tôi yêu cầu học sinh quan sát 4 tranh minh họa SGK và các bức tranh phóng to đính trên bảng và nêu hỏi gợi mở để học sinh nêu nội dung mỗi bức tranh giúp học sinh nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.
- H: Tranh một vẽ gì? (Cô giáo khen lớp học sạch sẽ và nói: Các em có nghe thấy mẩu giấy nói gì không? Hãy cho cô biết mẩu giấy nói gì?) H:Tranh hai bạn trai đang nói gì? (Thưa cô mẩu giấy không biết nói ạ.) H: Bạn gái đang làm gì ở tranh 3? (Bạn gái nhặt mẩu giấy bỏ vào thùng rác.) H: Còn tranh 4 bạn gái nói gì? (Mẩu giấy bảo: Các bạn ơi hãy bỏ tôi vào sọt rác!) Sau khi học sinh nêu nội dung từng bức tranh tôi gọi học sinh năng khiếu kể mẫu tranh một. Tôi hướng dẫn các em đứng trước lớp kể kết hợp chỉ tranh minh họa phù hợp. Vì mỗi tranh chỉ minh họa một tình tiết trong một đoạn truyện. Nên chỉ khi kể tới tình tiết có trong tranh người kể mới kết hợp chỉ tranh (mà chỉ đúng vào hình ảnh thể hiện trong tranh), để minh họa cho lời kể của mình và thuyết phục người nghe hiểu, nhớ sâu hơn nội dung truyện. Khi học sinh giỏi kể mẫu đoạn một tôi hướng dẫn các em kết hợp chỉ tranh khi kể đến chi tiết cô giáo nói: “Nào các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy nói gì nhé !” Còn các chi tiết khác của đoạn một không cần chỉ vào tranh mà chỉ bằng điệu bộ sẽ thu hút người nghe. Khi học sinh kể mẫu tôi yêu cầu cả lớp lắng nghe cách kể của bạn để biết cách kể đúng nội dung từng đoạn theo tranh và học cách kể hay. Sau đó tôi cho cả lớp tập kể theo nhóm 4 để tất cả học sinh được rèn luyện kĩ năng kể và thi kể trước lớp, nhận xét, bình chọn nhóm kể hay tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các nhóm và sự cố gắng nỗ lực của mỗi thành viên trong nhóm. Ví dụ 2: Bài: Chiếc rễ đa tròn.(TV2tập 2trang 109) Bài tập 1: Sắp xếp lại trật tự các tranh dưới đây theo đúng diễn biến câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. Đây là bài tập các tranh đã bị đảo không đúng trình tự câu chuyện nên yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh họa nêu nội dung từng tranh, nhớ thứ tự từng đoạn câu chuyện rồi xếp lại cho đúng diễn biến câu chuyện. Mỗi đoạn truyện được thể hiện bằng một hoặc hai tranh. Các hình vẽ trong tranh chỉ là tình tiết có trong đoạn truyện. Nếu nắm được đúng các hình ảnh trong tranh thể hiện nội dung nào của truyện thì các em sẽ sắp xếp đúng trình tự diễn biến câu chuyện. Chính vì vậy tôi hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các bức tranh sách giáo khoa và tranh phóng to treo trên bảng và đưa hệ thống câu hỏi gợi ý giúp học sinh nêu được nội dung từng tranh như sau: H: Tranh 1 vẽ gì? (Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa tròn ) H: Các bạn nhỏ đang làm gì trong tranh 2?(Các bạn như đang thích thú chơi trò chui qua chui lại cây đa có vòng tròn) H: Còn tranh 3 Bác Hồ yêu cầu chú cần vụ làm gì? (Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa trên mặt đất và bảo chú cận vụ đem trồng nó ) Khi học sinh đã nêu được nội dung từng đoạn ứng với các tranh theo trình tự câu chuyện tôi cho học sinh thảo luận nhóm 3, suy nghĩ xếp lại thứ tự các tranh và gọi một nhóm lên sắp xếp lại thứ tự các tranh trên bảng theo diễn biến câu chuyện 312. Hoạt động sắp xếp tranh tuy rất đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt bởi học sinh bước đầu nhớ lại nội dung
- chính của mỗi đoạn. Từ đó giáo viên gợi mở để học sinh nhớ lại nội dung của đoạn truyện và dễ dàng kể tốt từng đoạn . Dạng 2: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh ( hình ảnh minh họa) và các câu hỏi gợi ý. Đây là hình thức luyện tập dễ nhất vì học sinh có 2 chỗ dựa là hình ảnh minh họa và câu hỏi gợi ý. Ví dụ: Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện" Có công mài sắt, có ngày nên kim" Với bài tập này tôi cho 4 học sinh có năng lực kể lại 4 đoạn nội dung 4 bức tranh với lời gợi ý. Việc làm này sẽ giúp cho học sinh cả lớp nhớ lại nội dung câu chuyện và bước đầu biết cách kể. Sau đó GV hướng dẫn kể theo nhóm. Gv có thể gợi ý cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi: Tranh 1: Cậu bé đang làm gì? Cậu có chăm học không? Thế còn viết thì sao? cậu có chăm viết không? Tranh 2: Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì? Cậu bé hỏi bà cụ điều gì? Sau đó cậu bé nói gì với bà cụ? Tranh 3: Bà cụ giảng giảng như thế nào? Tranh 4: Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải? Với các gợi mở trên học sinh đã biết diễn đạt lời kể thành câu, biết dùng lời của mình, lời kể tự nhiên, biết làm điệu bộ hợp lý và học sinh kể đúng nội dung , trình tự câu chuyện. Dạng 3: Kể theo dàn ý hoặc các câu hỏi gợi ý. * Mục tiêu: Rèn học sinh kể chuyện dựa vào các ý được tóm tắt theo từng đoạn của truyện vì không có tranh nên các em phải huy động trí tưởng tượng, tư duy lô gíc để nhớ lại câu chuyện và kể đúng nội dung . * Cách thực hiện: Để giúp học sinh thực hành tốt yêu cầu của bài tôi đã dẫn dắt bằng hệ thống câu hỏi gợi ý hoặc gợi dần từng sự việc, chi tết thể hiện ý chính đó giúp học sinh triển khai các ý tóm tắt đã cho thành từng đoạn truyện và kể lại tốt câu chuyện theo gợi ý. Ví dụ :Bài : Hai anh em –( TV2T1trang 120) Yêu cầu 1: Kể lại từng phần câu chuyện Hai anh em theo gợi ý sau: a Mở đầu câu chuyện. b Ý nghĩ và việc làm của người em. c Ýnghĩ và việc làm của người anh. d Kết thúc câu chuyện. Sau khi học sinh nêu yêu cầu tôi nhấn mạnh lại để học sinh nắm vững mỗi gợi ý trên ứng với nội dung diễn biến một đoạn truyện. Tôi nêu câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhớ lại đoạn mở đầu câu chuyện như sau:
- H: Hai anh em cùng làm việc gì, ở đâu? (Hai anh em cùng cày chung đám ruộng, ngày mùa họ gặt lúa và để thành hai đống bằng nhau ) Khi đã hướng dẫn giúp học sinh nhớ lại phần mở đầu câu chuyện tôi gọi một học sinh năng khiếu kể mẫu sau đó tôi tổ chức cho cả lớp tập kể nhóm 4 và gọi các nhóm thi kể trước lớp. Sau mỗi lần các nhóm kể tôi yêu cầu cả lớp học sinh nhận xét, đánh giá rút kinh nhiệm để phát huy mặt mạnh về nội dung, cách diễn đạt câu, từ cách thể hiện và bình chọn nhóm kể hay . Trong quá trình học sinh thi kể cũng có học sinh lúng túng tôi xử lí khéo léo tế nhị giúp các em bình tĩnh, tự tin nhớ lại diễn biến nội dung câu chuyện bằng các