intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học" được thực hiện với mục tiêu kích thích được tiềm năng trí tuệ của học sinh và là một phương pháp dạy học hiệu quả. Ngoài việc học sinh làm văn tốt, phân môn này còn giúp các em có khả năng nói lưu loát. Từ việc nói lưu loát, các em sẽ diễn thuyết giỏi, thuyết phục tốt, các em sẽ phát huy hết tiềm năng của mình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY TẬP LÀM VĂN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO KẾT HỢP DẠY NGOÀI KHÔNG GIAN LỚP HỌC Tác giả: KHƯƠNG THỊ THẢO Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học TT Rạng Đông Rạng Đông, tháng 6 năm 2020
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Tên sáng kiến kinh nghiệm “Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học Lớp 5” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Công tác giảng dạy. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Từ ngày 1 tháng 8 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020. 4. Tác giả Họ và tên: Khương Thị Thảo. Năm sinh: 1973. Nơi thường trú: Rạng Đông – Nghĩa Hưng - Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường Tiểu học TT Rạng Đông. Địa chỉ liên hệ: Tổ dân phố 5, Thị trấn Rạng Đông - Nghĩa Hưng - Nam Định. Điện thoại: 0989421058. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tên đơn vị: Trường Tiểu học TT Rạng Đông. Địa chỉ: Tổ dân phố 4, Thị trấn Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định. Điện thoại: 03503 873 483.
  3. Danh mục chữ cái viết tắt Từ viết tắt Viết đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên HĐTQ Hội đồng tự quản CMHS Cha mẹ học sinh
  4. PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Đặt vấn đề Đất nước ta đang trên con đường đổi mới. Đất nước có trở nên vững mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu hay không phụ thuộc vào việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có phẩm chất tốt. Đây là một việc làm hết sức quan trọng để giáo dục HS trở thành những con người của thời đại mới, những công dân toàn cầu. Ngoài việc học tập các kiến thức lí thuyết, các em còn phải được thực hành, được trải nghiệm, được sáng tạo đúng như lời Bác Hồ đã từng nói “Học đi đôi với hành”. Hơn nữa, giáo dục Tiểu học là cấp học nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân, đây là một cấp học vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Do đó, việc trang bị kiến thức sẽ giúp các em mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, năng lực quan sát, năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình, năng lực làm việc nhóm, làm việc cá nhân, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, lối sống đẹp, nuôi dưỡng tình cảm sẻ chia, tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước... Nhưng học sinh Tiểu học còn nhỏ, do tâm lí lứa tuổi hiếu động, sự tập trung chú ý chưa cao nên cần có những phương pháp giảng dạy phù hợp, kích thích sự ham học hỏi, khám phá, HS phải được tự quan sát, tự cảm nhận thì các em mới hiểu sâu và nhớ lâu. Muốn HS phát triển được các năng lực và phẩm chất trên, trước tiên, người GV phải xác định cho mình một mục tiêu, tìm cho mình những phương pháp giảng dạy phù hợp. Và sau một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, tôi thấy dạy học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học mang lại hiệu quả cao. Bởi dạy ngoài không gian lớp học, HS được mở rộng tầm mắt ra ngoài bốn bức tường của lớp học để quan sát thực tế. Các em mang vốn hiểu biết về cuộc sống sẵn có của mình để phát hiện ra những kiến thức mới, trải nghiệm những gì các em đã nghe, đã nhìn,... Từ đó,các em sẽ có phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp những thông tin thu được trong quá trình quan sát, trải nghiệm. Cũng từ việc các em được trải nghiệm, nhân cách sẽ phát triển, các em sẽ thể hiện cá tính, sở thích cá nhân, tự tin trong mọi hoạt động, suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề sẽ mang tính nhân văn.
  5. 2 Chất lượng giờ dạy sẽ nâng lên đáng kể khi GV kết hợp dạy học trải nghiệm sáng tạo với dạy ngoài không gian lớp học. Thực tế hiện nay, theo yêu cầu về đổi mới giáo dục bậc Tiểu học, khuôn viên, cảnh quan trường lớp rất đẹp, có sân chơi, sân tập, vườn thực nghiệm được thiết kế, bố trí và chăm sóc rất khoa học, đưa thiên nhiên đến với các giờ học, giờ chơi của các em. Nhà trường, phụ huynh luôn tạo điều kiện tốt nhất về phương tiện dạy học, hỗ trợ GV trong công tác giảng dạy. Các điều kiện thuận lợi trên hỗ trợ rất nhiều trong việc giúp GV thực hiện những tiết dạy trải nghiệm sáng tạo và ngoài không gian lớp học. Từ thực tiễn đó, dưới sự chỉ đạo của Chi ủy Chi bộ, Ban Giám hiệu trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông và Tổ chuyên môn khối 5, bản thân tôi đã nghiên cứu kĩ về chương trình các môn học cũng như các hoạt động giáo dục để xây dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy chi tiết, trong đó cân nhắc các tiết có thể dạy trải nghiệm sáng tạo, các tiết dạy ngoài không gian lớp học. Đặc biệt các tiết Tập làm văn kết hợp trải nghiệm sáng tạo và dạy ngoài không gian lớp học. Với một số biện pháp giảng dạy, cách thức hướng dẫn các tiết Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học đảm bảo đúng yêu cầu, đúng nguyên tắc truyền tải đúng nội dung học tập nhưng vẫn có phần sáng tạo trong quá trình giảng dạy đã đem lại hiệu quả đáng kể. Đó chính là nội dung đề tài: “Dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học Lớp 5” 2. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học Lớp 5. 3. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến nêu trên áp dụng cho học sinh tiểu học trong toàn trường. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
  6. 3 - Phương pháp tìm hiểu thực tế. - Phương pháp thuyết trình, giảng giải. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm. PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Cơ sở lý luận Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước đó là nhu cầu cần có những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với công việc của mình. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục Tiểu học và chuẩn bị tốt các điều kiện cho đổi mới giáo dục phổ thông năm học 2020, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Xuất phát từ việc nghiên cứu tâm lí lứa tuổi Tiểu học, các em chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua tư duy trực quan sinh động. Vì vậy, việc giúp các em trực tiếp tiếp xúc và trải nghiệm thực tế là hết sức quan trọng. Quan trọng không kém là việc cung cấp vốn từ, cách sử dụng hình ảnh, dùng các biện pháp nghệ thuât so sánh, nhân hóa,... để làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết. Và phân môn Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn nhằm trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm văn, kĩ năng thuyết trình, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, làm phong phú tâm hồn trẻ. Đối với phân môn này, ngoài việc dạy trên lớp, các tiết học nào có thể dạy theo phương pháp trải nghiệm và dạy ngoài không gian lớp học, GV phải tận dụng triệt để để các em có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế. Thông qua phương pháp này, HS sẽ hứng thú khám phá, HS sẽ không còn sợ, không còn ngại môn Tập làm văn mà HS sẽ thể hiện bản thân một cách hoàn chỉnh nhất.
  7. 4 1.2. Thực trạng Theo thông lệ, khi vào đầu năm học mới, GV sẽ được nhà trường phân công nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp GV sẽ giảng dạy. Dựa vào kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn, của lớp được phân công, GV phải tìm hiểu khả năng học tập, điểm mạnh, điểm yếu từng môn của lớp, của từng cá nhân, phân loại HS. Từ đó GV lập cho mình một kế hoạch giảng dạy tổng thể, kế hoạch giảng dạy cụ thể từng môn, từng bài. Kế hoạch bồi dưỡng các em có năng khiếu, có tố chất; giúp đỡ các em chưa chăm, kết quả học tập chưa tốt. Thực trạng, không phải lớp học nào tất cả các HS đều học tốt môn Tập làm văn. Thông thường, mỗi lớp chỉ có một số em có khả năng quan sát và cảm thụ văn học. Các em còn lại có thể vốn từ chưa nhiều; quan sát, nhận biết được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh nhưng chưa biết sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật để viết lại những điều mình quan sát được một cách phong phú. Có những em, khi viết văn còn chưa biết bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào để lột tả được hết ý mình cần diễn đạt. Từ các nguyên nhân đó nên một số em rất ngại học môn Tiếng Việt và rất ngại viết văn. Lớp 5A do tôi chủ nhiệm trong năm học 2019- 2020 cũng không nằm ngoài các thực trạng trên. Thực tế, lớp có 27 em. Các em có đủ các trình độ nhận thức và rèn luyện khác nhau (Có 4 em Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện, 5 em có tiến bộ một số môn học và rèn luyện, 1 em có khả năng nói trước đám đông, 9 em còn nhút nhát không dám thể hiện ý kiến). Nhìn vào thực trạng của lớp, tôi thấy một số em đã có khả năng văn học cần nuôi dưỡng và phát huy, số còn lại cần phải có phương pháp tối ưu để giúp các em học tốt môn làm văn hơn. Do các điều kiên khách quan trên, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực hơn nữa trong công tác giảng dạy. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Mục tiêu của giải pháp Dạy Tập làm văn thông qua trải nghiệm sáng tạo kết hợp ngoài không gian lớp học có nhiều ưu điểm và kích thích được tiềm năng trí tuệ của HS và là một phương pháp dạy học hiệu quả. Ngoài việc HS làm văn tốt, phân môn này còn giúp các em có khả năng nói lưu loát. Từ việc nói lưu loát, các em sẽ diễn
  8. 5 thuyết giỏi, thuyết phục tốt, các em sẽ phát huy hết tiềm năng của mình.... HS sẽ trở thành chủ thể của việc tiếp nhận tri thức, tiếp thu và phân tích thông tin, giúp HS cảm thụ được cái đẹp của văn học, cái đẹp của cuộc sống, bồi dưỡng lòng nhân hậu trong tâm hồn các em. 2.2 Nội dung và các cách thức thực hiện giải pháp a. Một số biện pháp, cách thức GV chuẩn bị cho việc thực hiện dạy tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học. *Bước 1: Phân loại, kiểm tra trình độ HS đầu năm học, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng em. Ngay khi nhận lớp, việc đầu tiên, GV phải phân loại được HS và tìm hiểu trình độ nhận thức của các em. Vì thế, tôi đã gặp gỡ những GV dạy các em những năm trước để tìm hiểu khả năng học tập cũng như khả năng viết văn, thái độ học tập của các em đối với phân môn Tập làm văn. Bên cạnh đó, tôi cũng tìm hiểu về chất lượng của lớp trong năm học trước, phân tích chất lượng để tìm ra ưu điểm, nhược điểm của các em trong quá trình học tập. Tiếp theo, tiết đầu tiên của phân môn tập làm văn, tôi đã trò chuyện với các em để tìm hiểu về nguyện vọng học văn, nghe các em chia sẻ về điểm yếu, điểm mạnh của mình, thông qua buổi trò chuyện này, tôi đánh giá mức độ tự tin của HS về môn văn, về khả năng hành văn, khả năng thuyết trình từ đó tìm ra phương pháp gây hứng thú học tập môn Tập làm văn cho HS. Sau đó, tôi cho HS làm một bài kiểm tra nhỏ để phát hiện năng lực học văn của các em. PHIẾU HỌC TẬP Em hãy hoàn thành phiếu học tập sau: 1. Cho câu văn sau: - Mây bay. Em hãy sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh để viết lại câu văn cho hay hơn. .................................................................................................................................
  9. 6 ................................................................................................................................. 2. Em hãy viết một câu cảm thể hiện cảm xúc của mình khi em được lên lớp 5. ................................................................................................................................ 3. Em hãy viết một câu văn có từ láy gợi tả âm thanh hoặc gợi tả hình ảnh. ................................................................................................................................. Từ phiếu học tập trên, tôi phát hiện có 5 em biết viết hình ảnh so sánh, nhân hóa rất sinh động, giàu trí tưởng tượng, câu văn gợi tả cảm xúc, gợi tả âm thanh rất hay, 6 HS đã biết sử dụng hình ảnh so sánh nhân hóa, biết viết câu cảm, câu có từ gợi tả tuy chưa hay nhưng đạt yêu cầu. Các HS còn lại cũng đã viết một trong các biện pháp nghệ thuật, biết viết câu đơn giản đáp ứng yêu cầu của đề. Như vậy, tôi phát hiện tất cả các HS đều có tiềm năng văn học, việc còn lại là GV phải tìm ra biện pháp để phát huy hết các năng lực của các em. *Bước 2: Nghiên cứu chương trình tổng thể, chương trình cụ thể và các tiết có thể dạy ngoài không gian lớp học của phân môn Tập làm văn lớp 5. Khi được nhà trường phân công nhiệm vụ dạy các môn văn hóa trong đó có phân môn tập làm văn, tôi bắt tay ngay vào việc nghiên cứu kĩ chương trình giảng dạy. Trong phân môn tập làm văn, tôi đã phân tích kĩ nội dung từng tiết dạy, thống kê tất cả các tiết có thể dạy theo phương pháp trải nghiệm của chương trình lớp 5. Tiết dạy nào có thể kết hợp dạy ngoài không gian lớp học. Những tiết này có thể chỉ có một hoạt động phù hợp cũng có thể cả tiết phù hợp. Cụ thể trong chương trình lớp 5, có các tiết dạy có thể dạy theo hướng trải nghiệm sáng tạo kết hợp ngoài không gian lớp học như sau: THỜI ĐỊNH HƯỚNG CÁCH TRẢI STT TUẦN TÊN BÀI GIAN NGHIỆM Dạy học ngoài lớp học Bài 1C: Cảnh đẹp 20 phút ngày mùa HS quan sát, trải nghiệm trên vườn 1 1 thực nghiệm của trường. (Trang 19 - 1A)
  10. 7 Dạy ngoài lớp học. Bài 4B: Trái đất là 40 phút của chúng mình Quan sát trường em. Từ những điều 2 4 đã quan sát được, lập dàn ý cho bài (Trang 66- 1A) văn miêu tả ngôi trường. Dạy học ngoài lớp học. HS quan sát, trải nghiệm bên con sông trước trường. Bài 6C: Sông, suối, 40 phút 3 6 biển, hồ (Trang 108- Dựa vào kết quả quan sát của mình, 1A) HS lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước). Dạy học ngoài lớp học. Bài 8B: Ấm áp rừng chiều HS quan sát, trải nghiệm tả con đường 4 8 40 phút tới trường với vẻ đẹp của nó. ( Trang 141- 1A) *Bước 3: Nghiên cứu và thiết kế Điều chỉnh Hướng dẫn học phù hợp với tình hình thực tế của trường, của lớp. Do các tiết Tập làm văn này được GV lựa chọn đưa ra ngoài không gian lớp học nên việc tiếp theo, GV phải thiết kế Điều chỉnh Hướng dẫn học cho phù hợp (Vì Trường Tiểu học Rạng Đông dạy theo mô hình Trường Tiểu học mới VNEN). Làm thế nào để thiết kế được một tiết dạy nhẹ nhàng nhất, HS học tập chủ động nhất, tích cực nhất và thích học tập? Từ suy nghĩ đó, tôi đã thiết kế một phiếu Điều chỉnh hướng dẫn học chi tiết từng việc nhỏ, cụ thể cho tất cả các đối tượng: HĐTQ, trưởng nhóm học tập, nhóm học tập, cặp đôi, cá nhân. Các hoạt động này đều được gắn logo phù hợp cho HS tiện quan sát và hoạt động. Cũng chính việc thiết kế Điều chỉnh Hướng dẫn học tỉ mỉ này, HĐTQ, trưởng nhóm hay cá nhân từng HS sẽ nắm chắc nhiệm vụ, GV không phải ra lệnh hay hướng dẫn nhiều mà HS vẫn thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
  11. 8 ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LÀM VĂN Tiếng Việt: Bài 4B: Trái đất là của chúng mình (Tiết 2) Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả trường em. Mục tiêu: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả trường em: lập dàn ý, tập nói, viết đoạn văn. A. Hoạt động cơ bản: Khởi động: CTHĐTQ điều hành Việc 1: Di chuyển thành đội hình vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Em yêu trường em” Việc 2: Nêu cảm nhận của em về bài hát, về ngôi trường em đang học. Việc 3: Mời GV chia sẻ. Tìm hiểu mục tiêu bài Việc 1: Em nhớ lại mục tiêu bài học em đã tìm hiểu trước theo yêu cầu của GV. Việc 2: Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu: - Bài học có những mục tiêu nào? - Chúng ta phải làm gì để đạt mục tiêu đó? Việc 3: Em nêu các cảnh vật của ngôi trường đã quan sát và chọn tả. Hoạt động 1: Trải nghiệm quan sát các cảnh vật của ngôi trường. Nhớ lại các bài học về văn miêu tả và những điều em đã biết về ngôi trường để trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập sau. PHIẾU HỌC TẬP (Từ kết quả vừa quan sát kết hợp nhớ lại các bài học thuộc chủ điểm "Trái đất là của chúng mình" và những điều em đã quan sát về ngôi trường để hoàn thành phiếu học tập.) Mở bài Tả các cảnh vật Tả đặc điểm bộ phận Kết bài của ngôi trường quan trọng của ngôi trường Ngôi * Từ xa nhìn lại, em Khu vực nào quan Em có cảm xúc gì
  12. 9 trường đó ở thấy ngôi trường của trọng nhất của ngôi khi nghĩ về ngôi đâu? em như thế nào? trường? trường? …………………… ……………………...... ………………… ………….... …………………… ...................................... ……………….. .................... …………………… ...................................... ………………...... .................... …………………… ...................................... .............................. .................... …………………… ...................................... .............................. .................... …………………… ........................ .............................. ........ …………………… Dãy nhà hiệu bộ có đặc .............................. - Ngôi trường ……………………. điểm thế nào? Dãy nhà .............................. đó đẹp thế * Ngôi trường được này có tác dụng gì? .............................. nào? xây dựng ở đâu? Em sẽ làm gì để ………….... Khuôn viên của ...................................... thể hiện tình cảm .................... trường thế nào? ...................................... đó? .................... …………………… ...................................... .............................. .................... …………………… ...................................... .............................. .................... …………………… ...................................... .............................. .......... …………………… ...................................... .............................. Nó gắn bó …………………… ...................................... .............................. với em bao ……………………. ...................................... .............................. lâu? *. Cổng trường hình ................................. .............................. .................... dáng thế nào? Làm Dãy các phòng học thế .............................. .................... bằng gì? Hoa văn thế nào? Sơn màu gì? Các .............................. .................... nào? cánh cửa sơn màu gì? .............................. .................... ……………………... Các cây cảnh trên hành .............................. .................... ................................... lang và những giò cây .............................. .................... ................................... treo như thế nào? .............................. .................... ................................... Trong các phòng học .............................. .................... ................................... trang trí và sắp sếp thế .............................. .................... ................................... nào? .............................. .................... ......................... ...................................... .............................. .................... * Vườn cây hai bên ...................................... .............................. .................... cổng thế nào? Trồng ...................................... .............................. .................... các loại cây gì? Các ...................................... .............................. .................... ...................................... .............................. loại cây ấy tôn thêm .................... ...................................... .............................. .................... vẻ đẹp như thế nào ...................................... .............................. .................... cho ngôi trường? ...................................... .............................. .................... ...................................... .............................. .................... …………………… ...................................... .............................. .................... …............................... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... ..............................
  13. 10 .................... ................................... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... .............................. .................... ...................................... .............................. .................... * Sân trường như thế ...................................... .............................. .................... nào? Trên sân có ...................................... .............................. .................... những cảnh vật gì? ...................................... .............................. .................... ...................................... .............................. Cảnh vật đó ra sao? .................... ...................................... .............................. .................... ………………….. ...................................... .............................. .................... ……………………... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... .............................. .................... ................................... ...................................... .............................. .................... .............. ..................................... ............................. ................... Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn quan sát ngôi trường, trả lời các câu hỏi (ở phiếu giao việc) Việc 2: Từ những kết quả em vừa quan sát kết hợp nhớ lại các bài học miêu tả cảnh vật thuộc chủ điểm ""Trái đất là của chúng mình" " và những điều em đã biết về ngôi trường để hoàn thành phiếu học tập. Việc 3: Em hỏi, bạn trả lời thành câu (theo câu hỏi trong phiếu) và ngược lại. Việc 4: Nhóm trưởng hỏi, gọi đại diện các cặp trả lời, thống nhất ý kiến. Hoạt động 2: Dựa vào qui trình trong phiếu học tập, nói cho nhau nghe từng đoạn văn (mỗi phần là 1 đoạn). Việc 1: Em nêu sơ đồ bài văn tả cảnh. Em tự nhẩm liên kết các câu đã trả lời để hoàn thành các đoạn văn của mình. Em cần phải chọn câu mở đoạn, kết đoạn phù hợp với nội dung đoạn văn. Việc 2: Em đọc, bạn nghe và bạn đọc, em nghe nối tiếp từng đoạn văn rồi nhận xét sửa chữa cho nhau. Việc 3: Nhóm trưởng hỏi, gọi đại diện các cặp trả lời nối tiếp các đoạn văn. Cả nhóm nhận xét đóng góp và thống nhất ý kiến.
  14. 11 Hoạt động 3: Tập nói đoạn văn trước lớp: Mỗi nhóm cử đại diện trình bày các đoạn của bài văn tả cảnh thuộc nhóm mình trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 4: Mỗi em viết 1 đoạn văn đã nói ở Hoạt động 3 vào vở. Việc 1: Em về lớp tự chọn một đoạn văn mà mình thích nhất viết vào vở. Việc 2: Em đổi vở cho bạn kiểm tra nhận xét và sửa chữa cho hoàn chỉnh. Việc 3: Em và các bạn trong nhóm đọc đoạn văn của mình, sửa và bổ sung bài bạn. Hoạt động 5: Em học tập những đoạn văn hay, trình bày đẹp. Việc 1: Em và các bạn trong nhóm thảo luận chọn một bài đẹp nhất, hay nhất Việc 2: Em tham gia nhận xét đánh giá và nghe bạn đánh giá. Việc 3: Em nghe cô giáo đánh giá nhận xét về cái hay, cái đẹp của từng bài, em học tập những cái hay cái đẹp đó.  Em hãy viết thư chia sẻ với cô giáo hoặc bạn bè về cảm nhận của em sau tiết học. B. Hoạt động tiếp nối: Viết tiếp những đoạn văn còn lại vào vở để hoàn thành bài văn tả cảnh "Trái đất là của chúng mình" theo đúng qui trình. Chọn tả thêm những cảnh khác mà mình yêu thích. C. Hoạt động ứng dụng. Đọc bài văn, đoạn văn em đã viết cho người thân nghe.
  15. 12 ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LÀM VĂN Tiếng Việt Bài 6C: Sông, suối, biển, hồ (Tiết 2) Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước). Mục tiêu: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con sông trước trường: lập dàn ý, tập nói, viết đoạn văn. A. Hoạt động cơ bản: Khởi động: CTHĐTQ điều hành Việc 1: Đội hình vòng tròn, chơi trò chơi “Úp cá” Việc 2: Nêu cảm nhận về trò chơi. Việc 3: Mời GV chia sẻ. Tìm hiểu mục tiêu bài Việc 1: Em nhớ lại mục tiêu bài học em đã tìm hiểu trước theo yêu cầu của GV. Việc 2: Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu: - Bài học có những mục tiêu nào? - Chúng ta phải làm gì để đạt mục tiêu đó? Việc 3: Em nêu các bộ phận của dòng sông đã quan sát và chọn tả. Hoạt động 1: Trải nghiệm quan sát các cảnh vật của dòng sông. Nhớ lại các bài học về văn miêu tả và những điều em đã biết về dòng sông để trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập sau. PHIẾU HỌC TẬP (Từ kết quả vừa quan sát kết hợp nhớ lại các bài học thuộc chủ điểm " Sông, suối, biển, hồ " và những điều em đã quan sát về dòng sông để hoàn thành phiếu học tập.) Mở bài Tả bao quát Tả đặc điểm các bộ Kết bài chung phận của dòng sông *Dòng sông chạy Nước sông thế nào? Em có tình cảm gì
  16. 13 Dòng sông thẳng hay ngoằn …………………….. đối với dòng sông? đó ở đâu? ngoèo uốn khúc? .................................. …………………… …………..... …………………… .................................. …………….. ..................... ................................ .................................. ………………........... ..................... ................................ .................................. ................................... ..................... ................................ .................................. ................................... ..................... ................................ .......... ................................... ... ................................ Cảnh vật gì in bóng ................................... - Dòng sông ................................ dưới lòng sông? ................................... đó đẹp thế ........... Cảnh vật ấy đẹp như Em sẽ làm gì để thể nào? Dòng sông nằm thế nào? Nó làm cho hiện tình cảm đó đó? …………..... giữa xóm làng và dòng sông duyên ………………… ..................... những vườn cây trái dáng ra sao? ………………… ..................... .................................. …………………… như thế nào? ..................... .................................. …………………… ..................... …………………… .................................. …………………… ..... …............................ .................................. …………………… Nó gắn bó .................................. …………………… ................................ với quê .................................. …………………… hương em ................................ .................................. …………………… thế nào? ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................. …………………… ..................... ................................ Trên mặt nước có …………………… ..................... .............................. những cảnh vật gì? …………………… ..................... Các cảnh vật ấy đẹp …………………… ..................... * Sông mang lại vẻ như thế nào? Có âm …………………… ..................... đẹp như thế nào cho thanh gì không? Các …………………… ..................... âm thanh ấy khiến …………………… quê hương? ..................... dòng sông sinh động …………………… ..................... …………………. ra sao? …………………… ..................... ………………….. .................................. …………………… ..................... …………………… .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ ................................. …………………… ..................... ................................ Cảnh hai bên sông …………………… ..................... ................................ thế nào? Cây cối, …………………… ..................... ................................ hoa lá hai bên sông …………………… ..................... ................................ ra sao? ……………………
  17. 14 ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ Có cây cầu nào bắc …………………… ..................... ................................ ngang qua sông …………………… ..................... ................................ không? Cây cầu ấy …………………… ..................... ................................ đẹp như thế nào? Nó …………………… ..................... ................................ có tác dụng gì? …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................. …………………… ..................... ................................ Sông giúp ích gì cho …………………… ..................... ................................ cuộc sống của người …………………… ..................... ................................ dân quê em? Tình …………………… ..................... ................................ cảm của những …………………… ..................... ................................ người dân quê em …………………… ..................... ................................ đối với dòng sông ra …………………… ..................... ................................ sao? …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… ..................... ................................ .................................. …………………… .................... ............................... ................................. …………………… Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn quan sát dòng sông, trả lời các câu hỏi (ở phiếu giao việc) Việc 2: Từ những kết quả em vừa quan sát kết hợp nhớ lại các bài học miêu tả cảnh vật thuộc chủ điểm " Sông, suối, biển, hồ " và những điều em đã biết về dòng sông để hoàn thành phiếu học tập. Việc 3: Em hỏi, bạn trả lời thành câu (theo câu hỏi trong phiếu) và ngược lại. Việc 4: Nhóm trưởng hỏi, gọi đại diện các cặp trả lời, thống nhất ý kiến.
  18. 15 Hoạt động 2: Dựa vào qui trình trong phiếu học tập, nói cho nhau nghe từng đoạn văn (mỗi phần là 1 đoạn). Việc 1: Em nêu sơ đồ bài văn tả cảnh. Em tự nhẩm liên kết các câu đã trả lời để hoàn thành các đoạn văn của mình. Em cần phải chọn câu mở đoạn, kết đoạn phù hợp với nội dung đoạn văn. Việc 2: Em đọc, bạn nghe và bạn đọc, em nghe nối tiếp từng đoạn văn rồi nhận xét sửa chữa cho nhau. Việc 3: Nhóm trưởng hỏi, gọi đại diện các cặp trả lời nối tiếp các đoạn văn. Cả nhóm nhận xét đóng góp và thống nhất ý kiến. Hoạt động 3: Tập nói đoạn văn trước lớp Mỗi nhóm cử đại diện trình bày các đoạn của bài văn tả cảnh thuộc nhóm mình trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 4: Em trình bày những đoạn văn trước lớp. Việc 1: Em và các bạn trong nhóm thảo luận chọn một bài hay nhất Việc 2: Em tham gia nhận xét đánh giá và nghe bạn đánh giá. Việc 3: Em nghe cô giáo đánh giá nhận xét về cái hay, cái đẹp của từng bài, em học tập những cái hay cái đẹp đó.  Em hãy viết thư chia sẻ với cô giáo hoặc bạn bè về cảm nhận của em sau tiết học. B. Hoạt động tiếp nối: Viết tiếp những đoạn văn còn lại vào vở để hoàn thành bài văn tả cảnh " Sông, suối, biển, hồ "theo đúng qui trình. Chọn tả thêm những cảnh khác mà mình yêu thích. C. Hoạt động ứng dụng. Đọc bài văn, đoạn văn em đã viết cho người thân nghe.
  19. 16  Tương tự với các tiết học khác, GV cũng thiết kế Điều chỉnh Hướng dẫn học phù hợp với tình hình thực tế. *Bước 4: Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện dạy Tập làm văn trải nghiệm kết hợp ngoài không gian lớp học. Hiệu quả của việc tổ chức dạy ngoài không gian lớp học phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị. Vì vậy trong bước này, GV phải xây dựng kế hoạch tổ chức bài dạy thật chu đáo: + GV phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của hoạt động học tập ngoài thiên nhiên. Mục đích của các tiết trải nghiệm ngoài không gian lớp học là: Kết hợp các kiến thức mà HS đã được trang bị trong nhà trường và trong cuộc sống với các kiến thức mà HS quan sát, thu nhận dưới sự hướng dẫn của GV, các em hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập của mình; hình thức tổ chức trải nghiệm ngoài không gian lớp học này giúp thay đổi không gian học, gây hứng thú cho HS đồng thời cho HS nhìn, nghe, cảm nhận, thu nạp và tích lũy kiến thức qua thực tế. + Xác định địa điểm tổ chức các hoạt động học tập. Địa điểm trải nghiệm phải phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường và của phụ huynh HS. Địa điểm dạy học trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học phân môn Tập làm văn lớp 5 thường ở sân trường, vườn trường, một địa điểm của địa phương, di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí, ..... Từ đó GV bổ sung thêm các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết sao cho phù hợp nhất: Không gian phù hợp, thoáng đãng, râm mát, rộng rãi, hợp vệ sinh, an toàn; bàn, ghế, tăng âm, bảng, điều chỉnh hướng dẫn học, phiếu học tập lớn, phiếu học tập nhỏ, …… + Xác định phương tiện di chuyển HS đến địa điểm tổ chức hoạt động học tập. Phương tiện di chuyển sao cho thuận tiện nhất và đảm bảo an toàn cho HS. Nếu dạy ngoài khuôn viên của trường sẽ cần sự hỗ trợ và phối hợp của CMHS.
  20. 17 + Xác định thời gian giảng dạy ngoài thiên nhiên cho phù hợp, tránh lúc thời tiết nắng gắt. Ngoài ra, GV cần xác định rõ thời gian di chuyển HS, thời lượng giảng dạy, thời gian cho từng hoạt động, thời gian đưa HS về. + Trước khi tiến hành tiết dạy, cần phổ biến kế hoạch học tập cho HS một cách đầy đủ, rõ ràng để HS có tinh thần chuẩn bị tư liệu, đồ dùng cần thiết mang theo + GV dự kiến cách quản lí HS khi HS được học ngoài không gian rộng, có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến sự chú ý của HS. + Dự kiến phương án thay thế nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi. *Bước 5: Giao nhiệm vụ trước khi tiến hành tiết dạy. Để tiết dạy diễn ra hiệu quả, thì việc giao nhiệm vụ chuẩn bị bài học cho HS cũng hết sức quan trọng. Từ hôm trước, GV giao cho HS tìm hiểu trước mục tiêu của bài, nhớ lại xem cảnh đó có những bộ phận nào, HS thích cảnh nào trong phong cảnh mà các em sẽ quan sát và miêu tả. b. Một số biện pháp, cách thức GV tiến hành thực hiện dạy tập làm văn trải nghiệm sáng tạo kết hợp dạy ngoài không gian lớp học. GV đưa HS tới vị trí đã được lên kế hoạch, kiểm tra độ an toàn, kiểm tra vệ sinh khu vực tổ chức giờ dạy rồi tiến hành dạy. Bước 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi khởi động và các hình thức tổ chức trò chơi. Thông thường, trước mỗi tiết dạy, để tạo tinh thần thoải mái, gây hứng thú học tập cho HS, GV thường cho HS chơi trò chơi khởi động. Có rất nhiều hình thức để tạo không khí vui vẻ trước tiết học bằng các trò chơi vân động hay trò chơi trí tuệ. + Một số trò chơi vận động gây nhiều hứng thú, nhiều tiếng cười cho HS như: Mẹ đi chợ, Úp cá, Ta là vua, Bịt mắt bắt dê,.....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2