Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm<br />
<br />
Trường tiểu học Trưng Vương<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
TÊN DANH MỤC<br />
<br />
TRANG SỐ<br />
<br />
Danh mục bảng chữ cái viết tắt<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
3<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
3<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
4<br />
<br />
4. Đối tượng khảo sát - thực nghiệm<br />
<br />
5<br />
<br />
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
6<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
<br />
6<br />
<br />
2. Thực trạng của học sinh lớp 1<br />
<br />
6<br />
<br />
3. Các biện pháp đã tiến hành để giúp học sinh kĩ năng tự bảo vệ<br />
<br />
7<br />
<br />
4. Hiệu quả của SKKN.<br />
<br />
18<br />
<br />
Những hình ảnh hoạt động của cô và trò đã làm được trong thời<br />
gian qua (minh chứng cho đề tài SKKN)<br />
<br />
20<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
<br />
33<br />
<br />
1. KẾT LUẬN<br />
<br />
33<br />
<br />
2. KHUYẾN NGHỊ<br />
<br />
34<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
35<br />
<br />
Giáo viên: Bành Đức Hiền<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm<br />
<br />
Trường tiểu học Trưng Vương<br />
<br />
DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br />
CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ<br />
<br />
GV<br />
<br />
Giáo viên<br />
<br />
HS<br />
<br />
Học sinh<br />
<br />
TBV<br />
<br />
Tự bảo vệ<br />
<br />
GVCN<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm<br />
<br />
SGK<br />
<br />
Sách giáo khoa.<br />
<br />
BGH<br />
<br />
Ban Giám hiệu<br />
<br />
SKKN<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
VD<br />
<br />
Ví dụ<br />
<br />
TLTK<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
Giáo viên: Bành Đức Hiền<br />
2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm<br />
<br />
Trường tiểu học Trưng Vương<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là một việc làm rất quan trọng<br />
và cần thiết. Nhất là đối với HS lớp 1, các con còn rất bé, mọi kỹ năng tự bảo vệ<br />
bản thân đều không có, thể lực cũng chưa đủ để chống lại những xâm hại cơ thể<br />
về mọi mặt. Nhưng ở lứa tuổi này, nếu các con được rèn luyện thường xuyên để<br />
tự đối phó với các tình huống có thể xảy ra thì các con hoàn toàn có thể tiếp thu<br />
được. Giáo dục kỹ năng TBV là cung cấp cho các con những kiến thức cơ bản<br />
nhất với những hình thức phù hợp nhất cho các con, giúp các con dễ nhớ, ấn<br />
tượng sâu sắc với các tình huống có thể xảy ra, vận dụng những kiến thức được<br />
học để tự bảo vệ bản thân. Đây cũng là phương pháp mà người lớn có thể bảo vệ<br />
cho trẻ một cách tốt nhất khi các con gặp phải nguy hiểm mà không có cha, mẹ,<br />
anh, chị hoặc cô giáo bên cạnh. Các con cần được dạy và rèn luyện kỹ năng<br />
TBV trong nhiều tình huống khác nhau, trong nhiều hòan cảnh và không gian<br />
khác nhau, đồng thời có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp…. Nâng hiểu biết<br />
nhất định của các con về các sự việc, hiện tượng xung quanh…Đây cũng là một<br />
nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm của học sinh lớp 1, là bước<br />
đầu chuẩn bị cho các con hành trang bước vào đời, bảo vệ sự an toàn cho trẻ nhỏ<br />
không chỉ là trách nhiệm của gia đinh, nhà trường mà là trách nhiệm của toàn xã<br />
hội.<br />
<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br />
Ở nước ta hiện nay, tình trạng gia đình và nhà trường không dạy cho trẻ kĩ<br />
năng tự bảo vệ nên dẫn đến những câu chuyện buồn xảy ra. Từ trẻ sơ sinh vừa<br />
lọt lòng mẹ, hay trẻ em lứa tuổi đi học... đã có tình trạng bị bắt cóc. Đặc biệt bậc<br />
mầm non, tiểu học bị xâm hại thân thể đã được biết qua thông tin đại chúng: qua<br />
kênh đài, báo giấy, báo mạng, ti vi....<br />
Học sinh bị xâm hại tình dục, bị bắt cóc làm con tin để tống tiền bố mẹ<br />
(với gia đình khá giả), bị làm gái trong các ổ mại dâm dẫn đến trẻ bị trầm cảm,<br />
bị stress, sợ tiếp xúc với mọi người, sợ đám đông thậm chí muốn chấm dứt cuộc<br />
sống vì bị xâm hại tình dục. Hay chính những "phạm nhân tuổi teen" gây nên<br />
không ít tột ác kinh hoàng mà vì những nguyên nhân rất đỗi bình thường. Rõ<br />
ràng dạy cho học sinh các kĩ năng tự bảo vệ trước những cám dỗ đang là một<br />
yêu cầu rất cấp thiết trong giáo dục công dân của nước ta hiện nay.<br />
<br />
Giáo viên: Bành Đức Hiền<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm<br />
<br />
Trường tiểu học Trưng Vương<br />
<br />
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
Là một giáo viên dạy tiểu học nhiều năm trong nghề, đặc biệt là lớp 1, tôi<br />
không khỏi lo lắng khi những nguy hiểm đang ngày ngày rình rập các con. Báo<br />
giấy, báo mạng tràn ngập những thông tin về các vụ tai nạn đáng tiếc cho con<br />
trẻ, ngã, bỏng nước sôi, bỏng lửa, rơi từ tầng cao xuống đất, kẹt thang máy, bị<br />
bắt cóc, bị lừa bán, bị xâm hại tình dục…đọc những tin tức ấy mà đau xót, phẫn<br />
uất. Trong tình hình xã hội như hiện nay, cách tốt nhất là dạy các con cách tự<br />
bảo vệ mình. Một số bậc phụ huynh cho rằng, không nên cho trẻ biết về những<br />
tiêu cực của cuộc sống quá sớm khi họ muốn xây dựng cho con cái của mình<br />
một môi trường hoàn toàn trong sạch. Song, thực tế các bậc phụ huynh không<br />
phải lúc nào cũng có thể bảo đảm tuyệt đối sẽ luôn ở bên con mỗi khi xảy ra tình<br />
huống xấu. Do vậy, tập dần thói quen tự nhận biết và cách tránh xa nơi nguy<br />
hiểm, tình huống nguy hiểm là cách tốt nhất để bảo vệ sự an toàn cho các con.<br />
Trong suốt một thời gian dài những suy nghĩ làm thế nào để giúp các con tránh<br />
được những tai nạn một cách tốt nhất luôn thường trực trong tôi, tôi hiểu tâm lí<br />
và trình độ nhận thức của học sinh lớp 1, tôi đã vận dụng những hình thức rèn<br />
luyện kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của mình liên tục trong 3 năm và đã thu<br />
được những kết quả không nhỏ. Với mong muốn những kinh nghiệm bản thân<br />
được phổ biến rộng rãi cho các giáo viên cấp tiểu học, đặc biệt là với giáo viên<br />
lớp 1 để bảo vệ được các con an toàn nhất có thể, tôi đã viết sáng kiến kinh<br />
nghiệm với đề tài “DẠY HỌC SINH LỚP 1 KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN”.<br />
4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:<br />
- SKKN được đúc kết và trải nghiệm qua quá trình dạy học sinh lớp 1.<br />
- SKKN được áp dụng vào thực tế qua 3 năm học tại:<br />
+ Lớp 1D (Năm học 2011 - 2012)<br />
+ Lớp 1E (Năm học 2012 - 2013)<br />
+ Lớp 1E (Năm học 2013 - 2014)<br />
<br />
Giáo viên: Bành Đức Hiền<br />
4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm<br />
<br />
Trường tiểu học Trưng Vương<br />
<br />
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.<br />
Kỹ năng TBV giúp các con nhận thức được những nguy hiểm ở xung<br />
quanh mình, cách để phòng chống và thoát khỏi nguy hiểm đó như thế nào là<br />
một việc vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi các con. Khi trong tình huống nguy<br />
hiểm xảy ra, nếu các con không có những kiến thức và kỹ năng này, thì sự an<br />
toàn của các con sẽ bị xâm hại, các con cần tập thói quen ứng phó linh hoạt<br />
trước những tình huống bất ngờ, bình tĩnh nhớ ra những kiến thức đã được học<br />
để TBV mình một cách tốt nhất. Có nhiều bậc cha mẹ, hoặc vì bản thân thiếu<br />
kiến thức, không có điều kiện cập nhật những thông tin liên quan đến vấn đề của<br />
con mình mà không có những phương pháp dạy con tránh những nguy hiểm,<br />
hoặc có biết nhưng do chủ quan, nghĩ rằng những việc ấy xảy ra với người khác<br />
chứ không thể xảy ra với con mình mà quên đi việc dạy con cách tự bảo vệ bản<br />
thân…Chính vì vậy vai trò của giáo viên là ngoài việc cung cấp kiến thức trên<br />
lớp cho các con, thì việc dạy các con những kỹ năng tự bảo vệ mình là một việc<br />
không thể không làm, ngoài ra giáo viên phải luôn kết hợp với cha mẹ học sinh<br />
để bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho con trẻ. Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới<br />
mọi hình thức.<br />
<br />
2. Thực trạng của học sinh lớp 1<br />
Trường tiểu học Trưng Vương có trên 1.600 HS, trong đó có 7 lớp 1, tổng<br />
số HS lớp 1E năm học 2013 - 2014 là 50, 27 nam, 23 nữ. Là ngôi trường có bề<br />
dày truyền thống lịch sử: Dạy tốt - Học tốt; Với đông đảo cha mẹ đều chung<br />
lòng quan tâm đến con em học sinh; Tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh phải bận<br />
công tác, lo nhiều việc lớn cho các hội, đâu đó còn vài PHHS còn lo kiếm kế<br />
sinh nhai nên ít có thời gian dành cho con em; Hơn nữa nhiệm vụ giáo dục kỹ<br />
năng TBV cho các con là việc làm vô cùng quan trọng đối với các giáo viên chủ<br />
nhiệm. Trước thực trạng bạo lực xã hội gia tăng, sự an toàn của các con phải<br />
được đặt lên hàng đầu. HS lớp 1 hầu như không biết tự bảo vệ mình trước những<br />
tình huống có thể khiến sự an toàn của các con bị đe dọa. Để có một thói quen<br />
bình tĩnh khi xử lí những tình huống bất ngờ, trẻ cần được rèn khả năng quan<br />
sát, biết xác định vấn đề, tìm nguyên nhân và các phương án có thể giải quyết.<br />
Cần giúp trẻ biết tiếp nhận thông tin, chọn lọc và xử lí thông tin, tìm ra cách giải<br />
quyết vấn đề phù hợp, nhanh và hiệu quả. Những phương pháp và hình thức<br />
giáo dục kỹ năng TBV cho trẻ cần được đơn giản, dễ nhớ, lặp lại nhiều lần trong<br />
nhiều tình huống và hoàn cảnh, không gian khác nhau. Với học sinh trường tiểu<br />
Giáo viên: Bành Đức Hiền<br />
5<br />
<br />