câu hỏi tiếp theo như : H: Khi chia lúa xong người em nghĩ gì và đã làm gì? (Thương anh vất vả nuôi vợ con nên lấy lúa của mình bỏ vào phần của anh ) H: Còn người anh nghĩ gì và làm gì? (Thương em sống một mình vất vả nên buổi đêm lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của người em) H: Câu chuyện kết thúc ra sao? (Hai anh em gặp nhau khi mỗi người ôm một bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động ôm chầm lấy nhau ) Với cách gợi mở, dẫn dắt như trên học sinh lớp tôi hào hứng thi đua kể chuyện hiệu quả. Những em chưa thuộc truyện khi được gợi ý, khích lệ động viên cũng nhớ nội dung câu chuyện và kể chuyện tiến bộ rõ rệt . 3.3. Các hình thức, phướng pháp, kỹ thuật dạy môn kể chuyện: 3.3.1. Kể chuyện theo phân vai : * Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể chuyện phân vai là dựa vào lời nói của nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện theo trật tự cốt truyện và thể hiện sự sáng tạo của học sinh sao cho câu chuyện vừa đảm bảo tính lô gíc vừa thể hiện tính riêng biệt. Xuất phát từ đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học rất thích đóng kịch, dù đó không phải là những câu chuyện có tính xung đột, có diễn biến phức tạp. Đây là hình thức đặc trưng để rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể, kĩ năng đối thoại, hợp tác, phân công đảm nhận trách nhiệm cùng thực hiện một hoạt động cho học sinh. Đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện. * Cách thực hiện: Muốn học sinh kể phân vai tốt cần có sự gợi mở và làm mẫu của giáo viên hoặc học sinh giỏi. Chính sự dẫn dắt của giáo viên giúp học sinh biết được câu chuyện có mấy vai, đặc điểm nổi bật của từng vai thể hiện trong giọng kể, điệu bộ, cử chỉ. Phần làm mẫu của giáo viên, hay học sinh năng khiếu là một phần hay toàn bộ vai khó giúp các em phỏng theo. Ví dụ: Bài: Bạn của Nai Nhỏ (TV 2Tập 1Trang 24) Bài tập 3: Phân vai, dựng lại câu chuyện (các vai: người dẫn chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ) Đây là bài kể chuyện đầu tiên trong chương trình có yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện nên tương đối khó với học sinh vì vậy tôi gợi ý giúp học sinh nhớ lại sự khác nhau trong giọng kể của các vai đã học qua tiết Tập đọc như sau:
- H: Để kể phân vai cần có mấy vai? Đó là các vai nào? (Ba vai : Người dẫn chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ.) H: Giọng kể của các vai ra sao? (Lời dẫn chuyện rõ ràng, rành mạch, biết thay đổi giọng phù hợp diễn biến câu chuyện; lời Nai Nhỏ hồn nhiên, ngây thơ; lời cha Nai Nhỏ lúc đầu lo lắng, sau vui vẻ, hài lòng.) Khi học sinh nêu được giọng kể các vai để giúp các em kể tốt tôi nhận vai người dẫn chuyện và lưu ý học sinh người dẫn chuyện phải nhớ cả câu chuyện, kể từ đầu đến cuối, một học sinh năng khiếu nhận vai cha Nai Nhỏ, một em vai Nai Nhỏ và kể mẫu lần một. Học sinh lắng nghe, nhận xét cách thể hiện các vai. Khi học sinh nắm vững cách phân vai tôi tổ chức cho các em tập kể nhóm ba và thi kể giữa các nhóm, bình chọn nhóm kể tự nhiên nhất. Với các bài kể chuyện tương tự khi học sinh đã nắm vững cách kể phân vai tôi đẩy dần vai trò làm mẫu cho học sinh năng khiếu để phát huy tính sáng tạo của học sinh. Cũng có bài kể chuyện phân vai cách thể hiện tính cách nhân vật khó thể hiện tôi làm mẫu một phần, một chi tiết để học sinh rút kinh nghiệm kể phân vai thành công. Ví dụ : Bài: Khi dạy bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió” ( TV2 trang 15) Bài tập 1: Xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió: Đây là bài tập các tranh bị đảo lộn không đúng trình tự câu chuyện nên yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh họa nêu nội dung từng tranh, nhớ thứ tự câu chuyện và sắp xếp cho đúng diễn biến câu chuyện. Tranh 1 vẽ gì? ( Ông Mạnh và Thần Gió đang ngồi nói chuyện với nhau). Bức tranh 2 Ông Mạnh đang làm gì? ( Ông Mạnh chặt cây gỗ thật to làm cột, chọn những viên đá to làm tường). Chuyện gì xảy ra với bức tranh 3? ( Thần Gió giận giữ nhưng không thể xô đổ ngôi nhà). Còn bức tranh 4 thì sao?( Thần Gió xô Ông Mạnh ngã lăn quay). Qua phương pháp hướng dẫn tỉ mỉ như trên tôi thấy học sinh cả lớp rất hào hứng sắm vai và nhập vai rất tốt nhiều em biết diễn xuất bằng ngữ điệu, động tác phù hợp. Qua phần kể phân vai các em được phát triển năng lực hợp tác, hỗ trợ trong nhóm tạo ra sự mạnh dạn, tự tin khi kể trước lớp để gây sự chú ý, lôi cuốn người nghe. Các em thực hành sắm vai tốt ở các tiết kể chuyện khác. 3.3.2. Kể lại một đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình: * Mục tiêu: Rèn học sinh kĩ năng kể chuyện sinh động bằng lời của mình không cần lặp lại nguyên văn từng từ ngữ trong văn bản mà chỉ cần kể đúng cốt truyện. * Cách thực hiện: Để học sinh kể tốt giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách dùng từ, nói câu sao cho sáng tạo nhằm diễn đạt rõ văn bản qua sự tưởng tượng của mình có thể diễn tả thêm các
- hoạt động, tâm trạng nhân vật kể như sống trong khung cảnh của câu chuyện để lôi cuốn người nghe. Đó là bí quyết thành công của người kể chuyện. Muốn kể bằng lời của mình thì học sinh phải nhớ câu chuyện.Vì vậy tôi luôn gợi mở, dẫn dắt giúp các em nhớ lại nội dung truyện thông qua tranh minh họa hoặc những lời gợi ý. Trong quá trình học sinh kể chuyện tôi luôn tạo bầu không khí thân mật, tin cậy và động viên, khích lệ các em kể chuyện tự nhiên, thoải mái kết hợp với nét mặt, cử chỉ phù hợp như đang kể cho bạn bè, người thân nghe nhằm tạo sự giao cảm, gần gũi giữa người kể và người nghe. Ví dụ: Bài: Bông hoa Niềm Vui(TV2T1Tr 105) Bài tập 2: Dựa vào tranh kể lại nội dung chính của câu chuyện(đoạn 2+3) bằng lời của em. Sau khi học sinh nêu yêu cầu tôi cho các em quan sát kĩ tranh minh họa SGK và tranh phóng to trên bảng, khai thác yêu cầu của bài và nội dung tranh giúp các em nhớ lại nội dung truyện bằng hệ thống câu hỏi gợi ý sau: Hỏi: Con hiểu thế nào là kể bằng lời của em?(Kể đúng nội dung câu chuyện, có thể thêm, bớt một số từ ngữ, kết hợp cử chỉ, nét mặt…) H: Tranh 1 vẽ cảnh gì? (Chi đang ở vườn hoa của trường muốn hái bông hoa Niềm Vui, Chi chần chừ không dám hái hoa.) H: Vì sao Chi không dám hái hoa? (Theo nội quy nhà trường, hoa của trường mọi người cùng chăm sóc và ngắm vẻ đẹp của hoa.) H: Thế còn tranh 2 có những ai? (Cô giáo và bạn Chi) H: Cô giáo và Chi đang trò chuyện với nhau điều gì? (Chi xin cô cho hái một bông hoa Niềm Vui để tặng bố. Cô giáo cho Chi hái ba bông hoa để tặng bố, mẹ và Chi vì em là một cô bé hiếu thảo.) Khi học sinh đã nắm vững yêu cầu và nội dung tranh tôi lưu ý các em kể bằng lời của mình thật tự nhiên không kể như đọc và cố nhớ từng chữ trong truyện . Trước khi học sinh tập kể tôi gọi một học sinh năng khiếu kể mẫu đoạn 2 và kết hợp chỉ tranh và làm động tác ở chi tiết Chi giơ tay định hái hoa nhưng em chần chừ không dám hái hoa. Sau đó tôi cho lớp nhận xét, hiểu rõ cách kể bằng lời của mình và học tập cách kể sáng tạo của bạn. Tiếp theo tôi tổ chức cho học sinh tập kể nhóm đôi và thi kể trước lớp để bình chọn, tuyên dương nhóm kể hay. Với cách tổ chức, hướng dẫn kể chuyện tỉ mỉ như trên học sinh lớp tôi đã nhớ và kể đúng cốt truyện, kể tự nhiên bằng lời của mình. Đặc biệt nhiều em kể sáng tạo, biết thêm một số từ ngữ phù hợp như câu nói của Chi: “ Thưa cô, xin cô cho em được hái một bông hoa Niềm Vui để tặng bố vì bố em đang ốm nặng để bố em mau khỏi bệnh .” Và các em biết sử dụng yếu tố phụ trợ để kể như làm động tác khi kể đến chi tiết cô giáo ôm Chi vào lòng, biết thay đổi giọng kể phù hợp nhân vật, lời Chi cầu khẩn, lời cô giáo dịu dàng, trìu mến. Trước tiên giáo viên giúp học sinh hiểu kể bằng lời của mình nghĩa là không kể nguyên văn như trong sách giáo khoa. 3.4. Sử dụng mô hình để giúp học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện:
- Mục đích cuối cùng của phân môn kể chuyện là giúp HS nắm được nội dung câu chuyện. Vì vậy khi sử dụng mô hình này giúp HS nắm nội dung dễ dàng hơn và kể chuyện hấp dẫn, sinh động hơn. Ví dụ : Khi dạy bài: “Người mẹ hiền”, tôi hướng dẫn HS: Câu chuyện được mở đầu như thế nào? Câu chuyện được phát triển bằng những tình tiết nào? Câu chuyện được giải quyết ra sao? Vậy ý nghĩa câu chuyện là gí? Khi học sinh trả lời được câu hỏi trên là các em đã dần dần nắm được nội dung câu chuyện, nhớ lại các chi tiết của bài, lời nhân vật từ đó các em cảm thụ được nội dung câu chuyện để đọc và kể tốt hơn. Khi hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa câu chuyện, học sinh sẽ nêu giọng đọc toàn bài qua phần đọc mẫu của giáo viên. Trước khi đọc mẫu tôi định hướng để các em lắng nghe, tự phát hiện giọng đọc toàn bài, giọng đọc các nhân vật và hóa thân vào các nhân vật, đọc đúng giọng của từng vai. Với sự hướng dẫn tỉ mỉ như trên, học sinh lớp tôi rất hứng thú, say mê đọc và nhớ nội dung văn bản, cảm thụ sâu sắc văn bản, rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt hiệu quả. Từ đó, các em biết hóa thân vào tác giả, nhân vật để đọc phân biệt ngôn ngữ tác giả và nhân vật. Ngôn ngữ tác giả thường là lời dẫn chuyện, kể, tả khi đọc cần nhấn từ gợi tả, thay đổi cảm xúc theo diễn biến nội dung truyện và biết ngắt giọng biểu cảm. Với ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ đối thoại cần đọc với ngôn ngữ nói để bộc lộ cảm xúc buồn, vui, của nhân vật làm sống động các nhân vật. Như vậy khi hiểu kĩ nội dung văn bản, ý nghĩa câu chuyện và tính cách nhân vật sẽ giúp các em biết đọc hay, đó là bước hỗ trợ vô cùng quan trọng giúp các em kể chuyện thành công. 3.5 Tạo cơ hội cho học sinh được kể chuyện: Với định hướng dạy học phát triển theo năng lực hiện nay, GV luôn tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội được kể chuyện: HS kể chuyện trong các tiết hoạt động Trại đọc
- tại thư viện( 1 tháng/ 1 lần); Hs tham gia kể chuyện trong ngày Hội học sinh Tiểu học, HS kể chuyện trong Cuộc thi “ kể chuyện đạo đức Bác Hồ”, HS kể chuyện trong các tiết Sinh hoạt cuối tuần; HS tham gia kể chuyện theo chủ đề. 4. Kết quả đạt được: Qua một học kỳ áp dụng những giải pháp rút ra từu kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học phân môn kể chuyện ở lớp 2 tôi thu được kết quả như sau: Bản thân tôi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức dạy tiết kể chuyện. Các tiết học kể chuyện diễn ra nhẹ nhàng, học sinh nắm câu chuyện nhanh và nhớ lâu. Học sinh rất hứng thú và hào hứng với tiết học .Kết quả chất lượng môn kể chuyện được nâng lên rõ rệt, thể hiện trong bảng số liệu sau: Tiêu chí Hoàn Hoàn Chưa hoàn thành đánh thành thành giá tốt Số lượng % Số lượng % Số lượng % HS nhớ Đầu 10 33.3 13 43.3 7 23.3 được năm cốt Cuối 15 50 15 50 0 0 truyện kỳ I HS kể Đầu 8 23.3 15 33.3 7 23.3 lại được năm trình tự Cuối 15 50 15 50 0 0 hợp lý kỳ I HS kể Đầu 10 33.3 12 40 8 26.7 theo năm phân vai Cuối 14 46.7 16 53.3 0 0 kỳ I HS nêu Đầu 10 33.3 13 43.3 7 23.3 được ý năm nghĩa Cuối 15 50 15 50 0 0 câu kỳ I chuyện Bảng số liệu cho thấy các tiêu chí đánh giá kết quả dạy học phân môn kể chuyện của lớp tôi nâng lên rõ rệt. Tỉ lệ HS nhớ được cốt truyện, kể lại được trình tự hợp lý, kể theo phân vai, nêu được ý nghĩa câu chuyện ở mức hoàn thành tốt đầu năm chỉ chiếm khoảng 20% thì cuối học kì I đã tăng lên hơn 50%. Với kết quả khả quan như vậy, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm quý báu như sau: Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi tiết kể chuyện Thực hiện sắm vai phải thường xuyên và tổ chức có khoa học. Thực hiện tốt cách tiến hành dạy mỗi kiểu bài Cần có câu hỏi gợi mở từ dễ đến khó Luyện kể kết hợp hài hòa cử chỉ điệu bộ. Sử dụng hợp lí, linh hoạt đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy đạt hiệu quả nhất. Coi trọng và phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
- Chuẩn bị chu đáo dụng cụ hoá trang sắm vai đơn giản cho mỗi nhân vật. Khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh tích cực tham gia kể chuyện. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi khi thực hiện biện pháp Tổ chức dạy học phân môn kể chuyện nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 2" xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp, rất mong sự góp ý chân tình của đồng nghiệp cùng các cấp lãnh đạo để biện pháp tôi được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học phân môn kể chuyện ở lớp 2. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Người viết Dương Thị Vi ệt Quy ết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn