Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Hoàng Lâu
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đề xuất được các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Hoàng Lâu nhằm tận dụng những thuận lợi đã có và hạn chế được những khó khăn bất cập để thực hiện mục tiêu giáo dục được thể hiện trong kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015- 2020 của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Hoàng Lâu
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong các hoạt động tại nhà trường tiểu học, hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy học tập, phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình,… một cách sát thực nhất. Hoạt động chuyên môn của trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc vào việc sinh hoạt ở các tổ chuyên môn. Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh đều rất chú trọng đến sinh hoạt tổ chuyên môn. Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ khối sao cho có chất lượng, hiệu quả là vấn đề quan trọng mà tất cả các nhà trường đều phải quan tâm. Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động nòng cốt, không thể thiếu trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đề xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả các tổ chuyên môn ở trường tiểu học đều phát huy và thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Một số tổ chuyên môn vẫn còn tình trạng sinh hoạt nhưng không đi sâu vào chuyên môn mà chỉ tổ chức qua loa đối phó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng cốt lõi nhất là do nhận thức của các tổ trưởng. Nếu không có sự theo sát của Ban giám hiệu và tổ trưởng không say mê chuyên môn, chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểm tra đánh giá thì tổ chỉ hoạt động một cách hình thức. Một nguyên nhân khác nữa là do năng lực quản lý của tổ trưởng còn hạn chế. Nhiều tổ trưởng đã ý thức được mối quan hệ chặt chẽ của tổ chuyên môn với việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy. Trước tình hình thực tế nêu trên và trước những đòi hỏi cấp bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nên tôi đã xây dựng “Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Hoàng Lâu” 2.Tên sáng kiến 1
- Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Hoàng Lâu. 3.Tác giả sáng kiến Họ và tên: Cù Thị Hạnh Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hoàng Lâu Tam Dương Vĩnh Phúc. Số điện thoại 0979825945 Email: c1hoanglau.tamduong@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Cù Thị Hạnh Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Lâu Tam Dương Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Tháng 9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo ngày càng được đánh giá đúng vị trí trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Thời kì đổi mới, chất lượng giáo dục ngày càng được quan tâm và trở thành tiêu chí quan trọng trong việc nhìn nhận đánh giá kết quả lao động của cán bộ quản lí và giáo viên. Kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường ngày được duy trì, các chế độ sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, phong trào thi đua dạy giỏi, các hoạt động thăm lớp dự giờ, học hỏi lẫn nhau về tri thức khoa học và kinh nghiệm giảng dạy trở thành hoạt động thường xuyên. Chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện. Nhưng để đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới mỗi nhà trường cần cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa. Giáo viên là yếu tố quyết định của sự nghiệp đổi mới, GD ĐT nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có vai trò hết sức quan trọng để đáp ứng nhu cầu đổi mới, phục vụ sự nghiệp CNH HĐH đất nước. Đặc biệt lao động sư phạm của giáo viên tiểu học mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Vì vậy đòi hỏi giáo viên tiểu học cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình bởi: Tiểu học là cấp học nền 2
- tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” (Luật giáo dục). Do đó giáo viên tiểu học cần có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn thực chất. Bên cạnh đó, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đảm bảo chuẩn nghề nghiệp. Nội dung của sáng kiến đề xuất được các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Hoàng Lâu nhằm tận dụng những thuận lợi đã có và hạn chế được những khó khăn bất cập để thực hiện mục tiêu giáo dục được thể hiện trong kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015 2020 của nhà trường. 7.1. Giới thiệu khái quát nhà trường Trường tiểu học Hoàng Lâu đóng trên địa bàn huyện Tam Dương tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường. Trường được tách lập năm 1993 từ trường THCS Hoàng Lâu. Trường được đặt ở vị trí trung tâm xã Hoàng Lâu, là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Trường có một khu, diện tích 17.640 m2. 7.2. Thực trạng nhà trường 7.2.1. Về cơ sở vật chất Trường tiểu học Hoàng Lâu đã được công nhận Chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2003 nhưng cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Đến thời điểm hiện tại, nhà trường có 24 phòng học đủ cho 787 học sinh học 2 buổi/ngày (trong đó có 24 phòng học cao tầng), có 450 học sinh ăn bán trú, 01 phòng Tin, 01 phòng Thiết bị, 01 phòng Thư viện và một số phòng phục vụ cho công tác điều hành; chưa có các phòng học bộ môn, nhà giáo dục thể chất, các công trình vệ sinh, nước sạch đã xuống cấp không đảm bảo vệ sinh,… Khung cảnh sư phạm nhà trường luôn đảm bảo yêu cầu “xanh, sạch” song chưa đẹp vì chưa được quy hoạch khoa học. 3
- 7.2.2. Về đội ngũ Thực trạng đội ngũ giáo viên: Trường có 3 tổ chuyên môn: Tổ 1; Tổ 2+3; Tổ 4 + 5. Mỗi tổ chuyên môn có từ 7 đến 9 giáo viên, đều có trình độ trên chuẩn đạt tỉ lệ 100%. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 37 đ/c trong đó nữ: 31 đ/c Trình độ Độ tuổi Nội TT Từ Từ dung Số lượng ĐH CĐ TC Dưới 31T 31 40 T 41 52 T 1 Cán bộ quản lý 3 3 0 0 0 0 3 2 Giáo viên văn hóa 24 21 3 0 5 8 11 3 GV Âm nhạc 1 1 0 0 0 0 1 4 GV Thể dục 1 1 0 0 1 0 0 5 GV Mĩ thuật 2 0 2 0 0 1 1 6 GV Tin học 0 0 0 0 0 0 0 7 GV Ngoại ngữ 3 1 2 0 3 0 0 8 Nhân viên 3 1 2 0 1 2 0 Bảng thống kê trình độ chuyên môn và độ tuổi CB,GV, NV trường TH Hoàng Lâu. Trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên: 100% đạt chuẩn (trong đó trên chuẩn đạt 100%). Riêng đội ngũ giáo viên trình độ trên chuẩn đạt 100%. Trong đó: Giáo viên biên chế: 23 đ/c = 74,2 %; Giáo viên hợp đồng: 8 đ/c = 25,8% Tỷ lệ giáo viên trên lớp đạt: 1,3 Tổng số đảng viên: 21 đ/c trong đó nữ: 15 đ/c Trình độ Độ tuổi TT Nội dung Số lượng Trung Từ Từ Sơ cấp Dưới 31T cấp 31 40 T 41 52 T 1 Cán bộ quản lý 3 3 0 0 0 3 2 Giáo viên 16 0 16 0 5 11 3 Nhân viên 2 0 2 0 2 0 Bảng thống kê trình độ chính trị và độ tuổi đảng viên trường TH Hoàng Lâu. Chất lượng đội ngũ giáo viên: Số lượng Xếp loại Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2016 2017 26 9 9 8 0 2017 2018 26 10 9 7 0 4
- Bảng thống kê xếp loại chuyên môn GV 2 năm học trước của trường TH Hoàng Lâu * Điểm mạnh: Nhà trường có đủ giáo viên văn hóa 24/24, tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,3. 100% GV đều có trình độ đào tạo trên chuẩn. Đội ngũ Giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như các qui định của ngành và nhà trường. 100% giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, trong sáng giản dị, không vi phạm các tệ nạn xã hội, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ và được khẳng định trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Giáo viên có lòng nhiệt tình tâm huyết thực sự với công việc được giao, ý thức chấp hành quy chế chuyên môn tốt. Giáo viên có kỹ năng thiết kế và sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong hoạt động giảng dạy trên lớp. Giáo viên có sức khoẻ, tự tin, kinh nghiệm, có sự sáng tạo tìm tòi nghiên cứu độc lập và năng lực giao tiếp ... Ban giám hiệu nhà trường là những người có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tâm huyết mục tiêu phát triển của nhà trường, quan tâm giúp đỡ tạo cơ hội cho mọi thành viên phát huy tối đa năng lực bản thân, sẵn sàng giúp đỡ giáo viên khi họ gặp khó khăn, biết chia sẻ vui buồn, động viên khuyến khích các thành viên kịp thời. * Điểm yếu: Thiếu giáo viên môn Tin học để thực hiện chương trình dạy. Giáo viên hợp đồng còn nhiều, tuổi đời và tuổi nghề còn ít nên chưa có kinh nghiệm về chuyên môn. Giáo viên văn hóa chưa đáp ứng được tỷ lệ của trường học 2 buổi/ngày dẫn đến sự mất cân đối trong phân công lao động. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn cao (100%) nhưng còn một số giáo viên trình độ kiến thức chưa tương xứng với bằng cấp. Hiện tại vẫn còn có giáo viên chỉ dạy được lớp 1, một số giáo viên được đào tạo hệ B của tỉnh Vĩnh Phúc từ những năm 1992 tuổi đời còn trẻ, trình độ đào tạo Cao đẳng nhưng không thể dạy được tất cả các lớp ở tiểu học mà chỉ dạy được lớp 1, 2, 3. Điều này làm cho người lãnh đạo gặp khó khăn trong quá trình phân công lao động. 5
- Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, chưa có khả năng thích ứng với sự thay đổi, chưa có ý thức tự bồi dưỡng thường xuyên. Đội ngũ giáo viên trình độ tin học yếu, số giáo viên sử dụng thành thạo máy tính còn ít chiếm 18/31 = 58,1%. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ, không sát với tình hình thực tế chuyên môn của tổ. Trong các buổi sinh hoạt không khí thường trầm lắng, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Một số tổ không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn trong chuyên môn không được giúp đỡ kịp thời, các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kỹ càng dẫn đến thực hiện không tốt ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người chịu thiệt thòi chính là học sinh. Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chưa chủ động xây dựng tốt kế hoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để năng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Khi tổ sinh hoạt chỉ có thư ký ghi chép một cách qua loa để có biên bản đảm bảo hồ sơ tổ. Các thành viên trong tổ thì sinh hoạt hời hợt không trao đổi, không có ý kiến, nếu tổ trưởng có triển khai hướng dẫn chỉ đạo một số vấn đề trong kế hoạch nhà trường thì không ghi chép sau đó không nhớ để thực hiện. 7.2.3. Về học sinh: Tổng số lớp: 24 lớp = 787 học sinh. Trong đó: Khối 1: 6 lớp = 202 học sinh Khối 2: 5 lớp = 165 học sinh Khối 3: 4 lớp = 137 học sinh Khối 4: 4 lớp = 124 học sinh Khối 5: 5 lớp = 159 học sinh Tỷ lệ bình quân 32,8 học sinh/lớp. 6
- 7.3. Một số kinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường TH Hoàng Lâu Xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong những năm học vừa qua trường tiểu học Hoàng Lâu đã và đang làm tốt một số việc sau: Hàng năm, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào nội dung kế hoạch và thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường để lập qui hoạch nhân sự trình Phòng giáo dục xem xét phân bổ đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên/lớp. Tuy nhiên hiện tại trường vẫn xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ (như đã nêu ở phần thực trạng về đội ngũ). Tiến hành phân công giáo viên giảng dạy các lớp phù hợp nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi giáo viên. Tổ chức một số chuyên đề giảng dạy các môn học và chuyên đề bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Đảm bảo tốt mọi chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên theo các văn bản Nhà nước đã ban hành. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của giáo viên. Xây dựng tốt mối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ. Tổ chức phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học. Năm học 2016 2017 có 09 sáng kiến được Hội đồng khoa học nhà trường, phòng giáo dục đào tạo Tam Dương đánh giá cao, 01 giáo viên tham gia viết và báo cáo sáng kiến kinh nghiệm với hội đồng khoa học cấp tỉnh. Năm học 20172018 có 07 giáo viên tham gia viết và báo cáo sáng kiến kinh nghiệm với hội đồng khoa học cấp huyện. Hiệu trưởng triển khai tới giáo viên, nhân viên đầy đủ các văn bản qui định của Nhà nước, của ngành đặc biệt là Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Chuẩn Hiệu trưởng tiểu học. Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng, sưu tầm và đọc thêm tài liệu tham khảo. Hàng năm vào tháng 8 nhà trường chỉ đạo Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu mỗi thành viên xây dựng kế hoạch cho riêng mình sau đó tiến hành theo tổ, nhóm, toàn trường. Hàng năm nhà trường tiến hành khảo sát chất lượng giáo viên 2 lần (cuối kì I và cuối năm học). Đề khảo sát có phần nhận thức và kiến thức (phần nhận thức gồm các câu hỏi liên quan đến các văn bản pháp quy, phần kiến thức là 7
- những bài Toán, Tiếng việt trong chương trình đại trà và nâng cao ở bậc học). Kết quả khảo sát được căn cứ là một tiêu chí để xét thi đua. Số lượng Xếp loại Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2016 2017 26 10 9 7 0 2017 2018 26 11 8 7 0 Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên trường TH Hoàng Lâu. Hàng năm 100% giáo viên của trường đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và dự khảo sát chất lượng do Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc hoặc Phòng GD&ĐT Tam Dương tổ chức. Số lượng Xếp loại Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2016 2017 26 4 12 10 0 2017 2018 26 5 13 8 0 Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên của PGD Tam Dương Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ giáo viên đạt điểm giỏi còn rất ít, điểm trung bình còn nhiều. * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Ban giám hiệu chưa được tự chủ về đội ngũ còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân bổ của cấp trên nên còn xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ. Cán bộ quản lý chưa đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy phong trào tự học tự bồi dưỡng ở trường. Một bộ phận nhỏ giáo viên đi học chỉ để có cơ hội chuyển ngạch bậc và hưởng lương chứ chưa thực sự xác định đi học vì kiến thức, trình độ tay nghề. Còn có giáo viên vẫn giành nhiều thời gian cho việc làm nghề phụ để phát triển kinh tế gia đình nên chưa chú trọng đến chuyên môn. Kiến thức và năng lực sư phạm của một số giáo viên chưa đáp ứng được với yêu cầu hiện tại. 8
- Tổ trưởng chuyên môn tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm về chuyên môn còn phần nào hạn chế, nội dung sinh hoạt còn hạn hẹp chưa phong phú. 100% lớp học 2 buổi/ngày nên thời gian để sinh hoạt tổ chuyên môn ít 7.4. Các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 7.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn Việc tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn phải được thông qua việc các tổ chuyên môn phải nắm được các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. Đặc biệt là phải nắm bắt, thực hiện kịp thời các nghị quyết, chỉ thị của chi bộ nhà trường trong việc chỉ đạo chuyên môn cũng như các hoạt động của nhà trường. Để thực hiện tốt điều này nên cơ cấu tổ trưởng các tổ chuyên môn là đảng viên để lãnh đạo các tổ chuyên môn. Thông qua việc xây dựng các đoàn thể vững mạnh trong nhà trường nhằm phối hợp nhịp nhàng với các tổ chuyên môn trong việc cùng nhau phấn đấu để đạt được các mục tiêu đề ra. 7.4.2.Tăng cường sự quản lý của Ban giám hiệu đối với tổ chuyên môn Để đảm bảo tốt chất lượng hoạt động chuyên môn của các tổ thì một điều quan trọng không thể thiếu đó là phải tăng cường sự quản lý của Ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động chuyên môn của các tổ. Sự quản lý của Ban giám hiệu phải được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch năm học bao gồm những nội dung sau: Mục tiêu công việc: Về quy mô, cơ cấu, chất lượng hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ tiến hành. Các công việc dự kiến có thể là: khai giảng, tổ chức giảng dạy, các chương trình, quyết định, kế hoạch cấp trên ban hành, chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học. Công tác này sẽ giúp các tổ chuyên môn có định hướng, có kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn của mình. Phân bổ nguồn lực: kế hoạch tổ chức bộ máy của trường như thành lập và cử tổ trưởng chuyên môn, dự kiến phân công công tác cho giáo viên,… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ nên khi phân công phân nhiệm phải chú ý đến phẩm chất đạo đức, sở trường năng lực và nhu cầu phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng các nhân (nhu cầu cá nhân phải tuân theo và đặt dưới lợi ích của tập thể). 9
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện qua kế hoạch năm học về tổ chức, xây dựng phát triển tổ chuyên môn, phân công trách nhiệm, liên đới trách nhiệm, công tác này sẽ tạo cho bộ máy hoạt động thông suốt, trôi chảy đạt hiệu quả cao. Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học, Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cả tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý hoạt động dạy của giáo viên (bằng việc thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ thời gian, soạn bài, lên lớp, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh). Tổ chức các hoạt động sư phạm cho giáo viên bằng các hình thức cơ bản như: thông qua phong trào sáng kiến trong dạy học, thi đua dạy tốt, học tốt, mở các chuyên đề, thao giảng, các khóa bồi dưỡng, các hình thức học tập khác,… Tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học trong năm học; xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng kiểm tra đánh giá hoàn thiện hoạt động dạy học, hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học. Thực hiện tốt vai trò của Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ khối. Ban giám hiệu thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng giải đáp kịp thời. Nắm được vấn đề này tôi yêu cầu tổ khối chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp, khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau từ đó lựa chọn cách giải quyết phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lý đến giám sát. Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Bản thân tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép những nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận 10
- vấn đề một cách chủ quan mà phân tích tổng hợp các ý kiến rồi mới đưa ra quyết định để có sức thuyết phục. Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng nội dung buổi họp sao cho hiệu quả. Nội dung họp cần đi sâu vào chuyên môn, đón đầu tìm cách giải quyết cách thực hiện nội dung chương trình sắp giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm lớp, trao đổi kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh yếu, kinh nghiệm quản lý lớp, xây dựng nề nếp lớp. Không chỉ quan tâm chỉ đạo chuyên môn, Ban giám hiệu cần phải quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của giáo viên. Từ đó giúp họ vững tin vào bản thân mình đồng thời họ có thể tin tưởng vào Ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình. Ban giám hiệu lưu giữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các quy chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản đến cán bộ giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn do Hiệu phó chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung của toàn trường. Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, chọn một chỗ thuận lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện. Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn sinh hoạt. Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh họa chuyên đề,… 7.4.3. Tăng cường phối hợp chặt chẽ tổ chuyên môn với các đoàn thể Trong một trường học, mọi hoạt động muốn có hiệu quả cao, kết quả tốt thì không thể làm việc theo cách mạnh ai nấy làm mà phải có sự phối kết kợp tốt giữa hoạt động của các tổ chuyên môn với nhau, giữa các tổ chuyên môn với các đoàn thể trong nhà trường dưới sự quản lý chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường. 11
- 7.4.4. Tăng cườmg kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn một cách thường xuyên, chặt chẽ và nghiêm túc khách quan. a. Tổ chức việc kiểm tra đánh giá học sinh Kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người thầy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc kiểm tra phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau: Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành. Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh và đảm bảo tính khách quan, cẩn mật. Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe. Trả bài kịp thời để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. b. Tổ chức học tập chuyên đề dạy học, hội giảng, hội họp Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. + Về phía nhà trường: Phân công theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học. Lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ chuyên môn triển khai học tập chuyên đề sau đó có thao giảng minh họa. Kế hoạch học tập chuyên đề, thao giảng yêu cầu tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn. + Về phía tổ chuyên môn: Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo viên dự giờ đồng nghiệptheo thời khóa biểu chính khóa, nhằm tăng cường, trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy. 12
- Tham gia thao giảng theo kế hoạch của tổ và dành thời gian dự giờ đúng kế hoạch của tổ chuyên môn đồng thời chủ động dự thêm ít nhất 1 tiết/tuần. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn; có vở tự học, ghi chép đầy đủ nội dung các buổi tập huấn và thể hiện nội dung bài tự học ít nhất 1 bài/tháng. 7.4.5. Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoach hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học nhằm thực hiện chương trình kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nhiệp vụ , kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, tham gia đánh giá xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Nhà trường lên lịch họp tổ chuyên môn ngay từ đầu học kỳ đảm bảo đúng yêu cầu: Tổ chuyên môn họp 2 lần/tháng vào cuối buổi chiều thứ 5 tuần chẵn. Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: + Nội dung mang tính chất hành chính như: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch, triển khai dự thảo kế hoạch, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nề nếp,…chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian họp tổ. + Từ 1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung liên quan trực tiếp đến dạy học như: thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học; chuẩn bị cho việc kiểm tra đánh giá, xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung phương pháp, đồ dùng dạy học… yêu cầu các bài dạy đều được thống nhất trong sinh hoạt tổ. Rút kinh nghiệm qua các bài kiểm tra nhất là các bài kiểm tra giữa học kỳ và cuối học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, từng chủ đề, chủ điểm, công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu. 7.5. Kế hoạch hành động để tăng cường quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường 7.5.1. Các mục tiêu của nhà trường để tăng cường quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên năm học 2017 2018. Tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên, điều này rất quan trọng vì mỗi giáo viên phải hiểu rõ quan điêm chi đao phat triên giao duc, nhiêm vu giao ̉ ̉ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ́ 13
- ̣ duc trong th ơi ky ̀ ̀công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Đang ta th ̉ ực sự coi giao duc la ́ ̣ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ quôc sach hang đâu. Muc tiêu, nhiêm vu cua giao duc: " ́ ̣ Tiêp tuc nâng cao chât ́ lượng toan diên, đôi m ̀ ̣ ̉ ơi nôi dung ph ́ ̣ ương phap day va hoc... phat huy tinh thân ́ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ đôc lâp suy nghi, sang tao cua hoc sinh... th ̃ ́ ực hiên giao duc cho moi ng ̣ ́ ̣ ̣ ươi, ca ̀ ̉ nươc thanh môt xa hôi hoc tâp" ́ ̀ ̣ ̃ ̣ ̣ ̣ . Mỗi GV nắm được thực trang giao duc cua đât ̣ ́ ̣ ̉ ́ nươc so v ́ ới khu vực, thế giới. Chất lượng giáo dục của Tỉnh, của địa phương. ̣ ̣ ́ ̃ ưng yêu kem, b Đăc biêt thây ro nh ̃ ́ ́ ất cập như: chât l ́ ượng giao duc đai tra con ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ thâp; đôi ngu giao viên th ́ ̃ ́ ừa thiêu c ́ ục bộ, chất lượng giao duc c ́ ̣ ủa nhà trường chưa đap ́ ứng được yêu câu cua xa hôi hiên tai va t ̀ ̉ ̃ ̣ ̣ ̣ ̀ ương lai. Phải tăng cương nhân th ̀ ̣ ưc vê vai tro cua m ́ ̀ ̀ ̉ ỗi nhà giao trong viêc th ́ ̣ ực hiên ̣ ̣ ́ ược phat triên giao duc c muc tiêu, chiên l ́ ̉ ́ ̣ ủa đơn vị và chât l ́ ượng đôi ngu giao ̣ ̃ ́ ́ ̣ ́ ượng, vì sản phẩm của ngành giáo dục la đao tao viên la yêu tô quyêt đinh chât l ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̣ nhưng th ̃ ế hệ học sinh phat triên toan diên th ́ ̉ ̀ ̣ ực sự là nguôn nhân l ̀ ực đap ́ ứng yêu ̀ ự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới. câu s Hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của giáo viên (nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu thể hiện). T ạ o đ ộ ng lự c làm vi ệ c cho giáo viên (xác đ ị nh nhi ệ m v ụ và tiêu chu ẩ n th ự c hi ện công vi ệ c cho giáo viên; t ạ o đi ề u ki ệ n thu ậ n l ợ i để giáo viên hoàn thành nhi ệm v ụ; kích thích phong trào thi đua gi ả ng d ạ y làm vi ệ c khoa h ọ c, sáng tạ o). Xác định nhu cầu, nội dung, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tổ chức các hình thức bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên. + Tự học tự bồi dưỡng ngay trong công việc được phân công. + Hỗ trợ chuyên môn và phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm (tiến hành phân loại giáo viên để hỗ trợ; xác định quy tắc, nội dung và phương pháp hỗ trợ; hỗ trợ giáo viên đổi mới hoạt động dạy học; hỗ trợ giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp). * Công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết, song cần phải tập trung vào một số nội dung sau: Bồi dưỡng về lập trường chính trị, phẩm chất nghề nghiệp. Nội dung này hết sức quan trọng vì nó giúp cho giáo viên có bản lĩnh chính trị, có lương 14
- tâm nghề nghiệp và lòng yêu nghề, mến trẻ hội tụ cả được tài năng và phẩm chất tốt đẹp của nghề dạy học (nhiệt tình tâm huyết năng động sáng tạo). Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: cần tập trung vào bồi dưỡng các kiến thức khoa học, tâm lý của học sinh tiểu học và cần chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học. Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Ngoài việc bồi dưỡng về phương pháp học người giáo viên còn bồi dưỡng về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục khác, kĩ năng thiết kế giáo án và nhất là kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật trong dạy học... Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết và ngày càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây có thể coi như là nhiệm vụ chủ yếu để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh. Ta có thể tóm tắt nội dung bồi dưỡng giáo viên qua sơ đồ sau: Tổ chức bồi dưỡng giáo viên Tổ chức bồi Tổ chức bồi Tổ chức bồi Tổ chức Tổ chức bồi dưỡng tư dưỡng năng dưỡng năng bồi dưỡng dưỡng kiến tưởng chính lực chuyên lực sư phạm kiến thức thức bổ trợ trị, phẩm môn kinh chất nghề nghiệm nghiệp thực tế 7.5.2. Kế hoạch hành động của nhà trường để tăng cường quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên năm học 2018 2019 15
- Hoạt động Kết quả cần đạt Thời gian Người phụ trách Điều kiện HĐ 1: 100% giáo viên biết vào Tháng 8 năm Phó hiệu trưởng phụ Tài liệu liên quan Bồi dưỡng sử mạng Internet đê tra c ̉ ứu 2018 trách phối hợp với giáo đến cách lập địa chỉ dụng mạng tài liệu tham khảo hô tr ̃ ợ viên Tiếng Anh (Nguyễn gmail, cách sử dụng Internet ̉ ̣ cho giang day va cac công ̀ ́ Thị Huyền, Chu Thị Ngọc vi tính. tac khac. ́ ́ Anh ) HĐ2: 100% giáo viên nắm vững Tháng 9 Các tài liệu bồi Bồi dưỡng kiến thức khoa học cơ năm 2018 dưỡng có trong thư kiến thức bản liên quan đến các viện và các tài liệu môn học trong chương khác. trình tiểu học, để dạy Ban giám hiệu phụ trách, được tất cả các khối lớp, giáo viên giỏi (đ/c Lê Thị đáp ứng yêu cầu của từng Hà, Lê Thị Nghệ) bồi đối tượng học dưỡng kiến thức các môn Toán, Tiếng Việt. HĐ3: 100% tổ chuyên môn cai ̉ Tháng 10 năm Tô tr̉ ưởng chuyên ̉ ưởng chuyên Tô tr Chỉ đạo sinh ́ ̣ tiên nôi dung va hinh th ̀ ̀ ưc ́ 2018 môn phụ trách phối hợp môn xây dựng kế hoạt tổ chuyên ̣ ̉ sinh hoat tô, các buổi sinh ̣ cùng các giao viên day gioi ́ ̉ hoạch, chỉ định môn để nâng hoạt nội dung phù hợp, huyện, tỉnh la nh̀ ưng côt can ̃ ́ ́ nhưng giáo viên co ̃ ́ cao chất lượng thiết thực tránh hình thức. ́ ̀ ương. trong công tac bôi d ̃ năng lực tốt chuân ̉ giảng dạy Ho ṿ ưa la ng ̀ ̀ ươi g̀ ương mâũ ̣ ̣ bi nôi dung sinh ̣ ̀ ương đi đâu trong viêc bôi d ̀ ̃ hoạt theo chu đê hôi ̉ ̀ ̣ chuyên môn, vưa co trach ̀ ́ ́ ̉ ừng tuần. thao t ̣ nhiêm giup đ ́ ơ nh ̃ ưng thanh ̃ ̀ viên trong tổ. 16
- HĐ4: 26/26 giáo viên xây dựng Tháng 11 năm Phó hiệu trưởng phụ Phiếu đánh giá tiết Bồi dưỡng kỹ kế hoạch thăm lớp, dự 2018 trách phối hợp với 3 tổ dạy kèm theo năng thăm lớp, giờ từng học kỳ, năm trưởng chuyên môn dự giờ học. kiểm tra và rút kinh nghiệm cho giáo viên cách ghi chép trong sổ dự giờ và bài học từ ưu điểm cũng như hạn chế của đồng nghiệp. HĐ 5: 100% giáo viên tự giác Tháng 12 năm ̉ ưc hoc tâp, hôi thao Tô ch ́ ̣ ̣ ̣ ̉ Giáo viên chuẩn bị Bồi dưỡng tại tham gia các chuyên đề do 2018 ̀ ̉ theo chuyên đê đê cung câp ́ những phần cần trường nhà trường tổ chức, từng nhưng kiên th ̃ ́ ưc va giai ́ ̀ ̉ giải đáp, thắc mắc. cá nhân sẽ hiểu rõ những ́ ưng băn khoăn, quyêt nh ̃ bài khó dạy, mảng kiến ́ ́ ̉ thăc măc cua giao viên đ ́ ặc thức còn vướng mắc biệt là kỹ năng hướng dẫn, trong quá trình dạy năm phụ đạo giúp học sinh học học 2016 2017. hòa nhập ở các lớp. HĐ 6: 100% giáo viên tham gia Tháng 1 năm Tô ch̉ ức chuyên đê trao ̀ Các giáo viên chuẩn Bồi dưỡng ̀ ̀ ̉ ơi hai chuyên đê vê đôi m ́ 2019 ̉ đôi kinh nghi ệm vơi ́ bị nội dung đổi mới ̣ theo cum phương phap day hoc, b ́ ̣ ̣ ồi trương TH Vân H ̀ ội, TH phương pháp dạy trương. ̀ dưỡng học sinh năng Hoàng Đan, TH Hợp học khiếu Thịnh, TH An Hòa HĐ 7: Tất cả giáo viên được bồi Tháng 2 năm Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên ghi chép Bồi dưỡng dưỡng các kiến thức 2019 (đ/c Lê Thị Nghệ, Lê Thị nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ nghiệp vụ, cách tiếp cận Hà, Nguyễn Thị Loan) vào sổ tự học tự bồi sách giáo khoa, phương trao đổi về hình thức, dưỡng theo quy định pháp dạy học; các kiến phương pháp dạy học và thức về môi trường, dân cách tiếp cận nội dung số, an ninh quốc phòng, sách giáo khoa, các kiến an toàn giao thông, quyền thức dạy tích hợp như: trẻ em, y tế học đường giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, ý thức bảo vệ an ninh… 17
- HĐ 8: 26/26 giáo viên được nâng Tháng 3 năm Ban giám hiệu phụ trách Cung cấp các tài Bồi dưỡng kỹ cao năng lực hoạt động 2019 phối hợp với 3 đ/c tổ liệu liên quan năng phối hợp xã hội, đặc biệt là kỹ trưởng chuyên môn, trao năng phối hợp với gia đổi kinh nghiệm tổ chức đình trong việc giáo dục cuộc họp, kỹ năng đàm và rèn luyện nhân cách phán, thuyết phục. của học sinh. Giáo viên ̉ ự minh hoc tâp, t phai t ̀ ̣ ̣ ự ̣ ̣ tao môi liên hê nha ́ ̀ trươnggia đình xã h ̀ ội HĐ 9: 100% giáo viên xây dựng Tháng 4 năm Phó hiệu trưởng phụ Tài liệu bồi Giáo viên tự kế hoạch và tự học, tự 2019 trách phối hợp cùng 3 tổ dưỡng giáo viên các học và tự bồi bồi dưỡng trong 2 tháng trưởng chuyên môn kiểm môn học có trong dưỡng hè những kiến thức phù tra kế hoạch tự bồi dưỡng thư viện và có thể hợp với bản thân. Kết của giáo viên, theo dõi kết sưu tầm. quả bồi dưỡng được ghi quả giảng dạy thực tế chép cụ thể trong sổ bồi trong năm học để điều dưỡng chuyên môn của cá chỉnh phần tự học kịp nhân. thời, hiệu quả. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 100% CBGV có lập trường tư tưởng vững vàng và tham gia thực hiện tốt các cuộc vận động. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ được nâng lên, số giờ dạy khá giỏi chiếm 85%, tăng 20% so với cùng kì năm trước. Chất lượng đại trà các tháng tăng lên rõ rệt (Trong đó tỷ lệ điểm khá, giỏi chiếm gần 60 %) tăng 15% so với cùng kỳ các tháng năm học trước. Chất lượng đội ngũ CBGV đạt các thành tích trong các đợt thi đua ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Thi khảo sát chất lượng giáo viên tại trường có 100% giáo viên đạt trung bình trở lên. Từ quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến cho thấy muốn quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên và 18
- xây dựng đội ngũ vững mạnh cần thực hiện tốt và sử dụng hợp lí các biện pháp đã nêu trên. Mặc dù đã đề xuất được các biện pháp, nhưng còn nhiều biện pháp chưa có khả năng đề cập tới và sẽ tiếp tục được nghiên cứu áp dụng trong các năm học tiếp theo. Khi đội ngũ giáo viên đã thực sự vững vàng thì sản phẩm là học sinh những chủ nhân của tương lai đất nước sẽ có đủ phẩm chất năng lực xây dựng đất nước phồn vinh làm cho “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Cù Thị Hạnh Trường tiểu học Hoàng Lâu Giáo viên trường tiểu học Hoàng Lâu Hoàng Lâu, ngày 04 tháng Hoàng Lâu, ngày 28 tháng 02 năm 2019 3 năm 2019 Tác giả sáng kiến P.Thủ trưởng đơn vị Cù Thị Hạnh Đỗ Thị Thanh Hà 19
- PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LÂU BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trường Tiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Tác giả sáng kiến: Cù Thị Hạnh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn