Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Ngữ Văn theo tinh thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh
lượt xem 20
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Ngữ Văn theo tinh thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh được nghiên cứu với mục đích: Bổ sung một số kiến thức nâng cao cần thiết bám sát chương trình, hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề trọng tâm, bổ sung một số tư liệu thực hành phục vụ cho việc giảng dạy những nội dung tương ứng theo từng chủ đề của nội dung tự chọn, tăng cường năng lực lĩnh hội văn bản và tạo lập văn bản cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Ngữ Văn theo tinh thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh
- BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Nguyễn Trãi Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO TINH THẦN CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH (Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN) Người thực hiện: THÁI THỊ KIM Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: ....................................................... (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 1
- BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: THÁI THỊ KIM 2. Ngày tháng năm sinh: 02 – 01 - 1962 3. Nam, nữ: NỮ 4. Địa chỉ:240/5 khu phố 9, Phường Tân Biên , Biên Hòa , Đồng Nai 5. Điện thoại:0613 88 1221 (CQ)/ 0613 886673(NR); ĐTDĐ: 0974725221 6. Fax: E-mail: thaithikim1962@ yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):Công việc chuyên môn 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi, Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 1984 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học Ngữ văn Số năm có kinh nghiệm: 31 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây: + Hướng dẫn học sinh tự học Ngữ văn … (Viết năm 2008). + Đổi mới việc kiểm tra “Miệng” - trên lớp…(viết năm 2009) + Vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở cấp THPT (viết năm 2010). + Phát huy tinh thần tự học của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn 12 (viết năm 2011). + Thúc đẩy tính tích cực của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi trong ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ văn (viết 2012). + Dạy học bài “Ôn tâp phần văn học”- Ngữ văn 12 - theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá (viết năm 2013). + Dạy học Ngữ văn phù hợp với từng đối tượng học sinh (viết năm 2014) + Dạy học Ngữ văn theo định hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh (viết 2015) 2
- BMO3 - TMSKKN DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO TINH THẦN CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trên cơ sở yêu cầu đổi mới việc dạy và học, từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào sử dụng bộ SGK mới theo chương trình phân ban đại trà áp dụng cho các trường THPT. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đồng thời đưa vào sử dụng bộ SGK Tự chọn dùng cho một số phân môn trong đó có Ngữ văn. Gần đây, và đặc biệt trong năm học 2014 – 2015, Bộ Giáo dục chọn Đổi mới Kiểm tra đánh giá làm khâu đột phá cho việc Đổi mới Phương pháp dạy học. Trong những đợt tập huấn cho giáo viên, Sở đã yêu cầu các GV, các tổ bộ môn của các trường tự lựa chọn chủ đề giảng dạy, theo định hướng phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, các tài liệu phục vụ cho việc dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn không nhiều và còn ít nhiều bất cập, thời gian dành cho các tiết học cũng hạn chế thì yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên Ngữ văn là phải làm thế nào để tổ chức được các tiết học theo chủ đề có hiệu quả, góp phần giúp học sinh yêu thích môn học, từ đó say mê học Ngữ văn và lĩnh hội, nâng cao kiến thức cần thiết theo từng chủ đề của môn học. Với mong muốn và bằng những kinh nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn 10 của chương trình Cơ bản, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, người viết muốn bày tỏ phần nào những suy nghĩ và những giải pháp đã thực nghiệm về việc dạy và học các chủ đề (Ngữ văn 10 - Cơ bản) theo tinh thần chú trọng phát triển năng lực của học sinh. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: - Chương trình Ngữ văn bậc Trung học phổ thông hiện hành đã ít nhiều phản ánh những thành tựu tiên tiến của các ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn thời gian qua, đồng thời còn phản ánh thành tựu của các ngành tâm lí học và lí luận dạy học hiện đại - đó là lấy người học làm trung tâm, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. 3
- - Việc sử dụng thêm các bộ sách Tự chọn nhằm mục đích “bổ sung và nâng cao một số kiến thức cần thiết, hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề và cung cấp thêm những tri thức cùng tư liệu thực hành cho việc giảng dạy những nội dung tương ứng theo từng chủ đề”. Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên vẫn còn lúng túng vì phải làm thế nào để giúp các em học sinh nhanh chóng nắm bắt được những nội dung kiến thức mới theo từng chủ đề mà không trùng lặp với những kiến thức cơ bản đã được đề cập trong sách giáo khoa. - Bên cạnh đó, sách Tự chọn Ngữ Văn 10 cũng nhằm “phát triển tư duy, rèn luyện các kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh”. Điều này là vô cùng cần thiết, nhất là trong mấy năm trở lại đây không ít học sinh phổ thông có tình trạng không mặn mà với bộ môn Ngữ Văn, thậm chí là một số em chán ghét môn học nữa. Các em cho rằng việc học văn không còn thiết thực khi xã hội dường như có sự chú trọng hơn đến đời sống vật chất. Vì vậy, có nhiều học sinh khi đã học tới lớp 10, thậm chí là lớp 11, 12 cũng chưa nắm vững kĩ năng đọc hiểu một văn bản hoặc cách viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. - Với mong muốn tổ chức các tiết học Ngữ văn theo chủ đề có hiệu quả, tôi mạnh dạn đóng góp một vài ý kiến về việc dạy theo chủ đề Ngữ văn 10, ban cơ bản. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi, khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Đầu năm học này, chúng tôi được Sở tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, các giáo viên được quyền chủ động linh hoạt lựa chọn chủ đề dạy học với nội dung tinh giản và tích hợp, không nhất thiết phải theo thứ tự bài, tiết trong sách giáo khoa (nhưng phải đảm bảo chương trình khung). Có điều, việc này phải được thông qua và thống nhất trong tổ chuyên môn. - Trên thực tế, chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 hiện hành đã thực hiện sự đổi mới. Đó là sự tiếp tục và thống nhất với chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn ở cấp THCS. Vấn đề tích hợp ba phân môn: Văn Học, Tiếng Việt, Làm Văn ở bộ SGK Ngữ Văn 10 - Cơ bản khá hợp lí theo thứ tự số tiết/tuần và số tuần học theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Với lớp có tiết học Tự chọn Ngữ văn, giáo viên được cung cấp một số tài liệu để nghiên cứu, phối hợp khi giảng dạy: 4
- + Tài liệu chủ đề Tự chọn nâng cao Ngữ văn 10 - NXB Giáo dục 2006 do tác giả Bùi Minh Toán chủ biên, dùng cho cả giáo viên và học sinh. + Tài liệu chủ đề Tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10 - NXB Giáo dục 2006 do tác giả Bùi Minh Toán chủ biên, chỉ dùng cho giáo viên. + Ngữ Văn 10 - NXB Giáo dục 2006, gồm hai tập do tác giả Phan Trọng Luận tổng chủ biên. - Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể tìm thêm tư liệu trên mạng Internet, sách báo, băng đĩa … để sử dụng trong quá trình giảng dạy. - Ở lớp 10 có các tiết học theo chủ đề – (theo Kế hoạch bổ sung của Tổ và thống nhất thực hiện trong toàn tổ) đa số học sinh có ý thức chuẩn bị bài, tham gia vào các đề tài thảo luận, có chú tâm đến những vấn đề có liên quan đến bài học . - Những chủ đề của sách Tự chọn Ngữ văn 10 tương đối bám sát chương trình và sách giáo khoa. - Người dạy có thể tùy theo mặt bằng chung của lớp để linh hoạt lựa chọn tài liệu phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh. - Bản thân người viết luôn chủ động tìm tòi những kiến thức mới, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy theo chủ đề. - Do điều kiện đặc thù nơi trường chúng tôi công tác, khối lớp 10 nói riêng, tất cả các khối lớp nói chung đều học ban A, môn Ngữ văn chỉ giảng dạy chương trình Cơ bản, nhưng nhà trường đã cung cấp cho các giáo viên trong trường cả hai bộ SGK (Cơ bản và Nâng cao). Thực tế, giáo viên trong tổ Ngữ văn, cũng chỉ dạy theo SGK chương trình Cơ bản của Bộ với đặc thù của nhà trường. Vì vậy, chúng tôi cũng thuận lợi trong việc đầu tư cho giáo án dạy học theo chủ đề Ngữ văn 10 chương trình Cơ bản. - Qua một thời gian giảng dạy Ngữ văn theo chủ đề; dự giờ, góp ý một số tiết của các đồng nghiệp và bản thân tự rút kinh nghiệm, đồng thời có sự đầu tư cho giáo án theo chủ đề, tôi thấy đã phần nào đem lại hứng thú cho học sinh khi các em học Ngữ văn theo chủ đề tự chọn. b. Khó khăn: - Tài liệu tham khảo về việc dạy Ngữ Văn 10 theo chủ đề tự chọn chưa thực sự đồng bộ, còn nhiều bất cập, mặc dù các chủ đề được đưa ra giảng dạy bám sát nội dung chương trình của sách giáo khoa nhưng lại không theo tiến trình học thực tế ở trên lớp, theo Phân phối chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5
- - Với yêu cầu chuyên môn, chúng tôi cũng sử dụng cả bộ SGK Ngữ Văn 10 - Nâng cao để tham khảo trong quá trình giảng dạy, vì tài liệu Tự chọn Ngữ Văn 10 còn chưa nhiều nên thực tế trong năm học này, dạy theo chủ đề tự chọn (theo định hướng phát triển năng lực người học, mới đề xướng và thực thi trong vài năm gần đây, chứ thực ra, việc dạy học Tự chọn theo môn học đã được thực thi nhiều năm nay, song song với việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học của đợt thay sách giáo khoa này), chúng tôi có nhiều băn khoăn trong việc lựa chọn nội dung để nâng cao kiến thức cho học sinh trên cơ sở kiến thức cơ bản đã có trong SGK qua các tiết học. Và theo tìm hiểu thì bước đầu, hầu như giáo viên nào cũng cảm thấy khó khăn khi soạn giáo án theo chủ đề vì phải làm sao để học sinh nắm bắt được những kiến thức mới, giúp các em thấy yêu thích mà không còn cảm thấy nhàm chán đối với tiết học theo chủ đề, nhất là chủ đề tự chọn vẫn phải nằm trong chương trình khung của Bộ. - HS lớp 10A2 mà tôi được phân công dạy học trong năm học 2014 – 2015 này là một lớp học tạo nguồn chuyên về ban A (luyện thi đại học các môn Toán , Lí, Hóa). Thời gian dành cho môn Ngữ văn của các em rất hạn chế, mỗi tuần học 3 tiết theo phân phối chương trình (học kì I), sang học kì II mỗi tuần mới có thêm 1 tiết Tự chọn. Mặt bằng học lực về môn Ngữ văn của học sinh không đồng đều nên việc lĩnh hội kiến thức của các em ngay trong lớp có tiết học Ngữ văn theo chủ đề cũng không đồng đều. Chính vì thế, khi triển khai các chủ đề, giáo viên cũng khá vất vả. Vấn đề đặt ra là, GV phải nhanh chóng nắm bắt và phân loại được trình độ học lực của HS trong lớp do mình phụ trách. Rồi theo đó mà lựa chọn các giải pháp phù hợp với thời gian cho phép và trình độ học lực của từng em. Tiến hành các tiết dạy thành công trên lớp nhất thiết phải có sự hợp tác tích cực của học sinh. Muốn vậy, cần có giải pháp phù hợp thúc đẩy học sinh quan tâm hơn tới môn học, hăng hái thực hiện các yêu cầu mà GV đặt ra, để đạt được mục đích: Phát triển được năng lực của từng cá nhân học sinh. Mục tiêu mà người viết bài này đặt ra với lớp 10A 2 trong năm học này là: Chú trọng phát triển các kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản của tất cả các học sinh theo năng lực của từng em. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP * Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Trong cương vị là tổ trưởng chuyên môn, ngay sau các đợt tập huấn đầu năm học 2014 - 2015 của Sở, chúng tôi đã soạn thảo ra Kế hoạch bổ sung, phổ biến đến từng cá nhân giáo viên; đồng thời tập huấn cho các GV trong tổ để họ nắm vững tinh thần 6
- đổi mới, thấm nhuần và thực thi kế hoạch chung của Tổ một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp họ được phân công giảng dạy. TRƯỜNGTHPT NGUYỄN TRÃI KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2014 – 2015 (BỔ SUNG) I.MỤC ĐÍCH: Thực hiện dạy học Ngữ văn theo tinh thần đổi mới của Bộ GD và Sở GD về: + Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. + Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng kiểm tra đánh giá năng lực HS. II.KẾ HOẠCH CỤ THỂ: T CÁC CHỦ ĐÊ VÀ KHUNG THỜI GIAN THỰC Đề kiểm tra và LƯU Ý T HIỆN cách thực hiện Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 1 Truyện dân Thơ trung đại ( Tác phẩm nghị Mỗi GV ra 01 Các GV gian -Tuần 1 - TK XVIII - luận -Tuần 1 đề đổi mới phụ trách 8 XIX) - Tuần 1 đến 6 KTĐG cho Bài các khối đến 5 viết số 1 lớp: lập kế hoạch cá nhân 2 Thơ ca dân Văn trung đại Thơ 1945- 2000 Mỗi GV ra 03 trên cơ sở gian (TK XVIII - Tuần 7 đến 14 đề theo hướng kế hoạch XIX) Tuần 5 đến đổi mới KTĐG của tổ, để Tuần 9 đến 11 9 cho các Bài thực hiện 3 Thơ trung đại Văn xuôi hiện Tùy bút 1945- viết số 2, 3, 4 đúng tinh thần và (TK X – XVI) đại- Truyện 2000 - Tuần 15 (mỗi bài viết mục đích Tuần 12 đến 15 (1900- 1945) - đến 18 01 đề) đổi mới Tuần 10 đến 15 dạy học, đổi mới 4 Văn trung đại Kịch hiện đại Truyện 1945 - Mỗi GV ra 03 kiểm tra (1900- 1945) 1975 - Tuần 20 đề theo hướng (TK X – XVI) Tuần 10 đến 15 đến 25 đánh giá đổi mới KTĐG theo định Tuần 20 - 25 cho các Bài hướng 5. Thơ trung đại Thơ hiện đại- Truyện kịch sau viết số 2, 3, 4 phát triển 7
- (TK XVII - Thơ mới (1900- 1975 ( Tuần 26 (mỗi bài viết năng lực XVIII) - Tuần 1945) Tuần 20 – đến 28) 01 đề) HS của bộ 26 đến 30 25 GD. Lập 6 Văn học nước Văn học nước Văn học nước khung ngoài - tuần 31 ngoài - tuần 26 ngoài (Tuần 29 năng lực đến 35 đến 30 đến 31) của từng chủ đề ( 7 Tiếng Việt: Tiếng việt: Tiếng việt: Các phần này: bổ sung Chương trình Chương trình 11; Chương trình 12; Dạy học theo vào hồ sơ lớp 10; thường thường xuyên thường xuyên kế hoạch cá dạy học xuyên rèn rèn luyện các kĩ rèn luyện các kĩ nhân (có thể của cá luyện các kĩ năng: dùng từ, năng: dùng từ, theo phân phối nhân) năng: dùng từ, viết câu , dựng viết câu , dựng chương trình Chú trọng viết câu , dựng đoạn đoạn hoặc theo chủ rèn cho đoạn đề - kết hợp HS các Kĩ 8 Lí luận văn Lí luận văn Lí luận văn học: xen kẽ với tác năng: học: chương học: chương chương trình lớp giả và tác phẩm Lĩnh hội trình lớp 10 trình lớp 11 12 văn học). văn bản và Tạo 9 Làm văn: Văn Làm văn:Nghị Làm văn:Nghị Giáo viên: tùy lập văn tự sự, Văn luận về thơ, luận về thơ; đối tượng HS, bản thuyết minh; Nghị luận về Nghị luận về mà lựa chọn (nghe, Nghị luận xã truyện và kịch. truyện và kịch; nội dung và nói, đọc, hội (hiện tượng phương pháp viết) đời sống, tư Nghị luận xã hội Nghị luận xã hội dạy học, ra đề tưởng đạo lí); (hiện tượng đời (hiện tượng đời kiểm tra Nghị luận hỗn sống, tư tưởng sống, tư tưởng thường xuyên hợp; Tạo lập đạo lí); Nghị đạo lí); Nghị (miệng, 15 được các văn luận hỗn hợp; luận hỗn hợp; phút, tiết…) bản theo phong Tạo lập được các Tạo lập được các phù hợp. cách ngôn ngữ. văn bản theo văn bản theo phong cách ngôn phong cách ngôn ngữ. ngữ. Nơi nhận: - Ban Giám hiệu – để báo cáo Ngày 15/ 9/ 2014 - Các thành viên tổ Ngữ văn- để thực hiện Tổ trưởng chuyên môn: Thái Thị Kim 8
- - Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đã trình bày, trong sáng kiến kinh nghiệm này, người viết muốn thông qua mục đích việc dạy Ngữ văn, hướng tới, trình bày vài giải pháp về việc dạy học theo chủ đề Tự chọn Ngữ Văn 10 ban Cơ bản, theo định hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh. Cụ thể: + Bổ sung một số kiến thức nâng cao cần thiết bám sát chương trình. + Hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề trọng tâm. + Bổ sung một số tư liệu thực hành phục vụ cho việc giảng dạy những nội dung tương ứng theo từng chủ đề của nội dung tự chọn. + Tăng cường năng lực lĩnh hội văn bản và tạo lập văn bản cho học sinh. Với mục đích trên, người viết xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình theo từng luận điểm – giải pháp, kèm theo những kinh nghiệm tự rút ra qua thực tiễn giảng dạy. 1. Giải pháp 1: Bổ sung một số kiến thức nâng cao cần thiết: Như đã trình bày ở trên, tiết học theo chủ đề Ngữ Văn không phải là tiết học nhắc lại kiến thức cũ mà nhằm mục đích bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh trên cơ sở kiến thức cơ bản đã có trong SGK. Điều cần thiết ở đây là người dạy học theo chủ đề tự chọn Ngữ Văn phải có sự đầu tư thực sự trong quá trình soạn giảng, từ đó mới có thể bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh có liên quan đến chương trình sách giáo khoa. Trong phạm vi đề tài này, người viết xin lấy 2 ví dụ thuộc phần Văn học và Tập làm văn. a. Phần văn bản: Chủ đề Nguyễn Du và Truyện Kiều Ở học kì II của chương trình Ngữ Văn 10 ban cơ bản, học sinh được tiếp tục tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều mà các em đã được học ở lớp 9 theo hướng bám sát (cho HS trung bình) và nâng cao (cho HS khá giỏi). Thực tế, ở bậc THCS học sinh đã được tìm hiểu khá kĩ về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều trước khi đi vào tìm hiểu, khai thác một số đoạn trích trong Truyện Kiều như: Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích … nhưng có lẽ do đến học kỳ 2 của lớp 10 (chương trình Ngữ Văn 10 - Cơ bản) các em mới trở lại với tác giả và tác phẩm này, nên khi được giáo viên yêu cầu nhắc lại kiến thức, hiểu biết về phần tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, đa số học sinh không còn nhớ hoặc chỉ còn nhớ rất ít. Đặc biệt, sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Cơ bản giới 9
- thiệu về Nguyễn Du tương đối kĩ nhưng không cung cấp nhiều tài liệu về Truyện Kiều, chẳng hạn: + Phần tóm tắt tác phẩm theo bố cục ba phần không được nhắc lại. + SGK không nói đến sự sáng tạo Truyện Kiều của Nguyễn Du so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. + Đặc biệt, những giá trị trong Truyện Kiều như giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật cũng không được nhấn mạnh ... Điều đó khiến các em gặp không ít khó khăn khi đi vào khai thác các đoạn trích: Trao duyên, Nỗi thương mình … Với hai tiết trên lớp khi giới thiệu về tác giả Nguyễn Du, nếu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh xem lại kiến thức Ngữ văn 9 và khai thác những vấn đề mà sách giáo khoa đề cập thì thực sự là chưa đủ. Học sinh sẽ chỉ nắm bắt rất mơ hồ về tác phẩm - mặc dù là được học lại. Vì vậy, khi dạy học theo chủ đề Nguyễn Du và Truyện Kiều, chúng tôi đã cung cấp thêm những kiến thức mới nhằm làm giàu thêm hiểu biết cho học sinh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều để tạo hứng thú và sự yêu thích học tập môn Ngữ văn cho các em. Chẳng hạn, khi nói về Truyện Kiều, chúng tôi đã thực hiện những điều cần thiết: Nhấn mạnh sáng tạo về nội dung: “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh tâm tài Nhân chỉ là một câu chuyện tình tầm thường ở Trung Quốc vào đời Minh, đã được Nguyễn Du biến thành khúc ca đau lòng khóc thương cho một kiếp người tài hoa mà bạc mệnh; ghi lại “những điều trông thấy” trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam thời cuối Lê đầu Nguyễn. Giá trị nội dung: - Giá trị hiện thực: + Truyện Kiều là bức tranh chân thực sinh động về một xã hội bất công tàn bạo, xã hội Phong Kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ. + Truyện Kiều phơi bày rõ nét các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, 10
- rồi bọn ma cô, chủ chứa … tất cả đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. + Truyện Kiều còn cho thấy mạnh sức ma quái của đồng tiền đã làm tha hoá con người. Đồng tiền làm cho con người và cả xã hội đảo điên: Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì Đồng tiền chà đạp lên lương tâm con người và xoá mờ công lí: Có ba trăm lạng việc này mới xong - Giá trị nhân đạo: + Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thuý Kiều - nhân vật chính trong tác phẩm là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thuý Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn lao của một kiếp người: tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa … + Truyện Kiều đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. + Hình tượng nhân vật Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lý tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời. + Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thuỷ. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Thúy Kiều đến gặp Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền của xã hội phong kiến về sự cách biệt nam nữ. + Truyện Kiều là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ về một người anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán phân minh, thực hiện công lí theo mơ ước của nhân dân, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”. + Truyện Kiều cực lực tố cáo những thế lực đen tối chà đạp, tước đoạt quyền sống của con người... Nhấn mạnh sáng tạo về nghệ thuật: Truyện Kiều của Nguyễn Du là truyện thơ Nôm gồm 3254 câu lục bát, mang tính chất tiểu thuyết bằng thơ. Trong tác phẩm, khi sáng tạo lại, ông đã lược bớt những chi tiết dung tục và thêm một số chi tiết mới để tô đậm câu chuyện về tình người; biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân 11
- vật và người kể; chuyển trọng tâm của truyện từ kể sự kiện sang tự sự kết hợp nhuần nhuyễn với trữ tình về cuộc đời nhân vật chính. Ngòi bút tả cảnh, tả tình, tả người rất điêu luyện của Nguyễn Du đã làm cho các nhân vật được khắc họa cụ thể hơn, sâu sắc hơn, gây ấn tượng rõ nét đối với người đọc. Giá trị nghệ thuật: - Ngôn ngữ: + Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. + Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật. + Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cách và hoàn cảnh nhân vật. - Tả người: + Nhân vật chính diện: Ngòi bút ước lệ Là nhân vật lý tưởng hóa của Nguyễn Du. + Nhân vật phản diện: Tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn Du. - Tả cảnh: + Những bức tranh thiên nhiên tả cảnh các mùa trong năm của Truyện Kiều là tuyệt bút... + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này...góp phần làm nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều. Trên đây là những kiến thức nền, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều cần nắm vững. Có thể các đồng nghiệp khi đọc các dòng này sẽ bảo: ai chả dạy thế. Nhưng với đối tượng HS của chúng tôi (ít quan tâm tới môn học xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng) mà bước đầu các em nắm được kiến thức cơ bản là người dạy thấy hạnh phúc lắm rồi. * Ngoài ra, chúng tôi còn giới thiệu thêm cho HS một số bài viết hay về Nguyễn Du và Truyện Kiều trên các báo; đọc một số đoạn mà mình tâm đắc cho HS nghe, yêu cầu các em nhận xét, chỉ ra nội dung và nghệ thuật thể hiện trong đó…..Điều này lưu tâm hướng tới các đối tượng học sinh khá giỏi. Không tiếc điểm 9, 10 cho các em khi có những nhận xét xác đáng và tinh tế.Chúng tôi xem đây là những 12
- đốm lửa nhỏ ban đầu của niềm đam mê và yêu thích văn chương. Hi vọng chúng có sức lan tỏa sang các đối tượng học sinh khác. Với quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Sở giáo dục qua những lần tập huấn, chúng tôi hiểu rằng: cấp trên muốn cởi trói, trao quyền chủ động cho người dạy trong việc lựa chọn dạy cái gì, dạy như thế nào, miễn là đáp ứng được mục đích phát triển được năng lực học sinh (không phá vỡ chương trình khung của Bộ). Bởi vậy, trong các giờ lên lớp, chúng tôi đã mạnh dạn phát huy sở trường của mình. Nói những gì mình thích, và hiểu biết thấu đáo, tâm đắc nên có những lúc truyền được hứng thú cho học sinh, nhất là với đối tượng học sinh ít nhiều yêu thích môn học. b. Phần Tập làm văn: Chủ đề Văn Thuyết minh Chương trình Ngữ văn 10 nhằm củng cố và nâng cao thêm một bước kiến thức về Văn Thuyết minh cho học sinh. Thực ra, ngay từ lớp 8 bậc THCS, các em học sinh đă được làm quen và đã làm khá nhiều bài viết về kiểu bài này, nhưng khi giáo viên yêu cầu các em so sánh kiểu bài Thuyết minh với các kiểu bài khác như Nghị luận Văn học, Nghị luận Xã hội … thấy kiểu bài nào khó viết hơn thì phần lớn các em cho rằng văn Thuyết minh khó hơn. Có điều này là do các em thấy bài văn Thuyết minh khô khan, khó diễn đạt … Điều này cho thấy do học sinh chưa nắm mục đích, các kĩ năng làm bài văn Thuyết minh cần thiết nên các em mới thấy lúng túng khi làm bài, cách chọn từ, câu ... để diễn đạt ý mình. Vậy, khi cung cấp kiến thức nâng cao cần thiết trong các tiết dạy học theo chủ đề Làm văn 10 - Cơ bản, chúng tôi đã nhấn mạnh những điều sau: - Văn thuyết minh là một hoạt động mà con người vẫn thường xuyên tiến hành trong đời sống. Đó là khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải … những tri thức hay sự hiểu biết cần thiết về một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống quanh ta cho những người muốn tìm hiểu, như: thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, về vật nuôi, về loài hoa … - Yêu cầu: + Đảm bảo tính chuẩn xác. Ví dụ: Khi thuyết minh về vị trí điạ lí, diện tích thắng cảnh Vịnh Hạ Long, học sinh cần biết chính xác là Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần bờ tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn trong các tọa độ từ 106 0 58’ - 1070 13
- 22’ kinh độ Đông và 200 45’ - 200 50’ vĩ độ bắc, với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. + Tình cảm phải phù hợp với chân lí khách quan: Tình cảm với Vịnh Hạ Long có thể nảy sinh do được trực tiếp chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc của thắng cảnh và niềm ao ước được đến để chiêm ngưỡng nó khi nghe giới thiệu từ một người hoặc một nguồn tin nào đó … + Làm giảm bớt sự khô khan, trừu tượng bằng những câu chuyện, những chi tiết cụ thể hoặc những so sánh thú vị, bất ngờ. Ví dụ: Khi giới thiệu về thắng cảnh vịnh Hạ Long đặc sắc của đất nước, chắc chắn người đọc sẽ bị lôi cuốn nếu học sinh biết lồng vào trong bài viết (thuyết minh) bởi câu chuyện truyền thuyết về tên gọi Vịnh Hạ Long … Sự tích vịnh Hạ Long kể rằng: Ngày xưa, khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ, vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về Trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ xuống là Hạ Long, nơi Rồng Con xuống là Bái Tử Long. Đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay) thành bãi cát mịn và dài hơn chục ki – lô- mét. - Bài thuyết minh thường được xây dựng theo một trong năm dạng kết cấu: + Theo trình tự thời gian: năm tháng, mùa, buổi, lúc… + Theo trình tự không gian: trên - dưới, phải - trái, trong - ngoài …. + Theo trình tự nhận thức: từ xa tới gần, từ lạ đến quen, từ hiện tượng đến bản chất, từ cụ thể đến trừu tượng … + Theo trình tự tổng hợp - phân tích: giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh trước, thuyết minh riêng từng mặt, từng góc độ khác nhau sau. + Theo trình tự chủ yếu - thứ yếu: trình bày cái chính, cái chủ yếu trước, cái phụ, cái thứ yếu sau. 14
- - Phương pháp thuyết minh: định nghĩa, chú thích, phân loại, phân tích, nêu ví dụ điển hình, giải thích nguyên nhân - kết quả, dẫn tư liệu, nêu số liệu … Và nếu cần thiết, giáo viên có thể giới thiệu thêm các dàn bài với những bài văn thuyết minh theo từng chủ đề khác nhau; và cũng không quên chỉ cho học sinh thấy sự cần thiết trong việc phối hợp các phương pháp khi làm bài văn thuyết minh để các em có dịp đối chiếu, so sánh, tìm hướng đi cho bài văn thuyết minh của mình, từ đó trau dồi kỹ năng làm bài văn (tạo lập văn bản) nói chung, bài văn Thuyết minh nói riêng. 2. Giải pháp 2: Hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề. Việc hệ thống kiến thức theo một số chủ đề trong giờ học Ngữ văn sẽ giúp cho các em học sinh dễ dàng nắm bắt tri thức một cách tổng hợp. Việc bố trí sắp xếp các chủ đề khi dạy của cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn Nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dùng cho học sinh lại không theo như phân phối chương trình Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này có nghĩa học sinh phải chấp nhận một thực tế nếu cứ học theo thứ tự chủ đề như trong tài liệu sẽ khó cho việc tích hợp, bổ sung và nâng cao kiến thức song hành với kiến thức cơ bản đã được cung cấp trong SGK. Nếu như vấn đề tích hợp ba phân môn: Đọc - hiểu văn bản, Tiếng Việt, Làm Văn ở bộ SGK Ngữ Văn 10 rất hợp lí theo thứ tự số tiết/ tuần và số tuần/ năm thì ngược lại, ở “Tài liệu Tự chọn Ngữ Văn10” lại không như vậy. Nguyên nhân là do ở mỗi chủ đề đã có sự tách bạch rất rõ ràng về mặt nội dung, gần như không liên quan hay lặp lại cùng nội dung ở những chủ đề khác theo hướng tích hợp. Bởi vậy, đòi hỏi người giáo viên cần phải biết lựa chọn từng chủ đề cho phù hợp với thực tế trong quá trình giảng dạy Ngữ Văn 10. Giả sử, học sinh sẽ được học phần Văn học nước ngoài ở cuối học kì I, nếu giáo viên không chú ý giới thiệu chủ đề “Những vấn đề chủ yếu của phần Văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 10” trước khi tìm hiểu các tác phẩm Văn học nước ngoài thì thật thiếu sót. Bởi nếu được giới thiệu trước chủ đề này thì khi đi vào tìm hiểu một số tác phẩm Văn học nước ngoài có trong chương trình Ngữ Văn 10 - Cơ bản, học sinh sẽ cảm thấy dễ hiểu, từ đó mới có sự thích thú vì biết thêm những thành tựu của nhiều nền văn học trên thế giới, các tác phẩm Văn học nước ngoài sẽ trở nên gần gũi hơn giảm bớt sự xa lạ, khó hiểu đối với các em. Cũng vậy, sau khi dạy bài “Những yêu cầu về việc sử dụng tiếng Việt”, nếu giáo viên không chú ý đưa vào dạy chủ đề “Những lỗi thường gặp trong việc sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi” trong giờ học theo chủ đề tự chọn thì học sinh sẽ không có điều kiện củng cố để khắc sâu kiến thức bài học, bằng các bài tập nâng cao. Trong khi, sách giáo khoa chỉ đưa ra một số bài tập và thời gian quy định cho bài học trên lớp cũng hạn chế. Theo lẽ thường, HS học đến lớp 10 thì việc đọc thông, viết thạo là đương nhiên, vì các em đã được học môn Ngữ văn một cách hệ thống từ dưới lên trên. Song 15
- thực tế, không phải tất cả các học sinh đều đạt được sự đọc thông viết thạo. Ngay cả những học sinh có học lực khá giỏi về môn học, đôi khi không để ý vẫn mắc lỗi về diễn đạt một cách ngớ ngẩn, chứ chưa bàn tới đối tượng yếu kém về môn học. Bởi vậy, theo thiển ý của mình, chúng tôi cho rằng đưa chủ đề này vào, giúp HS hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản là một việc làm không thể bỏ qua. 3.Giải pháp 3: Cung cấp thêm tư liệu thực hành cho việc giảng dạy những nội dung tương ứng theo từng chủ đề - Phần Tiếng Việt. Đây là công việc rất quan trọng, đối với từng chủ đề thì tư liệu thực hành là hết sức cần thiết để từ đó góp phần giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học. Quay lại với bài “Những yêu cầu về việc sử dụng tiếng Việt” và chủ đề “Những lỗi thường gặp trong việc sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi”. Bên cạnh việc bổ sung các lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt thì hệ thống các bài tập thực hành mà giáo viên đưa ra sẽ có tác dụng khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt - những cách chữa cơ bản: * Lỗi dùng từ: Có thể học sinh hay gặp các lỗi: thiếu quan hệ từ, thừa quan hệ từ, dùng từ không chính xác, dùng từ sai phong cách... trong quá trình tạo lập văn bản. - Thiếu quan hệ từ: VD: Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. Sửa: Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. - Thừa quan hệ từ: VD: Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Sửa: Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. - Dùng từ không chính xác: VD: Bé Thư kiên cố không chịu đi nhà trẻ. Sửa: Bé Thư kiên quyết không chịu đi nhà trẻ. * Lỗi đặt câu: - Câu thiếu thành phần chủ ngữ. 16
- VD: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ. Sửa: Qua tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ. Hoặc bỏ từ Qua để biến Tác phẩm tắt đèn thành chủ ngữ. - Câu thiếu vị ngữ: VD: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống. Sửa: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống, luôn theo chúng tôi trong suốt cuộc đời mình. - Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ: VD: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sửa: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt. - Lỗi thiếu vế câu ghép: VD: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió. Mà chắc sẽ là mưa, gió to vì đài đã báo rồi. Sửa: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió, mà chắc sẽ là mưa, gió to vì đài đã báo rồi, chúng ta vẫn phải thực hiện kế hoạch đã đặt ra. - Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu: VD: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhà trường. Sửa: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Lỗi sử dụng sai dấu câu: VD: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó? 17
- Sửa: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó. - Lỗi về nghĩa của câu: VD: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. * Lỗi đoạn văn: - Lạc ý: VD: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả (1). Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn (2). Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, trong làng (3). Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc (4). Nhận xét: (1) - câu chủ đề nói về tình yêu; câu (2), (3), (4) không nói về tình yêu nam nữ - lạc ý. Sửa lại nội dung câu chủ đề: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu đất nước là những bài nhiều hơn tất cả (1). - Thiếu ý: VD: Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa (1). Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội (2). Họ còn hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn (3). Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng ... (4). Nhận xét: các câu 2, 3, 4 mới đề cập đến ý 1 câu (1) mà chưa đề cập đến ý 2. Sửa: Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa (1). Họ múa hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội (2). Họ hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn (3). Những nhạc cụ đệm cho những câu hát, điệu múa thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng ... (4). - Lỗi lặp từ trong đoạn văn: VD: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng cả hoa hồng nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em... 18
- Nhận xét: Việc lặp lại từ ngữ không đem lại tác dụng biểu cảm cho đoạn văn. Sửa: Phía sau nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Em dùng chỗ đất ấy để trồng các loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, và cả hoa hồng nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng mẹ và chị của em. Trong quá trình dạy học theo chủ đề tự chọn này, chúng tôi đặc biệt lưu ý tới các học sinh diễn đạt còn yếu, hay sai chính tả, gặp khó khăn trong dùng từ, đặt câu... bằng cách tạo nhiều cơ hội cho các em thực hành: Gọi các em trả lời câu hỏi từ dễ đến tăng dần độ khó; yêu cầu các em tạo lập các loại văn bản từ ngắn đến dài...Thường xuyên uốn nắn sửa lỗi về diễn đạt cho các em. Sử dụng điểm số như một tác nhân kích thích sự cố gắng, nỗ lực của các em – có sự phân hóa từng đối tượng học sinh. Sau khi dạy học chủ đề này, các học sinh diễn đạt yếu, hay phạm lỗi diễn đạt đã có sự tiến bộ rõ rệt. Số lỗi các em mắc phải ít dần đi trong các bài kiểm tra. 4. Giải pháp 4: Tăng cường năng lực lĩnh hội văn bản và tạo lập văn bản cho HS. Trong các giờ lên lớp, chúng tôi luôn có ý thức rèn luyện để tăng cường các năng lực này cho HS. Có thể nói, đây là việc làm mà chúng tôi thực hiện một cách thường xuyên. Ví dụ: Khi dạy bài Thề nguyền- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chúng tôi, giành thời gian cho các em thảo luận để lĩnh hội nội dung và nghệ thuật của đoạn trích (vì đây là bài đọc thêm). Sau đó yêu cầu các em thể hiện sự cảm nhận đoạn trích bằng một bài viết ngắn (thể loại văn hay thơ tùy chọn). Nhiều em viết khá hay. Nhưng có ba em, viết y chang từng câu chữ trong bài cảm nhận. Chúng tôi phát hiện ra và phê vào bài của từng em như sau: Bài của Nguyễn Thị Thu Thủy (HS lớp 10A2): Cảm nhận mà giống y chang Mỗi câu, mỗi ý, mỗi hàng giống nhau! Bài của Phạm Thoại Ngân (HS lớp 10A2): Cảm nhận mà viết như nhau Văn chương chung ý , trùng lời vậy sao? 19
- Bài của Đinh Việt Thắng (HS lớp 10A2): Thủy, Ngân đã viết giống nhau Cớ sao Việt Thắng viết sau cũng vầy? Được hỏi tới, các em đều thú nhận cùng chép ở một tài liệu. Quá tức giận, nhưng chúng tôi đã kìm lại, không quát tháo cũng không nói nhiều, chỉ nhẹ nhàng mà kiên quyết yêu cầu các em viết lại bài bằng chính suy nghĩ của mình. Thực ra, chỉ vì lười suy nghĩ, hoặc có thể các em cho rằng cô không đọc mới làm như thế chăng?... Sau đó, cả ba học sinh này đã viết lại bài bằng chính suy nghĩ và ngôn từ của mình. Tuy bài viết của các em còn có nhiều lỗi, nhưng chúng tôi đã tìm những ưu điểm trong bài để biểu dương các em, không quên chỉ ra những lỗi để các em khắc phục. Một tình huống khác: Có em HS khi cô yêu cầu tạo lập văn bản, viết cảm nhận về đoạn trích Kiều, đã cắc cớ: “ Cô ơi! Cô làm mẫu trước đi để chúng em làm theo!”. Không ngần ngại tôi nói rằng: “cô sẽ đọc các em nghe một bài cảm nhận của riêng cô về mối tình đầu, đề cập đến tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều, có điều nghe xong em cũng phải làm được thơ đấy nhé!”. Rồi tôi đọc: Mối tình đầu Mối tình đầu bao giờ cũng đẹp Rượu nước đầu luôn bốc men say Và những lời thơ hay Luôn là lời yêu của trai gái thuở ban đầu Đắm say ngào ngạt Nhưng không mấy tình đầu kết thành hoa trái! Chẳng biết vì đâu? Đã từ rất lâu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 4 ở tiểu học
24 p | 1584 | 131
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học Tin học 11 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các ví dụ cụ thể
15 p | 333 | 78
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học sinh sử dụng bất đẳng thức vectơ để giải các bài toán chứng minh bất đẳng thức
22 p | 309 | 37
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy giải toán bằng phương pháp suy luận
20 p | 197 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau
17 p | 182 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh lớp 2C Làng PleiRlưng – Xã ĐăkCẩm đi học chuyên cần hơn
32 p | 172 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần phương trình lượng giác
21 p | 429 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học sinh lớp 1 kĩ năng tự bảo vệ bản thân
36 p | 248 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học Lớp 5
37 p | 18 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 190 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả cho học sinh lớp 5
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học
37 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn